1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phóng viên bị công ty đa cấp truy nã

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi hoadongtien1990, 30/11/2016.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoadongtien1990

    hoadongtien1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Báo Sức khoẻ cộng đồng ở đâu khi một đồng nghiệp lâm nạn mà không có bài viết nào lên tiếng, bảo vệ? Cũng không thấy báo này có công văn gửi Hội nhà báo Việt Nam và cơ quan Công an báo cáo sự việc, yêu cầu trợ giúp, để cậu phóng viên nọ phải chui lủi không rõ giờ ở đâu?

    Tôi có hỏi thì một bạn bảo toà soạn sợ xã hội đen đến bao vây, phá phách?

    Nếu đúng là vậy thì tôi nghĩ các bạn nên giải thể và trả thẻ nhà báo cho người khác làm. Không bảo vệ nổi đồng nghiệp, không dám đấu tranh với bọn lưu manh thảo khấu mà lại bày đặt đi chống tiêu cực xã hội được sao?

    Anh gặp nạn mà không dám la làng, thì sao dám mong đồng nghiệp báo khác lên tiếng thay cho anh?

    Còn Hội nhà báo Việt Nam, cơ quan công an, bất luận sự việc phóng viên đúng sai nhưng tôi nghĩ không thể im lặng trước việc một công ty phát công văn đòi truy tìm, xử lý một nhà báo.

    Tôi có hỏi luật sư Trương Thanh Đức chuyện này, anh cho biết, hành vi đó là trái pháp luật, có dấu hiệu vu khống và làm nhục ngừoi khác và nặng hơn nữa là tội đe doạ giết người:

    Nếu còn hành vi đe doạ thế thì có dấu hiệu của tội đe doạ giết người: Điều 103. Tội đe dọa giết người

    1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Đối với nhiều người;
    b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    c) Đối với trẻ em;
    d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

    Điều 122. Tội vu khống

    1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Đối với nhiều người;
    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
    đ) Đối với người thi hành công vụ;
    e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Chia sẻ trang này