1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương Pháp Hoá Quá Trình Sáng Tác

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi architetto, 09/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RikkiX

    RikkiX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Rất mong anh Wegotjam sớm tiếp tục. Em nghĩ đây là 1 topic hay và sẽ còn có nhiều người đóng góp nữa.
  2. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    3. Place Making - Tạo không gian
    Chúng ta làm việc trong một môi trường liên đới và tổng thể. Điều này có nghĩa là khi chúng ta thiết kế công trình thì nó phải điều tiết một cách hài hòa vào trong từng tầng lớp của mội trường đó, và cùng lúc phải tạo ra tính chất đặc thù cho không gian chung và một sự cảm nhận riêng biệt đối với từng người sử dụng công trình. Những công trình của chúng ta luôn mang những thứ đưoc kế hoạch sẵn tuy nhiên vẫn luôn luôn tồn tại những thứ không được kế hoạch hoặc những yếu tố chưa có thể biết hoặc hiểu được. Khi có thể hòa nhập và tương tác hai vấn đề này, thì chúng ta đã bước những bước thành công trong quá trình thiết kế cho công trình tương lai của mình.
    4. Context ?" Những yếu tố tương tác và liên quan từ bên ngoài
    Mỗi công trình được tạo ra bản thân nó đã mang những tính chất đặc biệt bởi các yếu tố thời gian, không gian, bối cảnh lịch sử, chủ đầu tư, ngân sách đầu tư, và các tính năng cũng như chức năng của công trình. Qui hoạch và thiết kế công trình nên cố gắng một cách tỉ mỉ trong sự kết nối những sự liên đới này ở mức độ hợp lí và có ý nghĩa. Không nên tạo ra những context mới mà chưa có qua sự nghiên cứu cũng như thử nghiệm. Chúng ta nên làm cho công trình và môi trường xung quanh nó được kết hợp theo hướng cải thiện và làm cho môi trường đó tốt hơn.
    5.Sustainability ?" Phát triển bền vững
    Những công trình nên được thiết kế một cách cẩn thẩn để có thể giảm diện tích xây dựng. Mặt khác chúng ta luôn tiếp tục tham khảo, học tập, nghiên cứu, và tìm kiếm cách phát triển và áp dụng những yếu tố của ki thuật phát triển bền vững vào trong những công trình.
    6.Hierarchy and Order ?" Tính trước sau hay tính tương đối và tính qui luật
    Các công trình phải tạo ra sự rõ ràng ở các không gian cũng như các khối của công trình. Hình dáng cũng như tỉ lệ nên đươc tao ra một cách hài hòa và sâu sắc trong sự tương quan và tương phản nhằm tôn trọng tính thiết yếu của từng không gian. Hình thức hài hòa và tinh tế trên tinh thân đơn giản là những điều kiện thành công trong quá trình thiết kế. Trong khi sự phức tạp của mỗi công trình sẽ làm tăng tính phong phú của công trình, thì công trình càng phải được hoàn thành với tầm quan trong của rõ ràng trong hình khối cũng như tổ chức không gian tốt
    (còn tiếp)
  3. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    7. Function ?" Tính Công Năng
    Mỗi công tìrnh nên là sự tương phản của tính công năng của công trình. Một thiết kế mang tính công năng sẽ thể hiện được cái mà người sử dụng muốn và cần, nó cũng chính là cái tối thiểu mà người thiết kế có thể làm được và ít ra nó tạo ra được cảm giác thực sự ?" nhiều khi từ đó mà có thể xoay chuyển để mang lại những vẻ đẹp thiết thực và gần gũi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là, tính công năng luôn có thể đáp ứng cho hiện tại, và hội nhập với những yêu cầu và thay đổi của tương lai
    8.Circulation ?"Giao thông hay Sự lưu chuyển giữa các không gian
    Circulation sẽ là một công cụ tuyệt vời trong qúa trình sắp xếp hay tổ chức không gian trong qúa trình thiết kế. Sự lưu thông của khu vực tổng thể và công trình là yếu tố được đòi hỏi mang tính chất rõ ràng, dễ dàng để có thể nhận biết để có thể giúp cho tính năng của công trình được nâng cao. Chúng ta phải nghiên cứu tính chất liên kết của sự di chuyển trong mỗi công trình. Từ đó có thể tạo ra những sự tinh tế sự bất ngờ của không gian đối với người tham quan công trình.
    9.Structure ?" Kết cấu, sự kết nối, hay sự hỗ trợ
    Structure là bộ xương của mỗi công trình kiến trúc nó luôn là thứ mà người thiết kế phải kết hợp với ý tưởng của mình. Để cho ý tưởng có thể xuyên suốt cho dù hệ thống nâng đỡ này có thể là được thể hiện ở những mức độ khác nhau như là bao bọc, hay biểu lộ. Hệ thống này phải luôn mang tính chất kết hợp, tổ chức, trật tự rõ ràng khi công trình được tạo ra.
    10.Materiality and Detailing ?" Vật liệu và Chi Tiết
    Những chất liệu hay bề mặt của vật liệu tao ra mà khi chúng ta chạm vào, rất nhiều lần chúng trở nên những thứ không thể quên được của công trình. Cho nễn chúng luôn phải được coi trọng, trong qúa trình thiết kế, phải biết mỗi vật liệu khi áp dụng vào công trình đều phải mang tính hợp lí và ý nghĩa. Ngoài ra những kết cấu chi tiết để có thể lắp ráp những vật liệu vào công trình, sẽ luôn đóng góp vào toàn thể vẻ đẹp của công trình. Điều này càng khẳng định rằng, người thiết kế luôn phải quan sát tỉ mỉ từ mọi chi tiết mà mình tạo ra cho công trình. Đặc biệt hơn nữa là sự phối hợp giữa các vật liệu vào với nhau để đem lại hiệu quả về vẻ đẹp cũng như sự bền vững cho công trình.
    ** Tất nhiên những điều trên chỉ là cơ bản, còn tuỳ vào người sử dụng, và sự khéo léo của người thiết kế **
    Ant
  4. boikd

    boikd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    1 chú kiến bé bỏng xin cảm ơn trước nha
  5. lantom

    lantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Đây là một topic tôi cho rằng là thiết thực bởi hầu hết các kTS VN chúng ta trong quá trình sáng tác thường không có phương pháp rõ ràng. Điều này, thể hiện rất rõ ràng trong các văn phòng kiến trúc có KTS nước ngoài và KTS VN: KTS nước ngoài làm việc theo "tư duy logic sáng tạo khoa học" còn KTS VN thì "mò mẫm" và "duy lý trí". Nói vậy không phải để chê bai mà chúng ta phải cùng nhau nhìn nhận thật "bản chất" của vấn đề, xem chúng ta có và không có được cái gì? Cái "có" thì phải phát triển hơn nữa thành thế mạnh (vd: ý tưởng, tư duy bản địa, nền tảng văn hoá...). cái "không có" thì phải trau dồi học tập để "khắc chế" nó (vd: tư duy trừu tượng, triết học trong kiến trúc và đời sống, phương pháp làm việc chuyên nghiệp...)
    Do vây, tôi cho rằng đây là một topic tốt cho dân kiến trúc. Và rất muốn lắng nghe chia xẻ nhiều ý kiến...
    Bản chất về phương pháp tư duy khác biệt giữa KTS ta và "họ" ở chỗ: (KTS VN hiện đang dừng ở phương pháp tư duy khách quan. Còn KTS TG đi từ phương pháp tư duy khách quan đến tư duy trừu tượng).

    Chúng ta sẽ cùng phân tích nhé! Rất mong các ý kiến đóng góp.
  6. INTRUDER

    INTRUDER Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    2.851
    Đã được thích:
    0
    Trừu tượng quá, ông anh ơi!
  7. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    - Theo mấy cái vàng vàng đó, phải chăng tư duy trừu tượng "cao cấp" hơn "trực quan"? (trừu tượng >< trực quan, k phải khách quan) Kiến trúc thì tớ chưa biết, còn trong hội hoạ thì khối bố vẽ trừu tượng vì đex vẽ nổi kiểu "hình hoạ thông thường".
    - Sản phẩm kiến trúc của tư duy trừu tượng có giá trị cụ thể gì hơn? Thí dụ? Chứ còn tớ thấy "họ" chịu khó phân tích, lập bảng biểu... để chứng minh cho 1 cái hình 3D, tính logic rất cao, như vậy họ "trực quan" hơn nhiều. Nhà mình hay "vẽ thế vì nó phải thế" mới đáng coi là "trừu tượng" (vì đã "trừu tượng" không ai đi giải thích, hehe)
    P/s: Khi viết về những vấn đề giầu tính học thuật thế này, ở quê tớ không ai để tồn tại những lỗi văn phạm ngớ ngẩn kiểu: "hai chấm mở ngoặc đơn"!
  8. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Hơi bị hài hước đấy!
  9. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Xin góp vui đây!
    Trích đoạn trong Creating Architecture Theory của Jonh Lang
    HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ
    GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ
    __________________
    Thiết kế xưa nay được định nghĩa là nỗ lực tạo ra những giải pháp cho các vấn đề trước khi cố gắng thực hiện chúng (xem Simon 1957, Broadbent 1973). Nó thường được coi là một quá trình tổng hợp đơn thuần, nhưng nó còn đòi hỏi có phân tích, đánh giá, và thực hiện các lựa chọn. Giai đoạn thiết kế trong bất kỳ quá trình ứng dụng thiết kế đô thị, kiến trúc phong cảnh hay kiến trúc nào cũng là lúc các giải pháp thiết kế khả dĩ cho chương trình, vốn được thiết kế trong giai đoạn tư duy (intelligence phase), được sáng tạo ra (hay chọn ra từ một tập hợp các giải pháp khả dĩ). Hoạt động thiết kế có thể lật ra các vấn đề mới và đưa đến việc xác định lại chương trình ban đầu, nhưng trọng tâm chú ý trong suốt giai đoạn thiết kế vẫn là hướng vào xác định các công trình, phong cảnh, và/hoặc thiết kế đô thị - tức là sáng tạo ra các mô hình sản phẩm (artifact).
    THIẾT KẾ
    Việc phân tích vốn vẫn được thừa nhận là gồm đặt câu hỏi và so sánh. Thông thường người ta thừa nhận bốn quá trình cơ bản sau là nền tảng cho sáng tạo trong thiết kế: chuẩn bị, ấp ủ (incubation), minh hoạ, và xác minh (Dickerson và Robertshaw 1975). Chuẩn bị chỉ các hoạt động tư duy. Ấp ủ chỉ những quá trình trí óc phần lớn là không biết rõ liên quan đến việc tiêu hóa các cảm nhận về các vấn đề và xây dựng những phương án tìm giải pháp. Minh họa chỉ những hiểu biết sâu sắc và rõ ràng của nhà thiết kế về bản chất của vấn đề và các giải pháp khả dĩ cho vấn đề. Xác minh là quá trình trong đó nhà thiết kế kết luận là đã tìm ra một giải pháp khả thi. Toàn bộ quy trình lớn này được cho là tốn rất nhiều công sức. Tuy nhiên, rốt cuộc, chất lượng của sản phẩm cuối cùng lại tùy thuộc vào chất lượng của kiến thức nội dung mà nhà thiết kế có sẵn để sử dụng và khả năng anh ta/chị ta sử dụng nó một cách sáng tạo. Mấu chốt của tư duy sáng tạo là khả năng tạo ra các ý tưởng.
    Có rất nhiều điều trong hoạt động thiết kế mà chúng ta không hiểu ?" phần nhiều vẫn còn bí ẩn ?" nhưng nghiên cứu khoa học hành vi trong vòng 50 năm qua đã đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về quá trình này. Thiết kế có vẻ bao gồm hai quá trình tư duy cơ bản sau: sáng tạo phân chia (divergent production) và sáng tạo hội tụ (convergent production) (Moore và Gay 1967). Sáng tạo phân chia bao gồm việc phát triển nhiều ý tưởng từ một quan sát hay trình bày duy nhất; nó liên quan đến việc tạo ra nhiều ý tưởng khác nhau hoặc các giải pháp khả dĩ hay các phần của các giải pháp khả dĩ đó. Ngược lại, sáng tạo hội tụ là hoạt động tổng hợp. Nó là việc tạo thành một ý tưởng duy nhất từ nhiều phần khác nhau.
    Thiết kế gồm nhiều quá trình đồng thời, mỗi quá trình sử dụng những giản đồ khác nhau (Neisser 1977). Đó là quá trình nhận thức và tự tranh biện (Rittel 1972) trong đó các yếu tố của một vấn đề được liên hệ đến một mô hình cụ thể, sau đó được chuyển hóa để tạo ra một thiết kế tổng thể. Quá trình tổng hợp này không đơn thuần là việc kết hợp các mô thức, bởi vì các mô thức cũng được chuyển hóa khi được tư duy theo cách hội tụ.
    Không phải mọi hoạt động thiết kế đều là tư duy sáng tạo. Những cách tiếp cận thiết kế hợp quy chuẩn, mang tính biểu tượng và thực tế do Broadbent (1973) xác định đã rút gọn quá trình thiết kế thành quá trình thực hiện theo thói quen. Ngược lại, thiết kế tương đồng (analogic design) và việc thiết kế theo lô-gic diễn dịch (design using deductive logic) là suy nghĩ sáng tạo. Rất nhiều khi làm theo thói quen lại rất phù hợp. Mặc dù John Stuart Mill có lẽ đã đúng khi nói rằng ?osự áp chế theo thói quen là cản trở đối với tiến bộ?, nhưng việc từ bỏ thói quen sẽ không tự động đưa tới tiến bộ. Ví dụ như phấn đấu tìm tòi cái mới trong thiết kế kiến trúc thường không có vẻ là một mục tiêu đáng để phấn đấu với tư cách là mục đích tự thân.
    Có một số khả năng nhận thức có vẻ mang tính cơ bản để thiết kế thành công, nghĩa là để nghĩ ra được một giải pháp cho vấn đề đang xử lý. Theo Moore và Gay (1967), trong văn hóa Phương Tây, ít nhất là có các khả năng sau:
    ? hình thành lại và xác định phù hợp vấn đề thiết kế theo cách rộng mở nhất và ít thiên kiến nhất
    ? tạo ra nhiều ý tưởng mới
    ? chấp nhận sự mơ hồ, tình trạng thiếu các ranh giới rõ ràng
    ? xây dựng những bước tấn công chiến lược và tổng thể đối với các vấn đề
    ? xem xét các hiện tượng theo những cách thức mới
    ? tránh đưa ra các phê phán hấp tấp
    ? tránh đưa ra các cam kết hấp tấp
    ? tránh tâm lý sợ mắc sai lầm
    ? thoát ly những cách làm trước
    ? đánh giá tính phù hợp của ý tưởng
    Trong số này có thể bổ sung khả năng đi từ những điều khái quát đến những điều cụ thể, từ lý thuyết đến mô hình.
    Từ danh sách này, có thể thấy rõ thiết kế bao gồm nhiều kỹ năng dự đoán và đánh giá. Mỗi khi nhà thiết kế vẽ một đường trên bảng vẽ thì đều đã chọn ra từ một số đường khả dĩ. Vì vậy hoạt động thiết kế là hoạt động sáng tạo (hay lựa chọn) mang tính tổng thể và theo chuỗi liên tiếp các vấn đề phải giải quyết, các mục tiêu phải đạt được, các kiểu hình thức xây dựng cần có để đáp ứng những mục tiêu đó, việc dự đoán những lựa chọn trên sẽ đúng đến mức nào, đánh giá những dự đoán này, và quyết định quan điểm về các dự đoán này. Quá trình này chủ yếu được thực hiện theo kiểu tranh biện ở mức tiềm thức.
    Chừng ni cái đã! Có chi bàn luận tiếp nghe mấy Anh a!
    Chuc vui ve!
  10. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ
    Một cách có ý thức hay vô ý thức, nhà thiết kế quyết định bắt đầu nỗ lực thiết kế từ đâu. Có thể giả định rằng nhà thiết kế bắt đầu từ những vấn đề quan trọng nhất phải tìm cách giải quyết, nhưng dường như không phải vậy. Có nhiều cách lách qua các vấn đề. Một số nhà thiết kế bắt đầu từ những thành phần dễ nhất của vấn đề, những phần mà họ cảm thấy chắc chắn nhất; một số khác bắt đầu ở cấp độ rộng nhất, còn một số khác lại bắt đầu từ các chi tiết nhỏ. Thông thường những gì nhà thiết kế chọn để bắt đầu là những điều đưa lại những bước tiến lớn rõ ràng đi đến giải pháp. Một số kiến trúc sư được coi là người đi từ trong ra ngoài (ví dụ như Le Corbusier), trong khi một số khác đi từ ngoài vào trong (ví dụ Mies van der Rohe). Dù nhà thiết kế làm theo cách gì đi nữa thì sớm hay muộn anh ta hay chị ta cũng phải bám theo một thiết kế hay một tập hợp các thiết kế. Một số nhà thiết kế cho rằng một lần chỉ nên đưa ra cho một giải pháp khả dĩ và bảo vệ giải pháp đó tận cho đến khi thấy nó không thể được chấp nhận nữa. Một số khác cho rằng một số thiết kế cần thực hiện cho đến khi đạt được kết luận lô-gíc và sau đó đánh giá. Quan điểm này có xu hướng được ủng hộ bởi các nghiên cứu về giải quyết vấn đề một cách sáng tạo (ví dụ như Maltzman 1960). Kể cả khi đúng như vậy thì vẫn sẽ tốt hơn nếu chỉ đưa ra một thiết kế để xem xét, nhằm có được lượng thông tin tối đa từ việc xem xét này.
    Nhiều nhà thiết kế có vẻ như đã được giáo dục để nắm lấy giải pháp đầu tiên mà họ có thể nghĩ ra và bảo vệ nó chống lại mọi lập luận, nhưng dấu ấn đặc sắc của nhà thiết kế sáng tạo là khả năng tạo ra nhiều giải pháp khả dĩ. Ở mỗi bước trong quá trình thiết kế họ đều tư duy một cách phân chia. Khó khăn chính khi tạo ra các giải pháp khả dĩ là làm sao tránh được việc hấp tấp bác bỏ một mô hình ít được mong muốn trong giải quyết một phần vấn đề nhưng có thể đem lại một giải pháp có thể đáng giá đối với toàn bộ vấn đề nếu bám theo dòng tư duy của mô hình đó. Để khắc phục tình hình này, một số nhà thiết kế bắt đầu giai đoạn thiết kế bằng cách chỉ đưa ra những quyết định quy định những giới hạn chung nhất đối với những gì sẽ được làm sau đó. Thứ tự đưa ra các quyết định thể hiện trong phong cách, và cũng phản ánh phong cách của nhà thiết kế (Simon 1970, Health 1984).
    Được beyond_S sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 08/06/2007
    Được beyond_S sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 08/06/2007

Chia sẻ trang này