1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phỏng vấn đạo diễn phim "Hạt mưa rơi bao lâu ?" (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi 1inbox, 31/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1inbox

    1inbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn đạo diễn phim "Hạt mưa rơi bao lâu ?" (*)

    chị đoàn minh phượng là người viết kịch bản, nhà sản xuất và cùng với em trai đoàn thành nghĩa đồng đạo diễn phim truyện nhựa "mưa" (hạt mưa rơi bao lâu ?). được biết năm 1998, chị đã nhận giải "truyện ngắn hay nhất" của báo tuổi trẻ chủ nhật.

    -------------------------

    từ viết văn chuyển sang làm phim, chị thấy có khác không ?

    bây giờ tôi đã biết là quá khác nhau. đa số người viết, nhất là những người vừa viết văn vừa làm thơ, đều thích tĩnh từ hay trạng từ.

    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mác biết là về đâu


    Đó là thơ. phim mình phải gạch bỏ chữ buồn, chữ man mác, chữ biết là về đâu. mình đặt cô kiều ngồi trên ghế ở lầu ngưng bích, và cô ấy trông, chứ không phải buồn trông. xong mình quay ống kính xuống ngọn nước chứ không phải quay nước mới sa và quay hoa trôi, chứ không phải trôi man mác. còn biết là về đâu thì mình không quay được.

    rồi mình hy vọng người xem sẽ thấy cô kiều buồn, thấy hoa trôi man mác. mình hy vọng vậy thôi chứ mình không bảo người xem rằng, cô kiều đang buồn và hoa đang trôi man mác được. nếu người xem hoa trôi mà không tự hỏi hoa trôi biết là về đâu thì phim mình thất bại.

    tại sao cô kiều chỉ trông chứ không buồn trông. chị có thể nói diễn viên buồn trông được chứ ?

    có đôi lần tôi nói với diễn viên hãy buồn trông. nhưng đó là giới hạn tôi có thể đi xa nhất khi nói với diễn viên về tâm trạng của nhân vật trong một khoảnh khắc nào đó. tôi không dám nói với diễn viên hãy nhìn một cách nồng nàn hay đam mê hay xa vắng. vì ở ngoài đời, người ta không nhìn nhau một cách nồng nàn hay xa vắng : người ta giấu đi tình cảm của mình.

    có khi ngồi rất lâu ở một quán cà phê, nhìn bao nhiêu người, tôi không thấy ai đau khổ hay xa vắng, tôi không biết tình cảm của họ. đâu phải họ không có một câu chuyện, một tâm trạng. nhưng họ không có lý do để lộ tâm trạng họ ra. trong phim cũng vậy. Tôi nghĩ tôi không nên lạm dụng tĩnh từ.

    phim cũng có ngôn ngữ để nói lên tâm trạng ?

    dạ đúng. diễn viên, khung hình, góc máy, màu sắc, ánh sáng, tiếng động, âm nhạc ... người làm phim có tất cả những thứ ấy để nói lên tâm trạng. nhưng bởi có quá nhiều thứ trong tay nên tôi phải cẩn thận. nguyễn du chỉ có "hoa trôi man mác" mà nó gợi lên bao nhiêu tình cảm không có biên giới. vì thơ là tâm nhiều hơn là cảnh, và chữ trong thơ gợi nhiều hơn là tả. người ta tận hưởng chữ man mác của nguyễn du bằng kinh nghiệm và bằng trái tim của chính họ, chứ nguyễn du không áp đặt nỗi buồn của ông lên một người chưa biết buồn.

    nếu tôi không hiểu điều đó và dùng tất cả những gì mình có trong tay thì người xem sẽ bị bao vây bởi âm thanh, hình ảnh, tình cảm ... cùng một lúc được tính toán, sắp đặt chi tiết. Người xem còn đâu khoảng trống để hiểu và cảm câu chuyện bằng trí tưởng tượng và tình cảm của mình một cách riêng tư và duy nhất.

    năm 1915, nhà phê bình nghê thuật walter eaton đã viết : "phim mang một sự hiện thực kinh khủng, nó lập tức làm mờ nhạt trí tưởng tượng và làm tan hoang mọi lãng mạn mơ màng của nghệ thuật". bao nhiêu thế hệ làm phim đã cố gắng chứng minh eaton nói không đúng.

    nhưng không đúng không có nghĩa là sai. ông đã làm cho tôi hiểu rằng, trong phim, trí tưởng tượng của người xem là điểm chính chứ không phải sự mô tả tỉ mĩ của người làm phim.

    xin cảm ơn chị.



    am ur inbox
  2. 00si

    00si Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    cái vụ này rắc rối à nhe ! thời buổi bây giờ xem phim phải dễ hiểu, nhanh gọn, đâu có thời giờ mà suy nghĩ, phân tích và tưởng tượng. có thể quí bạn giải thích rõ hơn ?
    điệp viên 00 thấy

Chia sẻ trang này