1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp đọc nhanh.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Light_Moon, 23/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Light_Moon

    Light_Moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp đọc nhanh.

    Tôi mong được học hỏi các bạn về phương pháp đọc nhanh, hiệu quả. Hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ ích của các bạn. Xin cám ơn.


    I'm everything I'm becase U love me...
  2. readandwrite

    readandwrite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Tui không biết người khác có cách đọc hay nào nhưng tui xin mạnh dạn nêu ra đây hai cách. Theo tôi, nếu kết hợp được cả hai cách này thì rất hiệu quả.
    - Cách thứ nhất, đọc theo cách mà người ta có thể gọi là "chụp ảnh". Cụ thể như thế nào? Rất đơn giản, nguyên lý của chụp ảnh như thế nào thì việc đọc cũng như thế.
    Muốn áp dụng phương pháp này thì người đọc phải luyện tập trong một thời gian nhất định. Ban đầu thường là cảm thấy rất khó nhận ra ta đã đọc gì, nhưng cứ sau mỗi lần đọc một trang sách hoặc là đọc một đoạn theo phương pháp này, người đọc gấp sách lại, ngẫm xem ta đã thu nhận được thông tin gì.
    Nhược điểm: rất dễ gây mỏi mắt, mệt mỏi.
    - Cách thứ hai, phương pháp đọc suy luận. Thế nào là phương pháp đọc suy luận? Cũng rất đơn giản. Bạn sử dụng phương pháp suy luận lô gích để suy ra từ hoặc nhóm từ tiếp theo mỗi khi đọc đến một chỗ nào đó. Hoặc có thể, sau khi đọc được ý chính của đoạn văn, bạn có thể tự suy ra được tiếp theo đó, tác giả muốn nói gì.
    Để thực hiện được phương pháp này, đương nhiên, bạn phải có tư duy lôgic. Tiếp nữa, bạn phải có một lượng từ vựng khá lớn đồng thời với khả năng diễn tả nhanh chóng và chính xác bất cứ một vấn đề gì. Nói ra có vẻ hơi khó đúng không? Nhưng bạn có thể luyện tập được phương pháp này một cách đơn giản bằng việc đọc báo hàng ngày. Nếu bạn đang có trong tay một tờ báo Thể thao và Văn hoá, bạn hãy làm quen với việc đọc hết (theo nghĩa nhận được đầy đủ thông tin mới) trong khoảng thời gian nửa tiếng đồng hồ. Thời gian đầu, có thể trong khoảng thời gian lớn hơn, nhưng sau đó, tăng dần tốc độ. Nhưng cần phải tuân thủ một nguyên tắc, cái gì biết rồi là không đọc nữa.
    Nhược điểm của phương pháp này: "phụ tùng" hơi nhiều!
    (Thông tin trích từ ... Bản thân)
    Đọc và viết!
  3. GiaoLongDen

    GiaoLongDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    để tui tìm lại báo đã, nhưng nói chung muốn đọc nhanh có lẽ chúng ta phải có kiến thức cơ bản về vấn đề đó, và phải hiểu rõ các kiến thức đó.
    đọc nhanh phục vụ cho mục đích gì nữa, chứ vd nhớ một bài báo có đặc thù riêng, nhớ một đoạn thơ có đặc thù riêng
    Tôi biết là tôi chưa biết, nhưng rõ ràng là tôi chưa biết chứ không phải tôi biết tôi chưa biết có nghĩa là tôi biết
  4. tinhyeulacainieu

    tinhyeulacainieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Không biết thế này có phải là không chứ em đọc sách thật kỳ lạ. Em nhớ được dòng này nó viết về vấn đề gì, nhớ được bài này nó ở sách nào trang bên trái hay bên phải nhưng khó nhớ nội dung (trừ phi tâm đắc thôi) (không biết cái này có phải tật do quay cóp nhiều để lại không :D )
    Ai giúp em nào ?
  5. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Cài này chắc do chụp ảnh bị nhoè, phải không các bác?

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

  6. Toannt

    Toannt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    1.657
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp đọc không phải là đọc nhanh cho được nhiều chữ mà ta phải hiểu là đọc như thế nào để thu lượm được lượng thông tin tối đa và lưu trữ những thông tin đó vào một khoảng thời gian dài nhất
    Theo tôi đọc thì sau mỗi một đoạn nhất định, bạn phải nắm được những nội dung chính của nó, còn giọng văn thì không quan trọng lắm và để nhớ được lâu thì ta cần phải có một sự liên tưởng với những cái thực tế hoặc những cái gần ta nhất. . .
    Từ những đoạn thu lượm được, ta dần dần thu được tất cả những thông tin dài ( Đây là dạng đọc sách, chứ không dễ như đọc chuyện )
    Có lẽ là đọc thì ta được những thông tin lúc đó nhưng một cái được nữa là nó hình thành trong ta một khả năng viết mà chỉ khi nào ta làm được ta mới nhận thức được nó. Đến lúc chúng ta cần phải học hỏi người Nga về sự ham đọc sách, họ đọc bất cứ chỗ nào, bất cứ thời gian nào nếu có thể
    _____________________________
    Đời chẳng tiếc, ta tiếc chi xoẻng đất để cho chặt nấm mồ !
  7. readandwrite

    readandwrite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Ở đây chúng ta đang bàn đến phương pháp đọc nhanh cơ mà, bác Toannt ơi!
  8. Light_Moon

    Light_Moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã quan tâm và trả lời. Thực sự là những khi tôi thử đọc nhanh thì lại ko hiệu quả, tức là thông tin thu nhận vào ko được hết, tuy nhiên tôi luôn cố gắng nhớ những từ trọng tâm trọng điểm thuộc nội dung bài viết. Sau khi đọc, nội dung chính cũng vẫn lưu trong bộ nhớ của mình, nhưng sẽ ko đầy đủ.
    Hình như người Nhật Bản có phương pháp đọc NHANH và HIỆU QỦA lắm.

    I'm everything I'm becase U love me...
  9. bluethorn

    bluethorn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Tớ học Toefl thấy nó chia ra làm 3 kiểu đọc:
    1, Skim : đây là cách đọc lướt để nắm bắt nội dung
    2. Scan : đây là cách đọc để nắm bắt một thông tin mình cần
    3. Finding main idea: đây là cách đọc để tìm ý chính.
    Bạn cần phương pháp nào để tôi post cho
    nothing lasts forever even the cold november rain
  10. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    cần một chữ
    hết mình
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi

Chia sẻ trang này