1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Người Miền Bắc có cái tính là hơi sĩ ở cái khoản làm khách , bạn bè thân đến nhà có ăn cơm cùng gia đình cũng rất khó .
    Đói nhưng vẫn sĩ lắm ..sĩ từ thời bao cấp cơ .
    Đúng cái kiểu đi ăn là bố mẹ phải cho con cái ăn trước ở nhà sợ đến đó ăn nhiều người ta nghĩ cái lọ cái chai.
    Tôi thì không khách sáo lắm nhưng cũng sợ mang tiếng là vô ý vô tứ trong cách ăn uống nên thực sự là tôi cũng hơi ngại đi ăn ở gia đình bạn bè .
    Bạn bè mời thì thế nào vẫn phải mang theo hoa quả hoặc vác chai rượu đến chung vui hay có khi là hoa cho dù là bạn cực thân đấy nhé .
    Còn thói quen mời tôi vẫn giữ đấy ..nhưng có một câu chuyện nhỏ ngày xưa hồi học ở lớp thấy giáo có kể thế này .
    Trong một buổi mời đại sứ đến dự một bữa tiệc , người phục vụ mang ra một cái bát để ( rửa tay ) nhưng ông đại sứ đó không biết đã lấy cái bát đó để uống nước . Trước cảnh tượng đó tất cả mọi người đều ngạc nhiên .
    Nhưng chủ toạ cũng cầm cái bát đó lên để uống ...và mọi quan khách thấy vậy cũng cầm bát lên .
    Đấy cách cư xử có văn hoá nhất tôi nghĩ là cách cư xử không để người khác cảm thấy xấu hổ với cách cư xử của mình .
    Thế nên nếu mà trong Nam không có mời ăn ...nếu bạn vào tiệc không thấy họ mời ...bạn có nên mời không nhỉ : D
  2. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Theo mình đuợc biết, thì phong tục này không chỉ có trong Nam, mà ở ngoài Bắc cũgn có. Hồi bé, mình cũng được dậy phải như vậy, nhưng lớn lên chút nếu có lờ đi cũng không thấy có ai nhắc nhở nên bỏ qua luôn. À mình hồi bé ở ngoài Bắc nhé.
  3. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chán cho nhà cái mợ này mỗi một vùng miền có một phong tục khác nhau. Không thể đánh giá phong tục vùng này qua phong tục vùng khác giống như kiểu người Thượng đến nhà người Kinh ăn cơm khách rồi trách gia chủ sao không làm thịt con gà đang ấp (như phong tục người Thưọng) mà lại làm thịt con gà mái tơ.
    Cái cách áp đặt suy nghĩ đó làm cho tôi nhớ đến vua Minh Mạng. Ngày xưa ông thấy người Thượng không có họ và cho rằng điều đó không phù hợp với phong hóa và lễ nghĩa nên mới ban cho mỗi một tộc người một cái họ. Nhưng ông đâu có biết rằng người Thượng thời đó tuy không có "họ" nhưng lại có DÒNG TỘC và họ rất khắt khe trong quan hệ dòng tộc. Những đôi trai gái cùng dòng tộc mà lấy nhau thì họ phạt vạ rất nặng và cho đôi trai gái đó ăn trong máng của heo. Như vậy cái "họ" là quan trọng hay cái "dòng tộc" là quan trọng. Có phải từ việc người ta không có họ mà suy ra rằng họ không có lễ giáo đâu.
    Trở lại với việc mợ linkhue nói.
    1. Người miền Nam không quan trọng việc mời khách ăn ở nhà hay đi ăn tiệm. Nói chung chẳng bao giờ họ trách cứ nhau chuyện này. Và dĩ nhiên phụ nữ (cũng như nam giới) miền Nam có rất nhiều người nấu ăn rất ngon (theo khẩu vị miền Nam) và rất thích trổ tài nấu ăn. Tất nhiên là có vừa miệng mợ linhkhue hay không lại là chuyện khác cũng như mợ linhkhue không dễ gì làm vừa miệng người miền Nam.
    Và dĩ nhiên (lại dĩ nhiên ) là đám giỗ chả ai mời đi ăn nhà hàng.
    2. Như trên đã nói người miền Nam không có phong tục "mời bố mẹ xơi cơm" nhưng có phong tục "cúng cơm". Nhà nào không có phong tục cúng cơm thì ít ra bố mẹ cũng cầm đũa trước và ăn trước. Thường thì những món nào ngưòi trên chưa ăn thì con cái chưa được động đến. Chẳng lẽ như vậy cũng là "cắm đầu cắm cổ ăn" hay sao?
    Trở lại với phong tục "khách đến nhà nhất thiết phải tự tay làm cơm đãi khách" tôi có một anh đồng nghiệp người Thanh Hóa. Anh kể chuyện ngày anh mới đi Nga về đến Hà Nội thuê nhà ở một mình. Có một ông cậu (hay chú gì đó) lặn lội từ Thanh Hóa ra thăm cháu. Anh này ở một mình nhà chật chội, lại mới về cũng chưa kịp mua đồ đạc nên đến bữa mời cậu ra quán ăn. Đến khi về quê, nghe cả làng kháo nhau chuyện "Thằng V" đến bữa "không làm được bát cơm mời cậu" mà phải dắt ra ăn quán. Thiết nghĩ, những quan niệm đó tuy là phong tục hay nhưng ấy là để cho ngưòi tiếp đãi liệu bề ứng xử thì rất hay. Nhưng nếu là để cho người khách nhìn vào soi mói và chê trách người khác thì chắc chắn nó là hủ tục rồi. Tôi nghĩ rằng mọi người cũng có cùng ý nghĩ như tôi.
  4. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Câu này của bạn An làm tôi đâm suy nghĩ.
    Xin hỏi các bạn miền Bắc là: giờ các bạn thấy trong gia đình ngoài Bắc nói chung khi ăn có còn dùng mâm và mời nhau nữa không?
    Cái này tôi tin là vẫn phổ biến ở miền Bắc, nhưng biết đâu ở một số nhà không còn giữ nữa, nhỉ?
    @ Linhkhue: không phải sĩ từ thời bao cấp, mà từ cái máu "sĩ" của "kẻ sĩ Bắc Hà" từ lâu lắm rồi bạn ạ.
    @ Blue tea: tôi thấy việc khoanh tay cúi đầu chào có vẻ không được phổ biến lắm bạn ạ. Ở một số trường, như Trưng Vương (Đồng Khánh ngày xưa) cũng có dạy học trò như thế này, nhưng cũng không nhất quán. Còn trong các gia đình, cùng lắm là dạy trẻ khoanh tay chứ không thấy phải cúi chào.
  5. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái này đúng. Nhưng mà nó thuộc về một thời xa xưa lắm rồi và cũng không hẳn là người Nam đâu. Tôi nhớ hồi còn bé tí khi bố tôi dẫn tôi đến nhà một ông cụ rất thân với cụ người miền Bắc nhưng vào Nam từ thời khoảng 1930 cơ. Tôi thì chỉ khẽ cúi đầu "Chào bác ạ!" còn các con của cụ (trong đó có cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9 của tôi) thì từng người một xếp hàng ra khoanh tay "Trình cậu Tám" (bố tôi) rất thấp.
    Quy luật ở quê tôi là "Đi thưa về trình" vì vậy khi gặp người lớn, trẻ con không "chào" hay "thưa" mà là phải "trình".
  6. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Nó là văn hoá từng vùng bạn ạ. Người miền Bắc ăn bao giờ cũng mời, không nhất thiết phải mời đến từng người mà có thể nhóm vào cũng được, cũng chẳng lâu như bạn nói đâu vì một gia đình cũng đến vài ba người chứ mấy mà sợ cơm canh nguội. Ngay cả ăn cơm một mình nhưng trước khi ăn hoặc đang ăn mà thấy có người khác cũng vẫn mời bình thường. Không mời ăn cũng cảm thấy khó nuốt bạn ạ, thấy áy náy, cảm giác mình là người thiếu giáo dục, từ trong tâm nó thế rồi, bao nhiêu năm nó vậy rồi không làm khác được.
  7. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì nó phổ biến tất cả mọi giai cấp, kể cả mấy ông bốc vác.
  8. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    À! Tôi nhớ là nếu ở quê tngày xưa hì hầu hết là có mâm. Còn bây giờ thì bàn thay mâm (nhất là ở thành thị). Còn đối với dân lao động ở thành thị thì từ xưa đến nay chẳng có bàn cũng chẳng có mâm mà thường là nhà đông con mỗi đứa một "tô" (cái bát to), đứa ngồi ngay cổng, đứa ngồi ở cửa, đứa tìm một xó, đứa xách vào phòng. Chỉ có người lớn là ngồi trong mâm.
    Nhà vợ tôi (người Hoa) là "chuyên trị" kiểu ăn này. Tôi cực kỳ ghét kiểu ăn này vì nó làm tôi không "chấm" được. Dân Nam Bộ cũng có nhiều món "thức chấm" rất ngon đấy nhé. Vợ tôi còn có thói quen xấu nữa là hay thích lui cui làm công việc khác trong bữa cơm. Tôi rất hay khó chịu về việc này. Nhà tôi dùng bàn thấp và sử dụng một cái "nia" thay cho mâm .
    Bạn Redtulips mà vào Nam một thời gian thì cũng bỏ thói quen dùng mâm thôi, nhất là khi bạn có ngôi nhà khá sang trọng. Còn tôi thì lại khoái model ?odân dã? nên không ?otham bát bỏ mâm? được.
  9. AvriLavigne

    AvriLavigne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    6.358
    Đã được thích:
    1
    Em ở HN và nhà em cũng ko còn cái mâm trong nhà nữa, ăn trên bàn thì mâm miếc làm j nhỉ, ăn ở nhà cũng ăn cả nhà thì từ lâu rồi cái khoản mời cũng biến đi đâu mất rồi, khi ăn em ko mời nữa ý ạ (thế có láo ko nhỉ) nhưng mà bố mẹ em vẫn mời ông bà khi ông bà cũng ngồi ăn.
    Nhưng mà khi đi ăn nhà người khác thì em vẫn phải mời, và em nghĩ là bạn nào ở nhà ko mời thì đi ăn nhà bạn người ta vẫn mời, hình như thành thói quen, tục lệ rồi.
    Ăn ở đấy thì giữ ý, nhưng mà gọi đấy là sĩ thì buồn cười thật.
    Được AvriLavigne sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 20/10/2009
  10. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    - Nhà tớ vẫn dùng mâm vì "tiện" bê đi bê lại, nhất là lúc ăn xong mang đi rửa mà không có mâm cứ xoay đi xoay lại nhặt bát ngại lắm.
    - Bây giờ chuyện có khách mời ra quán là chuyện bình thường, nhưng cá nhân tớ vẫn thích tự nấu hơn. Nhưng nếu đông khách thì chắc sẽ mời ra quán cho nhanh.
    - Chuện người khác mời mà từ chối không hẳn là "sỹ" như bạn gì nói mà nó cũng là khía cạnh văn hoá. Vì người Bắc đã ăn là mời nên khách cũng hiểu đó cũng là "phép ngoại giao" nên thường phải thân thiết người ta mới nhận lời ăn. Chứ khách chả thân thiết gì, đến có việc đúng lúc người ta đang làm cơm hay ăn cơm, người ta mời mà gật đầu luôn thì bị đánh giá là "quá hồn nhiên, vô tư" ngay.
    Nói chung là nhập gia tuỳ tùng. Tớ vào miền Nam tớ cũng vẫn mời mà thằng em tớ ra Bắc thấy mọi người mời trước khi ăn nó cũng vẫn mời bình thường, chẳng ai thấy chuyện đó nặng nề hay khó xử gì cả.

Chia sẻ trang này