1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phụ lục về Toàn Chân 1

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi kocotengica, 24/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kocotengica

    kocotengica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2001
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    Phụ lục về Toàn Chân 1

    Em đánh cái này ra từ phần cuối của bộ Anh Hùng Xạ Điêu. Em sẽ đánh dần dần để mọi người đọc

    Đạo giáo bắt đầu từ ?oThái Bình đạo? và ?oNgũ đẩu mễ đạo? thời Hán. Đạo gia thời Tiên Tần là học phái triết học, đến thời Hán mới trở thành tôn giáo. Thời Lục Triều có ?oCan Quân đạo? (tức Thái Bình đạo), ?oThiên sư đạo? (tức Ngũ đẩu mễ đạo), ?oMiên gia đạo?. Từ thời Tống Kim trở đi, phái Luyện dưỡng chia làm Nam tông và Bắc tông, giáo phái Phù lục khoa chia làm ba nhánh là Long Hổ (tức Thiên sư đạo, còn gọi là Chính Nhất giáo) và Cáp Tạo, Mao Sơn.
    Phái Luyện dưỡng trong Đạo gia chú trọng thuật tu tiên trường sinh, việc luyện đan chia thành Nội đan và Ngoại đan. Ngoại đan là Hoàng bạch thuật, về sau phát triển thành Điểm kim thuật, trở thành tiền thân của môn hoá học, Trung Quốc và nước ngoài cũng tương tự. Nội đan là luyện khí, biến thành các môn nội công, quyền thuật. Nội gia và nghiên cứu về châm cứu, kinh mạch và huyệt đạo, về sau phát triển thành Phòng trung thuật. Những bản lĩnh mà Đạo giáo về sau đề cao là lý tưởng của người thế tục, đã có thể vô cùng giàu có, trường sinh bất lão, năng lực ******** mạnh mẽ, lại có thể gọi thần hàng yêu, chiêu hồn bắt quỷ, nên các bậc đế vương nắm quyền lực thế tục tối cao rất thích thú. Cuối thời Bắc Tống, vua Huy Tông càng mê tín Đạo giáo, sai người lãnh đạo Đạo giáo phong ông ta là ?oGiáo chủ Đạo Quân Hoàng Đế?.
    Sau khi quân Kim chiếm đóng phía bắc Trung Quốc, nhân dân phương Bắc tan nhà nát cửa, bị đè nén hà hiếp, ở một dải Thiểm Tây, Hà Bắc, Sơn Đông nảy sinh ba giáo phái Đạo giáo mới là Toàn Chân giáo, Thiên Đạo giáo, Thái Nhất giáo, kết nạp bình dân, ngấm ngầm đối kháng với kẻ thống trị ngoại tộc, trong đó Toàn Chân giáo có thanh thế lớn nhất.
    Toàn Chân giáo không chuộng việc phù chú luyện đan mà lấy việc khổ mình lợi người làm đầu nên rất được nhân dân tôn trọng. Toàn Chân giáo thuộc Bắc Tông trong Đạo giáo. Triều Ngu Tập thời Nguyên trong Đạo Viên học cổ lục có viết ?oTrước đây nhà Tống ở Biên Kinh sắp mất, mà thuyết của các đạo sĩ bịa đặt vu vơ càng quá, song có kẻ sĩ hào kiệt ngông nghênh ngạo đời, giữ được chí khí, chỉ muốn trở lại chân tính mà thôi, nên gọi là Toàn Chân. Kẻ sĩ có người biết cơ biến loạn đều về theo, môn phái mở rộng, những hạng người khác nhau trong đó không kể xiết. Mà họ ăn uống đạm bạc, chịu vất vả nóng rét, kiên nhẫn ở những việc người ta vốn không chịu nổi, ra sức ở những việc người ta vốn không làm nổi, cho đó là tới được đạo, cũng có rất nhiều sự tích được truyền tụng trên đời?.

    VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG
    Giáo tổ của Toàn Chân Giáo là Vương Triết (chữ Triết gồm hai chữ Cát này có lúc được viết với ba chữ Cát, về âm thanh ý nghĩa hoàn toàn giống với chữ Triết là minh triết). Về cuộc đời của ông ta thì ở cung Trùng Dương trên núi Chung Nam có một tấm bia lớn khắc bài Trung Dương tiên tích ký do Lưu Tổ Khiêm soạn, trong nói ?oThầy là người Hàm Dương, họ Vương tên Triết, tự Tri Minh, Trùng Dương là hiệu. Râu dài mượt, mắt dài bằng miệng, hình dáng khôi vĩ, tính hào hiệp, lúc nhỏ đọc sách, ghi tên làm học trò, lại ghi tên thi võ. Đầu niên hiệu Thiên Quyến, nhờ giàu có xưng hùng trong làng xóm? Về sau đắp một ngôi mộ lớn ở thôn Nam Thời, cao tới vài thước, cắm bảng đề ?oMộ của người chết còn sống?? Mùa hè năm Đinh hợi đại định, tự đốt nhà mình, mọi người tranh nhau tới dập lửa, thầy múa may nhảy nhót cạnh đám lửa, lại làm bài ca để tỏ ý. Sang ra đi về phía đông, tới tận Ninh Hải, đầu tiên gặp Mã Ngọc tại Di Lão đình. Mã cũng là kẻ hào kiệt trong Nho ưu, cùng người nhà là Tôn thị đều giữ lễ đệ tử. Lại được thêm Đàm Xử Đoan, Lưu Xử Huyền, Khưu Xử Cơ, Vương Xử Nhất, Hách Đại Thông tất cả bảy người, đặt hiệu cho Mã là Đan Dương, Đàm là Trường Chân, Lưu là Trường Sinh, Khưu là Trường Xuân, Vương là Ngọc Dương, Hách là Quảng Ninh, Tôn là Thanh Tịnh tản nhân? Còn như những việc xuất thần nhập mộng, ném dù vứt mũ, lăng không biến mất đều là quyền mưu trí kế chứ không phải là sự dạy dỗ chủ yếu của thầy, kẻ học cốt nghe đại đạo chứ đừng chìm đắm vào phương kỹ là được?.
    Bài Toàn Chân giáo tổ bi của Mật quốc công Kim Nguyên Trù thời Kim viết ?oTien sinh râu dài mượt, mắt to, người cao hơn sáu thước, tính hào hiệp giỏi ăn nói, nhờ thế được lòng người. Gia tư giàu có, lấy thóc chẩn phát cho dân nghèo? Có Đàm Ngọc bị phong hủi sắp chết, xin làm đệ tử, tiên sinh lấy nước rửa mặt thừa ban cho, rửa xong mặt mũi lại trở lại như cũ, toàn thân đạo khí tiêu sái, bảo lấy tên là Xử Đoan, hiệu Trường Chân tử. Lại có Khâu Ca người huyện Thê Hà Đăng Châu, lúc nhỏ mồ côi cha mẹ, chưa từng học hành, tìm tới ra mắt, tiên sinh sai coi việc từ hàn, từ đó mỗi ngày nhớ được hơn ngàn câu, lại giỏi ngâm vịnh, bảo lấy tên là Xử Cơ, hiệu Trường Xuân Tử. Người theo về xin làm đệ tử rất đông, tiên sinh cứ chửi mắng đánh đập để rèn luyện, họ dần dần bỏ đi, những người học được đạo của tiên sinh chỉ có Mã Đàm Khưu mà thôi. Tháng 3 năm thứ 8 đào động ở Côn Luân, nhặt đá trên đỉnh núi để dùng, không ngờ có tảng đá lớn lăn xuống, mọi người đều khiếp đảm, tiên sinh ra oai quát lớn, tảng đá ấy đột nhiên dừng lại. Người cắt cỏ hái củi hoan hô làm lẽ, xa gần đều phục là thần thông. Lại có khi ăn gạch đá, có khi hiện ra hai cái đầu ngồi trong am? Tháng 4 năm thứ 9 Kỷ sửu, Chu Bá Thông ở Ninh Hải mời tiên sinh tới am, gọi là Kim Liên đường, đêm có ánh thần quang sáng như ban ngày, người ta đều cho là cháy nhà, tới gần thấy tiên sinh đang đi trong ánh sáng? Tới Đăng Châu, lên Bồng Lai các ngắm biển, đột nhiên có cơn bão nổi lên, mọi người thấy tiên sinh bị bão cuốn rơi xuống biển, đang ngạc nhiên hoảng sợ thì thấy tiên sinh nhảy trở lại lên lầu, chỉ bị rơi có chiếc trâm cài tóc, trong giây lát lại thấy nổi lềnh bềnh trên sóng. Có người nói mắt tiên sinh thanh tú, tiên sinh lập tức làm ra mắt mù, có người khen tiên sinh không cần bài tiết, tiên sinh lập tức đại tiểu tiện ra trước cổng huyện nha, phàm những việc biến hoá khôn lường đều tương tự thế? Trên đường Ninh Hải, tiên sinh ném dù lên không, cái dù theo gió bay lên, tới am Vương Xử Nhất ở Tra Sơn mới rơi xuống, cách chỗ ném lên hơn hai trăm dặm? Tiên sinh nói riêng với mọi người rằng ?oTa sắp chết rồi!?, mọi người xin lưu lại bài tụng. Tiên sinh nói ?oTa đã viết trên vách am của Lữ Đạo Nhân ở Lạc thôn tại Trường An rồi?, rồi nằm gối đầu lên cánh tay trái tắt hơi. Mọi người kêu khóc, tiên sinh lại ngồi dậy nói ?oKhóc cái gì??, rồi gọi Mã Ngọc tới dặn riêng? Minh rằng:
    Hàm Dương chi thuộc
    Viết Đại Ngụy thôn,
    Sơn xuyên ôn lệ,
    Thực sinh dị nhân.
    Ấu chi phát tú,
    Trưởng chi bất quần,
    Công hồ đàm tiếu,
    Diệu ư tư văn.
    Hựu thiên kỵ xạ,
    Kiện dũng tuyệt luân
    Dĩ văn phi thời,
    Phục ý ư vũ,
    Kham định hoạ loạn,
    Chí dục tư cử.
    Văn vũ nhị tiến,
    Thiên bất ngã dữ?
    (Hàm Dương đất ấy,
    Có Đại Ngụy thôn,
    Núi sông tươi đẹp,
    Sinh ra dị nhân.
    Lúc nhỏ tuấn tú,
    Lớn lên hơn người,
    Ăn nói đã khéo,
    Văn chương lại hay.
    Lại giỏi cung ngựa,
    Khoẻ mạnh tuyệt vời,
    Nghĩ văn trái thời,
    Ý nghiêng về võ,
    Muốn dẹp hoạ loạn
    Để cứu trăm họ
    Văn võ kiêm toàn,
    Trời không cho thọ ?)

    Trong bia thuật lại rất nhiều sự tích lạ lùng kỳ quái của Vương Trùng Dương, tự nhiên không thể tin cả, những việc như quát tháo đá rơi, miệng nhai gạch ngói, vào biển không chìm, phóng dù phi hành có lẽ là ông ta bộc lộ một ít võ công mà kẻ đồn đại lại nói quá lên. Mọi người nói ông ta nội công thâm hậu không cần đại tiểu tiện, ông ta lập tức đại tiểu tiện ra ngay trước nha môn quan phủ, tác phong vô cùng sâu xa khó hiểu.
    Cuối thời Thanh, Trần Hữu San ở huyện Đông Hoãng, Quảng Đông soạn bộ Trường Xuân Đạo giáo nguyên lưu gồm 8 quyển, chứng minh Vương Trùng Dương từng khởi binh chống Kim, trong nói ?oVương Trùng Dương là người trung nghĩa thời Tống? Theo đó thì Vương Trùng Dương không chỉ trung phẫn mà quả thật còn từng họp quân chống Kim. Bi ký thời Kim có chỗ phải tránh né nên không dám nói rõ?.

    (Còn tiếp)



    ------------------------------
    If you wish hard enough, long enough, anything is possible
  2. kocotengica

    kocotengica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2001
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    TOÀN CHÂN THẤT TỬ
    Toàn Chân thất tử đều nổi tiếng đương thời, sự tích của họ đều được ghi chép trong văn bia hoặc thư tịch lưu truyền đến nay. Văn bia hoặc thư tịch đều rất nhiều, những tài liệu quan trọng nhất có Lịch thế chân tiên thể đạo thông giám, Thất Chân niên phổ, Chung Nam sơn tổ dình tiên chân nội truyện, Cam Thuỷ tiên sinh nguyên lục, Kim liên chính tông ký, Kim liên chính tông tiên nguyên tượng truyện.
    Bài Vô vi chânnhân Mã tôn sư đạo hạnh bi của Vương Lợi Dung thời Nguyên viết ??oThầy Mã Ngọc tự Huyền Bảo, hiệu Đan Dương tử??? người châu Ninh Hải, Sơn Đông??? Sau ngày rằm tháng giêng mở tiệc mời ***** Trùng Dương, đưa cho quả dưa, ***** bắt đầu ăn từ cuống, hỏi tại sao thì đáp: Ngọt theo đắng mà tới. Hỏi:Từ đâu tới? ***** đáp: Từ Chung Nam. Không nề ba ngàn dặm, đặc biệt tới để đỡ người say??? Bèn tâm phục thờ làm thầy. ***** cảm hoá không phải một người, thầy ngộ ra??? chia tóc làm ba lọn, ba lọn (cật) ý nói ba chữ cát là tên huý của ***** . Mùa thu năm thứ 14, cùng ba đạo hữu nói chí mình ở trấn Tần Độ, thầy nói: Muốn so về sự nghèo. Đàm nói: Muốn so về lẽ phải. Lưu nói: Muốn so về chí khí. Khưu nói: Muốn so về sự nhàn. Thầy nói: Phàm đạo lấy vô tâm làm thể, quên lời làm dụng, mềm yếu làm gốc, thanh tĩnh làm nền. Giữ mực trong ăn uống, dứt bỏ hết lo lắng, ngồi yên điều hoà hơi thở, ở phòng vắng nuôi khí. Tâm không trì thì tính định, thần không lo thì đan kết, kế diệt tình chốn không hư, an thần nơi chí cực, không ra khỏi cửa mà học được đạo pháp kỳ diệu???.
    Bài Đàm chân nhân tiên tích bi minh của Mật quốc công Kim Nguyên Trù thời Kim viết ??oĐàm công Xử Đoan, tự Thông Chính, hiệu Trường Chân tử, lúc đầu tên Ngọc, người châu Ninh Hải, cha la thợ vàng bạc, thường xuất tiền giúp đỡ kẻ bần cùng??? Tới làm lễ đệ tử, Trùng Dương sai ở trong Ams, lúc ấy mùa đông tuyết lớn, rải rong biển ra làm nệm, Trùng Dương đưa chân bảo ôm, giây lát mồ hôi toát ra ướt đẫm toàn thân như ôm cái ***g ấp, sáng ra lấy nước rửa mặt của mình bảo rửa mặt, hơn một tháng thì khỏi bệnh, vì thế hết lòng kính cẩn???. Vương Trùng Dương đưa chân bảo Đàm Xử Đoan ôm, Đàm thấy toàn thân nóng lên, chắc Vương Trùng Dương dùng nội công chữa bệnh cho ông ta, còn trong nước rửa mặt có thể có thuốc, rửa mặt hơn một tháng thì khỏi bệnh hủi, cách nói ấy so với cách kể vắn tắt trong bài Toàn Chân giáo tổ bi cũng rất ăn khớp.
    Bài Trường Sinh chân nhân Lưu tôn sư đạo hạnh bi của Tần Chí An thời Kim viết ??oLưu tiên sinh Xử Huyền, tự Thông Diệu, hiệu Trường Sinh tử, người trang Võ Quan ở Đông Lai??? Năm Đinh tỵ niên hiệu Thừa An, Chương tông triệu vào hỏi yếu chỉ của đạo. Tiên sinh tâu: Ít ham muốn thì thân yên ổn, giảm thuế mà thì nước thái bình???.
    Nguyên sử, Khưu Xử Cơ truyện viết ??oKhưu Xử Cơ người Thê Hà Đăng Châu, tự lấy hiệu là Trường Xuân tử??? Cuối thời Kim Tống, hai triều đều sai sứ tới triệu nhưng ông không đi. Năm Đinh mão, Thái tổ từ Nãi Man sai cận thần là Triệt Bá Nhĩ, Lưu Trọng Lộc cầm chiếu tới mời., Xử Cơ cùng mườ
  3. kocotengica

    kocotengica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2001
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    TRƯỜNG XUÂN CHÂN NHÂN TÂY DU KÝ
    Sự tích Khưu Xứ Cơ tới Tây Vực gặp Thành Cát Tư Hãn, đệ tử là Lý Chí Thường đi theo có viết quyển Trường Xuân chân nhân Tây du ký ghi lại đầu đuôi và những việc mắt thấy tai nghe trên đường.
    Trường Xuân chân nhân Tây du ký có chép môt bài thơ dài của Khưu Xử Cơ làm trên đường đi:
    Kim Sơn đông bạn Âm Sơn tê (tây),
    Thiên sơn vạn hác toả thâm khê.
    Khê biên loạn thạch đương đạo ngoạ,
    Cổ kim bất hứa đạo luân đề.
    Tiền niên quân hưng Nhị thái tử (tức Sát Hợp Đài),
    Tu đạo giá kiều triệt khê thuỷ.
    Kim niên ngô đạo dục tây hành,
    Xa mã huyên điền phục kinh thử.
    Ngân sơn thiết bình thiên vạn trùng,
    Tranh đầu cạnh gác khoa thanh hùng.
    Nhật xuất hạ quan thương hải cận,
    Minh nguyệt thượng dữ thiên hà thông.
    Tham thiên tùng như bút quản trực,
    Sâm sâm động hữu bách dư xích.
    Vạn thù tương ỷ uất thương thương,
    Nhất điểu bất minh không tịch tịch.
    Dương trường Mạnh Mộn áp Thái Hàng,
    Thử tư đại lược do tầm thường.
    Song xa thượng hạ khổ đôn điên,
    Bách kỵ tiền hậu đa kinh hoàng.
    Thiên trì hải tại sơn đầu thượng,
    Bách lý kính không hàm vạn tượng.
    Huyền quân thúc mã tây hạ sơn.
    Tứ thập bát kiều đê vạn trượng.
    Hà nam hải bắc sơn vô cùng,
    Thiên biến vạn hoá quy mô đồng.
    Vị Nhược tư sơn thái kỳ tuyệt,
    Lỗi lạc tiếu bạt gia thần công.
    Ngã lai thời đương bát cửu nguyệt,
    Bán sơn dĩ thượng giai vi tuyết
    Sơn tiền thảo mộc noãn như xuân,
    Sơn hậu y khâm lãnh như thiết
    (Kim Sơn phía đông Âm Sơn tây,
    Ngàn non vạn suối dáng sơn khê.
    Bên khe đá chắn đường la liệt,
    Xưa nay không cho người qua đây.
    Năm xưa ra quân Nhị thái tử,
    Sửa đường bắc cầu thông khe chảy.
    Năm nay bọn ta muốn qua tây,
    Xe ngựa lại theo đường ấy trảy.
    Non bạc vách biếc ngàn muôn trùng,
    Đua cao tranh hiểm khoe thế hùng.
    Chiều xuống nhìn xa gần biển biếc,
    Trăng sáng vẫn cùng sông trời thông.
    Vọt trời dáng thẳng như ngọn bút,
    Cao cao rậm rạp hơn trăm thước.
    Muôn cành giao nhau sẫm sắc xanh,
    Không tiếng chim kêu càng tịch mịch.
    Mạnh Môn quanh co vượt Thái Hàng,
    Nơi ấy đại khái còn tầm thường.
    Hai xe lên xuống khổ dốc đứng,
    Trăm ngựa trước sau cùng kinh hoàng.
    Ao trời biển lớn trên đầu núi,
    Trăm dặm gương trời soi một cõi.
    Quân đơn dòng ngựa xuống non tây,
    Bốn tám cầu cao ngút sương khói.
    Sông nam bể bắc non chập chùng,
    Thiên biến vạn hoá quy mô đồng.
    Vị Nhược núi kia càng lạ tuyệt,
    Chót vót đỉnh núi tài hoá công.
    Ta tới tiết trời đang tháng thu,
    Nửa núi bên trên đều phủ tuyết.
    Trước non cây cỏ ấm hơi xuân,
    Sau non áo chăn lạnh giá rét).
    Khưu Xử Cơ, Lý Chí Thường cùng đi, trên đường Tây hành thấy tình trạng thảm sát ở các thành Hoa Thích Tử Mô sau khi Thành Cát Tư Hãn hạ thành, trong Trường Xuân tử du ký có nói ??oLúc Phương Toán Đoan (tức Sultan, quốc vương Hồi Giáo) chưa thua trận trong thành thường có trên mười vạn hộ, từ khi mất nước chỉ còn một trong bốn phần.
    Sử gia cận đại là ông Trần Viên viết quyển Nam Tống sơ Hà Bắc tân Đạo Giáo khảo rất đề cao Toàn Chân giáo, trong sách nói ??oTừ niên hiệu Vĩnh Gia trở đi Hà Bắc lọt vào ta
  4. kocotengica

    kocotengica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2001
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    LIỆT TIÊN TOÀN TRUYỆN
    Liệt tiên toàn truyện là một bộ sách có kèm tranh vẽ về các truyền thuyết cố sự của Đạo Gia khắc in trong niên hiệu Vạn Lịch thời Minh.
    Sách truyện ký thần tiên ở Trung Quốc, về nhan đề thì sớm nhất là hai quyển Liệt tiên truyện của Lưu Hướng thời Hán soạn, bọn Đào Hồng Cảnh, Cát Hồng, Tôn Di Trung, Đỗ Quang Đình, Thẩm Phần nối nhau biên soạn. Phần lớn là trong bộ Tổng tiên ký do Nhạc Sử soạn đầu thời Bắc Tống, tổng cộng 130 quyển, có lẽ toàn bộ các vị tiên trong truyền thuyết đều có trong đó, nhưng đã thất truyền. Liệt tiên toàn truyện có 9 quyển, thuật 581 vị tiên, bắt đầu từ Lão tử, Mộc công, Tây Vương Mẫu đến những vị tiên trong niên hiệu Thành Hoá, Hoằng Trị thời Minh. Trong đó có rất nhiều người không phải là thần tiên, chỉ là đạo sĩ biết ảo thuật hoặc được hoàng đế ban cho danh hiệu. Trong các thư tịch hiện còn thì đây là bộ sách có nội dung phong phú nhất.
    Sách này nói là Vương Thế Trinh biên tập, lại có bài tựa của Lý Phàn Long, nhưng quá nửa là giả mạo bản in của Uông Vân Bằng. Uông Vân Bằng là chủ nhân nhà sách Ngoạn Hổ hiên ở Huy Châu, từng khắc in rất nhiều sách vở và kịch bản kèm tranh ảnh đẹp đẽ. Tranh vẽ sau người Vương Triết, Mã Ngọc, Đàm Xử Đoan, Khưu Xử Cơ, Hách Đại Thông, Vương Xử Nhất in kèm trong tập bốn bộ Xạ điêu anh hùng truyện này (bản tiếng Hoa) đều lấy từ sách ấy. Trong Liệt tiên toàn truyện cũng có truyện hai người Đàm Xử Huyền và Tôn Bất Nhị nhưng không có tranh.
    Trong sáu bức tranh vẽ sự tích sáu vị lãnh tụ của phái Toàn Chân Giáo, đều cường điệu những phép thuật thần kỳ.
    Trong tranh vẽ Vương Trùng Dương tay cầm ấm sắt, vì ông ta từng cầm ấm sắt đi xin ăn. Ông ta làm rất nhiều việc đặc biệt, người thường nói ông ta điên khùng, gọi ông ta là Vương Hại Phong, chữ phong (gió) đồng âm với chữ phong (điên), tức gọi ông ta là Vương Phong tử (Vương điên). Hôm Mã Ngọc qua đời nói với người nhà ??oHôm nay sẽ có điều vui phi thường???, không bao lâu nghe trên không có tiếng nhã nhạc, ngẩng nhìn thấy tiên nữ cưỡi mây băng qua, tiên đồng ngọc nữ tiền hô hậu ủng, nói với Mã Ngọc ??oBọn ta tới Bồng Đảo trước chờ người???, đêm ấy Mã Ngọc qua đời giữa lúc gió mưa sấm chớp. Đàm Xử Đoan ở huyện Cao Đường viết hai chữ Quy Xà tặng chủ nhân quán trà Ngô Lục, Ngô treo trong quán, về sau nhà láng giềng phát hoả, lửa lan ra rất rộng, chỉ có quán của Ngô Lục là không bị vạ lây. Trong đạo quán Diên Tường có một cây hoè chết khô, Khưu Xử Cơ cầm trượng đi quanh đánh vào, quát ??oCây hoè sống lại!???, đến nay cây hoè vẫn còn xanh tươi. Trong tranh Hách Đại Thông vẽ chuyện ông ta đội tháp gạch nhỏ cạnh cầu Triệu Châu. Trong tranh Vương Xử Nhất là vẽ truyện Vương Trùng Dương phóng dù bay hai trăm dặm đưa thư.

    ------------------------------
    If you wish hard enough, long enough, anything is possible
  5. kocotengica

    kocotengica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2001
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    HOÀNG THƯỜNG
    Hoàng Thường mà Anh hùng xạ điêu nói tới (người viết ra Cửu Âm Chân Kinh) là nhân vật có thật. Ông Trần Quốc Phù thời cận đại trong Đạo tạng nguyên lưu khảo khảo chứng về các sách vở mộc bản thời Tống Huy tông tìm kinh sách Đạo giáo trong thiên hạ đã làm sáng tỏ. Năm Chính Hoà thứ 3 Huy Tông hạ chiếu tìm kinh sách Đạo giáo trong thiên hạ, thu được rất nhiều. Năm Chính Hoà thứ 5 thiết lập Kinh cục, lệnh cho đạo sĩ hiệu chỉnh, đưa tới Mân huyện Phúc Châu giao cho Quận thú Hoàng Thường thuê thợ khắc in. Sách ấy có tên là Chính Hoà Vạn Thọ đạo tạng , tổng cộng 554 tập, 5481 quyển.
    Hoàng Thường tự Văn Trọng, người ta gọi là Diễn Sơn tiên sinh, người Diên Bình, Phúc Kiến, chết năm Kiên Viêm thứ 3 đời Cao tông, thọ 87 tuổi. Bài Diễn Sơn tiên sinh thần đạo bi nói ông ??orất giỏi thuật dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ, đọc rộng sách vở Đạo gia, đều hiểu rất sâu sắc, mà hàng ngày thi hành.
    Hoàng Thường khắc in kinh tạng Đạo gia, tiếng tăm rất lớn, về sau Minh Giáo in ấn kinh sách cũng mượn tên ông. Vị Nam văn tập quyển 5, Điều đối trạng của Lục Du nói ??oKinh giả tranh ma của Minh giáo, đến như khắc bản lưu hành đều giả là do Đạo quan Trình Nhược Thanh hiệu khám, Tri châu Phúc Châu Hoàng Thường khắc bản trong năm Chính Hoà.
    -------- HẾT -----------

    ------------------------------
    If you wish hard enough, long enough, anything is possible
  6. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn bạn kototengica đã post lên những thông tin thú vị về những tư liệu thực tế giúp KD xây dựng nên series truyện nổi tiếng này

    HoaManLau
  7. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    chà chà đáng phục ,đáng phục!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Majin-Boo

  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Kocotengica, nếu như bạn có hứng thú với truyện kiemhiep và lại nhiệt tình như vậy, tại sao không qua vietkiem tham gia đi. Tuy nhiên trước hết Nhất Tiếu xin phép bạn copy bài này đưa lên vietkiem đã, copyright vẫn là của bạn!!!
  9. kocotengica

    kocotengica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2001
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    Hì hì mình rất mê truyện kiếm hiệp nhưng hiện tại tham gia nhiều forum quá, mà thời gian lại thiếu vật nên không thể sang Vietkiem được :) Hì hì nhưng download truyện mới của Vietkiem thì không bao giờ sao lãng :)
    Chp@

    ------------------------------
    If you wish hard enough, long enough, anything is possible

Chia sẻ trang này