1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp hỏi-một nghệ thuật lập luận(phần II)-nguyenducquyzen

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Phương pháp hỏi-một nghệ thuật lập luận(phần II)-nguyenducquyzen

    Chào các bạn, đây là phần hai của bài viết phương pháp hỏi một nghệ thuật lập luận của nguyenducquyzen.
    Do nhiều lý do, thành viên này ko post bài trực tiếp lên diễn đàn mà nhờ tôi post hộ lên. Đây có thể coi là đóng góp cuối cùng cho TTVN như anh nói.
    Các bạn nên tham khảo kĩ phần 1 trong topic [topic]165481[/topic] trước khi đọc topic này.
    Trong phần hai sẽ bao gồm hai phần:
    Phần 1: Tự sự của nguyenducquyzen. Tư duy về tự nhận thức con người.
    Phần 2: Tiếp tục phương pháp hỏi-một nghệ thuật lập luận.


    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Phần 1: Tự sự của nguyenducquyzen. Tư duy về tự nhận thức con người.
    Tiện đây tôi cũng xin nói thêm về bài viết gửi lên lúc 15:14, 27/05/2003, của bạn nvl:
    Phần đầu bạn nvl nhận xét khá chính xác khi cho rằng:
    Thực ra tôi chẳng cố chứng minh cho mọi người cái gì cả! Và tôi cũng chẳng có ý định dạy bất cứ một ai về bất cứ một vấn đề gì cả!
    Vì sao?
    Bởi vì nếu tôi cố gắng chứng minh cho mọi người một cái gì đó, thì tức là tôi đang đứng trên lập trường lôi kéo người khác ngả theo xu hướng của mình rồi! mà như vậy thì thật là nguy hiểm cho chính tôi! Vì vậy không bao giờ tôi làm việc dại dột đó!
    Còn nếu tôi mà có ý định dạy ai một cái gì, thì điều đó có nghiã là tôi đang tự cho là mình cao hơn người khác! Giỏi hơn người khác, mà nếu tôi thảo luận với mục đích đó thì tôi làm sao có thể thu thập được những kiến thức bổ ích trong các cuộc th ảo luận và tranh luận được? Hơn nữa người ta không muốn mình dạy, mà mình lại cứ cố ý dạy, mà người ta không nghe, thì mình lại nảy sinh khó chịu, bực tức với họ, thì chỉ thiệt thân mà thôi! Cho nên tôi cũng chả dại mà đi dạy ai cái gì cả!
    Vậy mục đích của tôi khi lên diễn đàn là gì?
    - Mục đích thứ nhất: là đem kiến thức của mình ra trình bày, dưới dạng các bài viết để tìm kiến những thông tin phản hồi của bạn đọc đối với những nhận thức của mình. Tất nhiên là tôi không tìm kiếm sự đánh giá, khen chê, bình phẩm phán xét của mọi người đối với tôi và đối với các bài viết của tôi, vì đối với tôi đó chỉ là những thứ vô vị, và vô bổ! Tôi tìm kiếm những sự phản biện có tính cách khoa học hầu phát hiện những mặt yếu kém, những thiếu sót trong lập luận, trong nhận thức của tôi, qua đó nâng cao, và bổ sung và hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình. Nhưng rất tiếc mục đích này tôi thu thập được quá ít! Đa số các bài viết trên ttvnol đều có tính cách bình phẩm đánh giá và phán xét là những thứ vô ích đối với tôi mà thôi, chẳng có một chút lợi ích thực tế nào cả!
    - Mục đích thứ hai: Là rèn luỵện khả năng quan sát và tranh luận của mình. Trong tranh luận, có nhiều cách để làm sáng tỏ chân lý, mà một trong những phương pháp đó là phương pháp hỏi. Thực ra nói là hỏi, nhưng nó có nhiều cách hỏi khác nhau:
    + Hỏi về định nghĩa khái niệm!
    + Hỏi vào chỗ mâu thuẫn trong lập luận của đối phương!
    + Hỏi để dẫn dắt người được hỏi!
    + Và hỏi để tìm hiểu ý kiến đối phương về một vấn đề gì đó!
    Nói thì như vậy! nhưng việc thực hiện không phải là dễ, vì ngoài việc chúng ta có một khối lượng kiến thức đủ lớn về vấn đề đang được thảo luận. Nó đòi hỏi ta phải có một mức độ bình tĩnh nhất định, để có thể thoát ra khỏi chủ kiến, và thành kíên cá nhân, thoát ra khỏi sự áp đặt tư tưởng của mình lên người khác, và cộng thêm vào đó là một cái trí sáng suốt để có thể đặt ra được câu hỏi phù hợp với từng hoàn cảnh.. Không phải ai cũng có thể đặt được các tiêu chuẩn đó ngay được, mà phải rèn luỵên bằng cách tranh luận. Trong quá trình tranh luận thì kiến thức, sự bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt, và mọi khả năng khác của ta đều được phát triển và đi đến hoàn thiện. Tất nhiên môi trường diễn đàn là một nơi lý tưởng cho việc rèn luyện này. Cái mục đích mà tôi thu hoạch được nhiều nhất khi tham gia vào các diễn đàn ttvnol chính là mục đích này, và nó rất là bổ ích với tôi trong thời gian qua!
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Phần 1: Tự sự của nguyenducquyzen. Tư duy về tự nhận thức con người.
    Tiện đây tôi cũng xin nói thêm về bài viết gửi lên lúc 15:14, 27/05/2003, của bạn nvl:
    Phần đầu bạn nvl nhận xét khá chính xác khi cho rằng:
    Thực ra tôi chẳng cố chứng minh cho mọi người cái gì cả! Và tôi cũng chẳng có ý định dạy bất cứ một ai về bất cứ một vấn đề gì cả!
    Vì sao?
    Bởi vì nếu tôi cố gắng chứng minh cho mọi người một cái gì đó, thì tức là tôi đang đứng trên lập trường lôi kéo người khác ngả theo xu hướng của mình rồi! mà như vậy thì thật là nguy hiểm cho chính tôi! Vì vậy không bao giờ tôi làm việc dại dột đó!
    Còn nếu tôi mà có ý định dạy ai một cái gì, thì điều đó có nghiã là tôi đang tự cho là mình cao hơn người khác! Giỏi hơn người khác, mà nếu tôi thảo luận với mục đích đó thì tôi làm sao có thể thu thập được những kiến thức bổ ích trong các cuộc th ảo luận và tranh luận được? Hơn nữa người ta không muốn mình dạy, mà mình lại cứ cố ý dạy, mà người ta không nghe, thì mình lại nảy sinh khó chịu, bực tức với họ, thì chỉ thiệt thân mà thôi! Cho nên tôi cũng chả dại mà đi dạy ai cái gì cả!
    Vậy mục đích của tôi khi lên diễn đàn là gì?
    - Mục đích thứ nhất: là đem kiến thức của mình ra trình bày, dưới dạng các bài viết để tìm kiến những thông tin phản hồi của bạn đọc đối với những nhận thức của mình. Tất nhiên là tôi không tìm kiếm sự đánh giá, khen chê, bình phẩm phán xét của mọi người đối với tôi và đối với các bài viết của tôi, vì đối với tôi đó chỉ là những thứ vô vị, và vô bổ! Tôi tìm kiếm những sự phản biện có tính cách khoa học hầu phát hiện những mặt yếu kém, những thiếu sót trong lập luận, trong nhận thức của tôi, qua đó nâng cao, và bổ sung và hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình. Nhưng rất tiếc mục đích này tôi thu thập được quá ít! Đa số các bài viết trên ttvnol đều có tính cách bình phẩm đánh giá và phán xét là những thứ vô ích đối với tôi mà thôi, chẳng có một chút lợi ích thực tế nào cả!
    - Mục đích thứ hai: Là rèn luỵện khả năng quan sát và tranh luận của mình. Trong tranh luận, có nhiều cách để làm sáng tỏ chân lý, mà một trong những phương pháp đó là phương pháp hỏi. Thực ra nói là hỏi, nhưng nó có nhiều cách hỏi khác nhau:
    + Hỏi về định nghĩa khái niệm!
    + Hỏi vào chỗ mâu thuẫn trong lập luận của đối phương!
    + Hỏi để dẫn dắt người được hỏi!
    + Và hỏi để tìm hiểu ý kiến đối phương về một vấn đề gì đó!
    Nói thì như vậy! nhưng việc thực hiện không phải là dễ, vì ngoài việc chúng ta có một khối lượng kiến thức đủ lớn về vấn đề đang được thảo luận. Nó đòi hỏi ta phải có một mức độ bình tĩnh nhất định, để có thể thoát ra khỏi chủ kiến, và thành kíên cá nhân, thoát ra khỏi sự áp đặt tư tưởng của mình lên người khác, và cộng thêm vào đó là một cái trí sáng suốt để có thể đặt ra được câu hỏi phù hợp với từng hoàn cảnh.. Không phải ai cũng có thể đặt được các tiêu chuẩn đó ngay được, mà phải rèn luỵên bằng cách tranh luận. Trong quá trình tranh luận thì kiến thức, sự bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt, và mọi khả năng khác của ta đều được phát triển và đi đến hoàn thiện. Tất nhiên môi trường diễn đàn là một nơi lý tưởng cho việc rèn luyện này. Cái mục đích mà tôi thu hoạch được nhiều nhất khi tham gia vào các diễn đàn ttvnol chính là mục đích này, và nó rất là bổ ích với tôi trong thời gian qua!
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chính vì vậy mà có nhiều bạn rất lấy làm khó chịu với cách thức hỏi của tôi, nhưng tôi cũng tin là có không ít người lại lấy làm thú vị với nó. Bởi vì nếu người nào tranh luận với tôi trong một cái tâm hơn thua để thể hiện mình, không phải với mục đích cần cầu học hỏi thật sự thì học sẽ rất tức tối vì bị những câu hỏi của tôi dồn vào chỗ bí, vạch ra những sơ hở của họ, nghĩa là vô tình làm bẽ mặt họ (việc làm bẽ mặt họ không phải là chủ kiến của tôi như các bạn nghĩ). Ngược lại những bạn nào tranh luận với tôi với mục đích học hỏi, tìm hiểu thì sẽ lại rất có hứng thú vì nhờ đó mà tự mình khám phá ra được nhiều điều mới lạ! Cũng có nhiều người quen với lối tiếp thu kiến thức một chiều một cách thụ động, ít chịu động não suy nghĩ, chỉ thích người khác giảng giải, giải thích cho mình học hỏi thì cũng sẽ rất lấy làm khó chịu với lối thảo luận của tôi, vì nó không thoả mãn được ý muốn của họ. Tôi thực sự không muốn làm cho ai bẽ mặt, nhưng thực sự tôi không hiểu ai cả! tôi không thể phân biệt được ai lên đây là để giải trí, để thể hiện mình, để tranh luận hơn thua, Và ai lên đây tranh luận với mục đích học hỏi, mở mang kiến thức của mình, tôi không dám đánh giá và phán xét bất cứ một ai hết. Có người có thể nói với tôi rằng:
    - ?otại sao bạn không căn cứ vào những lời mà người ta đã nói với bạn, đã chê bai về bạn trên các diễn đàn để phân biệt??.
    Nếu được hỏi như vậy, tôi xin trả lời như thế này:
    - ?Tôi không thể căn cứ vào đó được, vì nó chưa chắc đã phản ánh trạng thái tình cảm thực sự của thành viên đó! một lời nói trên diễn đàn mà ta cảm thấy họ rất tức tối, không có nghĩa là thực sự con người đứng đằng sau nó đang tức tối! Cùng một lúc, ta có thể dùng nick này để thể hiện sự bực tức khó chịu, cáu giận, phản đối đối với hành động của người này; nhưng cũng ngay khi đó, ta lại có thể dùng một nick khác để thể hiện sự vui vẻ, ủng hộ với chính hành động đó của người đó! Tôi đã từng làm như vậy, và tôi nghĩ cũng có nhiều bạn khác cũng làm như vậy! vậy thì làm sao biết được là mọi người tức giận thực sự, cáu giận thực sự, phản đối thực sự, hay là họ tức giận ảo, cáu giận ảo, phản đối ảo??
    Chính vì vậy mà tôi đã hết sức tránh những diễn đàn mang tính chất giải trí, giao lưu, làm quen,.... hay mang tính chất địa phương, mà chủ yếu hoạt động trên những box thảo luận nghiêm túc. Ban đầu là Thảo luận, sau đó là Cùng đọc và suy gẫm, rồi Học thuật, và Võ thuật. Tôi coi tất cả mọi người vào đó tham gia thảo luận đều với mục đích tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau. Tất nhiên trong đó thế nào cũng có lúc bị lầm lẫn, vì thể nào cũng có những bạn thích vào đó nói dăm ba câu chuyện giải trí, và vào đó để thể hiện mình, tranh luận để hơn thua với nhau, với những bạn đó tôi nghĩ chắc sẽ căm tức tôi lắm! Tiện đây tôi cũng xin lỗi các bạn có những đặc điểm như thế, nếu có lúc nào đó tôi vô tình đụng chạm đến sự tự ái của các bạn thì cho tôi xin lỗi vì tôi không hề cố ý! Thành thật xin lỗi!
    Liên quan đến vấn đề này tôi xin trích ra đây một bài mà tôi đã reply cho một người bạn bên diễn đàn Vnequation, để thay lời giải thích như sau:
    http://www.vnequation.de/ibf/index.php?s=7c9f9fe1dac3cc8efafc250abf6adce9&act=ST&f=15&t=564&st=20
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chính vì vậy mà có nhiều bạn rất lấy làm khó chịu với cách thức hỏi của tôi, nhưng tôi cũng tin là có không ít người lại lấy làm thú vị với nó. Bởi vì nếu người nào tranh luận với tôi trong một cái tâm hơn thua để thể hiện mình, không phải với mục đích cần cầu học hỏi thật sự thì học sẽ rất tức tối vì bị những câu hỏi của tôi dồn vào chỗ bí, vạch ra những sơ hở của họ, nghĩa là vô tình làm bẽ mặt họ (việc làm bẽ mặt họ không phải là chủ kiến của tôi như các bạn nghĩ). Ngược lại những bạn nào tranh luận với tôi với mục đích học hỏi, tìm hiểu thì sẽ lại rất có hứng thú vì nhờ đó mà tự mình khám phá ra được nhiều điều mới lạ! Cũng có nhiều người quen với lối tiếp thu kiến thức một chiều một cách thụ động, ít chịu động não suy nghĩ, chỉ thích người khác giảng giải, giải thích cho mình học hỏi thì cũng sẽ rất lấy làm khó chịu với lối thảo luận của tôi, vì nó không thoả mãn được ý muốn của họ. Tôi thực sự không muốn làm cho ai bẽ mặt, nhưng thực sự tôi không hiểu ai cả! tôi không thể phân biệt được ai lên đây là để giải trí, để thể hiện mình, để tranh luận hơn thua, Và ai lên đây tranh luận với mục đích học hỏi, mở mang kiến thức của mình, tôi không dám đánh giá và phán xét bất cứ một ai hết. Có người có thể nói với tôi rằng:
    - ?otại sao bạn không căn cứ vào những lời mà người ta đã nói với bạn, đã chê bai về bạn trên các diễn đàn để phân biệt??.
    Nếu được hỏi như vậy, tôi xin trả lời như thế này:
    - ?Tôi không thể căn cứ vào đó được, vì nó chưa chắc đã phản ánh trạng thái tình cảm thực sự của thành viên đó! một lời nói trên diễn đàn mà ta cảm thấy họ rất tức tối, không có nghĩa là thực sự con người đứng đằng sau nó đang tức tối! Cùng một lúc, ta có thể dùng nick này để thể hiện sự bực tức khó chịu, cáu giận, phản đối đối với hành động của người này; nhưng cũng ngay khi đó, ta lại có thể dùng một nick khác để thể hiện sự vui vẻ, ủng hộ với chính hành động đó của người đó! Tôi đã từng làm như vậy, và tôi nghĩ cũng có nhiều bạn khác cũng làm như vậy! vậy thì làm sao biết được là mọi người tức giận thực sự, cáu giận thực sự, phản đối thực sự, hay là họ tức giận ảo, cáu giận ảo, phản đối ảo??
    Chính vì vậy mà tôi đã hết sức tránh những diễn đàn mang tính chất giải trí, giao lưu, làm quen,.... hay mang tính chất địa phương, mà chủ yếu hoạt động trên những box thảo luận nghiêm túc. Ban đầu là Thảo luận, sau đó là Cùng đọc và suy gẫm, rồi Học thuật, và Võ thuật. Tôi coi tất cả mọi người vào đó tham gia thảo luận đều với mục đích tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau. Tất nhiên trong đó thế nào cũng có lúc bị lầm lẫn, vì thể nào cũng có những bạn thích vào đó nói dăm ba câu chuyện giải trí, và vào đó để thể hiện mình, tranh luận để hơn thua với nhau, với những bạn đó tôi nghĩ chắc sẽ căm tức tôi lắm! Tiện đây tôi cũng xin lỗi các bạn có những đặc điểm như thế, nếu có lúc nào đó tôi vô tình đụng chạm đến sự tự ái của các bạn thì cho tôi xin lỗi vì tôi không hề cố ý! Thành thật xin lỗi!
    Liên quan đến vấn đề này tôi xin trích ra đây một bài mà tôi đã reply cho một người bạn bên diễn đàn Vnequation, để thay lời giải thích như sau:
    http://www.vnequation.de/ibf/index.php?s=7c9f9fe1dac3cc8efafc250abf6adce9&act=ST&f=15&t=564&st=20
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Ðể biết là mình không biết...
    Như vậy, trong môi trường mà cái đúng và không đúng của tri thức không được phân biệt rạch ròi, thì vấn đề hiểu, không hiểu cũng cần được đặt ra một cách uyển chuyển hơn. Thường gặp nhất là về cùng một vấn đề có thể có nhiều lý thuyết khác nhau, nhiều cách giải đáp khác nhau, mình chỉ biết một cách rồi xem cách đó là duy nhất đúng, thì đó là biết mà là không biết, hay nói đúng hơn, là không biết là mình không biết.

    Trong những trường hợp như vậy, để khắc phục cái "không biết" là mình không biết thì cách tốt nhất là mở rộng các cuộc thảo luận và tranh luận, để nhiều cái biết khác nhau được phát biểu, đua tranh với nhau, rồi qua chọn lựa mà tìm cho mình cái biết thích hợp nhất (chứ chưa hẳn đúng nhất), và tạm bằng lòng với cái biết tương đối đó. Cho nên, để biết là mình không biết trong môi trường mới, phức tạp hiện nay, thì điều cần thiết là biết lắng nghe, chấp nhận việc tranh luận giữa nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề.
    Biết mình không biết là khởi đầu của việc học và tự học, nó cũng là khởi đầu của mọi sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo khoa học. Cho đến nay, khoa học đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ. Nhưng, những câu hỏi chưa có trả lời đặt ra cho thế kỷ mới cũng càng ngày càng nhiều. Hy vọng rằng với tinh thần "biết là còn nhiều điều mình chưa biết" sẽ giúp cho chúng ta thêm năng lực sáng tạo để tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi đó.
    GS.TSKH. Phan Ðình Diệu
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Ðể biết là mình không biết...
    Như vậy, trong môi trường mà cái đúng và không đúng của tri thức không được phân biệt rạch ròi, thì vấn đề hiểu, không hiểu cũng cần được đặt ra một cách uyển chuyển hơn. Thường gặp nhất là về cùng một vấn đề có thể có nhiều lý thuyết khác nhau, nhiều cách giải đáp khác nhau, mình chỉ biết một cách rồi xem cách đó là duy nhất đúng, thì đó là biết mà là không biết, hay nói đúng hơn, là không biết là mình không biết.

    Trong những trường hợp như vậy, để khắc phục cái "không biết" là mình không biết thì cách tốt nhất là mở rộng các cuộc thảo luận và tranh luận, để nhiều cái biết khác nhau được phát biểu, đua tranh với nhau, rồi qua chọn lựa mà tìm cho mình cái biết thích hợp nhất (chứ chưa hẳn đúng nhất), và tạm bằng lòng với cái biết tương đối đó. Cho nên, để biết là mình không biết trong môi trường mới, phức tạp hiện nay, thì điều cần thiết là biết lắng nghe, chấp nhận việc tranh luận giữa nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề.
    Biết mình không biết là khởi đầu của việc học và tự học, nó cũng là khởi đầu của mọi sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo khoa học. Cho đến nay, khoa học đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ. Nhưng, những câu hỏi chưa có trả lời đặt ra cho thế kỷ mới cũng càng ngày càng nhiều. Hy vọng rằng với tinh thần "biết là còn nhiều điều mình chưa biết" sẽ giúp cho chúng ta thêm năng lực sáng tạo để tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi đó.
    GS.TSKH. Phan Ðình Diệu
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta sợ suy tư
    Hãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay. Ngày nay chúng ta tiếp thụ quá nhanh và không lao lực mọi sự để mà vội vã hay tức khắc quên đi
    Như thế đó, chúng ta có hai loại đầu óc với tác dụng khác nhau: "máy móc luận giải tính toán" và "trầm tư suy nghiệm".
    Khi chúng tôi nói: "con người ngày nay sợ suy tư", là chúng tôi muốn nói: "chúng ta sợ trầm tư suy nghiệm". Tuy nhiên, các bạn có thể bác bỏ, vì theo các bạn, "trầm tư suy nghiệm" chỉ là viển vông, bay trên trời, xa thực tế. Không đặt chân trên đất! Không có ích lợi gì cho công việc thường xuyên, không mang lại gì cho cuộc sống hàng ngày!
    Và sau hết, các bạn cũng có thể nói: "trầm tư suy nghiệm" là quá xa ngoài sở trường tư duy của con người bình thường. Lời tự thứ này hàm chứa một sự thật: vì cũng như "luận giải tính toán", "trầm tư suy nghiệm" không phải là tự nhiên; nó đòi hỏi một quá trình nhiều công phu, nhiều thực tập có khi hơn nữa; chắc chắn là nó tinh tế hơn nhiều xảo nghệ. Một điều nữa là trước hết chúng ta phải biết định tâm chiêm ngưỡng chờ đợi như người nông phu ngóng đợi hạt gieo trổ mầm, lên cây và chín quả.
    Nhưng mỗi người chúng ta đều có thể trầm tư suy nghiệm, trong tư duy cá biệt hạn hẹp của mình. Tại vì sao? Vì đã là người, chúng ta đều là "sinh thể" biết suy tư. "Trầm tư suy nghiệm" không cần phải bay cao; chúng ta chỉ cần tự tại với những sự vật bao quanh, suy tư nghiệm thức những sự vật gần nhất, những gì thuộc về vũ trụ cá biệt nơi đây và phút này, nơi đây trên "mảnh cố quận", phút này trong "giờ sử thi" của chính mình.
    Ngô Văn Tao phỏng dịch
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta sợ suy tư
    Hãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay. Ngày nay chúng ta tiếp thụ quá nhanh và không lao lực mọi sự để mà vội vã hay tức khắc quên đi
    Như thế đó, chúng ta có hai loại đầu óc với tác dụng khác nhau: "máy móc luận giải tính toán" và "trầm tư suy nghiệm".
    Khi chúng tôi nói: "con người ngày nay sợ suy tư", là chúng tôi muốn nói: "chúng ta sợ trầm tư suy nghiệm". Tuy nhiên, các bạn có thể bác bỏ, vì theo các bạn, "trầm tư suy nghiệm" chỉ là viển vông, bay trên trời, xa thực tế. Không đặt chân trên đất! Không có ích lợi gì cho công việc thường xuyên, không mang lại gì cho cuộc sống hàng ngày!
    Và sau hết, các bạn cũng có thể nói: "trầm tư suy nghiệm" là quá xa ngoài sở trường tư duy của con người bình thường. Lời tự thứ này hàm chứa một sự thật: vì cũng như "luận giải tính toán", "trầm tư suy nghiệm" không phải là tự nhiên; nó đòi hỏi một quá trình nhiều công phu, nhiều thực tập có khi hơn nữa; chắc chắn là nó tinh tế hơn nhiều xảo nghệ. Một điều nữa là trước hết chúng ta phải biết định tâm chiêm ngưỡng chờ đợi như người nông phu ngóng đợi hạt gieo trổ mầm, lên cây và chín quả.
    Nhưng mỗi người chúng ta đều có thể trầm tư suy nghiệm, trong tư duy cá biệt hạn hẹp của mình. Tại vì sao? Vì đã là người, chúng ta đều là "sinh thể" biết suy tư. "Trầm tư suy nghiệm" không cần phải bay cao; chúng ta chỉ cần tự tại với những sự vật bao quanh, suy tư nghiệm thức những sự vật gần nhất, những gì thuộc về vũ trụ cá biệt nơi đây và phút này, nơi đây trên "mảnh cố quận", phút này trong "giờ sử thi" của chính mình.
    Ngô Văn Tao phỏng dịch
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nền giáo dục áp đặt và những trí thức nửa mùa (Phần II):
    Hoàng hôn của phương pháp giáo dục áp đặt
    Trong lịch sử phát triển của nhân loại có hai phương pháp giáo dục khác hẳn nhau luôn tồn tại song song và không ngừng gây tranh cãi.
    Phương pháp thứ nhất - tôi băn khoăn không biết nên gọi là phương pháp gợi ý hay dân chủ - hiện nay khá lép vế nhưng gắn liền với những tên tuổi lừng lẫy như Socrate, Khổng Tử... và có lẽ cả Jésus và Ðức Phật. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là sự bình đẳng giữa người dạy và người học. Người thầy ở đây không phải là người truyền thụ kiến thức mà là người kích thích khả năng suy nghĩ của học trò.
    Ở thượng nguồn lịch sử phương Tây, chúng ta nhìn thấy ***g lộng hình ảnh Socrate mặc áo thụng dẫn dám học trò của mình dưới những đền đài Hy Lạp nguy nga và không ngừng đặt ra câu hỏi. Tự nhận là người chỉ biết một điều duy nhất là mình "không biết gì hết", ông khéo léo dẫn dắt kẻ đối thoại đến chỗ tự nhận ra chân lý
    Phương pháp thứ hai, tôi xin gọi là phương pháp áp đặt, có hai hình thức chính là giáo dục ám thị và giáo dục module.
    Giáo dục ám thị dựa trên cơ sở là sự thần thánh hoá và tuyệt đối hoá tư tưởng của một hay một số cá nhân, biến chúng thành những chân lý phổ quát, toàn năng và bất di bất dịch.
    Giáo dục module, một hình thức giáo dục áp đặt khác, là hình thức phổ biến nhất hiện nay và đa số chúng ta đã từng nếm trải: Thầy giáo vào lớp, viết đầu bài lên bảng, đưa ra những công thức, giải thích, hướng dẫn cách áp dụng rồi yêu cầu học trò làm theo mẫu. Tất cả đều theo mẫu: những bài toán mẫu, những bài văn mẫu... Phần lớn trong chúng ta hẳn chưa thể quên những bài học khô khốc trong đó người ta cố gắng nhồi nhét thật nhiều sự kiện vào những đầu non nớt của các em. Những bài học kiểu đó, buồn thay, hiện vẫn còn phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
    Bạn sẽ phản đối rằng chúng ta đều học như thế, và chúng ta đã trở thành những công dân không đến nỗi tồi, rằng trong số những cô cậu học trò học theo phương pháp ấy không ít người đã trở thành những nhân vật xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau.
    Hình thức giáo dục module, với những ưu thế của nó, đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao đáng kể trình độ dân trí. Tuy nhiên, nó đang bộc lộ những nhược điểm cơ bản của khi nhân loại tiến mạnh vào kỷ nguyên thông tin với nền kinh tế tri thức, khi hiệu quả lao động ngày càng phụ thuộc vào khả năng thu thập thông tin, phân tích, hợp tác và đưa ra quyết định tối ưu.
    Ðiều trớ trêu nhất là trong khi các quốc gia phát triển đang gắng sức cải cách giáo dục, nhằm tăng khả năng làm việc độc lập và sáng tạo của học sinh sau khi ra trường thì tại nhiều nước đang phát triển người ta lại tìm cách đưa vào ngày càng nhiều những kiến thức khô cứng hoặc thậm chí là vô dụng. Họ không hiểu rằng những kiến thức cụ thể ngày nay rất nhanh bị lỗi thời và quá trình này còn tiếp tục với tốc độ ngày càng lớn hơn. Tình trạng này đôi khi có nguyên nhân kinh tế, chẳng hạn các giáo viên tìm cách tăng giờ học để tăng thu nhập.
    Nhưng ngay cả khi được tiến hành với dụng ý tốt, nó cũng vẫn là một sai lầm nghiêm trọng: các em bị tước đoạt tuổi thơ, cha mẹ phải chịu thêm phí tổn. Và điều quan trọng nhất là quốc gia sẽ không có được những người lao động sáng tạo để xây dựng tương lai.
    Như vậy, cả giáo dục áp đặt, dù dưới hình thức ám thị hay module, đều đã trở thành lạc hậu. Chúng ta cũng có thể khẳng định một điều chắc chắn: dù sớm hay muộn, xã hội tri thức cũng sẽ là buổi hoàng hôn của phương pháp giáo dục áp đặt.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm

Chia sẻ trang này