1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục tập quán Việt Nam

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi tu_huong, 14/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gun_or_rose

    gun_or_rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Tớ chỉ thắc mắc tại sao càng lớn ngày tết tớ lại bị mừng tuổi ít hơn mà rõ ràng càng lớn tớ càng biết tiêu nhiều tiền hơn chứ . Vô lí , vô lí quá ..!!
  2. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Sự tích lì xì !
    ( Sưu tầm )
    Lì xì là cách gọi theo người Hoa, nghĩa tiếng Việt là "Tiền mừng tuổi đầu năm".
    Lì xì là tục lệ có xuất xứ bên Trung Quốc từ xa xưa, phổ biến rộng khắp các nước Á Đông, đến nay vẫn còn tồn tại. Tuy về ý nghĩa đã dần thay đổi theo thời đại, nhưng đây là một nét đẹp văn hóa rất hay, đẹp khi thăm hỏi, chúc tụng nhau nhân dịp đầu Xuân, nhất là để người lớn bày tỏ sự ưu ái, thương mến dành cho trẻ con... bằng phong bao lì xì.
    Chuyện kể rằng, thưở ấy ở xứ Trung Hoa có một loài yêu quái rất thích chọc phá trẻ con, tên gọi là con Tụy.
    Đặc biệt, nó thường xuất hiện vào đêm Giao Thừa, chuyên xoa đầu trẻ con đang ngủ, khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét đến hoảng loạn, rồi sinh bệnh sốt mê man, ngớ ngẩn...
    Một đêm Giao Thừa nọ, Bát Tiên (tám vị tiên) trên đường lên Thiên Đình chầu Ngọc Hoàng, bay ngang qua phố thị, thấy con Tụy rình mò trước một ngôi nhà, sắp quấy phá một hài nhi đang ngon giấc...
    Bát Tiên hạ mây đáp xuống, báo cho gia chủ hay rằng họ sẽ đuổi con Tụy giúp họ, đoạn hóa thành tám đồng tiền, nằm quanh gối trấn giữ đầu cậu bé.
    Hào quang của Bát Tiên từ đồng tiền chiếu sáng khắp phòng, sợ con Tụy ko dám vào, các Tiên gọi người mẹ dùng giấy đỏ gói tám đồng tiền lại, đoạn giấu dưới gối hài nhi.
    Lát sau, con Tụy thò tay vào định xoa đầu trẻ... Bỗng từng chùm tia sáng vàng rực từ dưới gối xẹt bắn khắp mình mẩy con Tụy, bốc cháy. Nó hoảng hồn, bỏ chạy.
    Đuổi yêu quái xong, Bát Tiên bay về trời. Cha mẹ cậu bé mừng lắm. hôm sau đem chuyện được Tiên giúp trừ con Tụy thuật lại cho khắp xóm làng hay biết, lại chỉ cách gói 8 đồng tiền vào giấy đỏ, đặt dưới gối ra sao để đuổi con Tụy.
    Mọi người, mọi nhà có trẻ nít đều làm theo. Từ đó trở thành một tục lệ - cứ Tết đến người ta lại bỏ những đồng tiền vào phong bao đỏ cho trẻ con, cầu mong chúng luôn mạnh khoẻ, chóng lớn. Đó chính là tiền Lì xì đầu năm.
  3. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Chol- Chnam-Thmey
    Hằng năm, cứ vào đầu tháng tư dương lịch khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống, bà con Khơme các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung háo hức chuẩn bị đón một năm mới theo phong tục truyền thống.
    Thật ra lễ đón mừng năm mới Chol- Chnam- Thmey chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng 14/4 (năm nhuận bắt đầu vào ngày 13/4). Lễ hội Chol- Chnam- Thmey mang đậm nét văn hoá Phật giáo tiểu thừa: từ thời gian (gắn với Phật lịch), địa điểm tổ chức (nhà chùa), nghi thức lễ (tụng kinh, cầu phước, dâng cơm cho các vị sư sãi), và chủ tiến hành lễ (thường là các vị sư sãi) nên ngoài ý nghĩa mừng năm mới còn là lễ làm phước lớn của đồng bào Khơme. Trong ba ngày lễ hội (năm nhuận là bốn ngày), ngoài việc tham gia các hoạt động chính ở chùa, người Khơme còn tổ chức thể thao tranh tài giữa thanh niên các phum sóc như lễ giấu khăn, kéo co, cướp cờ, chọi trâu, hay đá cầu, bóng chuyền... Có nơi tổ chức văn nghệ như hát ayay, lam-thol...
    Trong năm, ngoài lễ hội Chol- Chnam- Thmey, người Khơme ở Trà Vinh còn tổ chức các ngày lễ khác như Pithi Sene-Dolta (lễ cúng ông bà); Bon OK- Om-Bok (lễ cúng trăng), Chotsima (lễ mừng xây xong chùa mới)... và hầu hết được tổ chức tại chùa, mang đậm nét văn hoá Phật giáo. Chùa Khơme ngoài chức năng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng còn là nơi giao lưu trao đổi văn hoá cộng đồng.
    Hơn 30% dân số tỉnh Trà Vinh là đồng bào Khơme, có hơn 100 ngôi chùa (nhiều ngôi được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia như chùa Ông Mẹt, chùa Âng, chùa Sam- Krông- Ek...) với kiểu hợp mái độc đáo và những hoạ tiết trang trí sặc sỡ, thường khép mình dưới những tán dầu đại thụ, trên những giống cát được phủ kín bởi những cây thốt nốt to khoẻ, xanh um.
    Trà Vinh còn là điểm dừng chân, thưởng ngoạn của du lịch với di tích ao Bà Om nổi tiếng miền Tây Nam bộ- một địa danh độc đáo gắn với nét văn hoá Khơme. Chùa Cò, chùa Dơi, biển Ba Động... cũng là những điểm du lịch khá lý tưởng nếu như chúng được khai thác, kết hợp tổ chức một cách đúng mức và khéo léo vào những dịp lễ hội truyền thống.
    Về Trà Vinh khi những hạt mưa đầu mùa lất phất bay, khi những tán lá thốt nốt vừa vươn mình thay lá, khi bông băng lăng vừa trổ tím góc sân chùa... du khách có dịp biết đến những nơi mà phồn hoa chưa từng chạm tới để đắm mình trong không khí lễ hội Khơme độc đáo đầy màu sắc tín ngưỡng và để ngắm các cô thiếu nữ Khơme duyên dáng trong điệu múa lam-thol...
  4. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    HIếu đạo
    Đạo hiếu là gì?
    Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?
    Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lược bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
    Đọc bài "Đạo hiếu" của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn "Đất lề quê thói"- NXB Đồng Tháp) cùng với một số bài nói về lễ Mừng lão,Yến lão, tôi rất nhất trí và không lặp lại, chỉ xin nói thêm vài lời.
    Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu.
    "Hiếu" là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các em đã hiểu: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.
  5. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    cưới hỏi
    1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?
    Ðây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.
    Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).
    Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!
    Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người Á ĐÔNG nói chung, Nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.
    Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.
    Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi. Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con họ hàng ở quê thì tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ còn cảm thấy chướng mà phật ý.
    2. Mối lái là gì?
    Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau" "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng. Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng:
    "Ðàn ông thì chớ Phan Trần,
    Ðàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"
    Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: "Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi"...Nếu không có "Nhà băng đưa mối" thì nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê.
    Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu:
    ..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quýt", quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng "Mối lái đèo bòng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo hoá"...
    (Trích "Văn tế sống người con gái" - Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu TKXX).
    Ở xã hội mới cũng cần có bà mối, bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. trong tương lai, có lẽ vai trò của bà mối là những phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Ðài truyền thanh truyền hình, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người độc thân...
    . Lễ vấn danh có ý nghĩa gì?
    "Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi). Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai.
    Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Ðến làm lễ vấn danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì thôi.
    Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng có môn đăng hộ đối hay không, có hợp tuổi hay không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu kỹ "Công, dung, ngôn, hạnh" (thường là các gia đình gia giáo). Chẳng những các chàng trai, trước khi cưới chưa biết mặt vợ, mà có những ông bố chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng không biết mặt con dâu, do đó trong gia đình sau này mới xảy ra nhiều chuyện oái oăm:
    -"Cảm ơn ông bà thương đến, tôi xin đồng ý gả, nhưng xin thưa chuyện trước: con tôi mồm mép chẳng bằng ai!"
    Tưởng như vậy là mình tìm được con dâu hiền hậu, không đanh đá chua ngoa, ai ngờ cưới về mới biết con dâu sứt môi!. Nhưng đã nhỡ việc, biết tính sao?
    Lại có trường hợp đánh tráo: Khi đi hỏi thì cho thằng em nhanh nhẹn và "sạch mặt" hơn đóng vai chàng rể, đến khi cưới thì lại cưới cho thằng anh đần độn, xấu xí. "Miếng trầu để dâu nhà người", biết tính sao đây? Dầu sao cũng mang tiếng một đời chồng.
    . Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không?
    Ðối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh", "Tìm nơi có đức gửi thân", ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền. Thời nay, một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đường, đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả "Ngọn nguồn lạch sông"!!!Ðành rằng cũng có trường hợp "Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên", song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến.
    "Tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ.
    "Cha mẹ hiền lành để đức cho con","Ðời cha ăn mặn, đời con khát nước". Con người sinh ra lớn lên do nhiều yếu tố xã hội chi phối, nhưng nam nữ thanh niên mới lớn lên, trường đời chưa từng trải, giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng và chủ đạo. Hôn nhân là việc hệ trọng, tác động cả đời, mà con người rất dễ mù quáng trong tình yêu. Qua tuần trăng mật không phải mọi việc trong quan hệ vợ chồng đều suôn sẻ. khi có những việc khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, ai cũng muốn tìm điều hay lẽ phải để giải quyết cho thoả đáng. Lúc đó cần dựa vào "Tông", vào họ hàng, tìm những tình cảm chân thành và tri thức đúng đắn.
    "Môn đăng hộ đối", tức là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng.
    Ngoài ra còn một yếu tố nữa: Tính đến gien di truyền.
    Ngày xưa trong một vài hoàn cảnh đặc biệt có ông chồng thoả thuận ngầm với vợ đi "Xin nòi". Xin lưu ý: những người đàn bà đó không thuộc loại lẳng lơ đâu - ta cũng chỉ cần biết nói nhỏ với nhau thôi và nhấn mạnh "Hoàn cảnh đặc biệt"!
    . Tục thách cưới hay dở ra sao ?
    Ðã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng cho nam nữ thanh niên, nhưng luật tục còn gò bó, trói buộc. thách cưới cũng là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngay thời trước cũng đã có câu: "Giá thú bất luận tài". Ðáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình, nhưng gặp phải một vài bà cô, ông bác bên nhà gái khó tính, thách cưới nào quần áo, nón dép, nào rượu bánh cau trầu, che thuốc, nào nếp tẻ, lợn gà, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, lại còn tính đủ cỗ dâu cỗ cưới bao nhiêu mâm, nên nhà trai phải bỏ cuộc. Cũng có đám nhà trai phải chạy ngược chay xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ; song, ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.
    Cũng có trường hợp, nhà gái túng thiếu không đủ tự lực cung cấp cho đủ cái lệ làng "Trả nợ miệng", đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp, bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần và sau khi thành thân còn cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu, cho rằng con mình dở duyên rồi, nên phải cho không.
    "Hay ít" là để dành cho những gia đình có học thức, không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương với ý đồ chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con mình còn được "Lọng anh đi trước võng nàng theo sau" chứ không đến nỗi phải rơi vào những anh chàng "Vai u thịt bắ Tiền nạp theo (hay treo) là gì?
    Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Ðầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng. Ðể đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng...Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén. Ðã hơn nửa thế kỷ, lệ này bị bãi bỏ rồi. Thanh niên ngày nay chỉ còn thấy bóng dáng của tiền cheo qua ca dao- tục ngữ.
    - Nuôi lợn thì phải vớt bèo
    Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
    - Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
    - Ông xã đánh trống thình thình
    Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
    - Lấy chồng anh sẽ giúp cho
    Giúp em...
    Giúp em quan tám tiền cheo
    Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
    Thật quá cường điệu, Chứ tiền cheo không thể vượt quá tiền cưới.
    p" nơi "Nước mặn đồng chua"
    . Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?
    Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa các cụ chẳng biết yêu đương là gì, lấy vợ lấy chồng thì sinh con đẻ cháu, chứ mấy ai được hưởng hạnh phúc. Họ không bỏ nhau chẳng qua do lễ giáo và phong tục xã hội trói buộc. Trai làm nên năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên chức tiết một chồng. Chỉ có người đàn bà phải cam chịu thiệt thòi bị giam lỏng chứ đàn ông không ưng vợ này thì lâý thêm vợ khác, chẳng cần phải ly hôn với vợ cũ.
    Tất nhiên trong chế độ cũ cũng như mới, không ai khuyến khích việc ly hôn. Có những trường hợp quan hệ vợ chồng gặp nhiều trắc trở, nhưng vì nghĩ đến tương lai của con cháu hoặc vì nguyên cớ này, lý do nọ, họ đành chấp nhận nỗi thiệt thòi chung sống vì phận sự, mà thiếu tình yêu. Không phải mọi trường hợp ly hôn đều đáng chê trách. Ngược lại có những vụ án sử ly hôn được coi như trận thắng giải phóng cho cả hai bên. Ly hôn lại trở thành cơ sở tái tạo hạnh phúc. Vậy ta không nên có thái độ nhìn nhận quá khắt khe đối với mọi trường hợp ly hôn.
    Tuy nhiên, ngày xưa các cụ thường có một câu "Một ngày là nghĩa", thời nay quan hệ xã hội mới càng thêm tươi đẹp, vậy nên đôi vợ chồng sau khi chia tay chớ nên coi nhau như thù địch, cho dù duyên không ưa, phận không đẹp, và nên coi nhau như bạn bè. Bạn bè có thân mà có sơ, vậy nên nhắn những ai sau này là đối tượng của người vợ hay người chồng đã ly hôn chớ có ghen bóng ghen gió.
    Còn con cái, do tình trạng ly hôn, tái thú, tái giá, nên trong một gia đình có cả con anh, con tôi, con chúng ta. Chúng nó đối xử với nhau hoà thuận là hiếm, mâu thuẫn với nhau là phổ biến. Ðiều đó đòi hỏi người làm cha làm mẹ, làm dì ghẻ, bố dượng phải thu xếp sao cho công minh, êm thấm mọi bề.
  6. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, có thực mới vực được đạo, trời đánh còn tránh bữa ăn. Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị.
    Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thoáng, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến khăn, nón, thắt lưng.
    Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên.
    Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.
    Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
    Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...). Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần: phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn, phần hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.
  7. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    BÀN VỀ CHỮ "PHONG TỤC"

    "Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, ?TTục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội....
    Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
    Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
    Một cuộc cách mạng có thể thay đổi chính thể nhanh chóng, tiếp theo sau hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân theo. Vì tục hay thì nhiều người bắt chước nhau làm, tục dở nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần.
    Bản thân các phong tục cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn mãi giữa cái cũ và cái mới. Ngay như quan niệm về thẩm mỹ cũng luôn biến đổi. Ví dụ, cái búi tóc của nam giới rõ ràng là lạc hậu song cũng phải qua quá trình đấu tranh lâu dài mới mất đi, nhưng bộ răng đen của nữ giới ngày xưa được ca tụng là đẹp, là duyên dáng, mấy năm sau Cách mạng Tháng Tám chẳng ai bắt buộc gò ép mà tự nhiên biến mất nhường chỗ cho hàm răng trắng.
    Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới hiện nay, không phải chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hoá. Có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìmnhững phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở.
    Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của đông đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Suy rộng ra phong tục cũng vậy, phục hồi và phát huy thuần phong tục, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, hoan nghênh; phục hồi làm sống lại những đồi phong bại tục sẽ bị xã hội lên án.

Chia sẻ trang này