1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương ngữ miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi neweco, 01/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Bác làm ơn coi lại, phía trên [cái phần vàng] tui viết rõ ràng là 3 loại đó khác nhau chứ tui đâu có nói mấy thứ đó giống nhau. Chẳng lẽ tui viết khó hiểu vậy sao ta? Bác xem kỹ lại nhá.
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Riêng về bánh lọt thì boy tui nhầm, nhầm nó với bánh khọt. Xin lỗi bà con!
  3. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    "Ai... bánh lọt, đường cát, nước dừa... hông...?"
    [​IMG]
    "À... ơi...
    Ai ơi nhớ đến Phan Thiết
    Món ăn ngon nhất bánh căn, bánh xèo"
    [​IMG]
    Cuối cùng là bánh canh
    [​IMG]
  4. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Ở quê các pác thì tui ko biết chứ ở quê tui còn có 1 món bánh canh nữa là Bánh canh nước cốt dừa, thường thì món này nấu chung với nước cốt dừa, thịt vịt bằm... ăn ngon tuyệt.
  5. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Hihi topic này bắt đầu trở thành topic ăn uống rồi
    Các bạn ơi, các đồ dùng của miền Tây hình như đều có tên riêng của nó thì phải, và rất đa dạng, ví dụ như neweco mà gọi thì chỉ gọi chung chung là giỏ, dù giỏ lớn giỏ nhỏ, giỏ để làm gì chăng nữa, hoặc là diễn tả dài dòng: cái "đồ bắt cá", "đồ hái trái cây" (hic, xấu hổ). Thế mà hình như cũng có nhiều tên gọi hay sao ấy. Dụng cụ bắt cá thì neweco đã từng nghe nói có cái nơm, cái chà, cái lợp..Có bạn nào giới thiệu cho neweco với!
  6. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Chài cá tép

    Bác làm em nhớ lúc ngày xưa khi về quê đi chài cá tép vào lúc chiều (lúc đó thường nước lớn). Ngoài ra người ta còn đi chài ở các khúc sông nhỏ để mưu sinh. Nhớ sao tả vậy:
    [​IMG]
    Đầu tiên, người ta dùng đất mềm vo tròn thành từng viên nhỏ, trộn với cám?sau đó nướng lên cho thơm. Sau đó, người ta tìm đến những khúc (rạch hoặc mương) mà có nhiều cá tép thảy cục mồi xuống, dụ cá, tép? một lát sau quay lại, chờ cho cá say mồi , cứ thế mà quăng(vung) chài xuống. Một buổi đi chài như thế tối thiểu cũng 3-4 chỗ (quê mình gọi là bến).
    Mình thấy mấy ông anh mình chài hay, lúc nào quăng xuống cũng thì miệng chài tròn vo, còn mình chài hoài mà cái miệng chài cứ méo xẹo . Ở quê mình cứ đi 1 vòng gọi là 1 quận. Vd: Thằng hai ! Nãy giờ mày chài được mấy quận rồi ? Khá hông mậy ?
    Ngày xưa cá tép còn nhiều, chài 1 buổi dư ăn, có thể đi bán kiểm chút đỉnh, chứ bây giờ thôi?
    Lọp:
    [​IMG]
    Chèo xuồng đi khắp kênh rạch, cắm lọp xuống. Lát sau, quay lại giở lên trút ra xem có cá tép gì không. Nghe rằng: đặt lọp chỗ nào có nhiều bọt là lắm cá?nhất là phía sau nhà - nghe tuồng hài bảo thế
    :
    Với những chiếc vó nhỏ, chỉ dùng bắt cá tép dọc các mương, rạch thôi.Thỉnh thoảng còn gặp những cái vó rất to, dọc các kênh lớn. Không biết gọi là gì?
    Trong chiếc vó còn có thêm mồi (người ta đào trùng , xâu lại thành chùm..) Sau đó đem đặt ở ven chỗ nào có nhiều cá, cắm vó ở đó, đi đâu lát quay lại giở vó (gọi là thăm vó) lên bắt cá,tép.... Rủi gặp tụi con nít mắc dịch nó nghịch, nó giở trước, bắt hết thì bó tay?
    [​IMG]
    Nơm
    Dụng cụ nhỏ, cầm tay, đan bằng tre, có dạng gần giống hình nón cụt khum khum, miệng trên và đáy dưới thủng, dùng để chụp cá ở chỗ nước nông (ruộng, ao, đầm có độ sâu dưới 0,5 m). Miệng Nơm thường có đường kính khoảng 0,2 m, đáy dưới có đường kính khoảng 0,5 m, có vành đai mây chắc. Khi úp cá, người lội chụp liên tục từ trên xuống, khi phát hiện có cá quẫy bên trong, thò tay qua miệng Nơm để tìm bắt.
    Được th_tr321 sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 10/05/2007
  7. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Ên là đúng rồi bạn (có 1 số sách viết chệch là "Êng"?), chứ không phải Ơn đâu (cũng có thể là 1 số người đọc "chạy" ). Tui rất thích chữ này. Tui cũng có rất nhiều chuyện hay ho về chữ này:
    - Tui vốn là dân Rạch Giá nên không bao giờ nói ''1 mình'', toàn là xài "ên" thôi. Chính vì vậy, những năm lên xì gòn học, mỗi lần nghe bọn bạn bè nói ''tui đi đi một mình" là bị tui "lên giáo huấn" hay nói "rất nặng". Đối với tui, không cần thiết phải thay đổi ngôn ngữ của mình vì "người thành thị" không thích hay không hiểu (nếu không hiểu tui sẵn sàng giải thích ).
    - Có lần trong box Tiếng Việt bình chọn từ nào hay nhất trong tiếng Việt. Dĩ nhiên, tui chọn từ Ên (không biết có ai lựa chọn giống tui không )
    - Dạo trước, tui thường hay ra nhà sách để tìm mua từ điển tiếng Việt. Tiêu chí chọn từ điển của tui là chỉ cần tìm thấy có giải thích từ Ên. Tui luôn thắc mắc là tại sao các từ điển đều giải thích những từ như: phỏng, nhỉ (phương ngữ miền Bắc?); mô, tê, răng, rứa (phương ngữ vùng Bình - Trị - Thiên);... nhưng tại sao lại không giải thích từ Ên (phương ngữ miền Tây)? Đó là chưa kể có vài từ điển biên soạn kiểu buồn cười như có thêm chữ F trong bản chữ cái . Lúc ấy, tui tìm rất nhiều nhưng chỉ có 1 cuốn có từ Ên nhưng giải thích không đầy đủ nên... tới giờ tui vẫn chưa có cuốn từ điển tiếng Việt nào hết . Để hôm nào ra lại xem
    Sẵn nhắc tới chữ này, rồng tui xin mạn phép đưa ra 3 trường hợp rất thường xài chữ này:
    + thay thế cho chữ "một" (trong chữ "một mình") & đặt sau chữ "mình":
    Ví dụ: Tui đi mình ên = Tui đi một mình
    + Thay thế cho cả chữ "một mình":
    Ví dụ: Tui đi ên = Tui đi một mình
    + Ám chỉ 1 hành động nào đó mình "tự làm", không có sự giúp đở của người khác (ít dùng hơn 2 trường hợp trên):
    Ví dụ1:
    ->Thằng B làm dùm mầy cái này hả?
    ->Tao làm ên đó mầy! (tao tự làm, không nhờ ai hết)
    Ví dụ 2:
    ->Giải bài này dùm tao đi mậy?
    ->Dẹp! Giải ên đi! (= mày tự giải đi)

    Không biết còn ai thích chữ này không? Hay chỉ là có mình ên tui
    * * * * * *
    Có 1 số từ dân miền Tây hay xài:
    - Xài - dân miền Tây rất ít khi nói "dùng " hay "sử dụng" trong giao tiếp.
    - Nhóc = nhiều, đông. Chỉ đúng trong những trường hợp tương tự như sau:
    +hối tối, người ta đi đông không mậy?
    +nhóc!
    +chắc đâu có ca sĩ lớn hả?
    +nhóc hết!

    - ở trên mọi người có đề cập tới chữ Kênh. Không biết vùng khác thế nào, chứ vùng Kiên Giang xài chữ Kinh không hà, chữ không xài chữ Kênh hoặc nếu có xài thì chỉ là trên giấy tờ thôi.
    - Cưng - một từ gọi những người nhỏ tuổi, cở em mình (cả trai lẫn gái). Một từ nghe rất ngọt
    (chừng nào nhớ nữa sẽ tiếp )
  8. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Em thấy trong quyển tự điển Dictionnaire Annamite-Francais do J.F.MGénibrel biên soạn, In tại Sài Gòn năm 1898 ( Quyển của em được in lại năm 1972).
    Có chú thích về từ Ên như sau (bác nào biết tiếng Pháp thì dịch hộ - em mù tịt - sách hơi mờ nên có gõ sai chữ xin thông cảm):
    Ên . de son propre movement.Tout seul. Nó làm ên, il agit de son propre mouvement. il fait à sa guise, Nó đi ên,il va seul.
    Như vậy ít ra thì từ này có trước năm 1898 . Trong quyển này có nhiều từ không còn tồn tại cho đến ngày nay.

  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tụi mình không bình chọn 1 từ đặc trưng cho dân miền Tây nhỉ?
    Ví dụ như từ Ên chẳng hạn.
  10. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Theo ÊN tui biết thì từ " Ên " này có xuất xứ từ tiếng Khơme nam bộ, nó đã có từ rất lâu đời khi người xưa bắt đầu vào khai khẩn, mở mang bờ cõi xuống phía nam. Tại nơi đây ( Miền Tây) vốn dĩ cũng đã có rải rác các Sóc, Thum của người Khơme đang sống, trong quá trình đồng hoá và pha trộn giữa 2 ngôn ngữ có những từ vay mượn của nhau. Giống như danh từ " Chế" mà có 1 số vùng ở Cà Mau dùng để chỉ chị gái là từ vay mượn của người Hoa ( Chế = Chị, Hia = anh ), ko biết có đúng hay ko nữa, ai là cao thủ tiếng khơme thì giải thích nha, tui thì thua
    Thêm một vấn đề nữa :
    Anh, chị hai ( M.Tây) = anh, chị cả
    Anh 3 ( M.Tây ) = anh, chị hai

Chia sẻ trang này