1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngoài Bắc gọi là cái đũa cả, trong Nam gọi là cái đũa bếp. Dù gọi là gì thì đều là để bới tung nồi cơm tận đáy lên rồi mới xới vào bát (chén). Người miền Nam dùng chữ "ăn cơm hớt" để chỉ người hay "nói leo". Đó là quy tắc. Còn ngày nay cả miền Nam lẫn miền Bắc đều nấu cơm bằng nồi cơm điện và ít khi dùng đũa bếp để xới. Trước khi ăn có xới tung lên hay không là tùy từng người. Nếu trong nhà có một người khó tính mà người xới cơm lại lười xới thì sẽ bị càu nhàu suốt cả ngày là chuyện tất nhiên.
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ký hòa ước với Pháp thì liên quan gì đến bảo thủ hay "thoáng" ở đây. Rốt cục thì cụ Phan Thanh Giản là người "thoáng" theo phong cách Nam Bộ hay bảo thủ như người miền Bắc như người ta vẫn tuyên truyền?
  3. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Cá nhân tôi (không nói đến ng khác, vì chẳng biết ng khác thế nào) thì nếu SIÊNG thì xới nồi cơm cho đều, còn LƯỜI thì xới tơi lớp trên rồi múc 1 chén cơm, ăn xong mà cần tiếp thì xới, không thì thôi, kệ ai lúc sau phải xới thì xới.
    Ngoài ra, khi ngồi thì tôi thường lười xới, đứng lên thì xới cơm dễ hơn.
    Mà một mình ăn cơm cũng khác khi ăn với nhiều người. Nhiều ng ăn thì cái công xới 1 lớp cơm mỗi lần bới cơm còn mệt hơn là xới hẳn 1 lần. Còn ăn 1 mình thì lười đc chừng nào thì lười, cần quan tâm gì đâu.
    @votma: Tôi đọc đc 3/4 số bài dài của bạn votma và tôi hiểu tâm tư tình cảm của bạn (nghe sến sịa nhỉ?) nên tôi mới nói là có những điều bạn nên giữ lại trong lòng, hoặc chọn người để chia sẻ. Không phải cứ mọi điều mình nên chia sẻ đâu. (Chúng ta khác nhau vì trải nghiệm sống khác nhau và nếu có hiểu đc nhau chẳng qua lại là...tình cờ.)
  4. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Vote sao cho mợ Anxiety vì cái vàng vàng.
  5. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Vào đây đọc 17 trang rút ra một kết luận rằng .
    Những tác phong cách cư xử đẹp trong nét Văn hoá ăn uống của cả hai miền Nam + Bắc đều dần bị mai một đi .
    Nếu thế thì chúng ta tự làm cho nó sống lại bằng chính cách cư xử của chúng ta bây giờ .
    Nhà bạn nào trước con cái vào bữa cơm không mời cơm bố mẹ thì hôm nay , bắt đầu từ ngay bữa cơm chiều nay Mời bố ăn cơm trước khi vào mâm.
    Con mời bố - mẹ vào ăn cơm
    Sau đó ngồi trên bàn ăn mời Bố rồi Mẹ hay anh hoặc chị
    Là anh hoặc chị thì cũng quay sang em nói một câu .
    Em ăn cơm đi ..cho em nó mừng
    Có khách đến nhà mời ăn cơm , thì phải để bậc trưởng bối mời trước .
    Nhà bạn nào xới cơm 1 thìa bây giờ xới cơm 2 thìa .
    Bố mẹ hỏi thì bảo là , con đọc được tài liệu họ bảo rằng chỉ xới cơm cúng mới xới cơm 1 lần . Thế nên mình cứ tránh ra xới hai lần cho có kiêng có lành .
    Nhà bạn nào không có thói quen xới cơm đều thì nay xới cơm đều trước khi ăn , nồi cơm nó sẽ nhanh nguội và hạt cơm nó tơi lên ăn ngon hơn .
    Có thế thôi mà sao cứ phải phân biệt mãi thế nhỉ ?????
    Thế thôi mà ...văn hoá chính chúng ta làm mất đi thì chỉ có chính chúng ta mới làm cho nó sống lại được .
    Bỏ cả thói quen vừa ăn vừa xem Tivi xem Internet ....
    Hoặc cho tất cả đồ ăn vào nồi hoặc một bát to .
    Ông Trương Trào - Sống đẹp cũng có nói mấy câu cách ngôn về cách sống đẹp cũng có nói đến việc thưởng thức món ăn trong đó có đoạn
    Thưởng thức món ăn , thưởng rượu , du ngoạn ...có gout trong cách biết thưởng thức món ăn cũng là một cách sống kiến thức hơn .
    Một mình thì cứ hãy tập thói quen sống sao cho nó đoàng hoàng . Vì khi trở thành thói quen nó sẽ hình thành cách sống tốt hơn .
    Có nhiều người nghèo nhưng từ cách ăn uống của họ chúng ta vẫn nhận ra khác với hạng trọc phú thừa tiền đấy nhé ....nếu giữ được đúng những tác phong lịch sự cần thiết và nghi lễ tối thiểu .
    Nết ăn cũng là tính người ..và cũng đánh giá được ối điều . Nên cũng phải học cả thôi .
    Không ai dạy mình thì tự mà học , thấy cái gì đúng thì làm theo ...thế thôi .
  6. promese

    promese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2009
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    . (Chúng ta khác nhau vì trải nghiệm sống khác nhau và nếu có hiểu đc nhau chẳng qua lại là...tình cờ.)
    Thích câu này.
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái câu "lọt sàng xuống nia" tuy có nghĩa chính là "trong gia đình trước rồi ở ngoài sau" nhưng ẩn dụ trong câu nói của tôi đã quá rõ ràng. Đó là cái "tình đồng hương". Còn gia đình thì trong Nam ngoài Bắc gì chẳng quan trọng.
    Người trong Nam tuy "nói xấu" người Bắc nhưng lại hết mình với bạn mình dù người đó là người Bắc hay Nam. Còn người miền Bắc thì có thể hết mình giúp đỡ một người mà họ chẳng hề quen biết chỉ vì người đó là... đồng hương với mình.
    Tôi chẳng nói cả hai điều đó là thói xấu hay thói tốt. Thậm chí tôi cho rằng vì bạn hay vì đồng hương đều là không nên. Vì trọng tình cảm quá là không tốt, cái gì cứ thẳng theo cái "lý" mà làm thì thanh thản hơn. Tuy nhiên ở câu trên tôi không phê phán cái "xấu" cái "tốt" của hai thói trên mà chỉ nêu ra cái "sự kiện". Dĩ nhiên cái nhìn của tôi có thể đúng, có thể sai, nhưng đáng lẽ bạn nên phê phán xem tôi đúng hay sai thì tôi thấy bạn có vẻ như đang bênh vực cho cái cách của người miền Bắc thì phải.
    Mình nhớ trong topic này bạn có nói ở đâu đó là người miền Nam nói rất nhanh. Tôi có cảm giác ý bạn rất giống... Vũ Bằng. Và ý đó hoàn toàn trái ngược với trải nghiệm của tôi. Ở trong Nam này tôi không thấy người miền Bắc nào nói nhanh cả và người miền Nam tôi cũng không thấy nói nhanh. Người miền Nam nói nhanh nhất mà tôi từng nghe là... bà chị vợ của tôi. Nói chung là khi nói chuyện với người miền Nam thì chưa bao giờ có cảm giác không nghe kịp. Nhưng đối với người miền Bắc ở miền Bắc (nhất là những người trẻ ở Hà Nội) thì quả là "súng liên thanh" đối với tôi (mặc dù mẹ tôi cũng là người Hà Nội).
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 23/10/2009
  8. emji

    emji Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    1
    Sự tranh luận gay gắt có lẽ là vì ai cũng muốn giữ cái riêng của mình ở trong phong tục ăn uống ! Mình là ng miền Bắc mình cũng thích phong tục của MB hơn!
  9. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Không phải là ai cũng muốn giữ cái riêng, mà là thành thói quen rồi, giờ sửa thì thấy ngại mà thôi.
    À, mà cho mình hỏi, các bạn thấy thói quen không bỏ đũa xuống khi chan canh là thói quen tốt hay xấu. Hoàn cảnh là ngồi trong mâm nhiều người nhé, chứ ko phải là ăn một mình.
  10. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Người ta thấy ai quan trọng với người ta hơn thì người ta đặt người đó lên trước bạn ạ, còn tớ chẳng phê phán bạn vì quan điểm mỗi người mỗi khác nên cách ứng xử cũng khác nhau và bạn làm thế nào bạn thấy thoải mái là được. Đơn giản như tớ giờ không ở VN, cứ gặp người VN là tớ thấy quý rồi. Mà cộng đồng người Việt nhờ vả nhau dễ cực dù có thể chỉ là chỉ biết nhau qua 1 vài cú điện thoại do ai đấy giới thiệu, vẫn cảm thấy nặng tình lam so với những người hàng ngày tớ học cùng, chơi cùng nhưng đến từ các nước khác.

Chia sẻ trang này