1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Phỏng vấn xin việc"- đoạn trường ai có qua cầu mới hay

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi chungpq, 18/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chungpq

    chungpq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    "Phỏng vấn xin việc"- đoạn trường ai có qua cầu mới hay

    Sau 3 tháng đóng cửa ngồi thiền ôm lover tu Comandos 2 và F-22 , hôm nay Chủ Nhật mình tự cho phép mình free 1 buổi để viết bài này.
    Trong chúng ta, chỉ trừ những người theo diện "đào tạo theo địa chỉ", không lo lắng gì về việc làm sau khi ra trường, còn lại, đều phải lo canh cánh với câu hỏi "ra trường, làm gì, ở đâu, làm như thế nào". Ngay cả những người đang có công việc ổn định, nhưng có chí tiến thủ hoặc đang có nguy cơ nhận thank you letter (như mình chẵng hạn), thì tìm một việc làm cho ngày mai luôn là một nổi lo luôn đeo bám.
    Trong bài này, mình chỉ muốn cùng các bạn trao đổi những kinh nghiệm khi đi xin việc, và mong các bạn khác có kinh nghiệm về chuyện này cùng chia xẽ, để các bạn đang xin việc, sắp xin việc hoặc sẽ xin việc có thêm 1 chút kinh nghiệm trên bước đường xin việc vô cùng gian nan và vất vả.
    Mình dự định chia bài viết này thành những phần nhỏ như sau:
    - Tìm thông tin về việc làm
    - Viết đơn xin việc và CV
    - Phỏng vấn.
    - Lương bổng.
    - Viết đơn xin nghĩ việc

    Có thể các bạn sẽ thắc mắc vì sao lại có phần Viết đơn xin nghĩ việc, nhưng đó là một phần rất quan trọng, vì có vào, thì sẽ có ra, nhất là trong thời buôỉ hiện nay, việc 1 người lao động gắn bó lâu dài với 1 công ty là điều rất khó, trừ một số công ty với đặc quyền, đặc lợi rất cao
    Phần I: Tìm thông tin về việc làm
    Hiện nay thông tin về việc làm rất nhiều, trên báo hoặc Internet, nếu biết khai thác, thì chúng ta sẽ không lo việc không có chổ để đâm đơn (còn đâm được không thì lại là chuyện khác)
    Xu thế của các công ty khi tuyển người như sau:
    - Tìm dựa theo các mối quan hệ: Các công ty rất ưu tiên nguồn này, vì nó cho phép lựa chọn, và tin tưởng được các ứng viên thỏa mản các yêu cầu về độ tin cậy, năng lực,?
    - Dựa vào các công ty săn đầu người: Đối tượng của nguồn này là các chuyên gia hàng đầu, hiếm, có thể giải quyết được các vấn đề mà công ty đang gặp. Lương của các đối tượng này rất cao(nhiều khi ta ko thể tưởng tượng được mức lương của họ đâu), các công ty sẳn sang chịu các chi phí tốn kém để có được họ. Nếu như hồ sơ của các bạn được lưu ở các công ty săn đầu người, bạn có thể tự tin cho rằng bạn là một VIP.
    - Đăng tin ở các phương tiện truyền thông: thường đối tượng này ko có yêu cầu cao lắm.
    Một số trang web có thể giúp chúng ta quãng cáo và tìm việc là ( các website này thay đổi thường xuyên):
    - http:// www.jobviet.com
    - http:// www.tts-vietnam.com
    - http:// www.vietnamworkers.com
    - Ta có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như www. Gooogle.com để tìm các website về việc làm.
    Nói chung, chúng ta nên ?oquãng cáo? về bản thân mình mọi lúc, mọi nơi. Thì cơ hội có việc làm sẽ nhiều hơn, vì chắc chắn là ko ai dám sure là ngày mai mình ko thất nghiệp cả.


    Vĩnh linh có trái bù khô
    Có nhà hát lớn, có hồ trồng rau
  2. longqua

    longqua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.242
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Anh Chung xong, em thấy mọi việc không đơn giản như anh nghĩ đâu anh à. Mỗi năm có biết bao nhiêu là SV ra trường, thế nhưng tại sao số lượng SV chưa có việc làm lại chiếm tỷ trọng rất cao. Đầu ra thì rất nhiều thế mà đầu vào lại bị bóp lại, thử hỏi đâu phải ai ra trường là đi làm được đâu. Cơ chế thị trường ngày càng rộng mở, tuy nhiên để kiếm được một việc làm cho bản thân thì rất khó khăn.
    MÃI MÃI YÊU KẸO_MÚT MÀ THÔI
  3. chungpq

    chungpq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Chính vì vậy mà mình mới viết bài này, chứ ai củng có việc làm rồi thì mình viết làm gì nửa
    Vĩnh linh có trái bù khô
    Có nhà hát lớn, có hồ trồng rau
    Được chungpq sửa chữa / chuyển vào 12:22 ngày 18/11/2002
  4. baresi

    baresi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Một vài kinh nghiệm đi phỏng vấn mà tui kiếm được , mọi người tham khảo nha!
    Phần 1: Những điều nên và không nên trong cuộc phỏng vấn
    Những điều nên và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn
    Ðể có thể thành công trong một cuộc phỏng vấn, được tuyển dụng vào một doanh nghiệp, bạn cần phải biết những điều có thể làm và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn. Sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia tư vấn nhân sự về vấn đề này.
    Nên
    - Thử đi đến nơi mình sẽ được phỏng vấn trước để chắc chắn bạn biết nơi đó là đâu và phải mất bao lâu để đi đến đó.
    - Nghiên cứu để biết loại phỏng vấn bạn sẽ trải qua và tập dượt trước cuộc phỏng vấn.
    - Mặc trang phục thích hợp cho công việc, ngành bạn xin được tuyển dụng.
    - Nên đến nơi phỏng vấn 10 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu vì không người tuyển dụng nào chấp nhận ứng viên đến trễ. Nếu vì lý do nào đó mà bạn đến trễ, hãy điện thoại báo trước.
    - Chào người thư ký hay phụ tá với vẻ lịch sự và tôn trọng. Chính điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp đầu tiên.
    - Nếu được cấp một mẫu đơn xin việc, bạn phải đảm bảo điền các thông tin một cách hoàn chỉnh, gọn gàng và chính xác.
    - Chào người phỏng vấn bằng chức danh và họ của người phỏng vấn (đối với công ty nước ngoài) nếu bạn chắc chắn phát âm đúng. Nếu không chắc, nên hỏi người tiếp tân cách phát âm cho đúng.
    - Ðứng đợi cho tới khi được yêu cầu ngồi vào ghế. Nên ngồi thẳng và luôn "cảnh giác" trước những câu hỏi đặt ra trong mọi thời điểm.
    - Luôn nhìn vào ánh mắt và "giao tiếp bằng mắt" với người phỏng vấn.
    - Bày tỏ sự nhiệt thành với vị trí và công ty mình đang xin việc.
    - Nói lớn, mạnh mẽ vì như thế bạn có thể cho người phỏng vấn thấy sự tự tin của bạn.
    - Ðảm bảo đưa thông tin về những ưu điểm của bạn một cách thành thật và đúng sự thực. Nhấn mạnh kết quả đã đạt được của bạn.
    - Cho người phỏng vấn thấy những nghiên cứu, hiểu biết của bạn về công ty và ngành khi trả lời các câu hỏi có liên quan.
    - Tỏ rõ quyết tâm của bạn khi được tiếp nhận công việc. Chứng tỏ cho họ thấy những điều bạn có thể làm cho công ty hơn là những điều công ty có thể làm cho bạn. Nên kết thúc cuộc phỏng vấn bằng cách cho người phỏng vấn thấy ý bạn muốn được công ty tuyển dụng và hỏi họ về những bước tiếp theo trong cuộc phỏng vấn.
    - Hỏi xin danh thiếp của người phỏng vấn. Nên ghi chú những điểm cần thiết trong cuộc phỏng vấn, gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn, hoặc có thể gọi điện để cảm ơn về cuộc phỏng vấn.
    Không nên
    - Học thuộc lòng hoặc tập dượt trả lời quá nhiều trước khi diễn ra cuộc phỏng vấn.
    - Dựa quá nhiều vào lý lịch và đơn xin việc để "quảng cáo" thay cho bạn. Không cần biết bạn thích hợp tới mức nào với công việc, hãy nên tự quảng cáo mình với người phỏng vấn.
    - Hút thuốc trong khi phỏng vấn ngay cả khi người phỏng vấn bạn hút và mời bạn một điếu thuốc. Tránh việc đến cuộc phỏng vấn mà không đánh răng kỹ hay làm sạch miệng bằng nước súc miệng hay dùng hương bạc hà làm thơm miệng.
    - "Hung hăng" quá, nhất là các hành động, lời nói như thể bạn sẵn sàng làm bất cứ việc gì hoặc quá cần việc.
    - Nói những điều tiêu cực về chính bạn cũng như những người cùng làm việc với bạn trước đây hoặc những ông chủ trước đây của bạn. Không nên nói dối và trả lời "có" hay "không" mà cần phải giải thích, tuy nhiên không nên trả lời quá nhiều cho một câu hỏi.
    - Kể những vấn đề cá nhân hay gia đình.
    - Giữ điện thoại di động ở trạng thái hoạt động, cũng như trả lời điện thoại khi phỏng vấn.
    - Ðề cập đến các vấn đề lương bổng và các chế độ chính sách khác trừ phi người phỏng vấn đưa ra đề nghị.
    TO LOVE IS TO DIE IN THE HEART
    BECAUSE WHEN YOU LOVE YOU BE SURE YOU?TRE LOVED !
  5. chungpq

    chungpq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Viết đơn xin việc và CV:
    [Sau khi lùng được ?omục tiêu?, thì tiếp theo sẽ là phần viết đơn xin việc và CV, mình không biết nó quan trọng như thế nào, nhưng mình hay so sánh nó với việc lần đầu ra mắt bố vợ (Không biết ai đã từng ra mắt bố vợ chưa nhỉ, mình thì ra mắt tương đối nhiều lần rùi, chưa biết lần tiếp theo ai sẽ là bố vợ của mình đây, keke).
    Đơn xin việc rất quan trọng, nó sẽ quyết định bạn có được gọi phỏng vấn và thi tuyển hay không, bạn hãy nhớ rằng, không chỉ có mình bạn nộp đơn xin việc, rất nhiều, rất nhiều đơn xin việc đang đặt trước mặt người phỏng vấn, và việc bạn có được lọt vào mắt xanh của người tuyển dụng phụ thuộc vào ấn tượng mà đơn xin việc của bạn đối với họ.
    Thường đơn xin việc được đánh máy, tuy nhiên một số nơi yêu cầu viết tay (Mẹ ơi, dân IT thường chỉ dùng bút để ký tên, ngay thư tình củng gõ máy thì việc viết tay 1 cái đơn chắc là quá khã năng vì chử xấu). Tuy nhiên, nếu như không yêu cầu rỏ, thì nên đánh máy cho rỏ ràng và sạch sẽ.
    Một điều tối kỵ khi làm đơn xin việc là bạn không nên sử dụng các mẩu đơn có sẵn rồi điền thông tin vào, các nhà tuyển dụng rất nghét những lá đơn như vậy. Bạn hãy sáng tác một mẩu đơn theo ý riêng mình, càng phong cách càng tốt (Nếu không viết được thì hãy nhờ người khác viết, chứ đừng dùng mẩu đơn có sẵn). Đơn xin việc không nên viết dài quá, hãy viết ngắn ngọn về nội dung cần trình bày, còn mọi thông tin của bạn hãy để vào CV. Một đơn xin việc ấn tượng, mang dấu ấn riêng của bạn là tốt nhất.
    Vĩnh linh có trái bù khô
    Có nhà hát lớn, có hồ trồng rau
    Được chungpq sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 19/11/2002
  6. chungpq

    chungpq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là một mẩu đơn, được sử dụng để nộp hồ sơ vào một công ty tin học :
    NGUYEN HUYNH DOC
    128 Lot 10 Thanh Da Complete, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, VietNam
    June 23, 2001
    ABC Inc,
    Dear Sir or Madam,
    I was very interested to see your advertisement for Software Engineer on the Tuoi Tre newspaper. After having been trained in high quality universities in Vietnam, I think my background and your requirements may be good match. My resume is enclosed for your review.
    I have strong-solving skills, strong communications skills, willing help and learn from colleagues. In work, I always try my best to finish my assigned tasks with highest quality in a minimum amount of time.
    After carefully considering your requirements for Software Engineer position and my qualification, I am confident I can meet all duties set for this position and I would like to apply for it.
    Looking forward to hearing from you, I wish to get your assistance.
    Thank you for your attention to these materials.
    Your faithfully
    Nguyen Huynh Doc
    Vĩnh linh có trái bù khô
    Có nhà hát lớn, có hồ trồng rau
    Được chungpq sửa chữa / chuyển vào 11:33 ngày 19/11/2002
    Được chungpq sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 19/11/2002
  7. chungpq

    chungpq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Và đây là một ví dụ về CV:
    Curriculum Vitae​
    Personal Data:
    Name in full: Nguyen Van A
    Date of Birth: 11-11-1977
    Place of Birth: Da nang, Vietnam
    Address: xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
    Home telephone: 8xxxxxxxxxxx
    Email: name@xxx.com

    Education:
    -2001: student of Da nang university
    -1996-2001: Master of Science
    ???.
    Knowledge:
    Programming languages: C, C++, VB?
    Operating systems: DOS, Windows,?.
    Technology: Web, CORBA, Sun,?.
    System administration: Windows NT, Linux
    Experience:
    - Mar. 2002 to Jun. 2002:
    The road-line for a cars using GPS machine
    Developer/ Designer
    Language: C++
    - Jun. 2001 to Mar. 2002:
    Sale Manager for B, Inc.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nói chung, trong CV các bạn ghi càng chi tiết càng tốt, như vậy người phỏng vấn sẽ có điều kiện để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của bạn chính xác hơn. Bạn nên ghi rỏ về các bằng cấp, chứng chỉ mà các bạn đã nhận được, khã năng làm việc như thế nào, năng lực của bạn,?. Đặc biệt đối với những bạn vừa tốt nghiệp, thì kinh nghiệm chưa có, vì vậy, các chứng chỉ, băng cấp mà các bạn nhận được lúc còn học Đại học như Thi Olimpic, Sinh viên giỏi các cấp, chứng chỉ ngoại ngử, tin học, nhất là đồ án tốt nghiệp rất quan trọng. Người tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao theo những chứng chỉ, bằng cấp này.
    Mình thì chưa bao giờ làm đơn vào các cơ quan nhà nước (mặc dù đã từng làm ở 1 cơ quan nhà nước được khoãng 2 tuần sau khi tốt nghiệp Đại học), nên không biết hồ sơ để nộp thì làm như thế nào, còn đối với các công ty tư nhân hoặc cổ phần, thì trong hồ sơ xin việc không cần Sơ yếu lý lịch, dấu xanh, dấu đỏ chứng nhận của UBND gì cả, cũng không cần giấy khám sức khỏe gì ráo trọi. Việc của bạn là make up cái Đơn xin việc và CV sao cho thật ấn tượng, rồi nhét vào đó các bằng cấp, chứng chỉ mà bạn có (nhưng đừng xài bằng giả à nha).
    Vĩnh linh có trái bù khô
    Có nhà hát lớn, có hồ trồng rau
    Được chungpq sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 19/11/2002
  8. chungpq

    chungpq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Về phần phỏng vấn, thì Baresi đã đưa ra bài viết theo mình là tương đối đầy đủ rồi. Mình chỉ nói thêm là khi đi phõng vấn, đừng có tâm lý e dè, sợ sệt gì hết. Hãy quan niệm rằng: "Hôm nay anh phỏng vấn tôi, nhưng biết đâu ngày mai tôi lại phõng vấn anh". Keke..
    Một câu hỏi mà gần như ai củng sẽ gặp khi phỏng vấn mà gần như chưa có ai có thể trả lời sao cho đẹp nhất: đó là : "Nếu được vào làm việc, thì anh (chị) đề nghị mức lương bao nhiêu".
    Mình củng vừa tìm đưọc 1 bài viết về chuyện lương bổng: đăng lên luôn.
    TRAO ÐỔI KINH NGHIỆM.- Lời đề nghị tăng lương của người lao động nhiều khi không được đáp ứng vì họ chưa nắm được các bước thỏa thuận cơ bản. Sau một thời gian làm việc hiệu quả, bạn cảm thấy mình cần phải được hưởng một mức lương cao hơn hoặc một mức thù lao xứng đáng hơn.

    Nhưng làm thế nào để mong muốn đó thành hiện thực, bởi tiền bạc là chuyện tế nhị vốn rất khó nói. Các chuyên gia nhân sự cho rằng bạn phải nắm được các bước thỏa thuận căn bản.
    Khi thời cơ chín muồi
    ?oIt?Ts time? (tạm dịch: đến thời điểm rồi, hoặc còn chần chờ gì nữa). Dòng quảng cáo quen thuộc này của hãng bia Tiger được ông Ðỗ Cường, Giám đốc hành chánh nhân sự Công ty Martxim, mượn dùng để khuyên người lao động (NLÐ) nên cân nhắc khi đưa ra một lời đề nghị tăng lương. Theo ông, nhiều người muốn tăng lương nhưng không biết đâu là thời điểm phù hợp, thậm chí còn bị rối do bạn bè, người thân tác động hoặc do so sánh với mức lương của các đồng nghiệp khác. Ðiều đó dễ dẫn đến trường hợp lời đề nghị tăng lương bị ?oviệt vị?, nghĩa là chưa tới thời điểm chín muồi.
    Theo bà Phạm Thị Lý, phụ trách nhân sự Công ty Quảng cáo Ðất Việt, nhiều NLÐ đòi hỏi mức lương không tương xứng với công sức họ bỏ ra. Khoảng thời gian làm việc cho công ty chưa nhiều nhưng họ nghĩ rằng, với các văn bằng mình có được thì không thể chấp nhận mức lương hiện tại. Trường hợp của Phạm Ngọc Lợi là như vậy. Có hai bằng tốt nghiệp ngành điện tử ÐH Bách khoa và Anh văn (tại chức) ÐH KHXH & NV, Lợi vào làm việc cho Công ty Taipaco với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Sau ba tháng, Lợi yêu cầu được nâng lương lên 1,5 triệu và nghỉ việc sau đó vì không được đáp ứng. Bà Kim Anh, Giám đốc Taipaco, cho biết: ?oAnh ấy có năng lực nhưng đòi hỏi không đúng lúc. Chúng tôi sẵn sàng trả lương cao nhưng cần phải qua một thời gian để anh ta chứng minh được năng lực của mình và thể hiện sự cống hiến, gắn bó với công ty?.
    Như vậy, để biết đâu là thời điểm nên thỏa thuận tăng lương, NLÐ phải có một thời gian nhất định làm việc và gắn bó hết mình với công ty, kế đến là hiệu quả làm việc và các điều kiện khác tùy thuộc vào cách thức tổ chức của từng công ty riêng biệt.
    Từng bước một
    Ðó là lời tư vấn của ông Lâm Hân, Trưởng Phòng Hành chánh - nhân sự Công ty Hanco, dành cho NLÐ trong việc đề nghị tăng lương. Ông Hân dùng từ ?oDEBT? để mô tả các bước đi đến thỏa thuận lương hiệu quả. Ông nói: ?oDEBT hoàn toàn không phải là nợ nần (nghĩa tiếng Anh - NV) mà là sự tổng hợp của bốn chữ: Devote (cống hiến), Efficiency (hiệu quả), Benefit (lợi nhuận) và Tip (thù lao). NLÐ nên tuân theo quy trình này để phấn đấu và thực hiện?.
    Nhiều công ty thường lấy T (tip) để làm yếu tố kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Nhưng dưới góc độ của một nhân viên bình thường, Hồ Ngọc Phượng, một nhân viên kế toán, lại có cái nhìn khác: ?oTheo quy trình DEBT, không ít NLÐ chỉ chủ động và làm tốt được ba yếu tố đầu, còn yếu tố cuối cùng (T), họ bị thụ động và có thể bị chủ doanh nghiệp phớt lờ?. Ðồng tình với một số chuyên viên nhân sự khác về điều này, ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc nhân sự Công ty Cargill Asia Pacific, thừa nhận: ?oỞ các công ty lớn thường thì giám đốc nhân sự là người quyết định mức lương cho nhân viên. Vẫn có những trường hợp đặc thù phải phụ thuộc vào quyết định của người lãnh đạo cao nhất nên có sự chậm trễ, thậm chí lãng quên?. Ðể giải quyết vấn đề này, không có cách nào hay hơn là trực tiếp ?ogõ cửa? phòng sếp.
    Các bước quan trọng
    Khi gặp chủ doanh nghiệp (DN) để trình bày vấn đề tăng lương, nếu không chuẩn bị kỹ thì lời đề nghị của bạn sẽ kém thuyết phục và dễ dàng đi đến thất bại trong thương lượng. Những bước chuẩn bị dưới đây được tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều chuyên gia việc làm, các chủ DN.
    ?oÐo lường? thời gian: Phải nắm được khoảng thời gian mình đã làm việc cho công ty để biết lời đề nghị của mình có trùng khớp với chu kỳ đánh giá lương của công ty hay không. Bạn cũng biết được với khoảng thời gian ấy, có nên đề nghị nâng lương hay chưa.
    Trình bảng tổng kết: Ðể cụ thể hóa những gì mình đã làm, tốt nhất là nên lập một bảng tổng kết (review) về những công việc đã thực hiện, hiệu quả ra sao, triển vọng sắp tới... Một bảng tổng kết tốt có sức thuyết phục cao sẽ làm tăng khả năng bạn sẽ được tăng lương.
    Ðưa ra một vài so sánh: Nên đưa ra nhận định về ?otầm vóc? của công ty trên thị trường trước, sau đó trao đổi với sếp rằng với công việc và vị trí hiện tại, các công ty khác có chế độ trả lương cho nhân viên thỏa đáng hơn, DN chúng ta cũng cần nên xem xét điều này là hợp lý.
    Những cam kết cho tương lai: Sau khi đề nghị một mức lương cụ thể nào đó, dĩ nhiên là sếp chưa quyết định ngay là có đồng ý hay không. Ðể lời đề nghị có thêm sức thuyết phục, bạn cần đưa ra những lời cam kết về sự gắn bó lâu dài và sự đóng góp liên tục của mình với công ty.
    5 điều cấm kỵ khi thỏa thuận tăng lương
    1. Than vãn rằng mức lương hiện tại không giải quyết các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
    2. So bì mức lương của mình với mức lương của các đồng nghiệp khác, thậm chí với những người có chức vụ cao hơn.
    3. So sánh thu nhập hiện tại với thu nhập trước đây khi còn làm cho công ty khác.
    4. Chỉ trích những người khác trong công ty là họ không xứng đáng được hưởng một mức lương nào đó.
    5. ?oHăm dọa? chủ DN rằng bạn sẽ nghỉ việc nếu như đề nghị tăng lương không được đáp ứng.

    [theo hssv.vnn.vn]
    Vĩnh linh có trái bù khô
    Có nhà hát lớn, có hồ trồng rau
  9. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em ở trong SG,thấy ai ra trường cũng phải có cái vốn tiếng anh cả,Ở trong này mà không có vốn tiếng anh thì chết,không kiếm được việc.Đi đâu cũng phỏng vấn.mệt lắm.
    Rồi đủ thứ chuyện khi đi xin việc,1001 cái khó khăn các bác nhỉ.Em học anh không thể nào gọi là giỏi,chính vì vậy giờ phải rèn,mà em nào có thích thú học tiếng anh,mệt ghê.
    bigdog30784
  10. anhthuongcochu

    anhthuongcochu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    Em Big học ngành ấy thì sau khi ra trường, không có ai phỏng vấn đâu mà ,
    Mà nếu có thì chỉ có tiếng Việt thôi - Em Big có muốn có gia sư Inlít không ?! hhhh...

    Và nắng sẽ mang đi tất cả
    Những mẩu thuốc tàn nằm dưới đất thờ ơ

Chia sẻ trang này