1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phóng viên và PR: tin tưởng hay cảnh giác???

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi LazyTig, 22/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thiet_Khau_Nhi

    Thiet_Khau_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Hay. phong bì, thông tin, PR, phóng viên...
    Mấy cái này nó tồn tại từ lâu nên có lý của nó.
    1. PR. Mong các đồng chí bình tĩnh, nhận xét đúng với PR kẻo các bạn làm PR cáu. PR tồn tài từ lâu trên thế giới và là một lĩnh vực không thể thiếu trong truyền thông hiện đại. Chúng ta không nền bàn có tin PR hay không. Tin hay không là ở mỗi người, là trình độ phân tích và khả năng của phóng viên. Bản thân tôi dựa rất nhiều vào PR và nhận thấy PR họ làm đúng nhiệm vụ của mình (cái này anh chị nào có sách, làm ơn gõ lại cho anh em xem).
    Ngoài ra, nếu ai quan tâm đến lĩnh vực truyền thông có thể thấy mức độ hoạt động PR đang tăng rất cao. Hầu hết các công ty lớn, FDI.. đều dựa vào PR và bản thân PR cũng có nhiều cách. Tôi chưa bao giờ ngồi một chỗ gõ lại thông cáo báo chí, trừ những trường hợp sự kiện phi lợi nhuận hoặc nguồn tin cực kỳ tin cậy.
    2. Vấn đề Phóng viên. Phóng viên cần thông tin. Thông tin lấy ở đâu? Ở bất kỳ chỗ nào. Vai trò của từng nguồn tin cũng rất khác nhau, tùy vào từng phóng viên. Ví dụ tôi ngồi nhà có thể bắc điện thoại đến anh này anh kia hỏi thêm thông tin để thẩm tra. Bạn lại chạy đến một người quen nhờ cậy... Tóm lại là cách nào cũng tốt, miễn đạt được mục đích. Như thế PR cũng là một nguồn tin.
    Bản thân chúng ta cũng phải nhờ cậy PR nhiều. Như đã nói ở trên, hầu hết các hoạt động chính thức của một công ty, tổ chức đều thông qua PR. Bạn có điện thoại của ông Tổng giám đốc một công ty chủ đầu tư là điều may mắn. nếu không, bạn chỉ có cách nhờ PR và thông qua PR.
    Việc PR đòi bạn bài vở? Bạn nào cảm thấy khó chịu thì tôi chỉ có thể nói đó là tại bạn mà thôi. Ngay khi có được thông tin, phóng viên đã phải hiểu thông tin ấy có đăng được không, làm dưới dạng nào, thậm chí đăng báo nào nếu báo mình không đi được. Nếu bạn đã nói rõ ràng bài không thể đi được mà PR vẫn đồi, tôi e đó là bạn gặp tay PR mới vào nghề!
    3. Thông tin và Phong bì. Thông tin luôn được ưu tiên trước bởi SỐ ĐÔNG anh em phóng viên. Dĩ nhiên không phải toàn bộ. Vì xét cho cùng thôn tin mới là cái thuộc về nghề nghiệp. PR chỉ là một sự kiện.
    Còn phong bì, đúng là chỉ có ở VN (nếu châu Phi, Mỹ latin... cung có thì xin lỗi) và cũng chỉ các công ty VN mới làm. Tôi đi dự họp báo của WB hoặc các hội nghị do quốc tổ chức kiểu như CG meeting hay Hội nghị gạo... thì chỉ có quà thôi. Quà thường là túi cặp, sổ sách, bút...
    Phong bì ở ta là văn hóa tuyệt vời, thổ tả hay khốn nạn là tùy từng người. Nếu tôi nói tôi không thích phong bì thì tôi là thằng dở hơi giả dối. Nhưng nếu nói tôi nhăm nhăm đi họp để nhận phong bì thì không đúng. Tôi cho ai cũng thế. Số tham chắc ít - may cho nền báo chí nước nhà biết bao!
    Chuyện PR đi kèm phong bì là vì PR có mục đích của nó. Nó muồn gắn trách nhiệm của phóng viên vào cái phong bì. Tôi nói thực nhé. Các bạn được mời đi hợp báo PR, phong bì 100-200.000 chẳng hạn thì tức là các bạn đăng cũng được mà không đăng thì PR cũng chỉ cần quan hệ trong tương lai. Còn những báo, đài chắc chắn sẽ đăng tin thì phong bì kiểu khác, nặng đô hơn nhiều.
    Hè hè... của đáng tội, có anh chị nghĩ phong bì bù đắp tí chút tiền xăng, ăn sáng.. cũng đúng thôi. Nhưng bực nhất là chuyện hộc cơm chạy đi họp, thông tin lại chả ra cái mẹ gì, lúc ấy chỉ muốn vứt quà vào mặt mấy thằng PR, nhất là khi minh phải bỏ lỡ một vụ việc khác!
    Kể vui một tí. Tôi đi họp ở Sở TM Hà Nội, Phong bì dầy cộp, soi lên nắng thấy 3 tờ, anh em mừng húm, định bụng kéo nhau đi ăn trưa ngay sau buổi họp. Đến lúc ra về mới biết là 3 tờ 5.000 đồng. Ặc!
  2. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    To LazyTig: "Vậy phải tin tưởng hay cảnh giác với PR đây?"
    Tôi nghĩ chỉ cần trả lời câu hỏi của bạn đơn giản thế này:
    PR khi gửi thông tin đến bạn thông qua các Thông cáo báo chí, đấy cũng có thể được xem là một nguồn tin chính thức phát ngôn về các vấn đề, sự kiện...của công ty họ. Dĩ nhiên, nếu tôi là phóng viên, tôi sẽ tin tưởng họ !
    Còn cảnh giác, tôi nghĩ bạn không cần phải cảnh giác với các PR mà là nên cảnh giác với chính bản thân, cảnh giác với tính vô trách nhiệm của mình khi xử lý các nguồn tin. Không phải chỉ với nguồn tin từ các PR mà khi tiếp cận với bất kỳ nguồn tin nào, nếu tôi là phóng viên, điều tôi cần làm là sẽ tìm cách kiểm tra lại tính chính xác các thông tin trước khi đăng báo chứ không phải cứ "băn khoăn": "tin tưởng" hay "cảnh giác" đây !
    Thân,
  3. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    To LazyTig: "Vậy phải tin tưởng hay cảnh giác với PR đây?"
    Tôi nghĩ chỉ cần trả lời câu hỏi của bạn đơn giản thế này:
    PR khi gửi thông tin đến bạn thông qua các Thông cáo báo chí, đấy cũng có thể được xem là một nguồn tin chính thức phát ngôn về các vấn đề, sự kiện...của công ty họ. Dĩ nhiên, nếu tôi là phóng viên, tôi sẽ tin tưởng họ !
    Còn cảnh giác, tôi nghĩ bạn không cần phải cảnh giác với các PR mà là nên cảnh giác với chính bản thân, cảnh giác với tính vô trách nhiệm của mình khi xử lý các nguồn tin. Không phải chỉ với nguồn tin từ các PR mà khi tiếp cận với bất kỳ nguồn tin nào, nếu tôi là phóng viên, điều tôi cần làm là sẽ tìm cách kiểm tra lại tính chính xác các thông tin trước khi đăng báo chứ không phải cứ "băn khoăn": "tin tưởng" hay "cảnh giác" đây !
    Thân,
  4. LazyTig

    LazyTig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử tưởng tượng thế này nhé: chuẩn bị khoá giờ nộp tin, bạn nhận được tin từ 1 PR của 1 công ty gửi đến. Đó là 1 tin cực hay và sốt dẻo. Bạn gọi điện ngay cho Tổng giám đốc công ty nhưng ông ta tắt máy (cha này chắc đang...) Định bấm máy Phó TGĐ thứ nhất (tay này mình hơi bị thân) thì nhớ ra đang đi công tác nước ngoài. May quá gặp được ông Phó TGĐ thứ 2 nhưng ông ấy nói không biết gì và chỉ bạn tìm gặp PR của Công ty (thế thì nói làm dek gì)...
    Bạn nhấc máy hỏi "chiến hữu" thân nhất cùng theo dõi lĩnh vực này thì nó lại đang du hí ở đâu đó (củ chuối thế). Hỏi mấy đồng chí phóng viên của báo khác thì có 2 người nói rằng họ cũng nhận được thông tin này. 01 người thì bảo chắc chắn sẽ đăng (tay này liều thật), người kia thì nói đang xem xét, có thể không đăng (sao tay này lờ đờ thế). Bạn chạy lên báo cáo Tổng biên tập. Ông ấy nhăn trán 1 lúc rồi nói rằng: Em quyết vụ này đi... (mình sẽ sống hay chết đây)
    Câu chuyện trên chỉ là tưởng tượng nhưng rõ ràng trên thực tế có thể sẽ xảy ra những trường hợp mà chúng ta không làm cách nào kiểm tra được thông tin PR đã cung cấp. Để đưa ra quyết định (thường là phải nhanh chóng) chúng ta phải dựa trên chính độ tin cậy mà chúng ta nhận thấy từ PR & thêm 1 phần cái gọi là "linh cảm" nghề nghiệp.
    Câu hỏi "tin tưởng" hay "cảnh giác" có lẽ hợp với hoàn cảnh trên chăng?
    Được LazyTig sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 01/03/2005
  5. LazyTig

    LazyTig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bạn thử tưởng tượng thế này nhé: chuẩn bị khoá giờ nộp tin, bạn nhận được tin từ 1 PR của 1 công ty gửi đến. Đó là 1 tin cực hay và sốt dẻo. Bạn gọi điện ngay cho Tổng giám đốc công ty nhưng ông ta tắt máy (cha này chắc đang...) Định bấm máy Phó TGĐ thứ nhất (tay này mình hơi bị thân) thì nhớ ra đang đi công tác nước ngoài. May quá gặp được ông Phó TGĐ thứ 2 nhưng ông ấy nói không biết gì và chỉ bạn tìm gặp PR của Công ty (thế thì nói làm dek gì)...
    Bạn nhấc máy hỏi "chiến hữu" thân nhất cùng theo dõi lĩnh vực này thì nó lại đang du hí ở đâu đó (củ chuối thế). Hỏi mấy đồng chí phóng viên của báo khác thì có 2 người nói rằng họ cũng nhận được thông tin này. 01 người thì bảo chắc chắn sẽ đăng (tay này liều thật), người kia thì nói đang xem xét, có thể không đăng (sao tay này lờ đờ thế). Bạn chạy lên báo cáo Tổng biên tập. Ông ấy nhăn trán 1 lúc rồi nói rằng: Em quyết vụ này đi... (mình sẽ sống hay chết đây)
    Câu chuyện trên chỉ là tưởng tượng nhưng rõ ràng trên thực tế có thể sẽ xảy ra những trường hợp mà chúng ta không làm cách nào kiểm tra được thông tin PR đã cung cấp. Để đưa ra quyết định (thường là phải nhanh chóng) chúng ta phải dựa trên chính độ tin cậy mà chúng ta nhận thấy từ PR & thêm 1 phần cái gọi là "linh cảm" nghề nghiệp.
    Câu hỏi "tin tưởng" hay "cảnh giác" có lẽ hợp với hoàn cảnh trên chăng?
    Được LazyTig sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 01/03/2005
  6. KONE

    KONE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Nếu tớ trong ở trong hoàn cảnh của bạn LazyTig thì tớ sẽ cho đăng cái tin đấy. Bạn nói tớ liều. Có thể thế! Nhưng tin mà tay PR kia đưa cho bạn cũng nằm trên danh nghĩa của công ty đó đưa cho bạn. Khi đưa tin này, nếu bạn bị kiện hay phản hồi thì bạn cũng sẽ có cái để mà chứng minh rằng bạn không phải người bịa đặt.
    Tớ không hiểu câu hỏi về "tin tưởng" hay "cảnh giác" của bạn. Về phía nhà báo, bản thân anh ta phải biết đánh giá về tin mà PR đưa cho mình. Đánh bóng hay không, chắc chắn một nhà báo đọc phải hiểu. PR luôn là nguồn tin chính thức của một doanh nghiệp. Nguồn tin đó ai cũng có thể tiếp cận. Tớ không biết có ai ấu trĩ đến độ dùng những thông cáo chính thức của doanh nghiệp làm phóng sự sốt dẻo không? Không. Vì những phóng sự sốt dẹo dựa trên những thông tin có thật nhưng không chính thức, không rõ nguồn và không có ai (ngoài bạn) chịu trách nhiệm về nội dung. Lúc ấy bạn mới cần tin tưởng hay cảnh giác.
    PR luôn nói tốt về công ty cái đấy không có gì đáng bàn cãi. Vì nó chẳng phải tật xấu lại càng không phải tệ nạn. Nghề PR là vậy. Cái PR cung cấp cho bạn thường chỉ nằm ở cột tin nhanh. Họ nói tốt hay không tùy họ,quyền viết tốt hay không tùy nhà báo (như bạn gì đó thích nhận phong bì!). Chẳng hạn PR tổ chức đêm hội cho trẻ em nghèo. Bạn chọn viết thành một tin nhanh hoặc chọn viết một bài lấu tít là "đêm hội cảm động của những tấm lòng nhân từ", như thế nào là tùy bạn!
    Tớ học báo rồi lại muốn đi làm cả PR lẫn báo. Thế có nguy hiểm không nhỉ?
  7. KONE

    KONE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Nếu tớ trong ở trong hoàn cảnh của bạn LazyTig thì tớ sẽ cho đăng cái tin đấy. Bạn nói tớ liều. Có thể thế! Nhưng tin mà tay PR kia đưa cho bạn cũng nằm trên danh nghĩa của công ty đó đưa cho bạn. Khi đưa tin này, nếu bạn bị kiện hay phản hồi thì bạn cũng sẽ có cái để mà chứng minh rằng bạn không phải người bịa đặt.
    Tớ không hiểu câu hỏi về "tin tưởng" hay "cảnh giác" của bạn. Về phía nhà báo, bản thân anh ta phải biết đánh giá về tin mà PR đưa cho mình. Đánh bóng hay không, chắc chắn một nhà báo đọc phải hiểu. PR luôn là nguồn tin chính thức của một doanh nghiệp. Nguồn tin đó ai cũng có thể tiếp cận. Tớ không biết có ai ấu trĩ đến độ dùng những thông cáo chính thức của doanh nghiệp làm phóng sự sốt dẻo không? Không. Vì những phóng sự sốt dẹo dựa trên những thông tin có thật nhưng không chính thức, không rõ nguồn và không có ai (ngoài bạn) chịu trách nhiệm về nội dung. Lúc ấy bạn mới cần tin tưởng hay cảnh giác.
    PR luôn nói tốt về công ty cái đấy không có gì đáng bàn cãi. Vì nó chẳng phải tật xấu lại càng không phải tệ nạn. Nghề PR là vậy. Cái PR cung cấp cho bạn thường chỉ nằm ở cột tin nhanh. Họ nói tốt hay không tùy họ,quyền viết tốt hay không tùy nhà báo (như bạn gì đó thích nhận phong bì!). Chẳng hạn PR tổ chức đêm hội cho trẻ em nghèo. Bạn chọn viết thành một tin nhanh hoặc chọn viết một bài lấu tít là "đêm hội cảm động của những tấm lòng nhân từ", như thế nào là tùy bạn!
    Tớ học báo rồi lại muốn đi làm cả PR lẫn báo. Thế có nguy hiểm không nhỉ?
  8. NOVIAN

    NOVIAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    PR hướng đến rất nhiều nhóm công chúng, trong đó có giới truyền thông của chúng ta. Như Momiji ( Lá đỏ) đã phân loại ở trên Novian xin bổ sung và liệt kê lại một số nhóm công chúng cơ bản của PR:
    Cộng đồng
    Nhân viên hiện tại
    Nhân viên tiềm năng
    Nhà cung cấp dịch vụ & nguyên liệu
    Nhà đầu tư - Thị trường tiền tệ
    Nhà phân phối
    Người tiêu dùng hay sử dụng
    Các giới có ảnh hưởng đến dư luận
    Các đoàn thể, hiệp hội thương mại
    Giới truyền thông.
    Giới truyền thông của chúng ta được PR xem là phương tiện giao tiếp với các nhóm công chúng, những nhân vật nổi danh có ảnh hưởng đến cộng đồng; tóm lại là con đường dẫn một tổ chức trực tiếp đến với những nhóm công chung khác. Chính vì thế, giới truyền thông được PR đặc biệt quan tâm nhiều. Ngoài ra còn có một số lí do cơ bản khác:
    + Các nhà xuất bản, nhà sản xuất, biên tập viên và nhà báo có quyền quyết định xuất bản những gì cho công chúng xem và đọc
    + Sự nghiệp của những người làm truyền thông khiến chúng ta luôn tìm kiếm những thông tin, câu chuyện hay, bổ ích làm độc giả và khán giả quan tâm, thích thú. Chính bản thân chúng ta cũng khoái những người làm PR cung cấp cho chúng ta những thông tin hay, câu chuyện độc và đương nhiên độ chính xác cũng phải ở mức đạt tiêu chuẩn.
    *** Những người làm PR cũng có thương hiệu. Khi một PR nào đó có uy tín trong nhiều lần cung cấp thông tin, khả năng nhiều về sau, giới truyền thông sẽ tìm đến hỏi thông tin, tin tưởng họ trong những tình huống gấp kể trên.

  9. NOVIAN

    NOVIAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    PR hướng đến rất nhiều nhóm công chúng, trong đó có giới truyền thông của chúng ta. Như Momiji ( Lá đỏ) đã phân loại ở trên Novian xin bổ sung và liệt kê lại một số nhóm công chúng cơ bản của PR:
    Cộng đồng
    Nhân viên hiện tại
    Nhân viên tiềm năng
    Nhà cung cấp dịch vụ & nguyên liệu
    Nhà đầu tư - Thị trường tiền tệ
    Nhà phân phối
    Người tiêu dùng hay sử dụng
    Các giới có ảnh hưởng đến dư luận
    Các đoàn thể, hiệp hội thương mại
    Giới truyền thông.
    Giới truyền thông của chúng ta được PR xem là phương tiện giao tiếp với các nhóm công chúng, những nhân vật nổi danh có ảnh hưởng đến cộng đồng; tóm lại là con đường dẫn một tổ chức trực tiếp đến với những nhóm công chung khác. Chính vì thế, giới truyền thông được PR đặc biệt quan tâm nhiều. Ngoài ra còn có một số lí do cơ bản khác:
    + Các nhà xuất bản, nhà sản xuất, biên tập viên và nhà báo có quyền quyết định xuất bản những gì cho công chúng xem và đọc
    + Sự nghiệp của những người làm truyền thông khiến chúng ta luôn tìm kiếm những thông tin, câu chuyện hay, bổ ích làm độc giả và khán giả quan tâm, thích thú. Chính bản thân chúng ta cũng khoái những người làm PR cung cấp cho chúng ta những thông tin hay, câu chuyện độc và đương nhiên độ chính xác cũng phải ở mức đạt tiêu chuẩn.
    *** Những người làm PR cũng có thương hiệu. Khi một PR nào đó có uy tín trong nhiều lần cung cấp thông tin, khả năng nhiều về sau, giới truyền thông sẽ tìm đến hỏi thông tin, tin tưởng họ trong những tình huống gấp kể trên.

  10. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Trời cãi nhau nhiều quá.Mời các bác sang bên PR Club của em chơi,bên đấy có nhiều expert về PR lắm ạ.Có gì ta cùng thảo luận để nâng cao hiểu biêt.
    http://ttvnol.com/marketing.ttvn ---->>>PR CLub

Chia sẻ trang này