1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong van Liu Quo Liang (Luu Quoc Luong-HLV truong tuyen TQ)

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi checkmilu, 23/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. checkmilu

    checkmilu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    LIU GUOLIANG TALKS ABOUT HIS GAME
    (Chung?Ts Notes: This interview took place after the Qatar Open, and was published in the May and June 2002 issues of Table Tennis World. The reporter asked Liu Guoliang for advice that could help the amateur player. The reporter is Li Kefei.)

    Reporter: If you are facing someone whom you have never played before, how would you find out his weaknesses in the shortest time?

    LGL: First take a look at his racquet and the rubbers he uses. Is it pips-out, inverted or long-pips? Shakehands or penholder, left-handed or right-handed? Keep in mind that your opponent is also not familiar with your style. You should try to play your game, and do the things that you do well; you can then gain the initiative, and can more clearly observe the other?Ts weakness. If you play passively, by the time you find out about your opponent, you may be well on your way to losing the match.

    Look at your opponent?Ts style. Every style has its weakness, so there is a basic way to play against every style, and that?Ts the starting point. Left-handed players in general do not like to be moved from side to side. Every left-hander is afraid of this strategy, so that?Ts what you should use. Some left-handers do better than others. If you place the ball to his forehand, and he is strong on that side, then he probably would be weaker on the backhand. If his forehand is not particularly strong, but his backhand is very quick with excellent placements, then his backhand is his strength. Let?Ts look at the right-handed shakehanders. In general, shakehanders are not as good with short balls, especially those placed to the middle and slightly on the forehand side. They are weaker than penholders in this respect. So this is where you want to attack to create openings. In a forehand vs. forehand rally, the usual line of play is crosscourt vs. crosscourt. When you play backhand vs. backhand, if you feel that you can keep it up, then your opponent is relatively weaker on the backhand. If you feel like you are struggling, then you should try to move the ball to the middle, or to his forehand side. Shakehanders are slower with balls to the middle, so you should try to place balls there, then suddenly attack the two sides. Penholders are usually weak with balls that are wide to their backhand, so they are afraid of placements that alternate from forehand to backhand. In general, try to do things that you normally do well, and test your opponents that way.

    R: How do you decide what serves to use?

    LGL: If you are unfamiliar with each other, then you should use your most effective serves. Let?Ts say you have a good sidespin serve, then that?Ts what you use first. If you serve your sidespin serve, and you find it hard to open your attack or gain any advantage, then you could try a spin/no-spin serve, or a backhand serve. Some people are good returning side-spin serves, but weaker with spin/no-spin serves. So even though your best serve is side-spin, your opponent may be great in returning that serve. Perhaps he would be weaker returning a different serve, and that?Ts what you should try, even though that may not be your best serve.

    R: You normally serve side-top and side-bottom serves, and not many spin/no-spins. Is that true?

    LGL: Yes. Ma Lin uses the spin/no-spin serve much more than I do, and that?Ts because we have different styles. Ma is better with opening the forehand attack, and he also has better footwork. In general, when you serve spin/no-spin, the returns are not very high-quality, so it is a little easy to attack. My style is more "vicious", and my side-spin serves have a great range of spins. The opponent has to be very careful with the return. I get more direct points from my serves, but if an opponent handles that correctly, it is very difficult for me to open the attack.

    R: Our researchers like Dr. Zhang have compiled a lot of statistics on our opponents, and they have come up with analyses of their strengths and weaknesses. They have recommendations on how to return each of their serves, or what strategies to use against them. When you are on the court, do you follow their suggestions?

    LGL: Those analyses are quite accurate, and are in general very good to have. But you cannot simply rely on them. The exact strategy depends on the players. For example, they have very detailed analyses of Waldner?Ts style, and in general those match our experiences. But Kong plays Waldner very differently than the way I play Waldner. You can almost say we have entirely opposite approaches. Waldner has good variations, and Kong is very "all-round". So in general Kong would try to play a simple game against Waldner. If out of ten balls, 8 of them are very alike, then Kong would definitely win that match. If out of ten balls, 8 of them are different, then Kong is in trouble. But it is different when I play Waldner. Perhaps out of ten balls, all of them will be different. When the styles are closer, the match depends on who executes better, and who has more pronounced specialties. I first match my strength against his strength, and if that does not work, then I have to match my weakness against his weakness. My weaknesses are my overall skills and power, and my rallying abilities. Those are also Waldner?Ts weaknesses. Sometimes I have to force Waldner to play his weaker game. So every one is a little different. If Kong were to play a rallying game with Wang Liqin, he would be at a disadvantage. But Kong has excellent feel, and his ability to vary tactics is much stronger than Wang. So when he plays Wang, he has to keep varying the shots. If out of 10 balls, 8 of the them are the same, then Kong would be at a disadvantage against Wang.

    R: You have very high quality serves. You play pips-out, but tests have shown that your serves have more spin than the average among national team members. Can you share with us your knowledge?

    LGL: You have to practice a lot on serves, and I also have a little talent in this area. Kong has outstanding skills, and yet his serves are very "amateurish". He could shore up this weakness by developing other skills. He practices serves every day, but his natural talent is less. He also practices his basic skills every day, and he has a great foundation in basics. I feel that I can learn things fast. Partly that is because I like to really study things, and partly it is because I have some talent in understanding spins. I actually practice less on my serves than my teammates do. A lot of my serves I learn from others. For example, if you are not good returning someonê?Ts serves, then you should try to learn his serves. In the beginning, they may not be as spinny, but after a while, you realize that other people are having trouble returning those serves. Perhaps you can now execute those serves better than the original server, and those serves have become yours. Kong probably has spent less time thinking about serves; his time is spent thinking about how to integrate his backhand with his forehand. So each person has his/her own specialty. When I have good serves, I can fully exploit the advantages of my 3rd-ball attacks. Kong may feel that it?Ts more important to play a solid all-round game.

    R: When you mix your side-top with side-bottom spins, how do you confuse the receiver?

    LGL: I use my left arm for concealment, and I also rely on the angle of the blade and faked movements before and after the serve. I hide the contact point in my service with my left arm, and after contact there is some follow-through motion. It is best if the follow-through is the same for different kinds of spins, or if that could appear opposite to the actual spin. That is, after a side-top spin serve, the follow-through should go downwards, like that of a side-bottom spin serve. Or have the follow-through after a side-bottom spin serve look like that of a side-top. I think I can impart the same spin with several sets of service motions. For example, I can serve a side-bottom spin serve by having the follow-through motion go upwards, go downwards, or be stationary. This makes it hard for the receiver to judge spin. When he cannot see the contact, he would judge from your follow-through or fake motions. Some players always finish their side-top spin serves with an upwards motion: that makes it very obvious what spin is on the serve. Some would serve better: the blade will go down again after the upwards motion. Why couldn?Tt everyone do that? Because some players cannot put sufficient spin on the ball if they were to use a fake follow-through.

    R: Your serve motion is different from that of other players: you really lower your center of gravity a lot, and you have a large waist twist.

    LGL: Yes, because the serve is not only a hand motion: it requires the whole body to work together. I focus my whole body?Ts power into that instant when I contact the ball. If you only use your hand (arm), your serves will be less spinny, and you can easily serve too long when the game is on the line. I lower my center of gravity because the lower you contact the ball, the faster is the serve. But then there is a higher risk that the serve may hit into the net also.

    R: In 21-point games, the serve rotation is made up of 5 serves. How do you decide which combination of serves to use?

    LGL: That would depend on who is the opponent, what serves he has trouble with, and what is his tendency in returning serves. If he is not good with flips, then you should serve more side-top or no-spin serves to give yourself more chances to attack. If he has a tendency to flip, or if he pushes worse than he flips, then you should serve more side-bottom spin serves. You should have a set of 5 serves thought out, and sometimes you have to guess what your opponent would try to do. For example, if he receives two serves too long, he may guess that the next one is also a side-top. So you should try a side-bottom spin next. But another player may return your serves the same way, so you need to know his tendency. Let?Ts say he pushes your first serve off the table. He pushes your second serve again, and it is either long or too high. On your third serve he still pushes it. Then you know that this player is a little stubborn, or perhaps he does not know how to flip. Another player can be quite different. If he pushes your first serve long, he may flip your second serve. You would know that this player likes to vary his shots, and you should mix up your serves accordingly.

    R: How do you play the critical points? When you are behind 18-20 (21 point games), what would you do?

    LGL: That depends on what happened on the previous 38 points. I would try to vary my tactics. If I have service, I would generally choose one of two serves: an aggressive serve like a side-top or a deep serve so that I can win the point outright or start attacking the return, or a safe serve like a side bottom with lots of spin. I usually use one of these two serves rather than a neutral serve.

    R: When you are leading, do you play more aggressively?

    LGL: That depends on how much I am leading by. In the 21-point games, if I have an 8 point lead or more, I may not use some of my serves. I would save the more effective serves until the next game, so that my opponent would not get used to them. If my lead is small, like 3 or 4 points, then the game is still close, and I do not need to be overly aggressive, since that could lead to errors. If you lose your lead, you would be have more mental pressure. When you are behind, then it is no good to play safe, since if you exchange points with your opponent you would still lose. That is when you need to be aggressive. Your opponent would play the same way, so when you are ahead, you have to stop your opponent?Ts aggressive attacks.

    R: Now that we are playing 11 point games, do you have a good feel for the new format yet?

    LGL: I am still a little unadjusted. In the past I have an established set of 5 serves: after the first two, the next three will almost be automatic. Now that the rotation is made up of 2 serves, I have to rethink my serve-and-attack strategy. When you first serve was returned well by your opponent, there is more pressure on your second serve.

    R: Have you considered linking several serve rotations together, like maybe 3 rotations? Or are you only thinking about the two serves in a rotation?

    LGL: I would consider the two serves. Now it is difficult for me to try to link 2 or 3 rotations together, because your opponent?Ts serves are in between. In 21-point games, if the score is 8-7, you may miss on your first two points, and you can still catch up to 10-10 by serving the next 3 well. In 11-point games, if the score was 7-7 and you don?Tt serve your two serves well you are behind 7-9. Now your opponent serves, and he can close out the game and you would not get to use the other serves that you might have planned out if you were to link 2 or 3 rotations together.

    R: You have faced Waldner so many times. Can you share with us your strategies?

    LGL: This is a little difficult to explain, because you have to be at a certain level before you can appreciate this. Basically we are both familiar with each other?Ts strategies, but on the court there will be variations. When he changes tactics, or better still, before he changes tactics, it will be great if you can see that right away. Don?Tt wait till he wins several points, or worse, a couple of games, before you realize what he is doing differently. At this high level, if he has been placing the balls to your backhand, and suddenly he goes after your forehand, that would not be a random change. There would be a reason behind that change; the first time he does that you may not think too much about it, but the second one he does that you should know that he is trying to move to your forehand. In general, if he places several ball to your backhand, and you successfully step around to attack them, you should guess that he will try to hit your forehand. So during a match, the tactics keep changing, and you need to adapt to his changes.

    R: When you are receiving serves and you cannot tell the spin, would you assume it is top-spin, or back-spin?

    LGL: If you cannot tell whether it is top or back spin, you lose the point if you guess wrong. So first of all you should try hard to see what spin it is. If you really cannot tell, then you would base your guess on the previous serves. In the last 10 serves, how many did you miss long, and how many did you hit into the net? Hopefully it is not 5-5. If 7 of the 10 were too long, or maybe 5 were long and 2 were pop-ups, then your opponent probably serves side-top better, or more frequently. When you could not see clearly, and you return the serve into the net a couple of times, then you should know that those serves that you could not see clearly are probably back-spin serves. Some players keep returning serves into the net because they don?Tt try to remember the previous serves.

    R: The professional players seem to remember serves better.

    LGL: There are exceptions. Missing several serves in a row is an experience. The younger players may not have this experience. They think that a serve is top spin, and they flip the ball and it goes into the net. Next time, they flip again and the ball goes into the net. You would need to think before receiving. Perhaps the opponent in very good in disguising a back-spin serve as a top spin serve.

    R: We say that we cannot play to our opponent?Ts rhythm. We should set the rhythm. How do you achieve this in a match?

    LGL: First of all I have more tactics, and then my first-three-balls are stronger. So the opponent will play to my 3rd ball attacks. Of course he would try to reverse that. Everyone knows that I am weaker in rallies. But it is not easy to stop my 3rd-balls. The key is serve reception. He would be at a disadvantage if he cannot judge my serves well. Also, I have a tight receive game. If I can seize the initiative then he cannot get into the rallying phase: I would be attacking and he would be defending. Every player is different. A player like Kong or Wang would rather see everyone serve the same way. Out of 10 points, he would have at least one more than what you can win. A player like me would like to put in as much variations as possible. Out of 10 points, 7 or 8 of then should be played differently. I try to confuse my opponents, and make them feel very awkward.
  2. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    trinh độ tiếng Anh cua em kem lắm mà bác chơi toàn TA thì em đọc làm sao được!
  3. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Bài phỏng vấn Lưu Quốc Lượng do checkmilu đăng cũng có nhiều điểm thú vị => tui xin mạo muội dịch đại khái (cho những bạn bị kẹt tiếng Anh):
    -------------------------
    LƯU QUỐC LƯỢNG NÓI VỀ ĐẤU PHÁP CỦA ANH
    (cuộc phỏng vấn này là sau giảI Quatar mở rộng. Người phóng viên (Li Kefei) hỏi LQL vài lời khuyên cho các tay chơi nghiệp dư (chơi tài tử))
    Hỏi: nếu anh với 1 đấu thủ mới gặp lần đầu, làm sao anh tìm được điểm yếu của đấu thủ được nhanh nhứt ?
    Đáp: đầu tiên mình nhìn vào vợt & loại mút đối phương xài. Mút gai, mút thường hay gai dài ? Họ cầm vợt dọc (cầm thìa) hay cầm vợt ngang (cầm dao), tay trái hay tay phảI ? Nhớ là đối phương cũng không quen với lối đánh của mình. Mình nên chơi theo lối của mình, xài những cú mà mình đánh tốt, lúc đó mình có thể nắm chủ động, và thấy rõ hơn điểm yếu của đối phương. Nếu mình chơi thụ động, tới khi mình hiểu được lối đánh của đối phương thì có thể đã muộn (có thể đang thua te tua)
    Hãy nhìn cách đánh của đối phương. Mỗi cách đánh đễu có chỗ yếu, do đó mỗi lối đánh đều có 1 lối đánh cơ bản để chống lại, mình cần bắt đầu từ đó. Người đánh tay trái nói chung không thích (bị dồn) di chuyển qua lại. Mọi người chơi tay trái đều kỵ chiến thuật này, do đó mình nên áp dụng nó. Vài người chơi tay trái tốt hơn nhưng nguời (chơi tay trái) khác. Nếu mình đưa banh qua phía tay phải của họ và thấy họ mạnh bên này, thì bên trái của họ có thể yếu hơn. Nếu bên phải của họ không mạnh lắm, nhưng bên trái lại rất nhanh vã điểm rơi xuất sắc thì bên trái là điểm mạnh của họ. Hãy thử coi 1 đấu thủ cầm vợt ngang tay phải. Nói chung người cầm vợt ngang không giỏi về banh ngắn, đặc biệt nếu điểm rơi là giữa bàn và nhích 1 chút về bên thuận tay. Họ yếu hơn người cầm vợt dọc ở điểm này. Do đó đây là chỗ mình muốn tấn công để mở màn. Trong 1 chuỗi thuận tay đối thuận tay (đôi công !?), thông thường sẽ là chéo bàn đối chéo bàn. Khi mình chơi nghịch tay đối nghịch tay, nếu mình cảm thấy là có thể chịu đựng được, tức là đối phương tương đối yếu bên nghịch tay. Nếu mình cảm thấy chật vật, thì nên đưa banh về giữa bàn, hoặc về bên thuận tay của đối phương. Người cầm vợt ngang chậm hơn nếu banh ở giữa bàn, mình nên đưa banh vô chỗ này, rồi bất chợt tấn công về 2 cánh. Người cầm vợt ngang thường yếu với banh xa bên nghịch tay, thành thử họ kỵ banh lật từ cánh thuận sang nghịch tay. Nói chung, ráng chơi những cú mà mình chơi tốt, và thử coi đối phương chơi những cú đó ra sao.
    H: Anh quyết định giao banh ra sao ?
    Đ: nếu 2 bên không quen lối đánh của nhau, thì mình nên xài giao banh mà mình giỏi nhứt. Nếu mình giỏi giao xoáy ngang, thì nên xài cú này trước. Nếu mình thử giao xoáy ngang rồi, mà thấy không thể tấn công hay giành lợi thế, thì có thể thử giao xoáy/không xoáy hoặc giao nghịch tay (không biết chỗ này người phỏng vấn có ghi lộn không; chữ trong bài tiếng Anh là backhand (= nghịch tay); nhưng có lẽ là backspin (= xoáy xuống)). Vài người giỏi trả banh giao xoáy ngang, nhưng yếu hơn nếu banh giao xoáy/không xoáy. Do đó cho dù mình giỏI giao xóay ngang nhứt; đối phương có thể trả banh giao xoáy này tốt. Có thể họ sẽ trả banh giao xoáy khác dở hợn mình nên thử giao banh lối khác, cho dù mình không giỏi giao lối đó nhứt.
    H: anh thường giao xoáy ngang-lên và ngang-xuống, chứ không giao xoáy/không xoáy ?
    Đ: Đúng. Ma Lin (Mã Lâm ?) xài giao xoáy/không xoáy nhiều hơn là tôi, và đó là vì lối chơi khác nhau. Mã giỏi hơn với cú tấn công khởi đầu bên thuận tay, và di chuyển cũng tốt hơn. Nói chung, nếu mình giao xoáy/không xoáy, cú trả về sẽ không có chất luợng cao, do đó mình dễ tấn công hơn 1 chút. Lối đánh của tôi thì "hiểm" hơn, và cú giao xoáy ngang của tôi có độ xoáy rộng hơn. Đối phương của tôi phải rất cẩn thận khi trả giao banh. Tôi được điểm từ ngay cú giao banh nhiều hơn, nhưng nếu đối phương trả giao banh đúng lối, thì rất khó để tôi tấn công .
    H: Các nhà nghiên cứu của chúng ta như TS Zhang (Trương ?) đã làm rất nhiều thống kê về đối phương của chúng ta (các đấu thủ nước ngoài ?) Và họ đã có những phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của các đấu thủ này. Họ đã có những lời khuyên về cách thức trả cú giao banh của các đấu thủ này, cùng các chiến thuật chống lại các đấu thủ này. Anh có theo những lời khuyên này khi lâm trận không ?
    Đ: Những phân tích đó là hoàn toàn chính xác, và nói chung là rất tốt. Nhưng không thể chỉ đơn giản dựa vào đó. Chiến thuật cthực sự còn tùy vào từng đấu thủ. Ví dụ họ có những phân tích tỉ mỉ về lối đánh của Waldner, và nói chung là phù hợp với với kinh nghiệm của chúng tôi. Nhưng Kong (Khổng Linh Huy ?) đánh với Waldner khác với tôi đánh với Waldner. Có thể nói chúng tôi có lối ứng phó khác nhau. Waldner chơi biến hoá rất giỏi, và Khổng tấn công rất là đều (all-round). Do đó nói chung Khổng sẽ ráng chơi đơn giản để chống lại Waldner. Nếu cứ trong 10 cú, mà 8 cú rất là giống nhau, thì Khổng chắc chắn sẽ thắng ván đó. Nếu cứ trong 10 cú, mà 8 cú là khác nhau, thì Khổng đang gặp rắc rối. Nhưng khi tôi chơi với Waldner thì lại khác. Có thể là cứ trong 10 cú, 8 cú là khác nhau rồi. Khi 2 lối đánh tương tự nhau, kết qủa sẽ tùy vào ai chơi tốt hơn, và ai có những cú "tủ" nổi bật. Tôi sẽ thử đầu tiên điểm mạnh của tôi với điểm mạnh của anh ta, và nếu không thành công, tôi sẽ phải thử điểm yếu của tôi với điểm yếu của anh ta. Điểm yếu của tôi là kỹ năng tổng quát, sức mạnh, và khả năng đánh nhanh đều tay (rally). Đó cũng là những điểm yếu của Waldner. Đôi khi tôi phải ép Waldner chơi với những điểm yếu của anh ta. Vì vậy mỗi người có khác nhau 1 chút. Nếu Khổng phải đánh nhanh đều tay với Wang Liqin (Vương Lệ Cần ?) thì Khổng sẽ gặp bất lợi. Nhưng Khổng có cảm nhận sắc sảo hơn, và khả năng thay đổI chiến lược giỏi hơn Vương. Do đó khi chơi với Vương, Không phải luôn thay đổi các cú đánh. Nếu cứ trong 10 cú, mà 8 cú là giống nhau, thì Khổng sẽ bất lợi so với Vương.
    H: Anh có cú giao banh rất là hiểm. Anh xài vợi gai, mà các lần trắc nghiệm cho thấy cú giao banh của anh xoáy trên mức trung bình của đội tuyển quốc gia. Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi được không ?
    Đ: Bạn phải luyện giao banh rất nhiều, và tôi có chút khiếu trong chuyện này. Khổng có những kỹ năng vượt trội, nhưng cú giao banh của ảnh rất thường. Anh có thể bù đắp điểm yếu bằng cách nâng cao những kỹ năng khác. Ảnh luyện giao banh mỗi ngày, nhưng ảnh có có khiếu nhiều. Ảnh cũng luyện những kỹ năng cơ bản hàng ngày, và ảnh rất vững những kỹ năng cơ bản. Tôi cảm giác là tôi học các thứ rất nhanh. Một phần là tôi rất thích học hỏi, phần khác là tôi có chút khiều về hiểu biết xoáy. Thiệt sự thì tôi tập giao banh ít hơn các bạn đồng đội. Nhiều cú giao banh tôi học dược từ những người khác. Chẳng hạn, nếu mình không trả cú giao banh của 1 người nào đó tốt, thì hãy ráng học cú giao banh đó. Lúc đầu, cú giao banh đó sẽ không xoáy lắm, nhưng sau đó, bạn sẽ nhận thấy những người khác gặp khó khăn khi trả cú giao banh đó. Có thể là lúc đó bạn giao cú đó còn giỏi hơn người ban đầu, và cú giao banh đó trở thành cú giao banh của bạn. Khổng có lẽ dành ít thì giờ hơn nghĩ về giao banh, ảnh nghĩ nhiều hơn về cách kết hợp các cú nghịch tay với các cú thuận tay của ảnh. Mỗi người có chỗ đặc biệt riêng. Khi tôi có các cú giao banh tốt, tôi có thể khai thác hết mức lợi thế cho cú tấn công kế tiếp (3rd-ball attack). Khổng có thể cảm thấy chơi tấn công đều khắp là quan trọng hơn.
    H: Khi anh xen các cú giao xoáy ngang-lên với các cú giao xoáy ngang-xuống, làm sao anh có thể đánh lừa đối phương ?
    Đ: Tôi xài cánh tay trái để che banh, và tôi cũng dựa vào góc của mặt vợt và động tác giả trước và sau khi giao. Tôi xài cánh tay trái để che điểm chạm banh khi giao banh, và sau khi chạm banh thì có đà/trớn tay (follow-through). Tốt nhứt là có đà/trớn tay giống nhau cho các cú xoáy khác nhau, hoặc là có vẻ ngược với xoáy thực sự. Có nghĩa là, sau 1 cú giao xoáy ngang-lên, đà/trớn tay nên đi xuống giống như là trong 1 cú giao xoáy ngang-xuống. Hoặc là đà/trớn tay sau 1 cú giao xoáy ngang-xuống trông giống như sau 1 cú giao xoáy ngang-lên. Tôi nghĩ là tôi có thể tạo cùng 1 kiểu xoáy với các động tác giao khác nhau. Ví dụ tôi có thể giao xoáy ngang-xuống với đà/trớn tay đi lên, hoặc đi xuống hoặc đứng yên (không có đà/trớn tay ?). Chuyện này gây khó khăn hơn cho đối phương trong việc nhận định xoáy. Khi họ không thấy được thời điểm chạm banh, họ sẽ nhận định xoáy dựa trên đà/trớn tay hoặc động tác giả của mình. Có vài người luôn kết thúc cú giao xoáy nagng-lên bằng 1 động tác đi lên: điều đó làm xoáy của cú giao rất dễ biết. Có người giao tốt hơn: vợt sẽ đi xuống trở lại ngay sau 1 động tác đi lên. Tại sao không phải ai cũng làm được chuyện đó ? Tại v`i có người không thể tạo nhiều xoáy nếu họ xài đà/trớn tay giả.
    H: Động tác giao banh của anh rất khác so với người khác: anh rùn rất thấp người xuống, và anh xoay cổ tay nhiều.
    Đ: Đúng, bởI vì giao banh không chỉ là bằng tay thôi: cần phải phối hợp toàn bộ thân người. Tôi tập trung lực từ toàn bộ thân nguời ở điểm chạm banh khi tôi giao banh. Nếu bạn chỉ dùng tay (cánh tay), cú giao banh sẽ ít xoáy hơn. Và bạn sẽ dễ giao banh quá dài khi giao xuôi dọc cạnh bàn. Tồi rùn thấp người vì điểm chạm càng thấp thì cú giao càng lẹ. Nhưng cú giao cũng dễ chạm lưới hơn.
    H: trong các ván 21 điểm, sẽ đổi giao banh ở mỗi 5 điểm. Anh quyết định kết hợp các cú giao banh ra sao ?
    Đ: Tùy đối phương là ai, anh ta trả cú giao banh nào kém, và khuynh hướng trả giao banh của anh ta ra sao. Nếu anh ta không hất (flip) bóng giỏi, thì mình nên giao xoáy lên hoặc không xoáy nhiều hơn. Nếu anh ta có khuynh hướng hất bóng, thì mình nên giao xoáy xuống nhiều hơn. Mình nên nghĩ sẵn trước 5 lần giao banh, đôi khi mình phải đoán đối phương sẽ trả banh ra sao. Ví dụ nếu mình giao dài 2 cú liên tiếp, anh ta có thể đoán cú giao kế cũng sẽ là xoáy ngang-lên; Vậy mình nên giao xoáy ngang-xuống kế tiếp. Nhưng có thể người khác lại luôn trả giao banh cùng 1 cách, do đó mình nên biết khuynh hướng của họ. Giả sử cú giao banh đầu tiên họ trả về bằng cách cắt/gò trên bàn (push). Anh ta lại gò trả cú giao thứ hai, và cú trả này là dài quá hay cao quá. Tới cú giao thứ ba anh ta cũng vẫn gò trả. Vậy là mình biết anh ta hơi bướng 1 chút, hoặc anh ta không biết hất bóng. Người khác lại có thể hoàn toàn khác. Nếu anh ta gò trả cú giao banh thứ nhứt, anh ta có thể hất trả cú giao thứ hại Mình sẽ biết là anh ta thích thay đổi các cú đánh, và mình sẽ xen kẽ các cú giao banh cho thích hợp
    H: anh chơi các điểm quyết định ra sao ? Khi anh bị dẫn trước 18-20 (trong 1 ván 21 điểm), anh sẽ chơi ra sao ?
    Đ: Còn tùy vô chuyện gì xảy ra ở 38 điểm trước đó. Tôi sẽ thay đổi chiến luợc. Nếu tôi đang giao banh, nói chung tôi sẽ chọn 1 trong 2 cú giao: giao thẳng tay như là xoáy ngang-lên hay giao dài để có thể ăn điểm ngay hay tấn công cú trả về; hoặc giao thận trọng như xoáy ngang-xuống thật nặng. Tôi thường xài 1 trong 2 cú giao này hơn là 1 cú giao không xoáy (neutral)
    H: Khi anh đang dẫn điểm, anh có chơi thẳng tay hơn không ?
    Đ: Còn tùy tôi đang dẫn bao xa ? Trong 1 ván 21 điểm, nếu tôi dẫn trước 8 điểm hay hơn, tôi sẽ không tung ra hết tất cả các cú giao banh của tôi.Tôi sẽ dành những cú giao hiểm hơn cho ván kế, để đối phương không quen với chúng. Nếu tôi dẫn ít điểm thôi, 3 hay 4 điểm chẳng hạn, thì tỉ số vẫn đang khít khao, và tôi không cần chơi thẳng tay quá, vì sẽ dễ đánh hư. Nếu bạn đang dẫn mà bị gỡ, mình sẽ chịu áp lực về tâm lý lớn hơn. Khi bạn đang bị dẫn điểm, chơi thận trọng sẽ không có lợi, vì nếu 2 bên ăn điểm qua lại, bạn vẫn sẽ bị thua. Lúc này bạn nên chơi thẳng tay. Đối phương cũng sẽ chơi cùng 1 cách, do đó khi mình đang dẫn điểm, mình phải chặn không cho đối phương chơi thẳng tay.
    H: bây giờ đổi sang đánh ván 11 điểm, anh có thấy thoảI mái với luật mới ?
    Đ: Tôi vẫn còn 1 chút không thích ứng. Trong qúa khư, tôi quen chuẩn bị sẵn cho 5 lần giao banh: sau 2 lần giao banh đầu, 3 lần kế sẽ hầu như không cần suy nghĩ. Bây giờ đổi giao banh sau mỗi 2 lượt giao, tôi cứ phảI nghĩ lại chiến luợc giao-và-tấn-công hoài. Khi đối phương trả cú giao banh đầu tiên tốt, mình sẽ chịu áp lực lớn hơn khi giao cú thứ hai.
    H: Anh có bao giờ kết hơ>p các đợt goai banh lại, chẳng hạn 3 đợt giao banh ? Hay anh chỉ nghĩ đến 2 lần giao trong 1 đợt giao banh ?
    Đ: Tôi sẽ xét chỉ hai lần giao banh. Bây giờ khó mà kết hợp 2 hoặc 3 đợt giao banh lại vì đối phương được giao banh xen vào. Khi chơi ván 21 điểm, nếu tỉ số là 8-7, mình có thể mất điểm ở 2 luợt giao banh đầu kế tiếp mà vẫn có thể gỡ lại 10-10 nếu giao banh tốt 3 lượt kế nữa. Trong 1 ván 11 điểm, nếu tỉ số là 7-7 và mình giao banh không tốt, thì mình sẽ bị dẫn 7-9. Rồi thì đối phương được giao banh, và họ có thể ăn ván này và mình sẽ không có dịp xài các cú giao banh đã dự tính (nếu mình tính trước & kết hợp 2 hoặc 3 đợt giao banh)
    ------------------------
    (có chỗ nào sai sót xin các bạn chỉ giùm, cám ơn rất nhiều)
    -thân
  4. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Bài dịch dài quá
    => diễn đàn không cho đăng 1 lần
    => tui phải cắt làm hai
    ------------------------------------------
    H: anh đã đối đầu với Waldner rất nhiều lần,anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của anh ?
    Đ: Rất là khó giải thích, vì bạn phải đạt được trình độ nào đó để hiểu. Vền căn bản, cả hai chúng tôi đều rành chiến thuật của nhau, nhưng lúc lâm trận sẽ có biến hoá. Khi anh ta thay đổi chiến lược, hay tốt hơn nữa, là trước khi anh ta thay đổi chiến lược, rất tốt nếu mình thấy ngay được. Đừng đợi tới khi anh ta ăn mình nhiều điểm, hoặc tệ hơn, vài ván, mình mới nhận ra anh ta thay đổi chiến lược như thế nào. Ở trình độ cao như vậy, nếu anh ta đang dồn banh qua bên nghịch tay của mình, mà bất chợt đổi qua bên thuận tay của mình, đó sẽ không là 1 sự ngẫu hứng. Phải có 1 lý do nào đó trong chuyện này; khi anh ta đổi banh qua bên thuận tay của mình lần đầu, mình có thể khổng để ý. Nhưng khi anh ta đổi banh qua bên thuận tay của mình lần thứ hai, mình phảI nhận ra rằng anh ta đang dồn banh về bên thuận tay của mình. Nói chung, nếu anh ta dồn banh qua bên nghịch tay của mình, và mình liên tiếp thành công trong việc né sang 1 bên và tấn công, thì nên đoán anh ta sẽ đổi sang bên thuận tay của bạn. Trong 1 trận, chiến lược sẽ liên tục thay đổi, và mình cần thích ứng với sự thay đổi này của anh ta.
    H: Nếu anh đang đón 1 cú giao banh và anh không đọc được xoáy là gì, anh sẽ giả đỉnh xoáy là lên hay xuống ?
    D: Nếu mình không đọc được xoáy, thì mình sẽ mất 1 điểm nếu mình đoán sai. Do đó, đầu tiên là phải ráng hết sức để nhận biết được xoáy. Nếu mình thực sự không nhận biết được, thì nên đoán xoáy dựa vào các lần giao trước đó. Trong 10 lần giao trước đó, bao nhiêu lần mình trả banh dài và bị hư, bao nhiêu lần mình trả bị rúc lưới ? Mong rằng câu trả lời không là 5-5. Nếu 7 trong 10 lần là dài quá, hoặc 5 bị dài và 2 bị cao, thì đối phương có thể giao xoáy ngang tốt hơn hoặc thương xuyên hơn. Khi mình không thấy rõ xoáy, và trả giao banh rúc lưới vài ba lần, thì mình nên biết là nhưng cú giao banh kế (mà mình đọc rõ xoáy) sẽ có thể là xoáy xuống. Vài người hay trả giao banh rúc lưới vì họ không ráng nhớ những lần trả giao banh trước
    H: Các tay chơi chuyên nghiệp có vẻ nhớ các lần giao banh tốt hơn ?
    Đ: Có những ngoại lệ. Trả giao banh hư nhiều lần liên tiếp là 1 kinh nghiệm. Các tay chơi trẻ tuổi có thể không có kinh nghiệm này. Họ nghĩ cú giao banh là xoáy lên, và họ hất bóng, và bóng rúc lưới. Lần kế tiếp, họ lại hất bóng và lại rúc lưới. Bạn cần suy nghĩ trước khi trả giao banh. Có thể đối phương nguỵ trang rất khéo 1 cú giao xoáy xuống thành 1 cú giao xoáy lên.
    H: Chúng ta nói rằng chúng ta không nên chơi theo nhịp của đối phương. Cần phải áp đặt cho trận đấu nhịp độ của chính mình. Anh thực hiện điều này bằng cách nào ?
    Đ: Trước hết tôi có nhiều chiến lược hơn, và 3 cú đầu tiên (first-trhee-ball) của tôi là tốt hơn. Do đó đối phương sẽ phải đối đầu với cú tấn công ở trái thứ 3 (3rd ball attack) của tôi. Dĩ nhiên anh sẽ ráng lật ngược tình thế. Mọi người đều biết tôi yếu về đánh nhanh đều tay đôi (rally). Nhưng cản được cú tấn công ở trái thứ 3 của tôi không phảI là dễ. Điểm chính yếu là cú trả giao banh. Đối phương sẽ bị bất lợi nếu anh ta không thể nhận định tốt xoáy từ cú giao banh của tôi. Hơn nữa tôi có cú trả giao banh chặt chẽ. Nếu tôi nắm được cơ hội chủ động trước, anh ta sẽ không thể dồn tôi vô thế phải đánh nhanh đều tay đôi: tôi sẽ tấn công và anh ta sẽ phải phòng thủ. Mọi tay chơi đều khác nhau. Một tay chơi như Khổng (Linh Huy) hoặc Vương (Lệ Cần) sẽ thích mọi người giao banh cùng 1 kiểu. Lúc đó, cứ trong 10 điểm, anh ta ta sẽ kiếm được 1 điểm nhiều hơn bạn. Một tay chơi như tôi sẽ thích biến hoá thật nhiều. Cứ trong 10 điểm, 7 hoặc 8 điểm sẽ được chơi 1 cách khác nhau. Tôi ráng làm đối phương bối rối, và làm họ cảm thấy rất lúng túng.
    ------------------------
    (có chỗ nào sai sót xin các bạn chỉ giùm, cám ơn rất nhiều)
    -thân
  5. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Trong phần dịch thứ nhứt, ở cuối câu trả lời câu hỏi đâu tiên:
    ".......
    Người cầm vợt ngang thường yếu với banh xa bên nghịch tay, thành thử họ kỵ banh lật từ cánh thuận sang nghịch tay.
    ..."
    xin sửa là:
    ".......
    Người cầm vợt dọc thường yếu với banh xa bên nghịch tay, thành thử họ kỵ banh lật từ cánh thuận sang nghịch tay.
    ..."
    (hình như diễn đàn không có chức năng sửa bài :()
    -thân

Chia sẻ trang này