1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong Vân - Mã Vĩnh Thành.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi wildchild, 02/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rendezvous

    rendezvous Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Thiếu thành chủ Vô Song Thành thi triển tuyệt học chánh tông Giáng Long thần cước danh bất hư truyền
    [​IMG]
  2. rendezvous

    rendezvous Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Phụng Khê thôn nhất dạ
    [​IMG]
  3. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Minh giáo Hộ pháp Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu huynh nhã giám!
    Tại hạ post phần bình luận của VĐSB lên là để tiếp nối những bài của Dã đệ,nay các vị không còn hứng thú thì tại hạ cũng thể theo ý nguyện của chư vị mà không post nữa.Nhưng không post mà vẫn thấy có điều gì đó không phục đối với ý kiến của các vị,đặc biệt là Vi huynh,nên lại phải post bài này lên ngõ hầu nhận được nhiều kiến giải hơn của chư vị!.
    Vi huynh!.Theo ý của tại hạ thì trong 4 tập trước của Phong Vân,sở dĩ Vũ Đức Sao Biển(VĐSB) không nhắc đến mấy câu thơ trong Phụng hiến của Bùi Giáng(BG) là do chưa có tình huống phù hợp chứ đâu phải là ông bắt chước ông Huỳnh Ngọc Chiến (HNC) như huynh đã viết :Trước đây trong cả 4 tập Kim Dung giữa đời tôi có thấy VDSB nhắc gì đến Bùi Giáng đâu, chắc gần đây đọc bài viết của Huỳnh Ngọc Chiến, một người chịu ảnh hưởng mạnh thơ Bùi Giáng khi phân tích về Kim Dung, nên mới bắt chước theo để bình Phong Vân, có điều đoạn đó viết quá lạc lõng, chẳng ăn nhập gì với câu chuyện cả.
    Tại hạ không tin rằng một người như VĐSB lại không biết đến BG từ lâu rồi.Vả lại bài viêt của HNC cũng đã công bố từ lâu nên nếu VĐSB có bắt chước thì đã bắt chước từ lâu rồi chứ!
    Hình như là các vị không có cảm tình với VĐSB tiên sinh nên có ác cảm trong việc cảm nhận những ý kiến của ông chăng?
    VĐSB nhắc đến mấy câu trong Phụng hiến đâu phải để ca ngợi Nhiếp Phong là người có trái tim như ông BG như là ý của Vi huynh.Ông nhắc đến mấy câu đó là để dẫn dắt ý kiến của mình đến luận điểm : "Sát" là nghiệp chướng,nhưng "sát" để cứu người cứu đời thì lại có thể chấp nhận được.Chắc ở đây Vi huynh hiểu nhầm nên mới viết :Nhiếp Phong tuy là một người thiên tư trong sáng, tâm địa thuần lương, nhưng đem so sánh anh ta với cái mức độ "yêu người, yêu đời" của Bùi Giáng thể hiện trong Phụng hiến thì quá khiên cưỡng! Dập khuôn một cách máy móc, nhưng thiếu cái uyển chuyển và tài hoa để ***g ghép ý tứ của thơ và truyện, ha ha...
    Vài lời thô thiển mong Vi huynh chỉ giáo thêm!
    (Nhắc đến ông Huỳnh Ngọc Chiến,để sau đợt thi này tại hạ sẽ post cuốn "Lai rai chén rượu giang hồ" của ông lên để các vị đồng đạo thưởng lãm!
    Được bactinhlang sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 10/05/2004
  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Hì hì Bạc tình lang, tội tình gì mà bạn phải xưng hô như vậy, gọi nhau một cách giản đơn thôi không hay sao.
    NT không muốn giấu giếm quan điểm của mình: VĐSB là một nhạc sĩ tài năng với Thu hát cho người, nhưng lại là một nhà phê bình văn học tồi với Kim Dung giữa đời tôi. NT không phủ nhận công sức của VĐSB trong việc truyền bá tiểu thuyết Kim Dung ở Việt Nam, nhưng đối với bốn tập tiểu luận mà VĐSB viết thì NT không thấy có gì đặc sắc cả.
    Những bài viết như vậy có thể dùng làm sách vỡ lòng cho những người mới làm quen với Kim Dung, nhưng đối với những "Kim mê" thực thụ, những người có trình độ thẩm định thì lại là chuyện khác. Rất dễ nhận ra một điều là trong các bài viết của VĐSB, quá nửa nội dung sa đà vào tường thuật lại cốt truyện chứ không tập trung phân tích, bình luận hay bộc lộ cảm xúc. Đọc bảy tập Phong Vân bạn chắc sẽ thấy rõ điều này.
    VĐSB bình Kim Dung, rồi tiếp theo là Phong Vân một cách giản đơn, tầm tầm, nếu không nói là nông cạn. Ông ta không phải là một con người lãng mạn và có thiên hướng thơ ca như Huỳnh Ngọc Chiến, không phải là một người có phương pháp nghiên cứu khoa học sâu sắc và cụ thể như dịch giả Nguyễn Duy Chính, cũng không có cái phóng túng trong văn phong dịch thuật như Cao Tự Thanh (không phải ngẫu nhiên mà Cao Tự Thanh trở thành dịch giả "khoẻ" nhất về kiếm hiệp thời gian gần đây, với liên tiếp Xạ điêu anh hùng truyện, Lộc đỉnh ký, Đại địa phi ưng và một số cuốn sách bình luận kiếm hiệp khác).
    Nhân nói về Huỳnh Ngọc Chiến, tại sao NT nảy ra cái suy nghĩ ấy, vì bài viết về Du Thản Chi không được in trong tập Lai rai chén rượu giang hồ, mà mãi sau này mới xuất hiện. Bản thân NT được đọc bài viết đó từ Huỳnh tiên sinh trước khi nó được đăng báo. Chi tiết này, NT cũng chỉ nói là mình phỏng đoán vậy thôi, chứ đâu thể vì sự trùng hợp mà dám khẳng định 100% rằng VĐSB lấy cắp ý tưởng của người khác.
    Bàn thêm về Bùi Giáng và kiếm hiệp, khi bạn đọc Huỳnh Ngọc Chiến ắt hẳn sẽ nhận ra sự ám ảnh và bóng dáng của vị cuồng sĩ này trong hầu hết các bài viết của ông, từ mấy câu thơ khóc A Châu "Còn không một bận quay về, Nhạn Môn quan khóc trăng thề vàng gieo", trong bài về Du Thản Chi, hay khi bình về Ngoạ Long Sinh với Kim kiếm điêu linh.
    Dĩ nhiên ở đây như bạn nói, VĐSB chủ ý dùng Phụng hiến để dẫn dụ đến quan điểm về "sát nhân độ thế" - mục đích biện minh cho phương tiện, điều mà theo ông nó thể hiện qua sự biến đổi tư tưởng của Nhiếp Phong. Nhưng Mã Vĩnh Thành có cái hàm ý này trong Phong Vân không? Rõ ràng là không! Nhiếp Phong chẳng có cái tâm lý như Đoàn Dự, kiên quyết không động thủ sát nhân, cũng không có cái mâu thuẫn cùng cực như Quách Tĩnh trên Hoa Sơn, tự hỏi mình giết người là tốt hay xấu. Ở đây Nhiếp Phong cực kỳ minh xác về những hành động của mình, anh ta ân hận về cái quá khứ nhuốm máu khi làm Thần Phong đường chủ, nhưng không hề lưu tình khi hạ sát thủ với thủ hạ của Hùng Bá để cứu những người dân ở Phụng Khê thôn, hay khi lăn xả vào Tam phân thần chỉ.
    Điều mà NT muốn nói ở đây không đơn giản là một bài Phụng hiến cụ thể, mà là cái "chiêu" liên hệ thơ Bùi Giáng (và thơ ca Việt Nam nói chung) vào kiếm hiệp, nó rõ ràng là copyright của HNC, và dường như đã được VĐSB sao chép lại. Dĩ nhiên VĐSB biết Bùi Giáng, nhưng thật lạ lùng khi bốn tập Kim Dung giữa đời tôi ngót nghét gần trăm bài viết không có một bài nào sử dụng thủ pháp này, mà phải đợi tới Phong Vân.
    P.S: Cá nhân NT, và khá nhiều bạn bè trong giới ghiền kiếm hiệp đều không có cảm tình với Vũ Đức tiên sinh lắm, có điều không phải vì không có cảm tình nên mới nhận xét như vậy; chính từ chỗ có nhận xét như vậy nên mới không có cảm tình.
  5. L337Krew

    L337Krew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.111
    Đã được thích:
    0
    càng ngày càng không có hứng đọc cái đoạn cuối lão ta viết,đọc như hạch,chán hoắc,cái tật tường thuận và nói linh tinh,chưa kể cứ lấy KD vào thật là chán,đọc mãi cũng chán
    ở tập 7 ta thấy BKV đã được nhiều kì duyên,nhận được cánh tay Kì Lân Tý và được truyền Như Lai Thần chưởng,lúc này suy nghĩ cuẩnh cũng hướng vè người khác nhiều hơn( như đoạn giết Quỷ Ảnh để cho đỡ liên luỵ đến cha con Vu Nhạc,không nói ra vì không cần người khác hiều)
    Đúng như Thích Võ Tôn nói BKV là nửa chính nửa tà,có thể bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích nhưng khi truyền võ công NLTC 1 võ công của Phật môn thì tiẻu tặc thấy ở BKV bắt đầ bớt đi sự lạnh lùng,như bắt đầu chịu phối hợp với NP, lo lắng cho người khác v...v...
    Ở BKV ta thấy 1 sự độc đoán trong mọi hành động,anh ta có thể giết ngay người vừa giúp mình( như đoạn chạy khỏi Thiên Hạ Hội) nhưng cũng có thể giúp người khác..............nối chúng là có lẽ vì đệ thích BKV nhưng mới chỉ đọc vài tập nên cũng chưa biết nói thênáo,thấy hắn cũng hơi giống mình hê hê,nhất là cái câu "BKV ta yêu 1 người không cần biết lý do mục đích".....quá hay khá thằng này khá...........
  6. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Sáng nay em mới đọc tập 7 . Nhưng mà truyện này khác fim em đã xem quá Với cả hồi xưa tầm chục năm trước bộ truyện tranh Phong Vân cũng đã fát hành được 2 tập thì nghỉ ,,, mà truyện hồi đó cũng khác Phong Vân bây giờ . Truyện bây giờ từ đoạn Hùng Bá thu nhận Phong& Vân về làm đệ tử là khác hẳn bộ xưa
    Mà công nhận cha VĐSB bình loạn chán thật , bình thế em cũng bình được
  7. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Bàn một chút về Thiên Trì thập nhị sát.
    25 năm trước, một tổ chức giết người to lớn có tên Thiên Trì nổi lên trên giang hồ. Đứng đầu tổ chức này là Đồng Hoàng, y thống lĩnh 108 sát thủ, mỗi người có một đặc tài. Thiên Trì hoạt động vì tiền. Hễ nhận thù lao thì sẽ bất từ mọi thủ đoạn. Người trong ngoài giang hồ đều nơm nớp lo sợ trở thành mục tiêu tiếp theo của Thiên Trì. Khi đó Kiếm Thánh được trọng vọng nhất trong võ lâm, mọi người vì muốn giữ được mạng nên khẩn nhờ Kiếm Thánh ra tay diệt trừ đám ma chướng này. Vì chúng sinh, Kiếm Thánh quyết định đơn độc đánh vào Thiên Trì. Cuộc quyết chiến diễn ra trong 7 ngày 7 đêm. Thánh Linh kiếm pháp cuối cùng cũng khuất phục được quần ma. Thiên Trì giải tán.
    Có 11 tên cấp nguyên lão võ công cao cường, dưới sự dẫn dắt của Đồng Hoàng rủ nhau bỏ trốn. Nhưng Kiếm Thánh vẫn bám riết không tha. Đã vậy còn kết hợp cùng hai phái chính - tà cùng nhau truy quét. Đang ở đường cùng 12 người này gặp được Hùng Bá. Ngay lúc lập phái Hùng Bá cần chiêu dụng người, bọn họ được vào trú ẩn trong Thiên Hạ đệ nhất lâu. Ban đầu Thiên Hạ hội phát triển thuận lợi một phần nhờ vào công lao đám sát thủ này. Sau đấy Thiên Hạ hội thanh danh ngày càng cao, 12 sát thủ này sợ Kiếm Thánh phát hiện ra nên yêu cầu Hùng Bá cho quy ẩn ở Đệ nhất lâu, không dính dáng đến chuyện giang hồ nữa...
    25 năm sau, Thiên trì một lần nữa tái xuất giang hồ để giúp Hùng Bá tiêu diệt Phong, Vân. Hai nhân vật có thể nói là nổi bật trong Thiên Trì thập nhị sát về mặt nhân văn là vợ chồng Phu Xướng, Phụ Tuỳ. Phu Xướng là chồng Phụ Tuỳ, bao năm phu thê ân ái mà tình cảm không hề phai lạt, về mặt võ công giỏi dùng một đôi nạng trường sinh. Phụ Tuỳ cùng chồng tâm ý tương thông, võ công đánh ra hiệp điệu cùng Phu Xướng giết định thì uy lực tăng gấp bội. Phu Xướng - Phụ Tuỳ bao nhiêu năm ân ái mà không có con nên rất yêu quý trẻ nhỏ. Lại có một khoảng thời gian dài đến 25 năm không dính dáng đến chuyện chém giết trên giang hồ nên tâm tính trở nên lương thiện, không mặn mà với chuyện chém giết của Hùng Bá, không muốn tay mình dính máu nữa chăng? Bằng chứng là họ đã không cam tâm khi nhìn Hùng Bá ra tay độc ác với phụ nữ và trẻ nhỏ (Khanh Tẩu và các con). Phu Xướng đã nghĩ rằng "Hùng Bá quá hung tàn, người già và con nít cũng không tha" chính ông là người bất nhẫn trước hành vi giết người của thuộc hạ Hùng Bá và đã ra tay cứu đứa bé, hành vi đi ngược với mong muốn của Hùng Bá. Và sau khi Hùng Bá hỏi ông: "Ông khi này sao dám to gan ngăn cản lão phu?". Ông chỉ điềm nhiên trả lời: "Chúng ta chuyến này đi chỉ nhằm tiêu diệt Phong, Vân. Đứa trẻ đó đã quá đau đớn vì mất mẹ, thật đáng tội nghiệp, Hùng bang chủ nể mặt lão phu mà bỏ qua cho nó đi!". Một lời nói của một sát thủ từng giết người không gớm tay, nhưng cũng là lời nói xuất phát từ trái tim một con người có tấm lòng từ thiện, trẻ nhỏ không có tội, không đáng bị giết. Phụ Tuỳ đã gào lên căm phẫn và thẳng tay giết chết tên thuộc hạ của Hùng Bá khi tên này có ý định giết một đứa bé. Phải chăng luôn luôn có một nguồn sáng le lói trong bóng đêm?
    Đến khi vợ chồng Phu Xướng - Phụ Tuỳ theo dấu máu tìm đến nơi trú ẩn của Nhiếp Phong, họ đã không giết Nhiếp Phong. Nhiếp Phong khi đấy đang trọng thương, bọn trẻ và một ông già thì không thể là đối thủ xứng đáng của họ. Nhưng khi đấy lương tri con người trồi dậy, và họ đã làm theo lẽ phải. Khi Phụ Tuỳ thấy mấy đứa nhỏ nằm ngủ lăn lóc vì mệt mỏi bà chỉ mỉm cười hiền hậu và nói với chồng: "Thằng bé kháu khỉnh quá". Và khi Phu Xướng định xuống tay giết Nhiếp Phong thì Phụ Tuỳ là người ngăn cản chồng, bà nói: "Bọn trẻ này đáng yêu quá... nếu Nhiếp Phong chết đi, chúng nhất định sẽ đau lòng dữ lắm. Muội... muội thật lòng không muốn chúng đau lòng, đổ lệ". Khi đấy thì sát ý biến mất khỏi ánh mắt của Phu Xướng. Và họ đồng lòng không giết Nhiếp Phong cũng như tạo cho Nhiếp Phong một con đường sống bằng hành vi xoá sạch dấu máu và lấy máu mình để đánh lừa Chỉ Thám Hoa. Tư tưởng nhân đạo này được đưa vào truyện thật hợp lý, rất đúng người, đúng lúc. Nó không những làm cho độc giả có cảm tình với vợ chồng Phu Xướng - Phụ Tuỳ, mà lại mang đầy tính nhân văn nữa.
    Hành động của Phu Xướng - Phụ Tuỳ rất hợp với một câu trong cửa Phật: "Khổ hải vô bờ, hồi đầu thị ngạn", và "Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật". Ma tại tâm, Phật cũng tại tâm, khi nào Ma thắng thì con người trở nên độc ác, còn Phật thắng thì con người giàu lòng từ bi, bác ái. Vợ chồng Phu Xướng - Phụ Tuỳ thì Phật Tính đã chiến thắng Tâm Ma.
  8. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Vi huynh quả không hổ là hộ pháp của Minh giáo,là người đã đào luyện trong IIR.Lời văn sắc sảo,hàm ý sâu xa :Những bài viết như vậy có thể dùng làm sách vỡ lòng cho những người mới làm quen với Kim Dung, nhưng đối với những "Kim mê" thực thụ, những người có trình độ thẩm định thì lại là chuyện khác.Bái phục!
    Nhưng Vi huynh này,hẳn huynh đã đọc cả hai bài bình về Kiều Phong của VĐSB và HNC rồi,cá nhân Vi huynh và các vị khác không biết sao nhưng theo cảm nhận của tại hạ thì VĐSB viết có cảm xúc hơn là Huỳnh tiên sinh!Có vị huynh đệ nào đồng ý với tại hạ không?
    Còn tiếp theo về Phong Vân,tại hạ muốn nhờ Vi huynh nói lại một lần nữa về trường hợp của Nhiếp Phong.Vi huynh nói :Rõ ràng là không! Nhiếp Phong chẳng có cái tâm lý như Đoàn Dự, kiên quyết không động thủ sát nhân, cũng không có cái mâu thuẫn cùng cực như Quách Tĩnh trên Hoa Sơn, tự hỏi mình giết người là tốt hay xấu. Ở đây Nhiếp Phong cực kỳ minh xác về những hành động của mình, anh ta ân hận về cái quá khứ nhuốm máu khi làm Thần Phong đường chủ, nhưng không hề lưu tình khi hạ sát thủ với thủ hạ của Hùng Bá để cứu những người dân ở Phụng Khê thôn, hay khi lăn xả vào Tam phân thần chỉ..Kìa Vi huynh,VĐSB đâu có nói là tác giả Phong Vân hàm ý ca ngợi Nhiếp Phong.Ông đang nói về sự biến đổi bên trong con người Nhiếp Phong.Nhiếp Phong từ một người có trái tim nhân hậu đến nỗi yêu thương cả hổ dữ đã biến đổi trở thành một sát thủ không gớm tay,nhưng đến khi ngộ ra sự thay đổi trong con người của mình thì Nhiếp Phong vẫn phải tiếp tục con đường nghiệp chướng sát nhân với tâm niệm rằng giết hổ dữ để cứu người hiền,cứu cánh biện minh cho phương tiện.
    Được bactinhlang sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 15/05/2004
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Ngọc Chiến là một người lãng mạn, ông ảnh hưởng nhiều của thơ ca và âm nhạc, bởi vậy sở trường của ông là bình về những nhân vật nữ, như A Châu - nước mắt oan cừu, như Nghi Lâm - giọt lệ giữa trang kinh. Nói bài viết về Kiều Phong của ông không hay thì cũng không hẳn, có điều nó thừa bi mà thiếu hùng. Đem thơ Lục Du vào bình Kiều Phong, nghe thì tao nhã, nhưng thật ra không hợp.
    Nếu chọn một bài thơ nào đó để sánh với Kiều Phong, có lẽ nên chọn Tiếng địch sông Ô của Huy Thông, bài thơ viết về Tây Sở Bá vương và Ngu Cơ. "Lần đầu tiên lệ chiến sĩ long lanh, lần đầu tiên người chiến sĩ đa tình, để lệ bạc thầm lăn trên gò má". Cái bất lực của Kiều Phong trước cái chết của A Châu nó phảng phất cái bất lực của Hạng Vũ nhìn ái phi "cao tuốt lưỡi gươm xanh và tự ải"... Không phải ngẫu nhiên mà Lư Vi lại chọn điệu Ngu mỹ nhân để viết bài từ về A Châu há...
    Về Nhiếp Phong, anh ta thực sự có thay đổi, nhưng đã thay đổi từ lâu rồi, từ thời điểm gặp Bất Hư trên xe rơm kia. Trước đó, Nhiếp Phong gặp Bộ Kinh Vân và Khổng Từ ở Thủy xa cư, ghen tuông lập tức biến anh ta trở thành một con mãnh thú đáng sợ; nhưng khi gặp lại hai người này lần thứ hai, Nhiếp Phong đã trở nên bao dung và độ lượng. Ai xem lại tập 3 sẽ thấy Mã Vĩnh Thành vẽ hình ảnh Nhiếp Phong đang bay lên, đầy tiêu dao tự tại, trút bỏ lại sau mình ma chướng. Không phải vô cớ mà chương đó mới thực sự được đặt tên là "Ngộ".
    Nhiếp Phong giác ngộ, nhưng sự giác ngộ ấy có khiến anh ta chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, từ sát nhân vị chủ sang sát nhân cứu thế không? Không hề, anh ta rời Thiên Hạ hội tìm về Phụng Khê thôn quy ẩn, mong muốn đoạn tuyệt với sát nghiệp thì đúng hơn. Nhiếp Phong có tiềm lực của một người anh hùng, nhưng không có bản năng của một người anh hùng, mà chính hoàn cảnh đã đưa đẩy anh ta trở thành anh hùng.
    Nếu Hùng Bá không dồn anh ta đến đường cùng, dù biết y là kẻ ác, Nhiếp Phong có giống Bộ Kinh Vân, tới tận Thiên Hạ hội tìm y, "vì dân trừ hại" không? Chắc chắn không! Nếu đối phương không hạ sát thủ với lũ trẻ, Nhiếp Phong có truy sát bọn chúng ghê gớm như thế không? Cũng không!
    Như vậy không thể nói rằng anh ta vì giác ngộ nên đã "tiếp tục con đường nghiệp chướng sát nhân với tâm niệm rằng giết hổ dữ để cứu người hiền". Anh ta muốn lẩn tránh sát nghiệp mà không được đấy chứ! Mọi hành động của Nhiếp Phong chẳng qua là sự phản ứng mãnh liệt của nhân tính và đức hy sinh cao thượng trước tội ác một cách hết sức tự nhiên, trong hoàn cảnh "cây muốn lặng mà gió chẳng dừng".
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 15/05/2004
  10. rockneverdie83

    rockneverdie83 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy xét kỹ ra, một phần Vũ đức sao biển tiên sinh khoe tài năng hiểu biết của mình về Kim dung. Nhưng nghĩ về sâu xa, Vũ tiên sinh chỉ so sánh, một bộ truyện tranh ( Kiếm hiệp ) dành cho người lớn với một những tiểu thuyết nổi tiếng của KD, mục đích chính là trình bày ý tưởng khen bộ Phong vân. Không mang phần thể hiện mình, mong các bác xoi xét, chứ một người chuyên dịch truyện như Vũ tiên sinh, xét ra để khoe kiến thức về KD không thiếu gì cách. Có thể tiên sinh dùng thủ thuật khen KD để làm nổi bật Phong vân thôi .

Chia sẻ trang này