1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong Vân - Mã Vĩnh Thành.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi wildchild, 02/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Phong Vân - Mã Vĩnh Thành.

    Phong Vân

    Tác giả: Mã Vĩnh Thành.

    Lời nói đầu (trích)


    (...)Ít nhất trong đời của mỗi người, ai cũng một vài lần mong mình trở lại thời tuổi thơ hoặc nhắm mắt nghĩ về những ngày thơ ấu. Thế nhưng tiến trình nghiệt ngã của thời gian cứ bắt con người phải lớn lên, phải già đi. Tiến trình đó không thể đảo ngược được. Đó là một tiến trình mang tính cách thuần tuý sinh học, và từ thuần tuý sinh học, nó kéo theo sự lão hoá của tâm hồn. Cho nên trở lại tuổi thơ là ước mơ thầm kín và lãng mạn nhất của mỗi đời người(...)

    (...)Bộ truyện tranh Phong Vân của tác giả Mã Vĩnh Thành, nguyên tác Trung Văn, được Thiên Hạ xuất bản hữu hạn công ty ấn hành, là một tác phẩm nghiêm túc. Phong Vân đã được dựng thành một tác phẩm điện ảnh. Đi vào phạm trù truyện tranh, Phong Vân được các tác giả vẽ một cách nghiêm túc, nét vẽ bay **** đầy tính mỹ thuật, lời thoại giữa các nhân vật và lời dẫn truyện được dịch sát theo nguyên bản với sự sáng tạo cao. Bộ truyện tranh Phong Vân mà các bạn đang có trong tủ sách là bộ truyện tranh đảm bảo tính mỹ thuật, tính văn học, đáng để chúng ta đọc, xem và suy nghĩ(...)


    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild - Gã anh em song sinh của @Alexander_Kuoppala
  2. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt tập 1
    Mở đầu truyện là câu hỏi mang tính chất hết sức triết lý: Phong Vân ở đâu? Có câu thơ:
    Kim lân khởi thị sở trung vật,
    Nhất ngộ Phong Vân tiện hoá long.
    (Lân vàng vốn có từ trong vật,
    Nếu gặp Phong Vân sẽ hoá rồng)​
    Phong là gió. Gió vô hình vô tướng, luân chuyển không ngừng từ nơi này đến nơi khác, khi dịu dàng, khi cuồng nộ. Vân là mây. Mây bay theo gió, lúc tụ, lúc tán, Mây và gió là hai hiện tượng của thiên nhiên, vô thường, vô thuỷ, vô chung. Gió, mây là biểu hiện của thiên ý, tốt hơn hết là con người không nên muốn biết chuyện ngày sau sẽ như thế nào. Hãy cứ để việc gì đến, sẽ đến, thế thôi. "Tại sao con người lại cứ hay muốn biết trước ý trời? Biết mà không tránh được, thà không biết còn hơn" (trích dẫn trong truyện).
    Câu truyện Phong Vân bắt đầu từ khi Hoặc Bộ Thiên từ chối gia nhập Thiên Hạ Hội, bị bang này bức hại. Hùng Bá, bang chủ Thiên Hạ Hội đã cho Liệt Diện Song Quái giết chết hết 72 người già trẻ trong gia đình Hoắc Bộ Thiên. May mắn, cậu bé duy nhất trong gia đình họ Hoắc là Hoắc Kinh Giác được Vô Danh kiếm khách và cậu bé Kiếm Thần cứu. Nhìn cảnh cả nhà bị thảm sát, Hoắc Kinh Giác không đổ một giọt nước mắt. "Khóc thì giải quyết được việc gì? Từ đó, trái tim cậu sục sôi một khát vọng trả thù, rửa hận. "Khóc? Khóc thì giải quyết được chuyện gì? Phải bình tĩnh thì mới có cách rửa hận được chứ?". Cậu năn nỉ Vô Danh kiếm khách thu nhận làm đệ tử để được học Mạc Danh kiếm pháp của thầy, rửa hận cho gia đình, nhưng Vô Danh kiếm khách không thu nhận. Ông muốn gửi Kinh Giác đến một nhà sư, bằng hữu của ông. Câu nói của ông thể hiện cái nhìn xuyên suốt tim óc Hoặc Kinh Giác :"Kiếm pháp của ta có thể tạo ra những cái dũng, nhưng không thể diệt được cái ác trong con người". Câu nói thể hiện quan điểm nhân đạo Phương Đông võ học: học võ (cũng như kiếm pháp) là nhằm tiêu diệt cái ác trong chính mình chứ không phải lấy cái dũng để trả thù, rửa hận, giết hại người khác. Hoặc Kinh Giác bẽ bàng ra đi; Vô Danh kiếm khách không ngăn cản. Ông cho rằng một thiếu niên đã chịu được thảm hoạ nhà tan, người chết thì không gì có thể làm cho Kinh Giác ngã gục được. Từ đó Hoắc Kinh Giác thay tên đổi họ thành Bộ Kinh Vân. Đó là ngã rẽ của cuộc đời nhân vật thứ nhất.
    Nhân vật thứ hai - chàng trai Nhiếp Phong, con của Bắc ẩm đao vương Nhiếp Nhân Vương lên miền bắc cực tìm cha. Nhiếp Nhân Vương mang một mối thù oán sâu độc từ khi người vợ của mình bỏ ra đi. Ông ở ẩn trong một hang động vùng bắc cực Trung Quốc. Gặp con trai, Nhiếp Nhân Vương chặt đầu một con hổ dữ, lấy trái tim bảo con phải ăn sống cho đỡ lạnh. Nhiếp Phong thấy cha giết hổ đã thương xót, từ chối ăn trái tim sống của con hổ. Nhiếp Nhân Vương sử cây đao chém rách hết áo của con, để con phải chịu lạnh mà ngất đi trên tuyết. Sau cùng thí Nhiếp Phong phải bò vào trong động, ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa và ăn trái tim của con hổ đã nướng chín. Nhiếp Nhân Vương bật cười, cho rằng mình đã thắng được ý chí của đứa con không biết vâng lời ông; cho rằng cái triết lý phải dùng sức mạnh, cái ác dạy con đã có kết quả; đứa con trai biết quy phục mình. Nhiếp Phong từ tốn trả lời cho cha rõ :"Cha lầm rồi, con ăn trái tim của con hổ là để sống và có thể đánh bại cha". Đó là ngã rẽ của cuộc đời nhân vật thứ hai.
    Câu chuyện chuyển qua một tình huống khác. Ở nơi giáp của ba con sông Mân, Thanh Y, và Đại Độ, từ thời nhà Đường người ta đã dựng lên một tượng phật lớn gọi là Lạc Sơn đại Phật. Có một cậu bé là Đoạn Lãng, con trai của Nam lân kiếm thủ Đoạn Soái, mỗi ngày ba lần đo mực nước sông. Tương truyền mỗi khi mực nước sông dâng đến đầu gối tượng phật thì lửa sẽ phát ra và thiêu cháy Lăng Vân động này.
    Nhiếp Nhân Vương dẫn con trai Nhiếp Phong đến Lăng Vân động để đấu với Đoạn Soái. Cuộc chiến đấu giữa Nhiếp Nhân Vương và Đoạn Soái diễn ra với lời giao ước của hai bên: Nếu Đoạn Soái chết, xin gửi Đoạn Lãng nhờ Nhiếp Nhân Vương nuôi dưỡng; néu Nhiếp Nhân Vương chết thì Đoạn Soái sẽ nuôi dưỡng Nhiếp Phong. Họ say sưa đánh nhau, không ngờ có một lực lượng thứ 3 đang rình rập để chiếm đoạt hai thứ khí giới bảo bối: Hoả lân kiếmTuyết ẩm đao. Thế lực đó là Bộ Kinh Vân, đường chủ Thiên Hạ hội cầm đầu. Đúng lúc đó thì nước dâng cao, động Lăng Vân có lửa cháy. Nhiếp Nhân Vương bị kéo vào trong động, Bộ Kinh Vân bắt được Đoạn Lãng và Nhiếp Phong về giao cho Hùng Bá, bang chủ Thiên Hạ hội.
    (Hết tập 1)
    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild - Gã anh em song sinh của @Alexander_Kuoppala
  3. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Lời bàn.
    Đến đây thì chúng ta có thể hình dung ra một phong cách võ hiệp mới, có phong cách thoát ly ra khỏi phong cách tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, không đi vào "quỹ đạo" Kim Dung. Bí quyết đường kiếm Mạc Danh kiếm pháp mà Vô Danh dạy cho học trò của mình là "hình thức tương hỗ" tức là chiêu thức bên ngoài và mục đích khi sử dụng chiêu ấy bổ xung cho nhau. Nếu Kim Dung thường cho nhân vật của mình sử dụng hư chiêu thì Mã Vĩnh Thành chỉ cho nhân vật của mình sử dụng những thực chiêu, vì chỉ có thực chiêu mới là hình thức tương hỗ.
    Cách đặt tên chiêu thức của Mã Vinh Thành cũng có chỗ đặc biệt thú vị. Với một con dao chẻ củi trong tay Nhiếp Nhân Vương có thể sử dụng ra chiêu Hồng Hạnh xuất tường hay Đào chi yểu yểu. Hồng hạnh xuất tường mô tả một dáng hoa lãng mạn, Đào chỉ yểu yểu mô ta vóc dáng của người thiếu nữ trong ngày trọng đại của mình (...).
    Cái triết lý Âm dương, Ngũ hành trong triết học cổ Trung Quốc cũng được các tác giả sử dụng, khai thác triệt để. Nam lân kiếm thủ Đoạn Soái đấu với Bắc ẩm cuồng đao Nhiếp Nhân Vương. Hai ngoại hiệu này tiêu biết cho hai phương. Nam lân kiếm đặc trưng cho Dương, cho Hoả. Lân là tia lửa phát ra tử chất photphore - một loại tia lửa xanh mà Kim Dung đã nói đến trong Thiên Long Bát Bộ, bọn thuộc hạ phái Tinh Tú thường dùng để bắn vào người để trừng phát các đồng môn. Bắc ẩm tượng trưng cho Âm, cho Thuỷ. Thuỷ ở đây là khí lạnh của tuyết. Âm - Dương, Thủy - Hoả đối nghịch với nhau, khắc chế nhau là điều mà ai cũng biết. Thế nhưng Âm - Dương, Thủy - Hoả cũng tương thích, tương sinh với nhau để tạp ra một đời sống khác như vợ với chồng, như chàng với nàng, như trai với gái, anh với em. Món quà ấy được người Trung Quốc gọi là... hảo sự!
    Sự dung hoà của hai thái cực khác nhau đó đang đợi chờ ở thế hệ thứ hai Đoạn Lãng, con của Đoạn Soái và Nhiếp Phong, con của Nhiếp Nhân Vương - thực hiện. Oán thù có được cởi bỏ, tình nhân ái sẽ được tôn vinh?
    (Vũ Đức Sao Biển)
    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild - Gã anh em song sinh của @Alexander_Kuoppala
  4. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Qua tập 2 này thì thế giới của võ công của chiêu thức và những âm mưu, thù hận được khắc hoạ rõ nét.
    Hùng Bá - bang chủ Thiên Hạ hội, đúng như cái tên gọi, đã nuôi tham vọng xưng hùng xưng bá trong võ lâm. Đó là con người khao khát quyền lực, địa vị và danh tiếng (dù chỉ là hão huyền). Hùng Bá có ba đệ tử đắc ý: đại đệ tử Tần Sương học được Thiên Sương quyền, nhị đệ tử Bộ Kinh Vân học được Bài vân chưởng, tam đệ tử Nhiếp Phong học được Phong thần cước. Trong ba đệ tử Hùng Bá vẫn canh cánh nỗi lo về Nhiếp Phong. Gã này mưu kế không bằng Tần Sương, võ công không bằng Bộ Kinh Vân nhưng tư chất thì thật kiệt xuất. Nỗi lo của Hùng Bá không phải không có cơ sở vì Nhiếp Phong dù thua kém cả hai vị sư huynh của mình nhưng đã làm được một việc lớn mà nhị vị sư huynh của mình không làm được: giết Độc Cô Nhất Phương, thành chủ Vô Song thành, đem đầu về Thiên Sơn theo lệnh của Hùng Bá. Hùng Bá dùng một con người xuất sắc và đang lo về con người đó. Âu đó cũng là một nguyên tắc sống của những con người có tham vọng lớn: lo có kẻ thân tín bên mình, một ngày nào đó sẽ vượt qua mình.
    Có được Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân dưới trướng là Hùng Bá có được điều kiện ắt có và đủ để thực hiến giấc mơ "Nhất ngộ Phong Vân tiện hoá long". Long (rồng) là hình ảnh đứng đầu tứ linh (Long, lân quy phụng) trong niềm tin về thế giới siêu nhiên mấy ngàn năm của người Trung Quốc. Rồng chính là con người đứng đầu, cai quản thiên hạ. Hùng bá đã "ngộ Phong Vân", đã có Phong Vân dưới tay, nhưng vẫn lo sợ tham vọng của mình không thành. Ông lại tìm đến Ni Bồ Tát - con người được xem là nhà minh triết, biết được quá khứ vị lai để nhờ phán đoán. Con người minh triết này đưa cho Hùng Bá một lời khuyên:
    Thành tại Phong Vân
    Bại tại Phong Vân
    Không nên cưỡng cầu
    Phải tuỳ cơ duyên.

    Và Ni Bồ Tát cũng phán đoán về Hùng Bá với một tương lai ảm đạm :"Gặp Phong Vân nhưng rồng bơi nước cạn, sẽ bị lật đổ". Phán đoán đấy đi ngược lại với tham vọng, niềm tin, sự khát khao được làm rồng của Hùng Bá. Hùng Bá giết Ni Bồ Tát.
    Bài Sơn đảo hải có nghĩa là lay núi, dốc biển - một sức mạnh khiến người ta nghe tới đã kinh hoàng. Lại có chiêu Ô vân bế nhật với cách cởi chiếc áo choàng ngoài, bao phủ đường kiếm của đối thủ, không cho kiếm thế phát huy, kiếm phong lan toả. Độc Cô Minh sử dụng đường Hàng Long cước cận chiến, trong đó có chiêu Phi Long Tại thiên (một quẻ trong Kinh Dịch Trung Quốc. Ta đã thấy Quách Tĩnh (XĐAHT) sử dụng chiêu này bằng chưởng pháp. Nay thì cước pháp cũng có Phi long tại thiên. Độc Cô Minh đã nhảy lên cao. Nếu không thì làm sao có Phi long tại thiên xuất hiện?
    Nhiếp Phong cũng là một đại cao thủ về cước pháp, đã học được đường Phong thần cước do Hùng Bá truyền đạt. Đường cước pháp này có các chiêu Thần Phong nộ hà, Phong trung kình thảo... hãy thử tưởng tượng Phong thần nộ hà - cơn gió thần làm dậy sóng dòng sông thì mới hình dung ra được kình lực của đường cước pháp này. Hùng Bá cũng thế. Để chuẩn bị cho cuộc đọ sức với phe Vô Song thành, lão cũng luyện công phu Tam phân quy nguyên khí. Tam phân là Thiên sương quyền, Bài vân chưởng và Phong thần cước hợp lại (quy nguyên) để hình thành một thứ khí công chung.
    Có một điều khá thú vị là nhân vật kiếm thánh tuy sử kiếm nhưng lại dùng ngón tay (chỉ) làm kiếm để phát chiêu. Điều này làm nhắc chúng ta nhớ đến nhân vật Đoàn Dự - vương tử nước Đại Lý, người đã học được Lục mạch thần kiếm trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, chuyên sử dụng 6 ngón tay làm kiếm, phóng ra kiếm khí tan bia vỡ đá.
    Võ công là một chuyện, nhưng con người thể hiện võ công lại là chuyện khác. Cũng giống như người cha, Nhiếp Phong là con người mang lòng thù hận ngùn ngụt, nỗi hận đó ánh lên đôi mắt khiến đôi mắt có vẻ hung ác của mắt dã thú. Chính vì thế nhị sư ca của Nhiếp Phong, Bộ Kinh Vân yêu nàng Khổng Từ nhưng không dám ngỏ lời khi nhìn thấy ánh mắt ngùn ngụt của Nhiếp Phong. Phải chăng đến đây thì ta có thể suy nghĩ về một cuộc đấu tranh để dành lấy người đẹp về sau này?
    Nhi nữ thường tình - Anh hùng khí đoản câu nói cửa miệng của những người Trung Quốc cho thấy những người tự hào là anh hùng khó thoát qua cửa ải mỹ nhân (Anh hùng nan quá mỹ nhân quan).
    Giết Ni Bồ Tát không chỉ là giết một người nói khác lại tiếng nói đầy tham vọng trong thâm tâm Hùng Bá. Trong diễn biến đầy nội tâm của nhân vật này, lời phán đoán của Ni Bồ Tát có thể là phán đoán đúng. Hùng Bá đã từng nghi ngờ tài hoa của tam đệ tử Nhiếp Phong; lời tiên tri của Ni Bồ Tát lại làm lão đặt thêm một mối nghi ngờ vào nhị đệ tử Bộ Kinh Vân. Giết Ni Bồ Tát chính là một cách giết người diệt khẩu để có thể lẳng lặng theo dõi đệ tử, theo dõi chuyện "sẽ bị lật đổ" nếu có về sau này.
    Ở một cực khác, Độc Cô Minh - con trai của Độc Cô Nhất Phương kết hợp cùng Kiếm Thánh và Đoạn Lãng bàn mưu kế đánh Thiên Hạ hội khôi phục Vô Song thành. Độc Cô Minh có lý do để căm thù Nhiếp Phong bởi Nhiếp Phong đã giết cha mình, đem đầu về dâng cho Hùng Bá. Riêng Đoạn Lãng vẫn nhớ tình cảnh ngày xưa khi gặp gỡ Nhiếp Phong. Nói cách khác trong Liên Minh này, đã có tình trạng "đồng sàng dị mộng" diễn ra. Có thể họ có một kẻ thù chung là Thiên Hạ hội. Còn với Đoạn Lãng - Nhiếp Phong không phải là kẻ thù, Nhiếp Phong mãi mãi là bạn. Liên minh này đã đột nhập tổng đường của Thiên Hạ hội trên núi Thiên Sơn, cắm lại một cây kiếm trên ngôi báu của Hùng Bá thể hiện sự tuyên chiến. Đây là cây kiếm của Kiếm Thánh. Cây kiếm này có một chỗ khá đặc biệt: Có đến 21 chỗ sứt mẻ trên lưỡi kiếm. Phải chăng đó là dấu hiệu tiêu biểu cho đường Kiếm Thánh linh nhị thập nhất thức của Kiếm Thánh?
    Cũng giống như Kim Dung và các tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp khác, tác giả Mã Vinh Thành để cho mỗi nhân vật của mình đắc thủ một loại võ công riêng biệt, có chỗ độc đáo riêng với những chiêu thức riêng. Đoạn Lãng sử đường Nhật thực kiếm pháp của cha với chiêu Nhật toả sầu thành, Kiếm điệp huy hoàng... Trí tưởng tượng của ông cũng rất phong phú khi diễn tả nội lực trong đường kiếm pháp này.
    (Vũ Đức Sao Biển)
    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild - Gã anh em song sinh của @Alexander_Kuoppala
  5. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    trời ơi!!!mới đọc có hai tập mà đã mê hơn đang ông mê đàn bà rùi....đọc phần bình luận của "***** bình kh"Vũ đức sao biển xong thì ô hô ai tai >>>phải mua cả bộ mới được.xem phim rùi nhưng vụ kỹ xảo của mấy cha đl kém quá không đẹp bằng trong truyện.

    So^ng' de^? nhin` ngu*o*i` khac' CHE^t'
  6. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Yến huynh nói đúng quá, truyện này vẽ đẹp thật, đọc những truyện này mới đáng đọc chứ, hơn hẳn mấy cái truyện tranh rẻ xiền khác. Lão Rong Bỉn cũng khen hay thì không thể không hay rồi, quần hùng đọc thử xem, ngôn từ của wildchild không đủ để diễn tả cái hay của nó !
    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild - Gã anh em song sinh của @Alexander_Kuoppala
  7. Cid

    Cid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Truyện này có bán rồi hả các bác, đến tập mấy rồi?
  8. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Bộ này từng được phát hành ở VN 2 lần rồi , lần đầu lấy tên Hoàng Phi Hồng , lần 2 dùng tên Phong Vân song hùng , đọc phần đầu thì hay , càng về sau càng nhảm . Theo lời 1 big fan Phong Vân thì bộ này ra đến vol năm trăm mấy rồi ...
    Các em cứ từ từ thưởng thức rồi từ từ thất vọng đi nhá ...

    Majin-Boo
  9. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Ừm, bộ này từng có tên là Hoàng Phi Hồng à, mk, nghe mà tức anh ách.
    Trả lời Cid huynh đài, bộ này có đến tập 2 rồi !
    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild - Gã anh em song sinh của @Alexander_Kuoppala
  10. L337Krew

    L337Krew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.111
    Đã được thích:
    0
    cái phần 2 thì đọc vẫn hay nhưng mà nói thật ra đến 500 vol xin đê,lấy díu ra,đệ có bản tiếng tàu nè ( đọc trên máy PC0 nên không đọc,đọc truyện sướng hơn nhiều,lấu đâu ra bộ trên 500 vol,mấy truyện của Nhật vẽ mấy chục năm lên 50 vol là giỏi,mấy lão kia vẽ bằng máy à,định ra nhiều hơn tom and jerry chắc

    Yêu người ta chỉ yêu người ấy
    Sao người nơi đó mãi thờ ơ
    Nhớ người đêm ta nhớ một người
    Nhưng người đã đi từ bao giờ

Chia sẻ trang này