1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Bạn Votma viết dài quá, tới mấy bài một lúc liền nữa nên tớ không quote lại mà trả lời một vài khía cạnh như sau:
    - Cái chuyện chê bai ý rằng miền Bắc mới đúng còn miền Nam thì sai chỉ có các bạn miền Nam và các bạn miền Bắc định cư ở miền Nam mới trả lời được bạn còn những người chỉ là khách như tớ thì chịu bởi vì nếu nói thế thì bọn tớ sẽ quanh năm nói thế vì như bạn nói ngoài Bắc chúng tớ phân biệt tới từng tỉnh cơ chứ không chỉ là vùng miền. Thứ 2 là với tư cách là khách thì mỗi lần đi là một lần háo hức vì khám phá chứ không nhận xét đúng hay sai. Tuy nhiên tớ cũng công nhận từng nói "Tết miền Nam không có không khí gì cả" thật vì tớ vào đúng dịp Tết, quả thực nó buồn và khác biệt quá nhiều với sự sôi động của Tết ngoài Bắc, nhưng mà về đến Bắc rồi tớ mới nói với bố mẹ tớ cơ chứ tớ không "nhồi vào tai người miền Nam" đâu.
    - Thứ 2 là tớ hiểu cái nghĩa "đồng hóa" hơi khác. Với ngàn năm bị đô hộ không thể nói người Việt không bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc bởi chẳng nói đâu xa mà ngay cái nếp ăn không cần mâm, dùng khăn trải bàn cũng là ta du nhập từ các nước phương Tây, vậy là kết luận ta bị "đồng hóa" chăng? Cái quan trọng tớ nghĩ là chúng ta phải nhớ, phải biết gốc gác của mình, gìn giữ các văn hóa, tập tục tốt đẹp và chẳng có lý do gì không du nhập những nét đẹp văn hóa của bên ngoài. Ví dụ tục mời ăn cơm của người Bắc là một tập tục đẹp, không có lý gì bọn tớ không giữ gìn và phát huy dù có thể trong mắt một vài người nó là nhiễu sự, hình thức.
    - Thứ 3 là thông điệp của các cô bé ngoan hiền không đến được tai người Bắc có lẽ vì các cô ấy không biết chửi bậy, mà không bất mãn thì chẳng ai lên tiếng, chẳng tạo thành làn sóng dư luận
    - "sự khó chịu khi không thể nào nói cho người miền Bắc hiểu (trong khi người miền Bắc trong này nói thì người miền Nam hiểungười miền Nam lúc nào cũng nghe người Bắc nói đầy lỗ tai ?othế này là đúng? ?othế kia là sai"
    --> Bởi vì người Bắc sống trong Nam nhiều, dù ghét nhau vẫn phải tồn tại cùng nhau nên ít nhiều cũng hiểu nhau. Còn người Nam ra Bắc chủ yếu là khách nên hiểu ý khách chắc không dễ lắm.
    - "Cái lẫn lộn này nghe từ miệng người Bắc thì các bạn nghe rồi, đáng tiếc là các bạn lại chưa bao giờ được nghe từ phía người Nam"
    --> Chắc vì người Nam ít người ra Bắc sống nên họ chẳng họ cái gì để so sánh, còn người Bắc vốn dĩ đã sẵn lòng nhung nhớ, lại thêm có 2 cuộc sống khác biệt nên họ nhận xét thôi.
  2. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Thêm câu nữa là cũng may bạn Votma bạn ấy mới chỉ dừng lại ở mức phê phán người Bắc sống trong Nam chứ chưa mở rộng phạm vi ra toàn bộ người Bắc
  3. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Chúng ta quay lại topic nhé: Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?
    @votma: Có những điều dùng PM cũng được, có những thứ giữ trong lòng cũng đặng, bạn à.
  4. gwens83

    gwens83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    4.549
    Đã được thích:
    2
    Khi ăn cơm, Ông Bà Bố Mẹ mình cũng hay nhắc con cháu về những chú ý, thói quen và cẩn trọng nên có khi ăn. Nói chung mình thấy những hành động và sự cẩn thận đó đều tốt và có ích cả .
    Tuy nhiên, cá nhân mình cho rằng nên nghĩ về chúng nhẹ nhàng như một dạng điểm cộng thôi, nếu đến nhà ai thấy họ làm thế thì mình thấy vui hoặc có xu hướng có thêm cảm tình. Dưng nếu không có thì tạm thời chưa nói, chưa kết luận điều gì cả.
    Bởi đánh giá một con người, nhất là những thứ như giáo dục, như lễ nghĩa, là một đánh giá rất rất lớn, mình cho rằng nên cẩn trọng cần nhiều thời gian, và cần xem xét nhiều mặt khác nữa, đừng vội vàng vì người khác không giống mình mà cho họ là ... sao đó, hay không chấp nhận được .
    Bàn tổng quát về phong tục nói chung, ko chỉ nếp ăn uống, thì mỗi vùng mỗi khác. So sánh các phong tục, học tập và thực hành những phong tục có ích là một điều rất tốt, nhưng không nên với mục đích biến phong tục thành một kiểu thủ tục để soi xét người khác đạt chuẩn ko, hay một loại trang sức để khẳng định đẳng cấp bản thân, thế thì lại thành không có được hay cho lắm : ).
    Nói chung, hãy cố gắng trong mức có thể thành một người có nề nếp, có văn hoá, cư xử khéo léo thanh lịch, nhưng tuyệt đối không nên biến bản thân thành "trưởng giả" giáo điều, nó làm hỏng mục đích lẫn ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của phong tục đi .
  5. AT89C51

    AT89C51 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2009
    Bài viết:
    1.844
    Đã được thích:
    1
    Quay ngược lại lịch sử. Người miền nam bao gồm dân bản xứ = dân xiêm + dân Chăm pa. Ngôn ngữ cũng ko phải nói tiếng Việt như bây giờ. Vậy văn hóa của những dân tộc đó đâu rồi ?
    Nói thẳng ra: các cư dân ở miền nam bị đồng hóa với miền bắc cũng giống như mấy tỉnh lưỡng quảng của TQ vốn là người kinh bị đồng hóa với người Hán từ hơn nghìn năm nay.
    Nếu văn hóa nam bắc có khác: cái đó gọi là kế thừa + phát huy. Gọi miền bắc là cái rốn của văn hóa miền bắc - cái này đúng. Nhưng miền nam cũng có văn hóa riêng + hòa trộn với văn hóa miền bắc thành một văn hóa riêng.
    Cũng giống như Mỹ + châu Âu cũng có thể coi là một cái rốn của văn hóa: văn hóa gà rán kentuky, bánh Hămbơgơ....
  6. patriot1977

    patriot1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Người miền Nam là người Việt có nguồn gốc từ đồng bằng sông Hồng đi khai phá miền Nam. Không phải là người Chàm, người Miên. Nếu nói miền Nam là người Chàm, người Miên thì người miền Bắc làm gì có "cửa" để vào đây?
    Đừng có lấy lịch sử nước Mỹ mà chụp cho Việt Nam. Người Mỹ reo hò độc lập, còn người miền Nam xót xa khi "bờ cõi xưa đà chia đất khác".
    Nói đến đây lại nhớ đến cụ Đồ Chiểu. Tôi nghe bạn RedT nói "người miền Nam không bảo thủ bằng người miền Bắc" nên tôi muốn hỏi xem thời thực dân Pháp xâm lược nước ta, có "sĩ phu Bắc Hà" nào "bảo thủ" bằng cụ Đồ Chiểu đến mức cực đoan không chịu tắm giặt bằng xà-bông không? Có ông "sĩ phu Bắc Hà" nào quyết liệt với cái cũ đến mức thốt lên "dù đui mà giữ đạo nhà" không? Hay là cụ Nguyễn Đình Chiểu là trường hợp "cá biệt" như cô bé crý kia???
    Thêm cái nữa. Nếu nói người miền Bắc bảo thủ hơn người miền Nam thì sao không thấy quý bà quý cô miền Bắc nào diện áo tứ thân đi dự tiệc cho nó "nặng lòng với cái xưa cũ" mà lại mặc áo dài "không truyền thống" lại có nguồn gốc xuất phát từ Đàng Trong?
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 23/10/2009
  8. newfym

    newfym Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/08/2007
    Bài viết:
    1.344
    Đã được thích:
    0
    Topic này nên chuyển sang Thảo Luận
    (các bác ngoài Bắc công nhận lắm lời thật)
  9. oisoioi

    oisoioi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Bài viết:
    6.151
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo
    Quay lại Topic: Cái chuyện mời ăn là ... đương nhiên, con cái cháu chắt khi ngồi vào mâm thì sẽ nói: Cháu (con) mời ông/bà(bố/mẹ) ăn cơm ...
    Còn mời anh/chị (ruột) thì ... hơi ít, chỉ mấy ông/bà dâu rể thì mới mời, có chăng chỉ nói: Cả nhà ăn cơm..
    Thế có sai không nhỉ???
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Xuỵt xuỵt, bạn votma cẩn thận tí khi nói về các chí sĩ nước nhà. Dân Bắc thì vẫn hay lấy vụ cụ Phan Thanh Giản hai lần kí hoà thư với Pháp, nhân nhượng vô điều kiện nhường ba tỉnh miền Nam cho Pháp là một vết nhơ lịch sử đó.

Chia sẻ trang này