1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. manhgia

    manhgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    Nói chung về thủ tục thì trong Nam đơn giản hơn ngòai Bắc nhiều.
    Nhưng nếu có mời thì mời "Cháu/Con mời bác/bố/mẹ ăn cơm" chứ ko mời "xơi cơm".
    Không dùng đũa quẹt mồm
    Nhân tiện này xin hỏi các món nào của miền khác bạn không ăn dc?Mình là người gốc bắc,ở trong Nam 25 năm,ở nhà thì mẹ vẫn cho ăn món Bắc thuần chủng,nhà vợ người Nam gốc (vợ hay chọc mình là Basuki) nấu ăn mình vẫn ăn vô tư(nước mắm ngọt, các món chưng tương...) và chỉ trừ món mắm cá là bó tay thôi
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Wow! Cái thói quen kinh dị dùng đũa quẹt mồm không chỉ có ở dân Bắc mà nếu cách đây chừng hơn chục năm đi đến quán phở nào ở miền Nam cũng thấy thôi. Bởi vì ăn phở hay bị dính mỡ bò mà thời đó chưa có khăn giấy. Ngày nay có khăn giấy nhưng vẫn kinh dị vì tệ xả rác trong quán. Nói chung là ăn uống mà đến các quán nền lót gạch Tàu hay qua "hồ dầu" thì nhìn có bẩn bẩn một chút còn chịu được. Nhìn những quán ăn lót gạch men sáng bóng mà lênh láng những giấy là giấy thì thật không chịu nổi.
    Nhắc đến thói quen quẹt mồm thì lại nhớ đến một thói quen của người miền Bắc không hợp với "khẩu vị" của người miền Nam. Đó là thói quen đập đập đũa cho cơm dính rơi ra. Tôi không bao giờ làm điều này nhưng thấy cũng bình thường thôi. Nhưng rất nhiều người miền Nam khó chịu với hành động này. Bố tôi ngày xưa cũng thế mặc dù thời gian ông sống ở miền Bắc còn lâu hơn ở miền Nam.
  3. AT89C51

    AT89C51 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2009
    Bài viết:
    1.844
    Đã được thích:
    1
    Để trả lời cho câu hỏi của bạn, mình kể một câu chuyện:
    Hôm qua có giỗ, đứa em họ của mình lúc cuối buổi với tay lấy cốc của mình rồi vô tư tu. ----> từ đó đến cuối ko uống thêm được nữa. Mình cũng chưa thấy ai trong gia đình và những người mình gặp có chuyện ăn hoặc lấy thức ăn trong bát của người khác. Mình là người bắc.
    Ăn bằng thìa: cũng có cái tiện lợi. Ngày trước mình cũng tòan ăn bằng thìa và bát to ( loại chuyên để múc phở ) bởi vì nhà mình có hai anh em mỗi bữa ăn rất nhiều nên ko ai phản đối gì chuyện này. Bởi vì bố mình luôn ngồi đầu nồi và nếu xới đúng kiểu: mỗi bát xới vơi vơi mà mỗi anh em ăn rất nhanh, mỗi thằng 5,6 bát thì khổ cho bố mình quá.
    Còn bây giờ hết tuổi ăn rồi nên mình lại quay lại với bát nhỏ: dễ kiểm xoát lượng calo nạp vào người và khi có khách đỡ ngại.
    Vấn đề dùng đĩa: nếu mới tập thì hơi khó khăn nhưng khi quen rồi thấy rất tiện. Ví dụ như mình có thể cầm kéo tay phải cắt nem được kẹp bằng đũa tay trái. Trong bữa ăn làm thế người khác nhìn vào cũng đỡ ghê hơn là cầm tay, mà mình cũng đỡ phải rửa tay nữa.
    Vấn đề mâm: bắt nguồn từ xa xưa khi người ta ăn cơm trên phản. Khi đó ko thể ăn cơm và ngủ ở cùng một chỗ được nên mới sinh ra mâm. Nhưng hiện nay dùng mâm cũng có cái tiện: đỡ phải dùng khăn trải bàn, dễ vệ sinh sau khi ăn. Ví dụ: nếu dùng khăn trải bàn thì phải giặt khăn. Mỗi ngày 2 bữa phải thay hai khăn trải bàn thì quá tốn nước và xà phòng để giặt. Nếu để nguyên ko giặt thì bẩn tưởi. Nếu dùng giấy báo cộng ni lông để đựng thức ăn rơi vãi thì ko tiện. Chả lẽ bên cạnh mâm cơm lại đặt một chồng báo để đựng thức ăn dần ? Nếu cứ để thức ăn ra bàn thì lại khổ cho người giặt giẻ lau bàn. Trong khi đó dùng mâm thì cuối bữa chỉ đơn giản là dùng thìa vét thức ăn rơi vãi trong mâm vào thùng rác, lấy vòi nước xối vào xong. Úp lên, đến bữa sau khô lại dùng tiếp.
    Vấn đề mời: nhà mình ko có thói quen mời ăn nhưng nhà cô, nhà bác thì vẫn có thói quen mời. Cái này tùy từng nhà mà nó là thói quen. Ví dụ như mình ko mời là thói quen nên khi cảm thấy bắt buộc phải mời thì rất khó chịu. Nhưng em họ mình thì cứ đến bữa là tự giác mời mọi người.
    Vấn đề cả nhà ăn cùng nhau: thường bữa ăn ở nhà mình phải có tầm 3,4 món. Hôm nào ít thì 2,3 món - thường là những món cầu kì. Có những hôm trên mâm có 7 loại thức ăn khác nhau - những bữa nào nhiều thức ăn thế thường là 5,6 loại lấy từ trong tủ lạnh. Khi ăn cùng nhau thì thức ăn nóng, cơm nóng sẽ ngon hơn. Thức ăn sẽ không phải hâm đi hâm lại nhiều lần, sẽ bị khô và mặn. Hơi cầu kỳ nhỉ ?
  4. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Xin hỏi bạn ở miền Bắc hay Nam ạ?
    Bạn ơi, tôi không nghĩ là phong tục này có chút ảnh hưởng nào từ văn hoá phương Tây đâu. Vì tôi đã từng tìm cách mời mọi người ăn cơm bằng tiếng Anh mà không một thằng Tây nào biết câu đó cả.
    May ra người Pháp có câu "Bon appetit" và người Nhật trước khi ăn cũng chắp tay (như cầu) và có một câu gì đó như kiểu "Cám ơn vì thức ăn" hay gì đó (tôi không nhớ rõ lắm).
    Kiểu này bị "thất truyền" rồi hay sao mà giờ tôi không thấy nữa nhỉ? Bạn có biết người miền Bắc ở vùng nào không?
  5. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Kiểu này bạn không thấy nữa vì đại đa số gia đình VN bi giờ dùng nồi cơm điện, dùng muôi (vá) để xới cơm.
    Hồi bé xới cơm tôi cũgn hay làm thế này và suốt ngày bị ăn mắng vì đập đũa cả vào miệng nồi nhôm (vì dễ làm méo nồi).
    Để cơm rời khỏi đũa cả, còn có cách nữa là....đưa lên miệng gặm. Bản thân tôi thấy thói quen này cũgn rất xấu, nhưng phải công nhận rằng cuối bữa ngồi gặm đũa cả, thấy cơm ngon kinh khủng.
  6. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bạn là người miền Bắc ?othuần chủng? nên không nhận ra được cách nói của người miền Bắc. Người miền Nam không ai nói là ?otính tao nó thế? mà phải là ?otính (hoặc tánh) tao nó vậy?. Cũng không có người miền Nam nào bảo ?ochả bao giờ mời ai? mà phải nói là ?okhông bao giờ mời ai? hoặc họa hoằn lắm thì ?ochẳng bao giờ?. Cũng không bao giờ người miền Nam nói ?ongượng lắm? mà phải là ?omắc cỡ lắm? hoặc ?odị lắm? nếu phải dùng từ ?ophổ thông? thì họ dùng từ ?oxấu hổ?. Rất ít khi người miền Nam dùng từ ?obát?. Bạn có thấy mợ Anxiety dùng từ ?obát? không?
    Ở trên bạn giả thuyết thì tôi cũng ?ogiả thuyết? lại vậy.
    Thực ra thì tôi không để ý đâu. Nhưng khi có người khó chịu thì tôi mới để ý.
    Đầu tiên là một anh người Hà Nội (cùng quê với mẹ tôi) học ở Liên Xô về (đừng nói là cái món này lấy từ Liên Xô nhé). Anh này rất đẹp trai trắng trẻo có râu quai nón thuê nhà của tôi và nhờ mẹ tôi nấu ăn cho (hồi ấy khoảng năm 90). Tôi nhớ là hồi ấy anh ấy hay giành xới cơm và khi cơm dính vào đũa cả (trong Nam gọi là ?ođũa bếp?) thì anh lại đập đập vào nồi. Khi ngồi ăn cũng hay đập vào bát. Bố tôi thường hay rất bực về cái tiếng đập đó.
    Bây giờ là một gia đình đối diện nhà tôi. Ông chồng người Hải Dương, bà vợ người Thanh Hóa. Tôi cũng chẳng để ý nhưng cứ nghe vợ tôi phàn nàn ?oCứ mỗi bữa cơm nghe tiếngnhà chú T. đập đũa vô chén là khó chịu thí mồ?.
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Nói chuyện "mời ăn" lại nhớ đến trò chơi lúc nhỏ của bọn con gái xóm tôi (giải thích thêm là ở trong Nam "xóm" có nghĩa là "phố" ngoài Bắc chứ không phải là "thôn xóm" ở quê đâu nhé). Tụi nó đặt tên là trò "Mời ăn! Xí ăn!". Cứ mỗi lần đứa nào ăn cái gì (Chỉ tính ăn hàng (tức là "ăn quà") thôi không tính ăn cơm) thì phải hô to lên "Mời ăn!" khi có đứa khác ở đó. Nếu không kịp nói mà đã ăn ròi thì đứa khác nói "Xí con... ăn" thì đứa đó sẽ "bị". Mỗi lần "bị" là trừ một điểm. Dần dần cộng số điểm lại để quy ra đồ chơi.
  8. manhgia

    manhgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    Trong miền Nam nếu muốn đến đâu gọi là khu hoặc đường,ngòai bắc hở ra là phố này phố nọ.Xưa có bà chị vào chơi cứ phố này phố nọ nhức hết cả đầu
    ông chơi thế còn nhẹ, hồi học cấp 2 tụi tôi còn chơi thằng nào mà ăn ko "xí mời" thì bi tát cho 1 phát đau điếng
    Thấy ông quảng cáo cho lansurongvungtau chắc đóan dân vũng tàu hả? tôi cũng vũng tàu đây
  9. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Nhà bạn ăn uống cầu kỳ thế. Nhà tớ số món ăn tỷ lệ thuận với số người ăn. Hơn nữa nhà tớ thường chỉ có 3 người nên ngoài cơm, canh thì có thêm 2 món thức ăn.
    Chuyện ăn thức ăn trong bát người khác tớ thì không, cảm giác ghê ghê nhưng mà người khác lấy thức ăn trong bát tớ là chuyện bình thường.
    Ăn mâm chủ yếu cho tiện thôi. Hôm nào không ăn mâm phải lấy thêm mấy cái bát nữa cho mọi người đựng xương chẳng hạn, lại khổ cái đứa là tớ rửa bát
    Cái tục dùng đũa quẹt ngang miệng ngày xưa tớ không biết nhưng bây giờ thì chỉ tồn tại ở các nông thôn miền Bắc thôi, mà chắc cũng chỉ có người già mới làm chứ người tre trẻ giờ ai làm thế, để làm gì tớ cũng chả biết.
  10. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Không phải "chỉ có người già" đâu bạn ạ. Tôi đã từng ngồi cùng mâm với một bạn nam (quê ở đâu thì xin không nói ra), khá là đẹp giai, chuẩn bị tốt nghiệp ĐH. Ăn xong rồi, bạn ấy bất ngờ cầm hai cái đũa quẹt ngang miệng bằng một động tác rất dứt khoát và gọn gàng. Tôi nhớ bạn ấy lâu có lẽ vì điều này!
    Ngoài ra tôi cũng từng chứng kiến vài người khác - tuy không phải là thanh niên, nhưng chưa già, cũng làm thế.

Chia sẻ trang này