1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương ngữ miền bắc

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi still_at_large, 13/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    "Mầy không có một chút xíu tháo vát gì hết". Mới đúng là cách nói của người miền Nam.
    Người miên nam không nói "cả" mà nói "hết". Chữ "gì" đôi khi được thay bằng chữ "chi".
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 20:22 ngày 15/06/2007
  2. mimozi

    mimozi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Nói đến chữ "gì" được thay bằng chữ "chi", chữ "cả" được thay bằng chữ "hết" mới nhớ. Mình làm biên tập, được yêu cầu khi làm phải dùng phương ngữ Nam bộ. Chữ "chứ" mình thường xuyên bị bắt lỗi vì lẽ ra phải là chữ "chớ". Chữ "ạ" cuối câu không được dùng, không được nói "cháu" mà phải nói là "con". Không được "nhé" và "nhá" mà phải là "nha" và "ha".
  3. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.371
    Đã được thích:
    6.823
    Sửa bạn 1 tẹo:
    "Chi, Mô, Răng, Rứa" = "Gì, Đâu, Sao, Thế"
    (Đâu khác "ở đâu", "Thế" khác "thế là", ví dụ "đi mô rứa" = "đi đâu thế")
    ?oMầy chẳng có tháo vát gì cả?: Người Nam này chắc cũng ở ngoài Bắc khá lâu . Người Nam rặt sẽ nói "Mày hổng có tháo vát gì hết".
  4. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa của bạn "tạm" đúng nhưng đến các thí dụ thì sai bét . Từ các thí dụ sai này, bạn sẽ thấy tại sao các định nghĩa của bạn chỉ TẠM đúng thôi .
    Thí dụ bạn cho rằng Bát được dùng chung, Đọi dùng ở miền Trung, Chén dùng trong Nam là sai bét ! Trong Nam không ai dùng chứ Bát bao giờ. Bạn lấy chử dùng ở địa phương mình và độc đoán bắt mọi người phải xem nó là chử dùng chung cho cả mọi miền là sai !
    Tui bảo Bát là phương ngữ, Chén là chử dùng chung ! Hoa Nhài là phương ngữ, Bông Lài là chử dùng chung của tiếng Việt chính thống thì bạn nghĩ sao ?
    Khuynh hướng "Cái Tôi" "Tôi là đúng, là chính thống " này không phải ở riêng nước ta . Đã 1 thời các cụ Parisiens vì giận đám cách mạng nhà quê lên lãnh đạo ở Pháp nên đã từng vỗ ngực tự khẳng định về văn hóa và ngôn ngữ Parisien . Đến thời đại này, nhiều nhà ngôn ngữ học mới nhận ra rằng Parisien không phải là tiếng Pháp dễ hiểu cho cả thế giới, nên mới bày đặt ra cái gọi là tiếng Pháp quốc tế ! Tuy nhiên, TV ở Paris thì vẫn dùng Parisien nói giọng mũi và dùng các phương ngữ Paris ! Bạn thấy không, các đài CNN hay các đài TV của Mỹ có bao giờ mướn phát ngôn nhân nói giọng London hay viết bài theo ngữ pháp London đâu ? Vấn đề là dùng chử và nói giọng nào cho nhiều người hiểu nhất, thứ đến là đối tượng của mình là ai. Trước 1975, thời ông NCKỳ, các phe đảng của người Bắc đã dùng toàn người Bắc làm phát ngôn viên cho TV và Radio, nhưng chỉ nắm quyền được 2 năm . Sau 1975, gần 30 năm sau TV Saigon mới có xướng ngôn nhân nói giọng Saigon. "Bịnh" (tiếng lóng) là ở chổ đó !!!!!
    THẾ THÌ ..... (có 1 thời dân quê miền Nam nhạo các Bác đi tập kết ngoài Bắc về là các "Bác thế thì" )
    Thế Thì, ngôn ngữ nào là "chính thống" ?
    Tôi đã đi du lịch ở miền Bắc (Hà Nội và các tỉnh). Trong đoàn toàn là người Nam . Không kể các người Việt gốc Hoa, có 1 số là người Việt chính thống có gia phả lâu đời như 2 bà ngồi gần tôi, 1 bà là dân SaiGon, 1 bà là dân Rạch Giá, nói giọng RGiá và dùng rất nhiều "phương ngữ". Khi các bà nói, TẤT CẢ người Bắc đều hiểu, không riêng hướng dẫn viên là người từng giao tiếp nhiều mà ngay tất cả những người dân quê miền Bắc đều hiểu. Đến khi hướng dẫn viên hay các người miền Bắc (kể cả dân Hà Nội) nói thì nhiều lúc tôi phải "thông dịch" lại cho các bà . Bạn "thấy" (kết luận) thế nào ?
    Tôi đi khắp mọi miền đất nước, đến nơi nào cũng thấy giọng nói và "phương ngữ" thật dễ thương, đến chổ nào cũng thấy như thật thân quen ! và cũng cảm động về sự nghèo khó của phần lớn dân chúng . Hình như tôi đã từng đi qua mọi miền đất nước trong nhiều kiếp trước và cảm thấy xót xa cho dân "của mình" .
    Cho nên nếu ai đó "tâu" với tôi là hãy áp đặt ngôn ngữ miền Nam cho Huế, Quãng Trị hay Hà Nội ..., chắc tôi sẽ đá 1 cái cho hắn văng dính lên vách tường và ra "quyết nghị" thẳng tay trừng trị bọn độc tài, "đểu", không tôn trọng dân chúng !
    Ghi thêm cho bạn :
    Trong Nam không có chén nhỏ và cái Chén to bằng cái Bát ngoài Bắc, Tô to bằng cái Tô Lớn ngoài Bắc, con Tép là con Tôm ngoài Bắc, con Tep Riêu là con Riêu ngoài Bắc, con Tôm trong Nam là con Tôm Càng và Tôm Hùm thì không có ngoài Bắc .
    đểu = lưu manh, lừa đảo, gian dối
    cười đểu = cười móc họng
    xin đểu = trấn lột (nhưng giả vờ lễ phép), còn nghĩa khác là thu phí "hành chính" (không chính thức) của cán bộ.
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Có những từ bây giờ dùng tràn lan nhưng không thể liệt vào phương ngữ của địa phương nào. Nhưng nó có xuất xứ từ phía bắc, thí dụ: từ "lô gích" (suy nghỉ có lô gích, làm việc có...lô gích). Trước 1975, trong Nam hoàn toàn không có từ này, chỉ sau này mới xuất hiện.
    Nên chăng liệt những từ dạng này vào..." trào đại ngữ".
  6. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Chữ "rặt" này cũng là một phương ngữ này
    - Trong câu trên được dùng với nghĩa "chính gốc" với vai trò định ngữ (cách dùng của người Nam).
    - Ở ngoài Bắc được dùng với nghĩa "chỉ có" và "toàn là" (thường dùng trong khẩu ngữ, nghĩa hơi mỉa mai), được dùng với vai trò trạng ngữ
    "Đi đâu cũng rặt có người người" (Đi đâu cũng toàn(chỉ có) người là người)
    "Anh này rặt có nói đúng" (Anh này chỉ toàn nói đúng) Ý hơi đùa đùa
    Hay nữa này các bác này
    Câu "Người Nam rặt nói..."
    - Nếu là người Nam nói thì có nghĩa là "Người Nam chính gốc nói..." Chữ rặt bổ nghĩa cho Người Nam
    - Nếu là người Bắc nói thì có nghĩa là "Người Nam chỉ toàn nói..." Chữ rặt bổ nghĩa cho nói
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 16/06/2007
  7. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Chữ "Rặt" (hay "Rặc" theo 1 số vùng ở Nam Bộ) lại xuất hiện trong thơ Kiều của cụ Nguyễn Du. Chẳng nhẽ cụ ND là người Nam Bộ?
    Kiếp sao RẶT những đoạn trường thế thôi​
  8. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Không đúng!! Đó là kinh nghiệm của bác. Còn kinh nghiệm của em là: Khi em nói (giọng miền Nam) "trái chanh" (thậm chí nói "quả chanh"), "con ếch", người miền Bắc ít tiếp xúc với người Nam không hiểu em nói gì vì họ nghe thành "chăn" (thay vì "chanh") và "ớt" (thay vì "ếch"). Cũng tương tự như vậy họ nghe thành "tấn" (thay vì "tính" hay "tín"), "mất" (thay vì "mít"). "bắt" (thay vì "bách")...Điều này không phải là kinh nghiệm của riêng bản thân em mà qua kiểm chứng với mấy đứa bạn học người miền Nam rặt trong thời gian ở lại Hà Nội. Dĩ nhiên những những người nghe là người ít tiếp xúc với người miền Nam. Còn người nói nói tiếng miền Nam "phổ thông".
    Bác thử làm bài trắc nghiệm này coi.
    Thử nói đúng chất giọng nguyên thuỷ miền Nam của mình (không bị "làm hỏng" do "giáo dục") những từ
    "ếch", "tính", "mít", "bách" rồi tự mình lắng nghe. Nghe thật kỹ. Bỏ ngoài tai mọi thành kiến địa phương. Rồi so sánh chúng với chữ "ớt" "tấn" "mất", "bắt" phát âm theo giọng miền Bắc coi. Có phải là vậy không? Em có thằng bạn quen cô gái Hà Nội. Đi chơi về nói "Tao nói "con ếch" nó không hiểu. Uốn miệng nói "con ết" (nhiều học sinh miền Nam cũng phát âm "con ết" cho nó hợp "chuẩn"???) nó cũng không hiểu. Bực mình tròn miệng nói "corn eks" nó mới hiểu
    ".
    Còn người miền Nam, dù rằng ở vùng quê. Khi nghe giọng miền Bắc không có một chút gì khó khăn nếu người nói không dùng tiếng lóng (như một số từ bác đã liệt kê ở trên), không nói quá nhanh (người Hà Nội hay nói nhanh và nuốt từ) và không nói giọng bình tĩnh (Quảng Bình - Hà Tĩnh vì người miền Nam đôi khi gom chung dân vùng này vào một "Bắc Kỳ" ???).
    Đó là một vấn đề.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 07:16 ngày 17/06/2007
  9. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    1. Đúng! Em đã nghe một số giọng đọc trong các phim tư liệu. Đài Sài Gòn thời ấy nói giọng Bắc hoặc giọng Bắc lai Nam.
    2. Không đúng! Trước (không chắc) và sau (chắc chắn) 1975, Đài tiếng nói Việt Nam (phát thanh từ Hà Nội) có giọng đọc Nam (em không nhớ tên ông này, hình như là Đình Nguyên hay sao đó. Ông này đọc trong chương trình Thời Sự). Đài truyền hình TPHCM (TV Saigon???) tất cả các giọng đọc đều là miền Nam. Giọng đọc Bắc duy nhất (tôi dè dặt) là Việt Hà. Đến cuối thập niên 80 mới bổ sung thêm một số giọng đọc Bắc. Trước thập niên 90, giọng đọc miền Nam trên Radio và TV ở TPHCM đọc "rặt" theo miền Nam (không phân biệt "v" và "d" "gi". Mặc dù chắc chắn là họ đọc được âm "v"). Sau thập niên 90 mới có một số sửa đổi cho phù hợp với "chuẩn" (???).
    He he!!! Bác đừng chơi "vè nói ngược" nữa có được không? Bác có sống ở miền Nam thời này không mà "xạo bà cố" (tiếng lóng miền Nam của thế kỷ 21).
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Từ rặt này Nhọ đã nói nó là phương ngữ vì ở mỗi nơi, dùng khác nhau mà. Ông Du đây dùng theo kiểu Bắc mà, ý là: Sao toàn là khổ ải mà, trạng từ đấy chứ bác
    Bác Lông Xồm đùa à ?

Chia sẻ trang này