1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương ngữ miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi neweco, 01/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    @Kitty: Chết là ở chỗ đó đó, người Bắc, Trung lại thích dân Miền Tây mình như vậy đó.
    Còn 1 cái nì nữa, sao ở 1 số nới, cây điều (hạt điều) thì gọi là cây điều, 1 số nơi là cây đào (đào lộn hột)??????
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Ủa, cứ tưởng là "Ên" chứ nhỉ?
    Đi mình ên = Đi 1 mình
    Ngủ ên = Ngủ 1 mình
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Ở trong Nam, chứ hổng riêng gì miền Tây, đều gọi là cây Điều, trái Điều, hột Điều.
    Ngoài Bắc gọi là cây Đào [lộn hột], quả Đào, hạt Đào.
  4. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Tầng trệt (nhà trệt) = tầng 1
    Lầu 1 = tầng 2
    Lầu 2 = tầng 3
  5. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ nên sắm quyển từ điển này, theo bài báo dưới đây thì năm 2005 đã phát hành rồi.
    Cuối năm 2005, ra mắt "Từ điển phương ngữ Nam bộ"
    16:16'' 22/05/2005 (GMT+7)
    Mới đây, tại Cần Thơ, công trình nghiên cứu khoa học ?oTừ điển phương ngữ Nam bộ? đã được một Hội đồng cấp Bộ nghiệm thu. Đây được xem là bộ từ điển về ngôn ngữ miền Nam lớn nhất từ trước đến nay.
    [​IMG]
    Từ điển phương ngữ Nam bộ do Tiến sĩ Huỳnh Công Tín, ĐH Cần Thơ thực hiện.
    Bộ từ điển khoảng 1.000 trang với hơn 14.000 từ ngữ lấy từ lời văn, lời ăn tiếng nói của người dân Nam bộ. Sau hơn 4 năm sưu tập và biên soạn, có sự đóng góp của nhiều khóa sinh viên và thầy cô giáo bộ môn Ngữ văn- trường Đại học Cần Thơ, công trình đã hoàn thành, góp phần vào việc gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt, đặc biệt là lưu giữ từ ngữ, cách nói đặc trưng của người miền Nam từ hơn 300 năm khai hoang lập đất.
    Ngoài ra, công trình này còn thể hiện việc phiên âm từ bằng cả 2 cách đọc - theo tiếng miền Bắc và miền Nam. Mỗi dẫn liệu minh họa là một phát ngôn của người dân Nam bộ trong cuộc sống, hay trong tác phẩm văn học của nhà văn miền Nam, chứ không chỉ dẫn liệu có một từ hay một ngữ. Công trình còn chỉ ra các nét nghĩa của riêng người miền Nam trong những từ chung, ví dụ như từ "cắn" (trong muỗi cắn), từ "chảy" (trong nước chảy).
    Sau những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học nghiệm thu, công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ "Từ điển phương ngữ Nam bộ" sẽ được tiếp tục chỉnh sửa. Dự kiến, bộ từ điển này sẽ ra mắt người đọc vào cuối năm 2005 với tên gọi "Từ điển từ ngữ Nam bộ".

  6. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Mua sách này ở đâu hả bạn, mình đang cần lắm !
  7. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Bạn vào các nhà sách lớn tìm xem..Mình cũng đang cần mua quyển này, chỉ search thấy bài báo thôi
  8. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Anh Huấn, hình như là tầng trệt là ở một số nước gọi chứ ko riêng gì miền Tây. Hình như theo em hiểu thì ở nước Anh, họ gọi tầng đầu tiên là trệt còn ở Nhật thì là tầng 1, và một số nước khác nước khác nữa....
    Đúng ko anh Huấn????
  9. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Ông hổng tin thì xuống Cần Thơ, ông chỉ vào "cây điều", ông hỏi người ta, người ta sẽ trả lời cho ông biết đó là cây gì......
    100% người dân ở đây sẽ gọi là cây "đào lộn hột".....
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Nếu lấy phương ngữ Cần Thơ làm chuẩn cho Miền Tây thì cứ theo ý kiến của bạn, còn nếu không phải thì bạn nên đổi "cây đào lộn hột" thành phương ngữ Cần Thơ cho chính xác.
    Có từ, tên gọi tỉnh này dùng, nhưng tỉnh khác không dùng thì khi đưa lên cũng chỉ là tham khảo, làm sao nói nó là tiêu biểu cho cả vùng chứ?

Chia sẻ trang này