1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Ke ke, tớ lóng ngóng lắm nên nếu không bỏ đũa xuống được tớ không biết loay hoay kiểu gì để an toàn khi chan canh Nói chung là nên bỏ xuống vừa đẹp mắt, vừa không lo động chạm cái đũa vào người bên cạnh hoặc một món nào đấy trong lúc đang loay hoay xử lý "món canh"
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hình như chúng ta không cùng nói chung một ngôn ngữ hay sao ấy bạn ạ. Khi tôi nói ra điều đó, điều tôi mong muốn là nghe bạn nói "đúng thế, tôi cũng thấy vậy" hoặc "không đúng, tôi thấy khác". Nhưng kết quả thường là:
    - Làm như thế này thì đúng hơn làm thế kia.
    - Quan điểm mỗi người mỗi khác nên khó nói lắm.
    - Làm thế nào cũng tốt.
    Cái tôi muốn trình bày và muốn phản hồi là cái SỰ KIỆN còn bạn thì muốn đánh giá hoặc "xoa dịu" các QUAN ĐIỂM.
    Tôi nhớ trong topic này bạn có nói ở đâu đó là người miền Nam nói rất nhanh. Tôi có cảm giác ý bạn rất giống... Vũ Bằng. Và ý đó hoàn toàn trái ngược với trải nghiệm của tôi. Ở trong Nam này tôi không thấy người miền Bắc nào nói nhanh cả và người miền Nam tôi cũng không thấy nói nhanh. Người miền Nam nói nhanh nhất mà tôi từng nghe là... bà chị vợ của tôi. Nói chung là khi nói chuyện với người miền Nam thì chưa bao giờ có cảm giác không nghe kịp. Nhưng đối với người miền Bắc ở miền Bắc (nhất là những người trẻ ở Hà Nội) thì quả là "súng liên thanh" đối với tôi (mặc dù mẹ tôi cũng là người Hà Nội).
  3. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175

    Cái việc bỏ đũa xuống khi chan canh phải là điều bắt buộc chứ, nếu không thì vừa cầm muôi vừa cầm đũa va vào người khác là cái chắc, trông xấu lắm!
    Tôi thì đang muốn hỏi các bạn về việc cầm đũa ăn khoắng cả vào bát canh để gắp cái hoặc đảo 1 vòng thật sâu và lâu trong bát nước mắm. Các bạn có thấy đó là bình thường không?
  4. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chậc! Trở lại với chuyện ăn uống và vùng miền.
    Hôm nay ngồi đọc lại bài của cô bé crys lẫn những bài viết phê phán trên báo liên tưởng đến những đĩa cơm tấm ngày xưa. Ngày nay cái gọi là "cơm tấm" hình như không phải nấu bằng tấm mà nấu bằng gạo hay pha gạo hay sao đó (mặc dù bé crys cứ một hai khẳng định rằng cơm tấm nấu bằng tấm). Dĩa cơm tấm ngày xưa hạt cơm cứ li ti li ti ăn vào nó bùi làm sao. Cái vị bùi đó nó thật là "ăn" với cái vị béo của mỡ hành. Bởi vì tấm là cái thứ vỡ ra từ cái đầu "mầm" của hạt gạo nên rất bùi và rất tơi nó không dẻo như cơm tấm bây giờ. Có lẽ ngày nay kỹ thuật chà (xát) gạo tiên tiến hơn nên không có tấm. Tấm ở ngoài Bắc để dành cho... gà ăn cũng như rau muống trong Nam ngày xưa chỉ đem cho heo ăn. Cơm tấm là món ăn bình dân của người nghèo ngày xưa. Vậy mà thời mình còn nhỏ làm gì có tiền mà ăn sáng bằng cơm tấm? Đến khi lớn lên được thưởng thức cơm tấm thật một lần thì nền kỹ thuật chế biến gạo tiên tiến đã làm cho mình không còn được thưởng thức nó lần thứ hai nữa. Ôi thương quá cơm tấm! Và cũng tội nghiệp quá bé crys!!!
    Cũng chuyện ăn uống nhắc đến cái nồi. Ngày mình còn bé cái nồi của nhà mình cũng như cái nồi của nhà nhiều người Bắc khác bên ngoài đóng đầy bồ hóng (có lẽ khoảng 3-4mm) còn bên trong nồi thì riêng phần đít luôn luôn đen thui. Mỗi khi rửa nồi, mẹ mình thường chỉ rửa bên trong thôi. Thỉnh thoảng (có lẽ mỗi năm 1 lần) cái nồi được cạo lớp mồ hóng sạch sẽ, nhìn nó lúc đó "trọc lốc" và nham nhở như hớt tóc mà không có lược. Bố thường nói "Cái bên trong nồi của ****** còn đen hơn cái bên ngoài nồi của nhà người ta". Đúng vậy! Ở những nhà người Nam, hằng ngày họ đều dùng xơ mướp cọ rửa cả bên trong lẫn bên ngoài nồi cho chừng nào sạch bóng mà thôi. Vì vậy nồi cơm của người Nam rất ít khi có cháy. Vì có cháy thì rửa nồi cực gấp bội lần. Mình lại thích ăn cháy... nên cái nồi của mẹ dù có bị bố chê bẩn đến đâu thì cũng làm cho mình mê đến chết đi được. Ngày nay dù Nam hay Bắc thì nồi cơm đều là nồi cơm điện, nấu thức ăn đều nấu bằng bếp ga. Có nấu cả năm cũng chẳng lấy đâu ra bồ hóng và cũng chẳng cướp đâu ra cháy (ngoại trừ đi ăn cơm niêu). Vì vậy nếu ở lát cắt thời gian quá khứ có thể đánh giá "sạch" "bẩn" qua vùng miền ở riêng việc cái nồi. Còn ở lát cắt thời gian hiện tại thì hoàn toàn bình đẳng. Từ đó suy rộng ra ở những lát cắt không gian, thời gian, lĩnh vực khác nhau thì sẽ có những đánh giá khác nhau và rất khác nhau về lễ giáo gia phong, truyền thống, vệ sinh... Đứng ở thời điểm hiện tai hoặc ở một góc độ hoặc một lát cắt nào đó đánh giá thì quá ư là phiến diện. Ôi! Mồ hóng...
  5. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Thưa bạn, tớ không nói đúng hay sai được vì:
    Trừ trường hợp vi phạm pháp luật hoặc vi phạm chuẩn mực chung của xã hội mới có thể bảo người ta sai, còn đánh giá những cái khác phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể không thể vì mình không thấy giống mình bảo luôn là sai với đúng (cái này hình như chính bạn cũng nói suốt từ trang 1 đến giờ thì phải). Ví dụ như tớ được giáo dục là ăn cơm phải mời mà tớ không làm là tớ sai, nhưng một gia đình khác người ta không giáo dục con cái như nhà tớ thì con họ không mời cũng không thể bảo là con nhà người ta hư Tương tự vậy việc người ta trọng đồng hương là quan điểm, suy nghĩ của người ta, còn bạn không coi trọng cũng chả ai phê phán gì bạn nhất là bạn vào Nam từ thủa bé tý. Miền Bắc trong lòng bạn có được bao nhiêu mà nặng lòng hả bạn? Một khía cạnh nữa để người ta trọng đồng hương là ai cũng mong muốn cái mảnh đất mình sinh ra, lớn lên, nguồn cội của mình mình nó được mở mày mở mặt nên họ hướng về đồng hương cũng là tất yếu. Cây cũng có cội có nguồn nữa là con người. Tại sao bao nhiêu người xa Tổ quốc bao nhiêu năm vẫn hướng về đất nước dù họ ở nước ngoài sướng gấp vạn lần ở VN? Còn bạn lý luận rằng bạn sống ở MN, MN nuôi dưỡng bạn nên bạn trọng nó hơn miền Bắc cũng chả sao cả. Người ta vẫn kêu công dưỡng dục hơn công sinh thành mà.
  6. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tôi đề nghị bạn nói đúng sai theo kiểu đó hay đề nghị bạn ĐỪNG (hay khoan) nói đúng sai theo kiểu đó? Qua 3 bài post mà bạn vẫn chưa hiểu ra. Chẳng lẽ khả năng hiểu của bạn thảm hại tới mức đó hay sao?
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 23/10/2009
  7. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Ý mình là nếu lấy một cụ nào đấy cực bảo thủ của miền Nam để khẳng định người miền Nam cũng bảo thủ chả kém miền Bắc (ơ hơ, tự nhiên lại tranh nhau bảo thủ thế này kia chứ) thì người ta sẽ lại lấy một ví dụ khác về một cụ khác ở miền Nam không bảo thủ gì hết như cụ Phan Thanh Giản kia. Mà cụ Giản "thoáng" là vì lúc bấy giờ truyền thống của Việt Nam ta là tử thủ, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng với giặc nên có thể nói cụ không chịu bảo thủ gì cả.
    Tóm lại là "bảo thủ index" không thể đo bằng một hai trường hợp điển hình.
  8. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Uh, tớ dốt lắm cơ, dốt mọi kỹ năng ấy chứ chẳng phải mỗi kỹ năng đọc hiểu đâu nên tớ chỉ đọc và hiểu cái câu này theo cái cách tư duy thảm hại của tớ thôi "đáng lẽ bạn nên phê phán xem tôi đúng hay sai thì tôi thấy bạn có vẻ như đang bênh vực cho cái cách của người miền Bắc thì phải". Bao giờ tớ vào Nam định cư, nhìn thấy cảnh chướng tai do người Bắc làm trong đó thì chắc may ra tớ mới hết "bênh cho cái cách của người Bắc".
  9. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    quote-bluetea viết lúc 16:08 ngày 23/10/2009:
    Không phải là ai cũng muốn giữ cái riêng, mà là thành thói quen rồi, giờ sửa thì thấy ngại mà thôi.
    À, mà cho mình hỏi, các bạn thấy thói quen không bỏ đũa xuống khi chan canh là thói quen tốt hay xấu. Hoàn cảnh là ngồi trong mâm nhiều người nhé, chứ ko phải là ăn một mình.
    [/QUOTE]

    Không bỏ đũa xuống thì cầm cả đũa và muôi hoặc thìa để chan canh sao ??
    Nếu thế thì vướng và nhìn thấy khó coi lắm ..thực ra thì mọi người không bỏ đũa xuống vì nghĩ rằng bỏ xuống đầu đũa sẽ bẩn mà thôi ..keke tốt nhất là bạn nên mua cái gác đũa đi nhỉ
    Trước bố mẹ tớ cũng không quen dùng gác đũa ..cũng như dùng đũa bằng inock .
    Nhưng tớ mua rồi ban đầu sẽ ngại sửa không quen rồi cũng sẽ thành quen hết cả thôi .
    Tranh luận về thói quen ăn uống của cả hai miền thấy cũng có điểm chung đó chứ nhỉ ?
    Ít ra là từ hồi các cụ ở cả hai miền đều rất nghi lễ và lễ phép trong ăn uống ...chỉ có con cháu hư làm mai một đi thôi
    .
  10. lucky059

    lucky059 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2009
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    0
    cho em phát biểu ý kiến: move cái topic này sang thảo luận được không ạ. hic.
    lại nói về đũa inox, em chẳng bàn tán gì cả, chỉ nhớ mấy đứa hàng xóm nhà em toàn ăn bằng đũa inox, đến bữa cơm bọn nó khua khoắng nhặng xị trong bát lên. nghe vui tai lắm. hết ạ.
    (đừng có đánh giá em spam nha 3m.)

Chia sẻ trang này