1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp học.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi kirpf, 05/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp học.

    Chắc hẳn đây cũng là vấn đề mà nhiều người trong chúng ta quan tâm, vẫn biết tất cả phụ thuộc vào con người lâu rồi không lên TTVNOL .Chào thân ái tất cả mọi nguời nha

    ------------------------------
  2. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay với các bạn sắp thi đại học.
    6 "bí quyết" cho mùa thi
    Học ngày không đủ tranh thủ học đêm, rồi học thêm giờ nghỉ... Nhưng dù cố gắng, nhiều bạn trẻ vẫn than thở ?ohọc thì nhiều nhưng nhớ chẳng bao nhiêu!?. Quả thật, việc học bài và ôn tập là một vấn đề có tính phương pháp, đòi hỏi sự kết hợp nhiều yếu tố. Vậy có ?obí quyết? nào để giúp các bạn học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu không?
    Dưới đây là 6 phương pháp được tham khảo từ các tài liệu khoa học, hy vọng sẽ hỗ trợ ít nhiều cho các bạn trẻ trong mùa thi.
    1- Học tập Đó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Bài vở lớp 12 cũng như ở ĐH thì nhiều. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa. Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó, luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ. Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.
    2- Ôn thi
    Phương pháp tập đọc nhanh:
    - Đọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ.
    Không nên học thuộc lòng:
    Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy, vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, n& #7855;m bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.
    Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.
    3- Thư giãn
    Nhiều SV, HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên.
    Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:
    Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết, vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy, cần phải có thời gian thư giãn. Đừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm. Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.
    Tìm niềm vui trong học tập:
    Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bởi những vấn đề nào đó.
    4- Ăn uống
    Người xưa có câu "Ăn vóc, học hay". Vậy ăn "vóc" như thế nào để học "hay", thi dễ đậu?
    Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhơ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Đó là:
    - Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút...) chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétyl-choline là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.
    - Đậu nành chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Để bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể ; sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid amin quan trọng là arginine và cystine.
    - Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.
    - Cà chua, cà rốt chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100 g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp... Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.
    Các loại rau quả giàu vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền... giúp cơ thể giảm mệt mỏi.
    Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp...) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt.
    Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất.
    Thuốc bổ đa sinh tố-khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.
    5- Chống stress
    Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.
    Vì sao cần giữ giấc ngủ?
    Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thẳng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc. Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.
    Tránh mệt mắt
    Để tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.
    6- Cha mẹ hỗ trợ con ôn thi
    Trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, SV, HS thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo.

    ------------------------------
  3. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nha
    9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi
    Đã bao nhiêu lần bạn ra khỏi phòng thi và: "Giá mà mình có thêm 5 phút", "Ôi mình không nên dành quá nhiều thời gian cho câu đầu tiên", "Giá mà mình xem qua phần đó trong sách"... Bạn hãy xem 9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi
    1. Học tủ Là lỗi phổ biến nhất mà người ta từng biết đến. Và nó cũng là lỗi lớn nhất. Với những môn phải học thuộc nhiều như Sử, Địa, Sinh..., nhiều bạn luôn tìm cách đoán "tủ" câu nào sẽ thi. Bạn tin là bạn đọc được suy nghĩ của thầy cô? Bạn được đào tạo thành thầy bói hay nhà ngoại cảm sao?
    2. Nhồi quá nhiều
    Bạn đã thuộc từng từ trong mọi chương của sách giáo khoa. Rồi bạn gặp một câu hỏi thi mà bạn biết câu trả lởi nằm ở trang 59. Nhưng trời ơi, bạn không thể nhớ ra cái gì trên trang 59.
    Thời gian cứ trôi và bạn mất dần thời gian quý báu.Nếu bạn là người cố học thuộc từng trang sách, hãy dừng lại. Thật không may cho đa số chúng ta, là não của chúng ta thường chỉ chứa được 10-20% lượng thông tin chúng ta đọc. Càng không may hơn, chúng ta lại không thể điều chỉnh là chúng ta sẽ nhớ 10-20% nào. Vì vậy, thay vì học thuộc từng từ, bạn hãy tập trung đọc hiểu và tự diễn tả lại.
    3. Đến thi muộnĐa số chúng ta đều đúng giờ, nhất là khi có việc quan trọng. Tuy nhiên, một số chúng ta có thói quen đi muộn, hoặc do đêm trước khi thi "nhồi" quá nhiều, đầu óc mệt mỏi và đi ngủ muộn. Đến muộn, bạn có thể không được vào phòng thi. Dù bạn được vào, bạn đã mất nhiều thời gian. Do ảnh hưởng bởi tâm lý đến muộn, đầu óc bạn lại không thể tập trung.Cách khắc phục: ngủ đủ, dậy sớm và ... đi sớm.
    4. Không đọc qua tất cả các câu hỏi một lần
    Bạn được phát giấy thi. Cô giáo bảo: các em bắt đầu đi!". Thế là bạn cắm cúi trả lời câu hỏi ngay. Khoan, dừng lại đã! Bạn có thể đang lãng phí thời gian. Tệ hai hơn, bạn có thể mắc thêm một lỗi khác: hiểu nhầm câu hỏi (vì cặm cụi quá nhanh mà không đọc lướt một lần trước). Bạn luôn phải đọc hết các câu hỏi một lần trước khi bắt đầu. Đọc trong vòng 2-5 phút. Nếu được, định thời gian cho từng câu. Như thế, bạn vừa c ó nhiều thời gian cho câu hỏi khó, lại trả lời được nhiều câu hơn.
    5. Kiểu viết và chữ viết quá tệBạn có thể không đủ thời gian làm bài có thể vì bạn viết "không đúng kiểu", hoặc là chẳng ra kiểu gì cả. Đó là lý do bạn bị điểm thấp hơn một bạn cùng lớp dù hai người có câu trả lời tương tự.Kiểu viết không đúng là: đoạn vZn quá dài, câu quá dài, mỗi câu có quá nhiều ý và có nhiều từ khoa trương không cần thiết, quá nhiều dấu phẩy, chấm phẩy...
    Kiểu viết hợp lý trong một bài thi: mở bài không quá 50 từ; thân bài gồm 2 đoạn trở lên, mỗi đoạn chứa một ý lớn; kết luận không quá 50 từ.
    6. Quên trả lời những câu chưa trả lời
    "Các em còn 5 phút nữa, kiểm tra lại bài đi và ...". "Cái gì ạ?" - Bạn kêu lên kinh hoàng - "5 phút nữa! Trời ơi, làm sao mình trả lời được hết các câu còn lại?".Đây là trường hợp thường thấy nhưng còn có những trường hợp bạn quên luôn mất là bạn chưa trả lời một số câu (nếu bài thi dạng trắc nghiệm nhiều câu hỏi thì càng dễ xảy ra)
    7. Viết khó đọcĐiều này làm bạn bị trừ điểm không đáng, vì đọc đã khó, đôi khi lại gây hiểu nhầm.Viết khó đọc bao gồm:
    - Chữ quá nhỏ như đàn kiến diễu hành
    - Khoảng cách giữa các từ quá ít
    - Chữ to quá choán hết cả dòng
    - Viết không cách dòng nên nếu đánh dấu thiếu và viết thêm vào phía trên thì không thể đọc nổi.
    - Quá nhiều mũi tên chỉ nối đoạn này với đoạn khác.
    - Viết bằng bút màu quá nhạt (xanh nhạt, đen nhạt), thậm chí bằng màu đỏ.
    - Viết không cẩn thận, chữ "a" cũng giống "u" và "v" cũng giống "u".
    8. Không mang đủ học cụBạn ngồi trước bài kiểm tra cần com pa, máy tính, êke, nhưng bạn quên chẳng mang thứ gì. Thế là bạn bị "chựng" lại vì bạn không thể gọi với sang bàn bên cạnh để mượn, hơn nữa, chắc gì họ đã cho mượn. Trước khi thi, bN 41;n nhớ liệt kê tất cả những thứ có thể cùng đến ra rồi mang đi. Nếu có thể, mỗi loại học cụ nhớ mang hai cái.
    9. Quên không viết tên và các mục khác.
    Bạn đã nộp bài và cô giáo đã xếp hết các bài lại. Bỗng nhiên, bạn nhớ ra rằng bạn chưa viết tên, lớp và số báo danh vào bài của bạn! Nếu bạn thi học kỳ, may ra cô giáo còn nhận ra chữ của bạn. Nhưng nếu bạn thi tốt nghiệp, thi đại học, ai mà nhận ra chữ bạn chứ? Thế là bạn nhận điểm 0.Cách duy nhất để tránh lỗi này là luôn viết tên và các mục khác yêu cầu trong tờ giấy thi ngay trước khi viết bài và kiểm tra lại chúng trước khi nộp.Hy vọng bạn sẽ không mắc một lỗi nào khi đi thi nhé!
    (Theo HHT)

    GOOD LUCK!!!
    ------------------------------
  4. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề tiếp theo cung quan trọng không kém đâu.
    Trường nào vừa sức với bạn
    Hàng năm, sau khi bộ GD-ĐT công bố cuốn "Những điều cần biết về kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ" và csc trường tiết lộ thí sinh (TS) ĐKDT, người ta bắt đầu tính "tỷ lệ chọi"xem trường nào "ngon, trường nào "khoai".Tuy nhiên, tỷ lệ chọi ấy gần như không có giá trị, bởi số lượng TS ĐKDT là số lượng ảo, có khi vênh tới hàng ngàn. Đối với TS có dự định thi khối A năm nay, chún tôit ính hộ các bạn "tỷ lệ chọi" của một số trường ĐH để làm căn cứ ghi đơn. Đừng ngạc nhiên rằng các con số dưới đây hình như "hơi bị thấp"."Tỷ lệ chọi" này là tỷ lệ "xịn", thực 100 % vì nó được tính trên cơ sở số TS dự thi (chứ không phải chỉ là ĐKDT) và chỉ tiêu chính thức (chứ không phải chỉ tiêu dự kiến)


    Những trường có tỷ lệ chọi dưới 5- ĐH Xây dựng: 4,7
    - ĐH Dân lập Phương Đông : 4,0
    - Học viện Khoa học quân sự: 2,8
    - ĐH Dân lập Thăng Long: 2,2
    - ĐH Dân lập Quản lý kinh doanh: 2,1
    - ĐH Dân lập Kỹ thuật Công nghiệp: 2,9
    -ĐH Dân lập Lạc Hồng: 2,0
    Nếu sức học "có hạn", bạn đừng nên liều thử sức ở các trường ĐH danh tiếng. Một số trường thuộc các lực lượng vũ trang tuy có thể khiến bạn không phải chọi nhiều nhưng bị ràng buộc bởi hàng loạt yêu cầu khác về ngoại hình, chiều cao, cân nặng, năng khiếu hay giới tính...
    Những trường có tỷ lệ chọi từ 5 đến 10-ĐH Bách khoa HN: 5,9
    - ĐH Thuỷ lợi: 6,1
    - ĐH Mỏ - Địa chất: 6,4
    - ĐH Giao thông vận tải: 5,7
    - Học viện tài chính: 5,8
    - ĐH Thương mại: 7,1
    - ĐH Ngoại Thương: 7,2
    - ĐH Kinh tế quốc dân: 5,8
    -ĐH công đoàn: 9,0
    -Học viện an ninh nhân dân: 6,1
    - Học viện Ngân hàng: 9,4
    - Học viện bư chính viễn thông: 7,1
    -ĐH Nông nghiệp I: 9,9
    -ĐH Luật HN: 9,0
    -Viện ĐH Mở HN: 5,5
    -ĐH Bách khoa (ĐH QGia TP HCM): 6,5
    -ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QGia TPHCM): 6,5
    - ĐH Nông Lâm TP HCM: 7,5
    - ĐH Luật TP HCM: 8,4
    - ĐH Kinh tế TP HCM: 8,3
    -ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM: 8,5
    ...
    Nếu sức học của bạn thuộc loại khá trở lên, có thể ghi danh thi vào csc trường thuộc nhón này (rất nhiều).Khá thú vị là những trường cỡ bự như ĐH Bách khoa HN lại có độ xương xẩu còn thua cả những trường như ĐH Công đoàn. Đừng bao giờ để mình bị đánh lừa bởi những lời đồn đại hoặc cảm tính!
    Những trường có tỷ lệ chọi trên 10
    -Học viện cảnh sát nhân dân: 13,9
    - Học viện hành chính quốc gia: 10,7
    - ĐH KHTN và Khoa Sư phạm (ĐHQGia HN): 10
    -ĐH Sư Phạm TP HCM:10,6
    ...
    Nếu sức học của bạn là xuất sắc và không phải nghĩ thì "xin mời"
    Ghi chú: dù sao số liệu trên đây cũng chỉ có tính chất tương đối, dùng để tham khảo. vì nếu để đỗ hay trượt ĐH mà tính được thì ... còn nói làm gì. Ngoài các trường đã liệt kê, còn rất nhiều trườ
    suy nghĩ chọn trường cũng là vấn đề đau đầu
    ;ng ĐH khác cũng tuyển sinh khối A. Những trường tuyển sinh không chỉ khối A, tỷ lệ chọi là tỷ lệ tổng hợp.
    (Nguồn: SVVN, số 12/2003)

    GOOD LUCK!!!
    ------------------------------
  5. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nha
    Bí quyết học của các thủ khoa

    Lý Bảo Hân học sinh lớp 12B1 trường THPL chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Thủ khoa hai trường đại học: Ðại học Dược (30 điểm: Toán 10đ Hóa 10đ, Sinh 8đ + 2 điểm thưởng) và Học viện ngân hàng (27,5đ: Toán 9,5đ, H 10đ, Lý 6đ)
    Trò chuyện với Bảo Ngân thật lý thú bởi em rất vui vẻ và say sưa "nói tốt" về bạn bè của mình. Còn bản thân em? - tôi hỏi. "Em có gì đâu mà kể. Hai danh hiệu thủ khoa đối với em cũng bất ngờ lắm" - Ngân cho biết vậy. Cô bé từng đạt giải "tiến sĩ" Lương Thế Vinh này đă từng là học sinh đạt giải I môn Văn toàn quốc (lớp 5) và giải I môn Anh cấp thành phố (lớp 9), Ngân cũng không ngờ mình lại'' "rẽ" sang các môn khoa học tự nhiên. Học rất giỏi các môn Toán, Hóa lại yêu thích môn Sinh nên Bào Ngân không ngần ngại ghi danh thi vào Ðại học Y Dược. "Ðược làm một bác sĩ là mơ ước của em cũng như hoài bão của mẹ..." - Ngân nói. Mẹ Ngân yêu thích ngành y nhưng điều kiện học hành không cho phép thực hiện sở thích ấy, khi biết con mình thi vào trường Y, bà luôn động viên và khuyến khích Ngân hãy cố gắng hết mình chỉ bời lý do thi vào trường Y đã khó, nếu muốn học thật giỏi càng khó hơn". Bảo Ngân luôn xem trọng phần lý thuyết mà thầy cô truyền đạt. Nắm vững lý thuyết thì có thể "mở" nhiều bài tập từ dễ đến khó. Thầy cho bài tập về nhà là Ngân làm ngay vì theo Ngân nó vừa củng cố phần lý thuyết mới học vừa nắm kỹ hơn phương pháp giải thầy mới dạy. Một phần nữa là Ngân luôn tìm đọc thêm sách tham khảo đọc để biết chứ không chú trọng quá nhiều. Tự tin vào ngành học mình yêu thích nhưng bên cạnh đó Ngân cũng thử sức mình ở ngành học khác và kết quả là Ngân đoạt luôn danh hiệu thủ khoa ở hai trường khác nhau. "Em thi vào Học viện Ngân hàng chủ yếu vui thôi. Bởi hai môn Toán, Hóa em ôn nhiều còn môn Lý thì chỉ ôn qua loa, kiến thức chủ yếu đã học từ hồi ôn thi tốt nghiệp" Bảo Ngân cho biết. Khi vào phòng thi, Bảo Ngân chọn bài dễ làm tr& #432;ớc - vì như vậy giúp mình an tâm và tự tin thêm - Bảo Ngân nói. Thường những bài thi học kỳ, tốt nghiệp và kế cả thi- đại học vừa qua, Bảo Ngân luôn có cách làm bài riêng: những bài nào làm rồi đánh dấu vào giấy nháp đề không lẫn lộn, bài nào chưa làm ghi chú bên cạnh để khỏi quên... Làm bài từ từ không vội vã cũng là một tính cách của Ngân. Tới đây, Bảo Ngân sẽ theo học ngành bác sĩ đa khoa theo mơ ước của mình và sở thích thời trẻ của mẹ.
    * Nguyễn Ngọc Trọng nguyên học sinh trường THCS chuyên Nguyễn An Khương (Hóc Môn), thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THCS năm học 2001 ?" 2002.
    Khác với dáng vẻ cao to, Trọng hiền như "cục đất" - nhận xét của nhiều giáo viên trường THCS chuyên Nguyễn An Khương (Hóc Môn) về cậu học trò Nguyễn Ngọc Trọng - nguyên học sinh lớp 9A1. Trọng có phần lúng túng và ngượng ngùng khi lên nhận phần thưởng cho danh hiệu thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THCS năm học 2001 - 2002 của thành phố (Trọng là một trong ba thủ khoa của thành phố) nhân ngày khai giảng năm học mới. Khi được nhiều người hỏi về thành tích học tập cũng như phương pháp học của mình, Ngọc Trọng càng lúng túng hơn, hồi lâu ngập ngừng, nói: "Em không có cách học gọi là "bí quyết? nào cả, chỉ đơn giản học theo suy nghĩ của bản thân và theo những lời dặn dò của thầy cô". Nói đến đây rồi em im bặt. Ở nhà buôn bán tạp hóa, cha mẹ bận suốt ngày nên không giúp gì nhiều cho chuyên học hành của Trọng mà thường động viên, khuyên bảo. Việc học hành đều do Trọng "quyết định" - lúc nào học, lúc nào chơi..."Mà có muốn đi chơi cũng không có chỗ đi chỉ quanh quẩn trong thị trấn rồi cũng về nhà và... cầm tập vở lên thôi" - Trọng nói vui. Trong cách học cũng đơn giản như tính cách của Trọng. Khi ngồi học trong lớp Trọng nghe kỹ lý thuyết thãy cô dạy. Những công thức, bài toán mẫu được Trọng ghi chép cẩn thận, luôn gạch dưới bằng mực đỏ những phần quan trọng mà thầy cô nhấn mạnh. Về nhà ; em dành hẳn hai giờ học ngay những bài vừa học ở lớp, làm bài tập trong sách giáo khoa. Thời gian còn lại, Trọng vừa giúp việc nhà cho mẹ vừa tranh thủ đọc thêm sách. Buổi tối dành riêng cho sự chuẩn bị bài học ngày hôm sau, rồi giải bài tập thầy cô cho thêm về nhà...
    Với cách học như vậy, 9 năm qua Trọng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi; năm nào cũng nằm trong ba hạng đầu lớp. Trong các môn học, Trọng không "phân biệt đối xử" với môn học nào mà luôn xem trọng tất cả và học đều như nhau. Nhưng Trọng nói môn Toán em thích nhất nên được "ưu tiên" hơn. Chính vì vậy Trọng luôn đạt nhiều thứ hạng cao trong các cuộc thi Toán mà năm học qua là giải 1 môn Toán cấp thành phố Trọng đem về cho trường. Trong kỳ thi tốt nghiệp THCS vừa qua, Trọng đoạt danh hiệu thủ khoa với số điểm rất cao: 39,5đ (Toán 10đ, Văn 9,5đ, Anh 10đ, Lý 10đ).
    Làm thế nào em thi được điểm cao như vậy? Chúng tôi hỏi: "Trong học tập cần sự tự tin. Phải luôn nghĩ những gì người ta làm được thi mình phải làm được. Ngoài ra cũng cần sự kiên nhẫn và cần cù mới giải quyết được những khó khăn khi gặp phải..." - Trọng bảo vậy. Ðạt được thành quả như vậy, Trọng rất biết ơn các thầy cô đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo cho em. Năm học mới, Ngọc Trọng học lớp 10 chuyên Toán trường THPT Năng khiếu. Hàng ngày phải đi và về gần 50km từ nhà đến trường cũng không làm chùn bước chân của cậu học trò này. Hỏi sao không ở ký túc xá? - Trọng cho biết "đã quen chạy nhảy" nhiều, giờ không thích bó buộc. Vả lại ờ nhà còn đứa em đang học tiểu học em cũng còn phải hướng dẫn nó học nên phải chịu khó thôi. Thú giải trí của Trọng là đọc báo "Toán học và tuổi trẻ"vì nội dung chứa đựng nhiều vấn đề bổ ích, học hỏi được nhiều phương pháp giải toán....
    (Theo GD&ST)
    ------------------------------
  6. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo là các ý kiến của chính những thầy cô giáo tham gia chấm thi ĐH
    ------------------------------
  7. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Môn văn:
    Đọc kỹ đề bài, tránh lạc đề
    Tài liệu ôn thi cơ bản nhất là hai tập sách Văn học lớp 11 (tập I) và lớp 12 (tập I) và các bài giảng của các thầy cô trong trường học. Thí sinh có thể tham khảo thêm các sách giải đề thi môn văn vào đại học và cao đẳng.

    Các bước và các yêu cầu quan trọng để làm bài thi:

    1. Đầu tiên là thí sinh phải đọc kỹ đề bài. Đọc và suy ngẫm từng từ, ngữ, câu trong đề bài để phát hiện cho được nội dung yêu cầu của đề (vấn đề trọng tâm, vấn đề chính yếu) và phương pháp cùng với phạm vi tư liệu được sử dụng để giải quyết vấn đề đó.

    2. Khi đã tìm được vấn đề chính, vấn đề trọng tâm của đề bài, thí sinh căn cứ vào đó và nội dung của đề để lập ý. Như vậy là thí sinh đã tự phác thảo cho mình một dàn ý cơ bản, các ý được phát hiện đầy đủ, sắp xếp hợp lý và thời gian cũng sẽ được phân bố thích hợp với từng ý chính phụ.

    3. Khi bắt tay vào làm bài văn, thí sinh không nên mất quá nhiều thời gian để nhập đề. Khi đã hiểu đề một cách thấu đáo, thí sinh sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc nhập đề.

    Trong quá trình làm bài, thí sinh phải biết vận dụng đúng, linh hoạt những kiến thức đã được trang bị sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu của đề theo phương châm đầy đủ, phong phú, sâu sắc, hấp dẫn. Muốn vậy, thí sinh không những phải có kiến thức văn học mà còn phải có nghệ thuật lập luận, văn viết lưu loát, có hình ảnh...

    Trước khi nộp bài thi, thí sinh phải dành thời gian từ 10 - 15 phút đọc lại bài làm để sửa chữa, bổ sung những sai sót có thể xảy ra trong quá trình làm bài.

    GOOD LUCK!!!

    ------------------------------
  8. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    HỌC VÀ ÔN MÔN VĂN TRƯỚC MÙA THI
    Bộ GD-ĐT đã cải tiến cách ra đề thi, học trò phải cải tiến cách học. Cũng như một vài năm trước, năm học này (2002 - 2003) chương trình thi môn Văn bao gồm toàn bộ phần văn học Việt Nam và phần văn học nước ngoài ở lớp 12.
    1. Phần văn học sử gồm 1 bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến năm 1975, ba bài giới thiệu tác giả văn học Việt Nam: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu và Nguyễn Tuân, 6 bài giới thiệu tác giả văn học nước ngoài: Gorky, Lỗ Tấn, Exênin, Aragông, Hêminguê, Sôlôkhốp, học phần này ta cần chú ý:
    - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội đã tác động đến diện mạo văn học cả giai đoạn.
    - Những đặc điểm cơ bản tại nội dung hình thức của giai đoạn, lý giải và tìm dẫn chứng tác phẩm để minh hoạ cho từng đặc điểm. (chú ý những câu in nghiêng trong bài khái quát này).
    - Từng tác giả cần lưu ý hoàn cảnh lịch sử, những đặc điểm về cuộc đời và tính cách của nhà văn tác động đến sáng tác của họ.
    Một vài dẫn chứng đề thi:
    - Anh (chị) hãy trình bày sơ lược những đặc điểm của con người nhà văn Nguyễn Tuân.
    - Theo anh (chị) Enxa Triôlê đã có vai trò như thế nào trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ, nhà tiểu thuyết Pháp Lui Aragông?
    (Đề thi tốt ngiệp THPT môn Văn năm học 2001 - 2002)
    2. Phần giảng văn - những tác phẩm văn chương. Đây là phần quan trọng nhất của chương trình. Toàn bộ chỉ có 30 tác phẩm (kể cả văn học nước ngoài). Nhưng trong đó có 4 tác phẩm đã chuyển sang đọc thêm không thuộc phạm vi ra đề thi: Và 4 bài thơ sau đây, đề thi chỉ đề cập đến đoạn trích đã học: Tâm tư trong tù, Bên kia sông Đuống, Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tiếng hát con tàu. Như vậy dung lượng tác phẩm học và ôn không nhiều.
    Đối với một tác phẩm văn chương, dứt khoát ta phải nắm được:
    a) Hoàn cảnh ra đời: Khi tiếp xúc một tác phẩm, điều đầu tiên là phải tìm hiểu mối quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực cuộc sống. Tác phẩm nào cũng nảy sinh từ một mảnh đất hiện thực và ghi dấu riêng cách nhận thức hiện thực của nhà văn trong một trào lưu, một giai đoạn văn học cụ thể. Cũng là hiện thực cả nước chống Mỹ, nhưng về truyện ?oMảnh trăng cuối rừng? của Nguyễn Minh Châu khác ?oRừng Xà Nu? của Nguyễn Trung Thành; về thơ ?oKính gửi cụ Nguyễn Du? của Tố Hữu khác ?oĐất nước? trích ?oMặt đường khát vọng? của Nguyễn Khoa Điềm. Ví dụ:
    - Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác truyện ngắn ?oVi hành? của Nguyễn Ái Quốc.
    (Đề thi tuyển sinh vào các trường ĐH,CĐ năm 2002)
    b) Tóm tắt được nội dung và nêu rõ giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
    Tác phẩm văn chương vốn đa nghĩa và lắm sắc màu nghệ thuật. Nhưng trong cái thông điệp ấy bao giờ cũng có một vài điểm sáng đắc ý đắc tâm của nhà văn, nhà thơ. Ví như:
    - Truyện ngắn ?oMảnh trăng cuối rừng? là một thành công xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trên con đường ?oĐi tìm cái hạt ngọc? ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người Việt Nam thời chống Mỹ. Anh (chị) hãy:
    * Đi tìm ?ocái hạt ngọc? ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn nhân vật Nguyệt trong truyện.
    * Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong việc thể hiện vẻ đẹp tiềm tàng đó.
    (Đề thi môn văn vào trường ĐH Hồng Đức năm 2001)
    c) Sau khi đã nhận thức và cảm thụ khái quát tác phẩm, bước cuối cùng rất quan trọng là thu hoạch suy ngẫm, tự soi lại mình và đối thoại với tác giả về vấn đề họ đã nêu trong tác phẩm (nội dung tình ý) về cách viết của họ (hình thức biểu hiện). Đối thoại hiệu quả nhất là ta tự đặt ra hàng loạt câu hỏi về tác phẩm đó và tuần tự trả lời. Với truyện ngắn ?oĐôi mắt? của Nam Cao: Vì sao tác giả đổi tựa đề tác phẩm từ ?oTiên sư anh Tào Tháo? thành ?oĐôi mắt?? Cách nhìn của Hoàng và Độ về người nông dân, về cuộc kháng chiến khác nhau như thế nào? Nhà văn đã thể hiện nhân vật Hoàng thành công như thế nào? Tác phẩm ?oĐôi mắt? có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà văn thời đó? Vấn đề ?oĐôi mắt? bây giờ còn có tác dụng nữa không?...Với bài thơ ?oTiếng hát con tàu? của Chế Lan Viên: Vì sao Chế Lan Viên lại chọn ?oTây bắc? và ?oCon tàu?? Hai hình ảnh có tính chất biểu tượng này mang ý nghĩa gì? Vì sao 4 dòng đầu (khổ 1) trong bài thơ lại in nghiêng như một lời đề từ ? Vì sao tác giả nói ?otàu đói những vầng trăng? ?" ?oAi bảo con tàu không mộng tưởng, mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng??...
    Làm quen với những mẩu đối thoại từ bộ phận đến toàn thể, từ cụ thế đến khái quát, từ đơn giản đến phức tạp đó, ta sẽ không bỡ ngỡ khi gặp những đề thi như:
    - Trong tuỳ bút ?oNgười lái đò sông Đà?, Nguyễn Tuân đã sáng tạo được nhiều so sánh táo bạo, bất ngờ có sức gợi cảm mạnh mẽ và giá trị tạo hình cao. Anh (chị) hãy nêu 4 dẫn chứng, không cần phân tích.
    (Đề gợi ý của Hà Bình Trị - Vụ THPT Bộ GD - ĐT)
    - Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ ?oChiều tối? (Mộ) của Hồ Chí Minh (trích Nhật ký trong tù)
    (Đề gợi ý trong Hướng dẫn ôn tập thi TNPT môn văn lớp 12 năm học 2002-2003)
    3. Mở rộng, nâng tầm nhận thức, cảm thụ đáp ứng mọi yêu cầu của đề thi.
    a) Ta tập hợp, liên kết một nhóm tác phẩm có nội dung, có nhân vật gần giống nhau rồi tập so sánh, phân tích, nhận xét. Ví dụ:
    - So sánh các bài thơ ?oBên kia sông Đuống? của Hoàng Cầm, ?oĐất nước? của Nguyễn Đình Thi, trích đoạn ?oĐất nước? trong trường ca ?oMặt đường khát vọng? của Nguyền Khoa Điềm, tìm hiểu những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước quê hương mình và sắc thái tình cảm riêng của mỗi tác giả đối với Tổ quốc.
    - Những phát hiện khác nhau về số phận người dân lao động, khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn của họ qua các tác phẩm ?oVợ nhặt? của Kim Lân, ?oVợ chồng A Phủ? của Tô Hoài, ?oMùa Lạc? của Nguyễn Khải.
    (Hướng dẫn ôn tập cuối sách văn 12)
    b) Trong đề thi ta thường gặp những thuật ngữ văn học như: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, cảm hứng yêu nước, cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi, chủ nghĩa anh hùng cách mạng hình tượng nhân vật...
    - Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn ?oVợ nhặt? (Kim Lân)
    (Câu 2 đề thi ĐH-CĐ khối C năm 2002)
    - Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ?oChữ người tử tù? của Nguyễn Tuân.
    (Câu 2 đề thi ĐH- CĐ khối D năm 2002)
    - Phân tích cảm hứng yêu nước của Hồ Chí Minh qua một số bài thơ đã học trong Nhật ký trong tù.
    Khi lý giải các thuật ngữ văn học này ta cần nhớ nội hàm từng thuật ngữ, rồi xem nó được biểu hiện trong các tác phẩm ở những đặc điểm nào. Ví dụ:
    (Câu 2 khối C có thể triển khải 3 ý:
    * Nhà văn Kim Lân bộc lộ niềm thương xót đối với những người nông dân nghèo khổ sống trong tình thế khốn cùng bởi nạn đói khủng khiếp...(dẫn chứng?)
    * Nhà văn Kim Lân đi sâu phát hiện và miêu tả khát vọng sống, khát vọng hướng tới tương lai con người...(dẫn chứng?)
    * Nhà văn đã thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người...(dẫn chứng?)
    c) Trong các đề thi, ta thường gặp những câu hỏi có tính tự luận các dạng như: Phát biểu cảm nghĩ (cảm nhận), chứng minh, giải thích, bình luận, bình giảng, phân tích,...Dù với dạng nào, kiểu bài nào trước hết ta cần nắm vững nội dung và nghệ thuật tác phẩm; trên cơ sở đó ta suy nghĩ một trật tự lập luận cho kín kẽ, thật sát đề. Nên nhớ rằng cũng một vấn đề nhưng người ta có thể ra nhiều kiểu bài khác nhau, và mỗi kiểu bài tất nhiên có một thao tác làm bài, một giọng văn riêng.
    Theo báo Khuyến học & Dân trí

    ------------------------------
  9. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    rất khâm phục đồng chí gõ cả một bài dài như vậy. Thực ra phương pháp thì chả cần đến mấy đồng chí thủ khoa nói, hầu như ai cũng biết là trâu và trâu, quan trọng là mình có đủ nghị lực và ý chí để làm theo kế hoạch đã định trước hay không. Mà học thì mỗi ngưòi có một cách, k thể học của người khác được.
    it's over
  10. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    hình như cách này phần lớn những bạn học sinh giỏi thì ai cũng biết hết nhưng dù sao cũng cám ơn bác đã post bài này lên

Chia sẻ trang này