1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp dành cho bạn muốn cai nghiện thuốc lá.

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi kieu_trang_hk, 12/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieu_trang_hk

    kieu_trang_hk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp dành cho bạn muốn cai nghiện thuốc lá.

    1. Hãy kiềm chế hút thuốc bằng cách mua từng điếu một và đổi sang loại thuốc bạn không ưa nhất. Những khi muốn hút thuốc, bạn hãy liệt kê những lý do mà mình muốn bỏ thuốc.
    2. Giảm dần số điếu thuốc hút mỗi ngày. Cố gắng làm việc, chơi thể thao...sao cho mình thật bận rộn. Tránh rượu, cafe và những thói quen gợi nhớ thuốc lá.
    3. Giảm tối đa số điếu thuốc, cất diêm và bật lửa khỏi những chỗ dễ nhìn thấy. Hít thở sâu nhiều lần và trì hoãn hút thuốc mỗi khi cơn nghiện đến.
    4. Vứt hết số thuốc còn lại. Làm nhiều việc như lau nhà, dọn dẹp. Bạn phải làm việc luôn tay để hai tay bạn bận rộn. Hít thở sâu, ăn kẹo cao su và uống thật nhiều nước.
    5. Tiếp tục duy trì thành quả đã đạt được và tự nhủ mình sẽ không bao giờ hút thuốc nữa. Đến bác sĩ Nha khoa để làm trắng bộ răng đã bị ám khói thuốc.
    6. Chúc mừng bạn đã tiến được một bước dài quan trọng. Những khó chịu khi thiếu thuốc sẽ nhanh chóng qua đi. Một cuộc sống mới đã bắt đầu.
  2. ___o0o___

    ___o0o___ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Em ơi!
    Anh sử dụng phương pháp này rồi. Kết quả là năm ngoái anh bỏ thuốc được 15 lần cơ đấy.
  3. katy_katy

    katy_katy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0

    Khi một con nghiện bị rút điếu thuốc ra khỏi mồm, mà anh ta không đồng ý sẽ là một sự kích thích to lớn cho cảm xúc của anh ta. Mọi câu chuyện trở nên nhạt nhẽo, cảm giác thân thiện nhường chỗ cho sự khó chịu vô bờ bến và niềm thương cảm sâu sắc cho buồng phổi chàn ngập con người.
    Lúc đó, hãy thật bình tĩnh vì một cái tát hay một sự đụng chạm da thịt nào đó khiến người đối diện ngoác mồm sùi bọt mép là một sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta nên nhìn thẳng vào cái bản mặt khó ưa (hay dễ ưa nhưng không thân thiện) đối diện, nhìn thẳng và thể hiện trong con mắt của mình một chân lý một lý tưởng tuyệt đối của mình về sự đúng đắn của điếu thuốc lúc này (léo cần biết đúng hay sai nhá, nhưng lúc đấy là léo có sai đâu nhá). Rồi thật từ từ lôi trong người ra điếu thuốc khác và hút tiếp. Thật dại dột khi đi chơi với gái mà lại chỉ đem theo một hay hai điếu thuốc, sẽ rất tệ khi bị dật mất, chúng ta phải dự chữ chiến lược thật nhiều vì chuyện đau lòng ấy thường xuyên sảy ra với những nàng cũng có niềm tin lớn lao về chuyện không hút thuốc (cái niềm tin ấy sai bét, nhỉ?). Còn nếu lâm vào cảnh only one thì chỉ còn nước nhặt thuốc lên hút tiếp, nàng mà đạp vào nó nữa thì thôi bố chí nghỉ, cậu chàng nhé, khóc đi.
    Phương thức thứ 2 là chả cần thể hiện cái cóc khô gì, tốt nhất ngả lưng ra, gác chân lên bàn rồi châm thuốc hút tiếp, ngại đếch gì bố con thằng nào. Nếu không có cái bàn nào, niệm thần chú:"m kiếp, bố hút liên quan léo đến ai", luôn luôn hiệu quả.
    =====> đe_ó bỏ đưọc thuốc lá đâu !!!!
  4. king_demon

    king_demon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    ddo.c cai'' nay` na`y , ddu*ng` nghe tha(ng` kia vao`
    Hút thuốc và các bệnh hô hấp
    Hút thuốc là nguyên nhân được biết đến nhiều không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa. ở phần này chúng tôi sẽ điểm qua về ảnh hưởng của thuốc lá như thế nào đến chức năng phổi và sau đó sẽ tập trung chi tiết hơn vào những bệnh phổi hay gặp do hút thuốc.
    1. Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
    Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như là chùm nho. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể.
    Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.
    Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
    Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng.
    Hút huốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
    ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều.
    Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại. ở lứa tuổi từ 20-30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Khi ở giai đoạn này của cuộc sống thì phổi tăng trưởng kiểu cao nguyên. ở người hút thuốc giai đoạn phát triển này ngắn lại và làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện. ở lứa tuổi trên 30 nếu hút thuốc tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40 ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20 ml/năm). Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Theo WHO, trên thế giới năm 2001 có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng BPTNMT và 80%-90% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá.
    Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
    3. Bệnh Hen
    Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho và/hoặc khó thở.
    Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
    4. Nhiễm trùng đường hô hấp
    Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
    Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ- con,...).
    Những người hút thuốc cũng hay bị cúm.Vaccin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
  5. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Có một cách khác: Chuyển sang hút thuốc lào!
  6. cao_gia

    cao_gia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác khieu_trang_hk đã lo cho anh emtụi em!Và cũng nhờ phương pháp của chị mà bây giờ em biết hút thuốc lào rồi!Đã quá
  7. kieu_trang_hk

    kieu_trang_hk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Ít nhất mình thấy trong này có 4 con nghiện. May ra có Ku King_demon là còn tạm được. Thảo nào vào mà ho sặc sụa
  8. ADN

    ADN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Bỏ thuốc là không khó, thời gian học cấp iii em đã hút khá nhiều thuốc lá mỗi ngày, tại thời gian đấy hay trốn học nên sinh ra đổ đốn. Lên đại học em quyết tâm bỏ thuốc lá và kết quả là gần 2 năm không sờ đến điếu thuốc thậm chí còn ngăn cản chúng nó hút thuốc. Phương pháp của em như sau:
    1. Cứ sống như mọi ngày vẫn sống
    2. Uống nước mỗi khi thèm thuốc
    3. Không cần chơi thể thao nhiều mà chỉ chú tâm vào hít thở sâu (khí công) trong khoảng thời gian >30 phút (ngày nhiều lần). Gào thét nhiều để tăng độ sung mãn trong cơ thể.
    4. Quan trọng nhất là phải nghĩ ra được nguyên nhân và quyết tâm bỏ thuốc.
    Đấy là khoảng thời gian trước. Sau khi bỏ thuốc được gần 2 năm em hút thuốc trở lại vì nhìn mấy thằng trong phòng nó tập hút thuốc mà không có phong thái tí nào.
    Em hút thuốc trở lại không phải vì thèm thuốc mà là vì nghĩ lại thấy "Chẳng có lý do quái gì mà phải bỏ thuốc" thế mới a cay con chim cú chứ.
    Mong rằng bác nào bỏ được thuốc rồi thì đừng nghĩ lại như em.
  9. thanhphamthai

    thanhphamthai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Hay ghê ADN ạ.
    Khi nào ông chuyển sang hút thuốc lào hay loại nặng hơn như Cafe vẫn thường dùng thì nhớ post thêm vào đây làm mốc nhé. Mà đấy là lần thứ mấy ông bỏ thuốc thành công thế????
  10. yeuthu_6

    yeuthu_6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Có động lực là bỏ được hết......

Chia sẻ trang này