1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ,tập quán của các dân tộc sinh sống trên yên bái và lào cai

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi dukickvietnam, 24/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Lễ cưới của người Dao quần trắng ở Yên Bái

    Cộng đồng người Dao ở Yên Bái có trên 75.300 người. (Trong ảnh: Cô dâu người Dao đỏ)[​IMG]
    - Trong số hơn 30 dân tộc chung sống ở Yên Bái, cộng đồng người Dao có trên 75.300 người. Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Dao rất coi trọng việc xây dựng và chăm lo củng cố gia đình truyền thống theo tôn ti, trật tự, đảm bảo tính bền vững cao. Do đó trong hôn nhân, việc cưới gả được thực hiện rất thận trọng và trang nghiêm vì đây là bước mở đầu của sự hình thành gia đình. Hôn lễ diễn ra theo trình tự rất chặt chẽ nhưng cũng thể hiện những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc của một dân tộc vùng cao.
    Đối với người Dao Quần trắng, cô dâu mặc quần trắng, áo chàm, đội mũ thêu hoa văn rất cầu kỳ (gọi là mũ bồ đài). Số nam thanh niên phù rể cũng mặc quần trắng. Bắt đầu là lễ dạm hỏi (lễ "Nịnh nại" hay "Nại nhan"), sau đó đến lễ ăn hỏi (lễ "Ghịa tịnh") rồi đến lễ cưới (lễ "Chịp nham").
    Nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng được chọn lọc và đảm bảo đủ các thành phần như: trưởng đoàn (gọi là "áy Tả"), chủ hôn (tức ông Mờ), người đứng vị trí tiếp theo là "Lại Coỏng" (ông Mối), tiếp đến chú rể và có hai em trai nhỏ dưới 12 tuổi đi phù rể làm nhiệm vụ dắt rể lên nhà gái sau đó dắt dâu về nhà trai. Cùng đi còn có 7 nam thanh niên trẻ, khỏe, khôi ngô, nhanh nhẹn và có tài hát đối cầm sáo theo để hát, tất cả đều mặc quần trắng, áo đen, khăn đen.
    Trong đoàn đón dâu chủ yếu là nam giới vì truyền thống gia đình người Dao theo chế độ phụ quyền. Vai trò người cha và con trưởng luôn được đề cao gần như tuyệt đối, bởi thế trong sách Phá Lý "Phò Lây Shâu" của người Dao có câu: "Nhà giàu nhờ con trưởng, chính pháp nhờ đạo thần" hay "Nhà có con trưởng, nước có đạo thần; đạo thần không công, quốc lễ loạn; con trưởng không giỏi, nhà túng nghèo".
    Đoàn đón dâu khi đến cách nhà gái chừng vài mét thì dừng lại và một nam thanh niên bắt đầu thổi sáo với làn điệu báo tin đoàn đã đến. Lúc này, chú rể được chùm lên đầu chiếc áo vàng (Gúy vằng), một em trai nhỏ cầm hai tay áo của chú rể, dắt chú rể vào cổng, đến chân cầu thang dừng lại để đội nam thanh niên hát bài chào hỏi và xin lên nhà. Khi nhà gái đáp lại, đồng ý đón chú rể thì hai em nhỏ làm nhiệm vụ dắt chú rể lên nhà, đưa đến tận buồng cô dâu rồi ngủ bạn cùng chú rể một đêm tại buồng, còn cô dâu lại được giấu tạm ở chỗ khác. Trong thời gian đó, bên ngoài vẫn diễn ra thủ tục, nghi lễ giữa trưởng đoàn, ông mối với người đại diện bên nhà gái và cuộc hát đối giữa nam thanh niên họ nhà trai với nữ thanh niên bên họ nhà gái.
    Hôm sau, chú rể có thể về một mình hoặc cùng về với đoàn nhà trai chứ không cùng về với cô dâu. Khi chú rể rời buồng thì ít phút sau, cô dâu mới trở về buồng để ông trưởng đoàn và hai em trai nhỏ của nhà trai vào dắt tay ra, đưa xuống cầu thang. Khi về đến gần cầu thang nhà trai, một em trai cầm tay áo của cô dâu, một em đi theo sau dẫn hai cô phù dâu, chuẩn bị làm nhiệm vụ dẫn cả ba cô vào buồng. Lúc cô dâu đặt chân đến cầu thang, một bà cô hay chị gái chồng đem đến một chiếc áo dài màu chàm, một yếm thêu nền trắng và nữ trang khoác lên người cô dâu rồi chùm "Gúy vằng" lên đầu. Sau một ngày, cô dâu được về lại mặt bố mẹ đẻ, khi xuống cầu thang thì bà cô hoặc chị gái chồng lại ra cởi bộ áo ngoài để lại nhà chồng, cho đến lúc dâu trở về mới trao lại. Việc đó có ý nghĩa chính thức công nhận cô dâu là người nhà mình.
    Trong lễ cưới của người Dao Quần trắng, các vị đại diện cho quan viên hai họ bao giờ cũng được bố trí ngồi ở nơi trang trọng thuộc gian giữa. Sau khi cô dâu, chú rể lạy gia tiên, lạy rượu bố mẹ là đến lạy rượu "áy Tả" và "Lại Coỏng". Trong tiệc rượu, các "Phiêu Chòi" (là người giỏi chữ) thường hát xướng những câu tục ngữ, thành ngữ hoặc những lời răn dạy thanh niên nam nữ như:
    "Gái khôn đừng nên khinh chồng,
    Con làm nên không được khinh cha".
    Và:
    "Ở nhà phải nghe cha mẹ
    Ngoài nhà phải nghe bản thân".
    Hay "Khéo nói thì người yêu", "Ma chết mất miệng, người chết cạn lời"...
    Từ những lời hát của các Phiêu Chòi, mọi người đều rất vui và tự kiểm bản thân mình đã ăn ở như thế nào và phải làm thế nào để giữ được cốt cách người Dao. Từ các nhóm hát của thanh niên cũng cất lên những lời hứa tốt đẹp và đan xen những lời tỏ tình ý nhị mà sâu sắc:
    "Lần đầu xa em cách bờ mương
    Lần hai xa em cách ruộng đồng
    Lần ba xe em cách biển đông
    Lần bốn trời cao, cao ngàn trùng".
    Cưới hỏi là nghi lễ thuộc tín ngưỡng dân gian của các dân tộc, hòa trong nét chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi tộc người đều có những nét riêng mang đặc trưng của từng vùng và thể hiện rõ tính cách cũng như bản sắc của dân tộc mình. Lễ cưới của người Dao Quần trắng Yên Bái có vẻ đẹp huyền bí và thiêng liêng như núi rừng Tây Bắc. Ngày nay, trong nhịp sống mới, ở một vài nơi đã có phần cải tiến cho gọn nhẹ hơn, nhưng cơ bản vẫn giữ được những thủ tục và nghi lễ chính. Dự một lễ cưới của người Dao Trắng, có thể phân biệt được ngay so với các nhóm Dao khác.
  2. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    anh em lào cai vào bổ xung thêm ít phong tục ,tập quán đi .
  3. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Lễ hội mời nàng Hai của người Tày Lục Yên

    Thiếu nữ Tày Lục Yên. (Ảnh: Hữu Tê) [​IMG]
    Những năm trước đây, người Tày Lục Yên nói chung, người Tày Mường Lai nói riêng, cứ đến dịp gần ngày rằm tháng 8 âm lịch là tấp nập chuẩn bị cho một lễ hội cổ truyền. Đó là lễ hội "Mời nàng Hai" cùng xuống dương gian vui giã cốm mừng hạt gạo thơm đầu mùa.
    Giữa sàn đặt một cối loỏng giã cốm (cối loỏng bắc bằng thân cây gỗ dài 9 thước ta). Mười bốn cái chầy giã làm bằng cây gỗ tết, trong đó có 2 cái chầy được trang trí khác kiểu thể hiện chầy bố, chầy mẹ, còn lại 12 cái chầy khác thể hiện 12 đứa con (có nơi còn bảo là thể hiện 12 bà mụ sinh ra con người). Mời 1 ông thầy đến cúng. Mâm cúng gồm có 1 con gà sống thiến, 1 con vịt béo đã luộc chín, 12 gói bánh cốm, rượu và 1 mâm ngũ quả (hồng, lê, ổi, bưởi, dứa). Mời 1 cô gái chưa chồng nhẹ vía biết hát, biết múa đến cùng với thầy cúng múa hát mời nàng Hai.
    Bài hát múa như sau:
    "Mơi! Mơi nàng Lặt, nàng Là,
    Mơi! Me noọng nàng Cuôi
    Buôi ngần tắc nặm lẩu.
    Chậu ngần tắc nặm mảy, nặm mí
    Pí cắp noọng chùa ***g
    ***g kéng loỏng mạy vác.
    ***g kéng thác mạy chủ
    ***g Lỉn chụ thế gian
    Thế gian pay pà tàng
    Pà tàng pay lỉn khế lỉn khái.
    Khái tẩu khái bjoóc Bưa
    Khái nưa khái bjoóc Rầm, bjoóc Dạ,
    Mơi me noọng nàng Cuôi ***g lỉn.
    Lỉn thâng thi thì dá,
    Lỉn quá thí thì thôi,
    Nàng tao mừa lỉn chơi nưa phạ
    Khuốp pi nhằng rung nả đuổi nàng
    Khảm pi ***g thế gian lỉn mấư".
    Dịch nghĩa:
    "Mời! Mời nàng Lặt, nàng Là,
    Mời! em gái nàng Trăng.
    Chén bạc rót rượu thơm.
    Bát vàng đơm cơm trắng
    Chị với em cùng xuống.
    Xuống trần gian vui chơi.
    Chơi kéng loỏng đêm nay
    Chơi đánh chầy đêm hội.
    Cùng với người thế gian.
    Thế gian đi dẫn đường,
    Dẫn đường qua nhiều khe, nhiều suối.
    Vườn hoa tiên phía trên
    Vườn dưới hoa phặc phiền
    Phặc phiền ở dương gian.
    Hoa tiên ở Mường Trời.
    Cùng vui chơi đêm hội.
    Đến giờ Tý là thôi
    Chia tay nàng về trời.
    Sang năm hẹn cùng chơi! Vui mới".
    Khi thầy cúng và cô gái hát mời chừng độ 3 lần, hoặc 7 lượt, cháy độ quá nửa tuần hương thì thầy xin quẻ âm dương. Được quẻ, tức là nàng Hai đã xuống trần gian, lập tức cô gái hát đứng dậy múa và cũng là bắt đầu vào tuần hội vui. Những người dân và các chức sắc trong làng đến dự hội cùng vỗ tay hát hoặc có người cùng múa theo. Nhịp điệu kéng loỏng cũng vang lên. Người bắt nhịp chầy bố, chầy mẹ dẫn 6 nữ tú, 6 nam thanh cầm chầy con đứng thành 2 hàng cùng gõ vào loỏng. Tuần hội vui cùng nàng Hai múa kéng loỏng mỗi lúc một nhộn nhịp, càng về khuya càng say đắm. Một mâm cốm được đặt ra giữa sàn, thanh niên nam nữ, người già người trẻ cùng mời nàng Hai thưởng thức hạt cốm nếp mộ đầu mùa của người Tày.
    Giờ Tý đến (khoảng 12 giờ đêm), thầy cúng đốt vàng dọn mâm, cuộc vui chấm dứt. Nàng Hai được người dương gian "tiễn đưa" trở về Mường Trời, hẹn sang năm ngày này gặp lại, vui mới.
  4. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Hoa đẹp Mường Lò
    [​IMG]
    Thiếu nữ Thái bên khung dệt. Ảnh: Hoàng NhâmBao đời nay, việc trồng bông dệt vải đã sống trong máu thịt với từng gia đình người Mường, người Thái Mường Lò. Nếu như trồng lúa để no lòng thì đồng bào coi trồng bông dệt vải để ấm người. Đồng bào có giống bông lên khỏe, ít bị sâu bệnh, loại có màu trắng tinh, loại có màu vàng nâu, gọi là ?ophải náy?. Nhiều nhà còn trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ. Nhờ trồng được bông, kéo được sợi, bao đời nay, người dân Mường Lò tự túc được cái mặc, làm đủ chăn, đệm, màn để dùng. Chẳng biết từ bao đời người Thái nổi tiếng có chỗ ngủ ấm, dù ở nhà sàn, gió đông lùa hun hút.
    Nói về nghề dệt của mình, người Thái có câu thành ngữ: ?oVợ con tay guồng, tay tơ? (Luk mia pia lải). Nếu như các dân tộc khác coi cô gái đẹp là ở khuôn mặt, ở hình dáng thì người Thái hơi khác về quan niệm: gái tốt gái đẹp phải là người khéo trồng bông dệt vải. Người con gái dù có nhan sắc mấy, chịu khó, làm được mọi việc mà không biết dệt vải vẫn bị xã hội cho là xấu, là chây lười, chẳng ai lấy làm vợ.
    Quan niệm như vậy nên mọi thiếu nữ đều có ý thức học dệt vải từ khi còn nhỏ tuổi. Người mẹ thì chăm chút dạy bảo, truyền nghề cho con gái, truyền những kinh nghiệm đã tích lũy cho con. Từ khi đủ sức cầm con dao, cầm được cái cào lên nương, người con gái Thái đã lo trồng bông, trồng chàm, học kéo sợi, dệt vải. Những năm còn ở với bố mẹ đẻ, cô gái đã làm ra khối lượng lớn vải, nào chăn, màn, đệm, nào váy quần, áo cỏm, áo dài, gối. Khi cô về nhà chồng, những tuyệt tác do cô gái làm ra, cần đến hàng chục người khiêng, gánh. Đồ đạc đó, một phần cô dùng, phần cho chồng, phần biếu tặng bố mẹ chồng, anh em nhà chồng, phần cô cất giữ phòng đến khi sinh con, đỡ phải lo cái mặc cho chồng con.
    Người con gái Thái được tăng phẩm giá, đắt chồng nhờ đôi tay dệt vải, khéo cửi, khéo dệt ra hoa đẹp. Tấm vải cô dệt ra được xã hội coi là giá trị, là nét đẹp, là người đẹp của bản mường. Ở tuổi con gái, tấm khăn do cô dệt thêu, đưa tặng cho người yêu, chính là trao gửi tâm tình, cũng là vật thể hiện tài năng, thể hiện sự khéo léo, tốt đẹp của mình.
    Trong xã hội người Thái, tấm vải là vật quý giá. Trong phong tục cúng lễ của người Thái bao giờ cũng phải có hai mâm, một mâm gạo, một mâm vải (người Thái gọi là: pan khẩu, pan phải). Khi cúng lễ xong, người thầy cúng, được quý trọng hơn, thường được chia phần vải.
    Trong tín ngưỡng phồn thực, làm tục nòi giống (dệt hịt chựa phăn), người Thái chọn hai loại hạt giống là hạt thóc và hạt bông làm tượng trưng. Ở trong nhà người Thái, hạt thóc, hạt bông được gói treo nơi ngọn cột cạnh bếp (xau hẹ), nơi tượng trưng cho toàn bộ cái nhà. Bên xau hẹ là nơi gia đình tụ họp, nơi tiếp khách, nơi làm cỗ bàn. Treo gói hạt giống ở xau hẹ, đồng bào có ý biểu hiện cho mùa màng tươi tốt.
    Cô gái Thái khi về nhà chồng, họ hàng chia cho gói hạt thóc, gói hạt bông, đem theo làm giống.
    Trong đám ma gia đình người Thái, vải vóc có vai trò rất quan trọng. Vải trắng để làm khăn áo tang. Vải thổ cẩm để làm cờ phướn (co heo). Vải còn được chia phần cho người vừa qua đời, đem về thế giới bên kia.
    Nếu như một số dân tộc khác, biểu trưng cho sự giàu có là vàng bạc, là tiền, thì người Thái lại là vải và tiền. Coi vải là sản vật quý nhất trong nhà, nên để chỉ giàu có, trong ngôn ngữ người Thái không gọi ?otiền bạc? mà gọi ?ovải tiền? (phải ngân).
    Quý vải, người Thái quý người làm ra vải, trọng từng phần việc hàng ngày để có vải. Đồng bào quý từ hạt bông, trọng từ việc phát nương, tra hạt, suốt những tháng ngày đằng đẵng chăm sóc để cây bông ra hoa, kết quả. Kiên trì như vậy, có được bông đem về nhà, cô gái còn thức đêm thức hôm khuya khoắt để kéo thành sợi, kí cách dệt từng sợi một, để thành sải, thành tấm vải vừa mịn vừa dày dặn, dệt ra hoa.
    Trong những năm đất nước đổi, nghề dệt của người Thái phát triển mạnh. Từ cái khung dệt làm bằng gỗ, phải đạp chân, nay nhiều nhà đã có máy dệt chạy bằng mô tơ điện. Từ phát nương trồng bông, nay công nghệ phát triển, người Thái đã dùng sợi len, sợi tổng hợp, sợi của Nhà máy dệt Nam Định, sợi của Nhà máy dệt Minh Phương, Việt Trì. Thị xã Nghĩa Lộ đã chú ý giúp đỡ, có cả dự án qua Hội nông dân, đầu tư vốn cho các hộ phát triển nghề dệt. Chỉ riêng ở Bản Ten, phường Pú Chạng có điều kiện phát triển thêm hàng chục khung cửi. Có hộ có cả khung dệt truyền thống, có cả máy dệt chạy điện. Nhiều người chuyên tâm với nghề dệt, thành nghề dệt thổ cẩm. Ngày nay, ngoài dệt vải mặt chăn, khăn piêu, vải thổ cẩm... các cô gái Thái còn sáng tạo, linh hoạt làm ra những chiếc ví thổ cẩm xinh xắn, những chiếc túi xách, túi đeo duyên dáng cho khách du lịch, những chiếc ga thổ cẩm trải đệm cho khách sạn mang màu sắc riêng của một vùng.
    Hàng thổ cẩm phát triển, làm cho chợ Mường Lò thêm phong phú, mang sắc thái riêng. Những gian hàng thổ cẩm rực rỡ màu sắc, không dễ nơi nào có được. Hoa thổ cẩm, người bán cũng là bông hoa e ấp, quyến rũ khách đường xa tới đây. Hàng thổ cẩm đã vượt qua các dãy núi trùng điệp quanh lòng chảo Mường Lò, sang Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, về Hà Nội và vượt cả biển khơi đến với bè bạn. Thổ cẩm Mường Lò là hoa đẹp, màu sắc đậm đà, là vật báu lưu niệm của mọi khách đến đây.
  5. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Tết ăn cá của người Thái
    Người Thái thường sống ở các vùng ven sông, ven suối nên không những giỏi về chài lưới, đánh cá trên sông suối mà ngày càng giỏi về nuôi thả cả trên đồng ruộng, ao hồ. Vì vậy, cá là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Thái, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán, cá là món ăn chính không thể thiếu được.
    Cứ đến ngày 28, 29 tháng chạp âm lịch dân làng lại đổ ra sông, ra suối bắt cá. Tất cả những con cá họ bắt được, không kể to, nhỏ đều được coi là Thần suối và được mang về làm cỗ cúng.
    Người ta chọn con cá to nhất để riêng. Đó là con cá đầu mâm cỗ nên được nướng nguyên con. Số cá còn lại được chế biến theo cách riêng của vùng này như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc, cá gói vùi tro bếp, lạp cá ?opa lạp?? Đặc biệt món pa lạp là món ăn thật độc đáo thường làm để thết đãi khách quý mỗi khi tết đến xuân về. Từ một con cá, người phụ nữ Thái khéo tay chế biến thành 3 món: món lạp vừa béo vừa cay, vừa có vị chua chát của lá rừng, món chèo gio nướng để chấm xôi nóng và bát canh chua cá để đưa cay.
    Còn món cá mọc lại được chế biến theo cách khác. Người ta lọc thịt cá băm nhỏ giống như mọc thịt. Mọc cá này dùng làm nhân bánh bột gạo nếp. Bột nếp được chuẩn bị kỹ như dùng làm bánh dẻo. Mọc cá được gói bên trong bột nếp nà. Sau đó người ta xếp từng lượt vào chõ rồi đồ 30 đến 40 phút. Có loại mọc 3 cá, 5 cá, 7 cá, 9 cá. Đó là số lượng cá dùng làm mọc nhân bánh, mọc 3 cá là dùng 3 con cá làm nhân.
    Cá nướng là cá được kẹp que tre thành từng kẹp rồi đem nướng trên than củi từ gỗ rừng. Mỗi kẹp cá từ 3,5,7,9 con cá. Sau khi nướng xong thì cá được đem đồ lại. Khâu cuối cùng là bày mâm cỗ cúng. Con cá nướng đầu mâm được bày ở giữa, chung quanh là cá mọc và cá nướng. Hai loại này chia thành những cụm gần 3, 5, 7, 9 của từng loại. Đây là những con số nhắc nhở từng loại quà của Thần suối ban tặng cô gái xưa kia.
    Mâm cúng được kính cẩn dâng cúng gia tiên, thổ công, Thần suối? Đặc biệt, khi các thành viên trong gia đình và khi các thành viên trong gia đình và khách hưởng lộc bao giờ họ cũng chúc tụng nhau: ?oối, Mết pí cáu khảu pi mãi, sai pha tốc piêng, sai chiêng tốc piêng, sau chiêng tốc lum, chôm hẩy tay hươm lẩy hảo hăn khăn khang, pi mấi dệt không mẫi lảy mả; pha mất dệt chương mẫi hải pên nơ!?. Lời chúc trên có nghĩa là ?oÔi! Hết năm cũ vào năm mới, dây trời rơi xuống bằng mặt đất, dây tết rơi xuống khắp thế gian, chúc cho cả gia đình mạnh khỏe, may mắn, năm mới mở ra chân trời làm ra nhiêu của cải, phát đạt nhé!?

Chia sẻ trang này