1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Theo như tôi quan sát thấy thì ngoài Bắc này, đa số nhà nào cũng có bàn. Nhà đại gia thì tôi chưa có dịp vào, nhưng nhà kha khá, trung lưu thì tôi thấy đa số mọi người vẫn đặt mâm lên trên bàn ăn.
    Vì vậy tôi mới muốn hỏi các bạn ngoài Bắc này xem các bạn có thấy giống tôi không.
    Tôi cũng được biết là có rất nhiều người Bắc khá bảo thủ. Vào Nam từ năm 54 nhưng vẫn giữ nguyên lề thói và cả giọng cũ (Bắc). Đến nỗi, có khu nhiều người Bắc quá, người Nam sống ở đó cũng nói giọng Bắc luôn. Có thể những người này đã đưa thói quen khoanh tay cúi chào vào Nam, còn người Bắc "đời sống mới" thì lại bỏ quên thói quen này chăng?
    À, tôi cũng đồng ý với bạn mhtn, không cứ người "gia giáo" hay "thành thị" mới mời cơm mà hầu như ai cũng mời. Nhiều khi, ở nông thôn, thủ tục này còn khắt khe hơn. Có nhiều vùng, trước khi ăn cũng mời, sau khi ăn cũng lại mời: "Mời cả nhà (hoặc các bác, các chú ăn cơm ạ" để thay cho câu là "Con no rồi, không ăn nữa đâu".
    Ngoài HN này, nhiều nơi cũng thế.
    P/S: chắc việc vợ bạn "lui cui" làm là chuẩn bị thêm món cho ông xã chứ gì?
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Mình nói là "bốc vác" hình như cũng chưa chính xác lắm. Nhưng mình thấy ông Sơn Nam nói cái đoạn trước mình trích ra cũng có lý. Mình nhớ là ở Hà Nội có lần mình thấy hai vợ chồng cãi nhau, vợ xưng "bố" với chồng (dĩ nhiên ở đâu cũng vậy, ở trong Nam chuyện vợ chồng "mày tao mi tớ" với nhau cũng có nhiều). Mình muốn hỏi là trong trường hợp đó (dĩ nhiên là không ít rồi) thì hôm đó trong bữa cơm người vợ mời người chồng như thế nào "Em mời anh xơi cơm" hay là "****** mời mày ăn cơm" hay là chỉ cộc lốc "Ăn cơm đi nhé". Vợ chồng giận nhau có thể nhịn "ấy" được chứ cơm thì không nhịn được rồi. Vậy thì mời nhau thế nào để cho cảm thấy rằng mình đừng có "thiếu giáo dục", tôi thực sự muốn biết.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 20/10/2009
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 17:00 ngày 20/10/2009
  3. 01041992

    01041992 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    ng nam nhìu món nhậu hơn ^^!
    nhậu suớng hơn
    mỗi tội hay nhậu bia,
    ko hay rựu như ng bắc
  4. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Nói như vậy là rơi vào "kỳ thị vùng miền" rồi đấy. Vả lại người ở đâu thì gốc chẳng từ miền Bắc mà ra. Và cũng từ giả thuyết của bạn thì cũng có thể suy ra rằng chắc gì người miền Bắc (kể cả những người vào trước năm 54) giữ được cái "gốc" văn hóa của cha ông ta nhiều bằng người miền Trung và miền Nam?
  5. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì nhiều khi nó cũng là thói quen của từng GĐ. Nhà tớ bắc kì 100% cũng có tục lệ mời cơm người lớn tuổi, nhưng về ông ngoại tớ thì không cần mời vì ông bảo "Đang ăn mất công trả lời. Ăn uống có ý có tứ còn hơn gấp mấy lần mời mọc rồi thân ai đấy lo." Anh em tớ thì ngầm quy định là bố mẹ ko có nhà mỗi đứa một tô ăn cho thích. Mà công nhận ăn cơm bằng tô thích thật, ăn được nhìu hơn.
    GĐ nam hay bắc cũng tuỳ từng gia đình mà có thói quen riêng. Không thể vì nhà mình mời cơm mà nói những người không mời cơm là không lễ phép gia giáo.
  6. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói mâu thuẫn quá. Cái đo đỏ thứ nhất mà họ còn làm được thì liệu có cần cái đo đỏ thứ 2 không?
    (Lần đầu tiên tớ thấy có trường hợp vợ xưng "bố" với chồng. Thường người ta chỉ xử ông/bà/anh/cô - tôi thôi, những trường hợp xưng mày - tao rất hiếm, chỉ có chồng hay xưng với vợ như thế lúc giận quá mất khôn thôi, còn vợ hiếm lắm)
  7. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Giả thuyết thôi mà. Vì rõ ràng bây giờ ở ngoài Bắc này mà thấy một cô gái khoanh tay cúi chào một ai đó thì mọi người sẽ hơi lạ, vì bình thường ít ai làm thế.
    Nhưng đúng là trước đây, ít ra từ thời phong kiến người Bắc cũng có thói quen này.
    Còn chuyện vợ chồng cãi nhau, vợ có bản lĩnh xưng "bố" với chồng thì tôi cho rằng lúc bình thường dễ chồng cũng phải nấu cơm rửa bát chứ không phải lúc cãi nhau đâu. Lúc đó, chắc chồng sẽ khúm núm nói thế này: "Mình ơi, tôi mời mình xơi cơm ạ!".
  8. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Thế mới nói là nhập gia tuỳ tục, nhưng bạn phải công nhận một điều rằng đó là văn hoá của người Bắc rồi, thế nên dù nhà ai đó có thể không còn giữ cái nếp đó nhưng chắc chắn khi sang nhà khác ăn cơm họ vẫn nhớ mời mọi người trước khi ăn mặc dù họ không làm thế ở nhà họ
  9. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Tôi thấy không giống vậy. Ở nông thôn, bàn thường là để làm bàn nước tiếp khách.
    Khi ăn, thì thường trải chiếu xuống đất, hoặc bưng mâm cơm lên trên giường, hoặc đơn giản lấy cái gì đó, ví dụnhư cái thúng, kê cao mâm cơm lên rồi xếp ghế ngồi xung quanh ăn tại bếp luôn.
  10. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Cái nếp này là ngày xưa thôi chứ giờ thì tuỳ từng nhà. Nhà đông người, thích thoải mái thì ngồi chiếu, mà tiện nữa thì ăn luôn trong bếp, lấy cái gì cao cao kê lên là xong chứ không phải nhà nào cũng vậy. Đến tớ ăn ở nhà bạn tớ mà còn nhiều lúc trải chiếu ngồi ăn nữa là ở nông thôn bàn thì bé tý, người thì rõ đông, ăn uống thì như thuồng luồng, đâu có vừa ăn vừa làm cảnh như người thành thị

Chia sẻ trang này