1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương ngữ miền bắc

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi still_at_large, 13/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Phương ngữ miền bắc

    - Người miền Bắc, trải qua hơn 60 năm cách mạng XHCN, có sử dụng những từ ngữ rất riêng, rất đặc thù. Trong topic này, chúng ta cùng bàn về những từ ngữ mộc mạc, dân dã của những Hai Lúa miền Bắc các bạn nhé !

    thí dụ:

    giời = trời
    giai = trai
    châm = trâm như trong bài hát "cái châm em cài là cái chai em cầm"
    nhà ỉa = nhà vệ sinh
    quả = câu chuyện, thí dụ như cái quả này đểu đấy nhé !
    vét đĩa = ????
    xóc lọ = ????
    mì chính = bột ngọt
    triễn khai = khai triễn
    thống nhất = ???? anh sẽ thống nhất màu cái xe này, anh sẽ thống nhất em đêm nay ...
    giãi phóng = xâm chiếm, dọn dẹp, giết, loại bỏ ...
    xin đểu = cướp giật, thu phí hành chính ...
    .......
    Mời các bạn đóng góp .
  2. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề thú vị đấy. Tôi bổ sung tí cho nó xôm trò.
    Có một vài chỗ, bạn giải nghĩa không tương đương.
    Nghĩa của giải phóng không đồng nghĩa với xâm chiếm, dọn dẹp, giết, loại bỏ ...
    Vì nghĩa của từ này rất rộng. Bản chất của nó là thoát khỏi trạng thái này sang trạng thái khác. Nghĩa giải phóng trong kháng chiến cũng vậy. Khi dùng bạo lực thì đương nhiên khó tránh khỏi đổ máu. Tuy vậy có những cuộc cách mạng giải phóng không có chém giết. Lịch sử thế giới rất rõ điều đó.
    Về chữ Trâm, châm, Đài tiếng nói Việt nam không phân biệt. Vì đa số người Bắc không phân biệt khi phát âm (trừ vài nơi miền trung). Cũng giống như miền Nam đọc chữ Lan phải đọc là Lang mới đúng. Đọc Lan là sai bét.
    Thí dụ thống nhất thì hơi lạ tai. Tôi chưa thấy ai nói kiểu: anh sẽ thống nhất màu cái xe này, anh sẽ thống nhất em đêm nay ...
    Mà chỉ nói tao với mày đã thống nhất rồi thì đừng có lôi thôi.
    Vét đĩa thì những người trẻ của miền Bắc cũng không hiểu chứ đừng nói miền Nam. Thời đói kém, những người ăn mày rất đông. Đến cửa hàng ăn uống (cái tên cửa hàng ăn uống này đã biến mất khi đổi mới).
    Họ chờ cho người khách ăn đứng dậy là chạy ồ vào, tranh nhau vét bát (vét cả đĩa nữa chứ). Thời chiến, nhìn cảnh ấy thấy buồn vô cùng. Có một thói quen của người Bắc (người Hà Nội) là không ăn hết, cứ bỏ lại một phần kha khá trong bát. Việc này kéo dài đến gần đây mới giảm, nhìn rất kinh. Nhưng sâu xa, nó có nguồn từ kiểu ăn lịch sự của thời đói kém là bớt lại cho những người cùng khổ. Nghĩ kỹ thấy cũng nhân văn phết.
    Nếu có thời gian tôi sẽ nói những từ thời chiến, bao cấp rất hay mà tôi nghe được từ vài chục năm nay.
    Được 200tuoi sửa chữa / chuyển vào 10:57 ngày 13/06/2007
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Dám cá bác này người Nam. hoặc ít nhứt cũng từ Quảng Trị trở vào. Dân Bắc không nhầm dấu hỏi/ngã.
    Đóng góp cho các bác một từ làm Nhọ choáng từ lúc biết đến giờ. Từ "con" của dân Hải Phòng.
    Con xe đỏ, con bàn, con ghế, con điều hoà, con xe công lông (nông), thậm chí là con áo nông (lông),...
    Phàm cái gì cũng là con tuốt tuồn tuột
  4. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Bạn ơi, vào BOX này tâm phải sáng chứ . Bạn cứ việc tìm hiểu nhưng đừng có cài cắm ý riêng (chỗ vàng vàng ấy) 1 cách thô thiển như vậy.
    Nhà vệ sinh = nhà xí (k nghe nhà ỉa bao giờ)
    Quả là tiếng lóng, k phải phương ngữ.
    Vét đĩa (loại, đồ) = chửi xéo là đồ chó (chó mới ăn đồ vét đĩa = đồ thừa)
    Xóc lọ (ít dùng), thời bao cấp có 1 lọ muối lạc là quí lắm. Kẻ xấu tính xóc lọ đó để lạc nổi lên trên để ăn hớt. Xóc lọ còn nghĩa khác nhưng k ....hay .
    Triển khai hay khai triển k phải phương ngữ mà là từ Hán-Việt. Trước 75, 2 miền Nam, Bắc thường dùng thứ tự ngược như đảm bảo = bảo đảm,...
    Thống nhất là từ H-V k phải phương ngữ.
    Xin đểu khác cướp giật.
    ................
    Bạn tìm hiểu lại định nghĩa phương ngữ đi nhé.
  5. manh2810

    manh2810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    xóc lọ trong miền nam là "sc" hay còn gọi 5 thằng bóp cổ 1 thằng
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Đọc đoạn này thấy bạn đã có sẵn ý đồ "đâm bị thóc chọc bị gạo" rồi. Lần sau muốn gì thì cũng phải từ từ nhé.
    Cái "thí dụ" này hổng có "thú vị" tí nào cả ---> bạn chả biết gì về khái niệm đùa cợt
    Từ lóng chứ có phải phương ngữ đâu?
  7. karaokeom

    karaokeom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Vị still_at_large này ý tưởng hay đấy, nhưng ví dụ kém quá, chẳng hiểu gì về giọng bắc và người bắc nói cả.
    Còn Nhọ nói về Hải Phòng vui ghê. Ở HP thì "con cũng con mà thằng cũng con"
    Đặc biệt ở Thanh Hoá có nơi "cái là cái mà đực cũng là cái". Vui lắm
  8. furryfurry

    furryfurry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em thắc mắc tí, hình như xin đểu là tiếng lóng chứ không phải phương ngữ thì phải, giống như "đá đểu", "nhìn đểu", "cười đểu".
    Còn nếu những từ trên đều là phương ngữ thì từ tương đương trong tiếng miền Nam là gì?
  9. hoxumee

    hoxumee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    sao ng Hà Nội lại lẫn lộn giữa "n" và"l" nhỉ????
  10. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Tớ hiểu phương ngữ là một từ (ngữ) được dùng ở một địa phương và có thể không có phương ngữ tương đương ở vùng khác. Theo tớ phương ngữ có các loại sau:
    1. Từ địa phương
    2. Chỉ là một từ được dùng với nghĩa khác đi so với thông thường (mang nghĩa đặc biệt hơi khác với ngữ nghĩa được dùng chung ở mọi miền).
    3. Các ngữ cảnh sử dụng từ
    Ví dụ loại 1:
    - "Gì? Ở đâu? Cái gì? Thế là" được dùng chung, nhưng phương ngữ miền Trung là "Chi, Mô, Răng, Rứa"
    - "Bát" được dùng chung, nhưng phương ngữ miền Trung là "đọi" phương ngữ miền Nam "chén"
    - "Hoa Nhài" được dùng chung, nhưng phương ngữ trong Nam là "Lài"
    - Người Nam thay ?oấy? bằng dấu hỏi: ảnh, cổ (cô ấy), trỏng, bển, ngoải?
    Ví dụ loại 2:
    - "Con" của dân Phòng được dùng như lượng từ thay thế cho cái, con, chiếc...
    - ?oVô? (dzô) của dân Nam bộ (từ này vì hay đã được du nhập ra Bắc)
    Ví dụ loại 3:
    Nghe câu này tớ biết ngay là người Nam nói:
    ?oKhông lo làm việc mà cứ chăm bẳm vào chuyện thiện hạ?. Nếu là người Bắc thì sẽ là:
    ?oKhông lo làm việc mà cứ nhúng mũi vào chuyện thiện hạ?, tức là không dùng từ ?ochăm bẵm?.
    Người Nam nói ?oMầy chẳng có tháo vát gì cả?. Người Bắc thì không có chữ ?ocó?

Chia sẻ trang này