1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phụ nữ và Võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 07/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Ở Việt Nam, ngày 8/3 hàng năm còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, khẳng định chủ quyền dân tộc, giang sơn đất Việt.

    Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, ngoài sự hưởng ứng của các Lạc Hầu, Lạc Tướng và những người yêu nước ở khắp các thị quận là đông đảo lực lượng phụ nữ cùng tham gia khởi nghĩa như Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc) … lòng yêu nước, ý chí kiên cường và võ thuật của các bà đã đập tan chính quyền đô hộ lúc bấy giờ, đã làm cho tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu để tìm đường lẩn trống về nước.


    Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Trưng Trắc, Trưng Nhị (Trứng Chắc, Trứng Nhị)


    [​IMG]

    Mặc dầu trên thế giới ngày nay, vai trò người phụ nữ trong đời sống xã hội đã khẳng định, nhưng ở các nước phương Đông, đặc biệt là tại Việt Nam, vốn đã mang nặng tư tưởng phong kiến Nho giáo “nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một nam kể là có, mười nữ kể như không) từ hàng nghìn năm, hình như vẫn tồn tại quan điểm coi nhẹ người phụ nữ trong tất cả các lãnh vực của đời sống xã hội. Đáng kể nhất là trên lãnh vực võ thuật, không ít người, không ít gia đình cho rằng võ thuật là lãnh vực của nam giới, người phụ nữ không nên bén mảng vào! Nói rõ ra, theo quan điểm của những người này thì phụ nữ không nên tập võ thuật, và nếu có tập thì khó mà đạt đến đỉnh cao bởi đây không phải là thế giới dành cho phụ nữ?! Sự thật như thế nào? Phải chăng người phụ nữ không nên tập võ? Và phải chăg người phụ nữ tập võ không thể đạt đến đỉnh cao của võ thuật?​

    Ngược dòng lịch sử Việt Nam, suốt mấy nghìn năm trường tồn và phát triển, chúng ta thấy bóng dáng của nhiều phụ nữ đã đóng góp tích cực vào công cuộc dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, đặc biệt là trong thời kỳ võ thuật đóng vai trò then chốt trong chiến tranh.

    Thật vậy, ngay từ những năm đầu Công nguyên, nhân dân Việt Nam đã vô cùng tự hào vì mình đã có được một người phụ nữ tuyệt vời tên là Trần Thị Đoan, tục gọi là bà Man Thiện. Bà vốn là người huyện Ba Vì (Hà Nội ngày nay), chồng mất sớm, ở vậy nuôi con là Trưng Trắc và Trưng Nhị khôn lớn, lại dạy dỗ hai con tinh thần dân tộc, huấn luyện hai con gái mình trở thành những cô gái giỏi võ nghệ, có lòng yêu nước thiết tha và quyết tâm làm việc lớn. Sau này, khi Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi nghĩa, bà Man Thiện luôn luôn có mặt ở nơi màn trướng, cùng các con bàn việc cơ mật …

    Tiếp nối tinh thần bất khuất của mẹ, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị – vốn là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh (ngoại thành Hà Nội ngày nay) – đã lớn lên trong sự chăm sóc và giáo dục của mẹ, trở thành những người con gái khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, tính khí hùng dũng, gan dạ lại thích làm việc nghĩa. Chính những tính khí con nhà võ này đã khiến cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cao cờ khởi nghĩa, tập hợp thanh niên nam nữ, luyện tập võ binh, quyết quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi … Bằng trình độ võ nghệ tuyệt luân, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã chiêu tụ được anh hùng hào kiệt bốn phương, trong đó phần lớn là nữ giới: Ả Tắc, Ả Dị, Bát Nàn công chúa (xinh đẹp lại giỏi võ nghệ), Lê Chân (khỏe mạnh, xinh đẹp, giỏi võ), Thành Thiên công chúa (mộ quân chiến đấu, đem quân về hội với Hai Bà Trưng), Thiều Hoa công chúa (ngày đêm luyện tập võ nghệ, tập hợp trai gái trong làng, bày trò đánh phết để tăng thêm sức khỏe và sự nhanh nhẹn), Lê Thị Hoa (mộ quân rồi về hội quân với Trưng Trắc, Trưng Nhị), nàng Quốc (tập hợp thanh niên kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng) …​

    Với sức mạnh võ thuật dưới quyền điều khiển của những nữ tướng giỏi võ mà đứng đầu là Trưng Trắc và Trưng Nhị, chắng mấy chốc mà lực lượng khởi nghĩa đã hạ được 65 thành trì của giặc vào năm 40, rồi tôn Hai Bà lên ngôi vua trị vì thiên hạ, mở kỷ nguyên độc lập đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.​


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [rose]
    -----

    Triệu Thị Trinh (Triệu Ẩu, Lệ Hải Bà Vương)

    [​IMG]

    Sau Hai Bà Trưng, lịch sử Việt Nam lại có thêm người con gái đất Quan Yên (Thanh Hóa ngày nay) mang tên là Triệu Thị Trinh. Đó là một người con gái khỏe mạnh, giỏi võ nghệ lại có chí lớn qua câu nói từng được lưu truyền qua nhiều thế hệ:“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu làm tỳ thiếp cho người khác!”​


    Năm 248, Triệu Trinh Nương đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt dựng cao cờ khởi nghĩa, tập hợp quân nghĩa dõng để chống lại quân Ngô đang đô hộ nước ta lúc bấy giờ. Tài nghệ của Triệu Trinh Nương đã làm cho quân thù phải nể mặt, tôn gọi là Lệ Hải Bà Vương.


    Võ sư Hồ Tường
  3. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    (*.*)...

    Chúc tất cả chị em phụ nữ nhiều sức khoẻ - luôn vui tươi - hạnh phúc ...[rose]

    Nếu gặp được sẽ xin theo học võ cho bằng được, vì hiện tại bây giờ bạo hành nhiều quá ....>:)>:)
  4. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Nữ sinh Ấn Độ luyện Vovinam để tự vệ


    TT - Vovinam, môn võ truyền thống của Việt Nam, đã được nhiều phụ huynh và thầy cô giáo Ấn Độ khuyến khích các nữ sinh luyện tập để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ bản thân.



    [​IMG]
    Các nữ sinh Ấn Độ biểu diễn Vovinam trong ngày 8-3 - Ảnh: AFP


    Trường trung học Saint Maaz tại thành phố Hyderabad, phía nam Ấn Độ đã đưa Vovinam vào chương trình học cho các học sinh từ 10-16 tuổi. Các buổi tập luyện được tổ chức mỗi tuần ngay trên sân trường. Nhân ngày 8-3-2011, khoảng 40 nữ sinh của trường đã biểu diễn Vovinam với kiếm và gậy ngay trên sân trường.


    Theo website của Liên đoàn Vovinam (http://vovinam.org.vn), đây là môn phái võ đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội.


    H.V. (AFP)


    http://tuoitre.vn/The-gioi/The-gioi-muon-mau/428230/Nũ-sinh-Án-Dọ-luyen-Vovinam-dẻ-tụ-vẹ.html

Chia sẻ trang này