1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục tập quán Việt Nam

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi tu_huong, 14/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Em tu_huong ơi, em sẽ sưu tầm các phong tục Việt Nam và post lên đây thật nhiều cho mọi người cùng đọc nhé
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Hờ, mấy cái này tớ đã post bên box Qảng Ninh, giờ post sang đây các bạn cùng xem nhé:
    Tết nguyên đán có từ bao giờ?
    Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.
    Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.
    Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.
    Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.
    Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau.
    Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.
    Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.
    Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.
    Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
    Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

    Ngày Tết có những phong tục gì?
    Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).
    Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.
    Tống cựu nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
    Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.
    Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.
    Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. Ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.
    Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
    Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.
    Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".
    Lễ mừng thọ: Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
    Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu nZm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
    Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.
    Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

    Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?
    Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
    Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.
    Nhưng phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.
    Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

    Xem ngày kén giờ
    Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc tế tự, việc thương biểu, việc nhập học, việc xuất quân, việc an táng... việc gì thường cũng phải xem ngày kén giờ, nhất là đầu năm mới bắt đầu làm việc gì, hoặc động thổ hoặc xuất hành, hoặc khai bút, khai ấn... lại cần xem ngày lắm. Đến những việc vụn vặt như cạo đầu xỏ tai cho trẻ thơ, việc tắm gội, may áo... cũng có người cẩn thận quá trong kén ngày.
    Kén thì phải xem đến lịch. Sách lịch do toà khâm thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày mồng một tháng chạp, Hoàng Đế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi...
    ... Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.
    Đại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.
    Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.
    Những ngày ấy là:
    Ngày 13 tháng giêng
    Ngày 11 tháng hai
    Ngày 9 tháng ba
    Ngày 7 tháng tư
    Ngày 5 tháng năm
    Ngày 3 tháng sáu
    Ngày 8, 29 tháng bảy
    Ngày 27 tháng tám
    Ngày 25 tháng chín
    Ngày 23 tháng mười
    Ngày 21 tháng một
    Ngày 19 tháng chạp
    Hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hư hỏng không thành.
    Phàm việc lại cần kén ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.
    Ngoại giả lại còn những ngày thập linh, ngày đức hợp là tốt, ngày thập ác đại bại, ngày tứ lỵ, ngày tứ tuyệt là xấu.
    Nói qua mấy việc dân gian cần dùng nên kén nên kỵ.
    Cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên tìm ngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hoả, địa hoả và ngày kim lâu. Xuất hành nên tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù...
    Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới, lúc mới dựng nhà, lúc hạ huyệt... Thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo phải nhớ bốn câu thơ:
    Dần, thân gia tý; mão dậu dần
    Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân;
    Tỵ, hợi thiên cương tầm ngọ vị
    Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân
    Lại cần phải nhớ hai câu:
    Đạo viễn kỷ thời thông đạt
    Lộ dao hà nhật hoàn trình.
    Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì, rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm theo giờ ở bốn câu thơ trên. Hễ bấm mà gặp cung nào có chữ "đạo, viễn, thông, đạt, dao hoàn" thì giờ ấy là giờ hoàng đạo...
    ... Xét phép chọn ngày, từ đời Đường, Ngu, Tam đại đã có. Song khi bấy giờ thì chỉ tuỳ việc mà chọn ngày: Nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương. Nội sự là việc trong như việc tế tự cưới xin... thì dùng những ngày âm can là các ngày: ất, đinh, kỷ, tân, quý. Ngoại sự là việc ngoài như đánh dẹp, giao thiệp... thì dùng ngày dương can là các ngày: Giáp, bính, mậu, canh, nhâm. Dùng như thế chỉ có ý làm các việc êm ái, hoà nhã thì theo về ngày âm, việc cứng cáp mạnh mẽ thì theo về ngày dương, nghĩa kén lấy ngày có chút ý nghĩa hợp với nhau mà thôi.
    Đến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày tốt, ngày sao xấu, ngày này nên là việc nọ, ngày kia nên làm việc kia. Hết ngày rồi lại có giờ sinh, giờ hợp, giờ xung, giờ khắc, động làm việc gì cũng phải xem ngày, kén giờ, thực là một việc phiền toái quá. Đã đành làm việc gì cũng nên cẩn thận, mà chọn từng ngày, kén từng giờ mà phí câu nệ khó chịu. Mà xét cho kỹ thì có ích gì đâu, chẳng qua việc thành hay bại cốt do ở người chớ có quan hệ gì ngày tốt hay ngày xấu. Nếu cứ chọn ngày giờ mà nên việc thì không cần gì phải dùng đến sức người nữa hay sao? (Trích "Việt Nam phong tục" Phan Kế Bính)
  6. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    giờ mình mới biết VN có nhiều phong tục vậy? ước gì mình biết nhiều về phong tục nơi mình sống...
  7. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Ở chỗ mình mà còn không biết hết phong tục thì sống làm gì?..........................................
  8. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bạn nha, nhưng bạn có biết là nơi mình sống có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống không? còn dân tộc mình và những nơi xunh quanh thì làm sao ko biết hả?
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TẾT TRUNG THU
    Sự tích và nguồn gốc
    Tết Trung thu giờ đây đã trở thành ngày hội với mọi gia đình, nhất là trẻ em. Tết Trung thu đến vào rằm tháng Tám, đang giữa độ mùa thu, mùa mát mẻ và đẹp nhất trong năm.
    Từ đầu tháng, người ta đã chuẩn bị những cổ đèn muôn màu, muôn sắc, hình thù độc đáo, các đồ chơi của trẻ nhất là hình ông tiến sĩ giấy cùng bánh dẻo, bánh nướng, gọi chung là bánh trung thu để đón Tết. Trẻ em mang những ***g đèn màu sắc sặc sỡ thắp sáng thành từng đoàn dài kéo nhau đi các thôn ngõ để ca hát reo vui dưới ánh trăng. Khi những ngày Rằm cận kề, các đoàn múa lân, múa sư tử rầm rộ với tiếng kèn, tiếng trống, tiếng pháo càng thêm náo nhiệt.
    Nguồn gốc tết Trung thu
    Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
    - Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?
    Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vòng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.
    Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Trông trăng.
    Trăng với trung thu
    Tết Trung thu sơ khởi là Tết Trông trăng nên nói đến Tết Trung thu không thể bỏ qua trăng được. Trăng được in hình trên mặt bánh Trung thu, trăng được vẽ trên mặt đèn đêm rằm tháng Tám. Từ những năm tháng ở tiểu học, học sinh đã được dạy trăng là một hộ tinh của trái đất xoay quanh trái đất, mỗi vòng là một tháng theo âm lịch. Ta thấy được mặt trăng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào. Tuỳ theo vị trí của trăng với mặt trời và quả đất ta thấy trăng khuyết hay tròn. Khi nào bóng quả đất che kín hết mặt trăng là có nguyệt thực mà người xưa gọi là Gấu ăn trăng. Người xưa đã đem chậu thau, mâm đồng, thanh la, não bạt ra gõ tới khi hết nguyệt thực, tức cho tới khi gấu sợ tiếng gõ ở trần gian phải nhả mặt trăng ra.
    Những linh vật ở cung trăng
    Trên cung trăng có nhiều linh vật thuộc quyền cai quản của Thái âm thần nữ. Những linh vật này đều hiền từ và ngoan ngoãn, trong số đó đáng kể nhất là con Thiềm thừ và Ngọc thỏ. Con Thiềm thừ là một giống cóc, đầu có sừng bằng thịt, bụng có vệt chữ bát màu đỏ. Tiền thân Thiềm thừ là nàng Hằng Nga, vợ chàng Hậu Nghệ, vua xứ Hữu Cung, có tài thiện xạ bách phát bách trúng. Hậu Nghệ có dịp lên vườn Lãnh Uyển, xin đức Giao trì Vương mẫu ban cho thuốc trường sinh bất tử. Mang thuốc về, Hậu Nghệ không uống ngay mà phải mang quân đi đánh giặc nên cất thuốc vào lò. Ở nhà nàng Hằng Nga ăn trộm thuốc uống rồi sợ quá bay lên cung trăng ra mắt Thái âm thần nữ kể rõ sự tình, cầu xin thần che chở. Thái âm biến Hằng Nga thành con Thiềm thừ đem giấu ở một nơi kín đáo trong cung Quảng Hàn. Hậu Nghệ đi trận về thấy mất cả vợ lẫn thuốc tức giận lắm nên quyết tìm nàng cho bằng được. Thời ấy trên trời có mười mặt trời, ngờ vọ trốn trong những mặt trời này nên Hậu Nghệ đã bắn rơi chín mặt trời nhưng vẫn không thấy vợ. Hậu Nghệ bớt lại mặt trời thứ mười để lấy ánh sáng ban ngày, cũng như chàng không bắn rơi mặt trăng vì ban đêm chỉ có một mặt trăng. Chàng cần ánh sáng ban đêm để đi tìm vợ nhưng vẫn không thấy Hằng Nga. Nàng vẫn biến hình ẩn núp trong cung Quảng cho tới ngày nay.
    Con Ngọc thỏ
    Ngày xưa có lúc mất mùa, người vật đều nhịn đói. Các loài vật khó kiếm thức ăn nên tàn sát lẫn nhau. Loài thỏ yếu đuối, không khí giới tự vệ, không dám thò đầu ra ngoài kiếm ăn. Chúng đành nằm một chỗ kín đáo cùng nhau nhịn đói. Đã đói lại rét, chúng rủ nhau tới một đống lửa do ai đốt sẳn và nằm quanh đống lửa nhìn nhau, mắt con nào cũng ươn ướt heon lệ. Trước tình trạng não nề ấy, một con thỏ vì thương đồng loại đã nhảy mình vào đống lửa tự thui để những con khác có cái ăn cho đỡ đói. Vừa lúc đó, đức Phật đi qua, Ngài thầm khen nghĩa khí của con thỏ nên nhặt nắm xương tàn của nó, hoá phép cho nó thành hình khác toàn bằng ngọc thơm tho và trong sáng, đưa nó lên cung Quảng Hàn và xin cho nó được lưu lại ở đây.
    Cây Đan quế
    Ngoài các linh vật tại cung Quảng Hàn còn có bóng một cây mà ở trần gian nhìn lên ta thấy hình đen trên mặt trăng. Đó là cây Đan quế tức là cây quế đỏ. Theo sách Trung Hoa, cây này cao 105 mét, gốc lớn vô cùng, đường kính ước vài ba trượng. Cây sống hàng ngàn vạn năm. Gỗ và vỏ rắn như thép. Gốc cây có nhiều vết băm đổ vì quanh năm lúc nào cũng có người cầm búa bổ vào gốc cây. Đó là thằng Cuội nhưng theo người Tàu thì hắn là Ngô Cương. Xưa kia Ngô Cương đã tu tiên đắc đạo nhưng sau làm nhiều điều càn bậy trong chốn tiên cung nên bị đức Ngọc Hoàng nổi giận bắt đày xuống cung trăng, giao cho việc chặt và bóc vỏ cây Đan quế. Vỏ cây Đan quê cứng như thép nên Ngô Cương chặt không nổi. Bởi vậy cho tới ngày nay, Ngô Cương vẫn cố chặt và bóc vỏ cây. Bởi vậy người trần mỗi đêm trông lên lại thấy bóng chàng đang lúi húi ở gốc cây.
    Truyện thằng Cuội
    Ca dao có câu:
    Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
    Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời!
    Cha còn cắt cỏ trên trời
    Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
    Thằng Cuội chính là cái bóng người trên cung trăng mà người Tàu gọi là Ngô Cương và cây Đan quế, chúng ta gọi là cây Đa thần. Thằng Cuội là kẻ ?oĐi nói dối cha, về nhà nói dối chú?, suốt đời nói dối đánh lừa người. Sau cùng nó đánh lừa được một lão trượng hiền lành nên lão trượng cho nó một cây đa thần có thể dùng lá chữa bệnh người chết sống lại. Lão trượng dặn nó mang về phải luôn luôn tưới cho cây tốt tươi. Cuội nghe lời lão trượng mang cây đa về trồng ở mé Đông và dặn vợ hàng ngày phải tưới nước cho cây. Lão trượng dặn Cuội là cây Đa thần kỵ nước tiểu, trồng cây ở hướng Đông thì mọi người phải đi tiểu ở hướng Tây, bằng không cây sẽ dông lên trời mất. Về nhà Cuội vũng dặn vợ và người nhà: ?oCó tiểu thì tiểu đằng Tây, chớ tiểu đằng Đông cây dông lên trời?.
    Hàng ngày Cuội vào rừng đốn củi, ở nhà vợ Cuội vẫn tưới cây rất chăm chỉ. Cho đến một hôm vì vợ Cuội mải mê công việc khác quên không tưới cây, chợt Cuội về đến ngõ, vợ Cuội mới nhớ ra. Sợ đi múc nước tưới cây chồng sẽ nhìn thấy và mắng nên nàng chạy tới gốc cây vạch váy tiểu vào đó và đã phạm vào điều kiêng. Nàng vừa tiểu vào gốc cây, cây bỗng từ từ nhổ gốc và bay lên trời. Cuội vừa về tới nơi, thấy cây dông lên trời, sẳn có chiếc cuốc trong tay, Cuội liền móc vào gốc cây mong giữ cây lại. Nào ngờ cả Cuội và cây Đa đều bay lên cung Quảng cho tới ngày nay.
    Chẳng biết ở trên cung trăng, Cuội có nhìn thấy dưới trần gian và ngắm chúng ta không nhưng hàng năm vào ngày Rằm tháng Tám, mọi người vẫn uống rượu trông trăng và ngắm nhìn Cuội.
  10. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    Thật đau đớn khi nhận ra mình chẳng biết tẹo nào về những ngày kiêng kị? thật là..

Chia sẻ trang này