1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp hỏi-một nghệ thuật lập luận(phần II)-nguyenducquyzen

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nền giáo dục áp đặt và những trí thức nửa mùa (Phần II):
    Hoàng hôn của phương pháp giáo dục áp đặt
    Trong lịch sử phát triển của nhân loại có hai phương pháp giáo dục khác hẳn nhau luôn tồn tại song song và không ngừng gây tranh cãi.
    Phương pháp thứ nhất - tôi băn khoăn không biết nên gọi là phương pháp gợi ý hay dân chủ - hiện nay khá lép vế nhưng gắn liền với những tên tuổi lừng lẫy như Socrate, Khổng Tử... và có lẽ cả Jésus và Ðức Phật. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là sự bình đẳng giữa người dạy và người học. Người thầy ở đây không phải là người truyền thụ kiến thức mà là người kích thích khả năng suy nghĩ của học trò.
    Ở thượng nguồn lịch sử phương Tây, chúng ta nhìn thấy ***g lộng hình ảnh Socrate mặc áo thụng dẫn dám học trò của mình dưới những đền đài Hy Lạp nguy nga và không ngừng đặt ra câu hỏi. Tự nhận là người chỉ biết một điều duy nhất là mình "không biết gì hết", ông khéo léo dẫn dắt kẻ đối thoại đến chỗ tự nhận ra chân lý
    Phương pháp thứ hai, tôi xin gọi là phương pháp áp đặt, có hai hình thức chính là giáo dục ám thị và giáo dục module.
    Giáo dục ám thị dựa trên cơ sở là sự thần thánh hoá và tuyệt đối hoá tư tưởng của một hay một số cá nhân, biến chúng thành những chân lý phổ quát, toàn năng và bất di bất dịch.
    Giáo dục module, một hình thức giáo dục áp đặt khác, là hình thức phổ biến nhất hiện nay và đa số chúng ta đã từng nếm trải: Thầy giáo vào lớp, viết đầu bài lên bảng, đưa ra những công thức, giải thích, hướng dẫn cách áp dụng rồi yêu cầu học trò làm theo mẫu. Tất cả đều theo mẫu: những bài toán mẫu, những bài văn mẫu... Phần lớn trong chúng ta hẳn chưa thể quên những bài học khô khốc trong đó người ta cố gắng nhồi nhét thật nhiều sự kiện vào những đầu non nớt của các em. Những bài học kiểu đó, buồn thay, hiện vẫn còn phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
    Bạn sẽ phản đối rằng chúng ta đều học như thế, và chúng ta đã trở thành những công dân không đến nỗi tồi, rằng trong số những cô cậu học trò học theo phương pháp ấy không ít người đã trở thành những nhân vật xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau.
    Hình thức giáo dục module, với những ưu thế của nó, đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao đáng kể trình độ dân trí. Tuy nhiên, nó đang bộc lộ những nhược điểm cơ bản của khi nhân loại tiến mạnh vào kỷ nguyên thông tin với nền kinh tế tri thức, khi hiệu quả lao động ngày càng phụ thuộc vào khả năng thu thập thông tin, phân tích, hợp tác và đưa ra quyết định tối ưu.
    Ðiều trớ trêu nhất là trong khi các quốc gia phát triển đang gắng sức cải cách giáo dục, nhằm tăng khả năng làm việc độc lập và sáng tạo của học sinh sau khi ra trường thì tại nhiều nước đang phát triển người ta lại tìm cách đưa vào ngày càng nhiều những kiến thức khô cứng hoặc thậm chí là vô dụng. Họ không hiểu rằng những kiến thức cụ thể ngày nay rất nhanh bị lỗi thời và quá trình này còn tiếp tục với tốc độ ngày càng lớn hơn. Tình trạng này đôi khi có nguyên nhân kinh tế, chẳng hạn các giáo viên tìm cách tăng giờ học để tăng thu nhập.
    Nhưng ngay cả khi được tiến hành với dụng ý tốt, nó cũng vẫn là một sai lầm nghiêm trọng: các em bị tước đoạt tuổi thơ, cha mẹ phải chịu thêm phí tổn. Và điều quan trọng nhất là quốc gia sẽ không có được những người lao động sáng tạo để xây dựng tương lai.
    Như vậy, cả giáo dục áp đặt, dù dưới hình thức ám thị hay module, đều đã trở thành lạc hậu. Chúng ta cũng có thể khẳng định một điều chắc chắn: dù sớm hay muộn, xã hội tri thức cũng sẽ là buổi hoàng hôn của phương pháp giáo dục áp đặt.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nền giáo dục áp đặt và những trí thức nửa mùa (Phần III):
    Trí thức và nửa trí thức
    Những người có nhiều kiến thức mà không tìm ra được vấn đề mới và cách thức giải quyết chúng thì chỉ có thể tồn tại chứ không thể giúp ích nhiều cho tiến bộ. Kiến thức vô cùng cần thiết, bởi lẽ để tìm ra vấn đề và cách giải quyết, chúng ta cần phải có một lượng kiến thức nhất định.
    Nhưng ngoài kiến thức còn cần phải có thiên hướng sáng tạo. Ðiều này, thực ra thiên hướng sáng tạo cá nhân thì ai cũng có ở mức độ khác nhau, nhưng giáo dục có vai trò quyết định trong việc nhân lên, giảm bớt hay thậm chí là triệt tiêu nó. Dĩ nhiên, vấn đề còn phụ thuộc vào năng lực năng cá nhân trong việc chống lại áp lực của quá trình nhân bản vô tính, dù vô tình hay hữu ý, về mặt tinh thần.
    Ðáng buồn là nền giáo dục của chúng ta luôn luôn đi theo xu hướng tồi tệ nhất. Nếu để quan sát các em nhỏ, chúng ta sẽ thấy chúng độc đáo biết chừng nào. Ngay từ trong bụng mẹ, chúng đã khác nhau. Mỗi em bé có một kiểu nghĩ, mỗi em có một kiểu ngịch ngợm. Những câu hỏi chúng đặt ra bao giờ cũng làm bố mẹ vừa đau đầu vừa thích thú, bỡi lẽ chúng đa dạng biết chừng nào.
    Vậy mà cùng với những năm tháng ở học đường, những câu hỏi của chúng ít và nhạt dần. Tốt nghiệp phổ thông, chúng gần như chỉ còn suy nghĩ bằng cái đầu của kẻ khác. Cuối cùng, sau khi học xong đại học, phần lớn trở nên giống nhau như đúc. Có thể nói không ngoa rằng đến cả sự nhợt nhạt, cam chịu, cũng như những thói hư tật xấu của chúng như giả dối, ích kỷ... cũng giống nhau một cách đáng sợ.
    Ở đây tôi không muốn vơ đũa cả nắm, không muốn phủ nhận sạch trơn. Nhưng những kẻ ít ỏi tiếp tục đặt câu hỏi, tiếp tục trăn trở với những vấn đề của cuộc sống thì được coi là "hâm", là vĩ cuồng hay hay thơ mộng hơn thì là "người trên mây, trên gió".
    Với quan niệm như trên, theo tôi, ở Việt Nam chưa có giới trí thức mà chỉ có một số nhà trí thức riêng rẽ. Trong số các nhà Nho xưa, cũng như các vị Tiến sĩ ngày nay, phần lớn vẫn chỉ đơn thuần là những "bồ sách". Về thực chất, họ mới chỉ là nửa trí thức, khá nhất cũng chỉ đóng vai trò truyền bá các tri thức - mà trong rất nhiều trường hợp là những thứ được lượm lặt một cách ngẫu nhiên, vừa không chính xác, vừa phiến diện và cũ kỹ - trong một hệ thống giáo dục áp đặt như chúng ta vừa nghiên cứu ở trên.
    Ngô Tự Lập
    Bài đăng trên talawas với tên ?oGiáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại?
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nền giáo dục áp đặt và những trí thức nửa mùa (Phần III):
    Trí thức và nửa trí thức
    Những người có nhiều kiến thức mà không tìm ra được vấn đề mới và cách thức giải quyết chúng thì chỉ có thể tồn tại chứ không thể giúp ích nhiều cho tiến bộ. Kiến thức vô cùng cần thiết, bởi lẽ để tìm ra vấn đề và cách giải quyết, chúng ta cần phải có một lượng kiến thức nhất định.
    Nhưng ngoài kiến thức còn cần phải có thiên hướng sáng tạo. Ðiều này, thực ra thiên hướng sáng tạo cá nhân thì ai cũng có ở mức độ khác nhau, nhưng giáo dục có vai trò quyết định trong việc nhân lên, giảm bớt hay thậm chí là triệt tiêu nó. Dĩ nhiên, vấn đề còn phụ thuộc vào năng lực năng cá nhân trong việc chống lại áp lực của quá trình nhân bản vô tính, dù vô tình hay hữu ý, về mặt tinh thần.
    Ðáng buồn là nền giáo dục của chúng ta luôn luôn đi theo xu hướng tồi tệ nhất. Nếu để quan sát các em nhỏ, chúng ta sẽ thấy chúng độc đáo biết chừng nào. Ngay từ trong bụng mẹ, chúng đã khác nhau. Mỗi em bé có một kiểu nghĩ, mỗi em có một kiểu ngịch ngợm. Những câu hỏi chúng đặt ra bao giờ cũng làm bố mẹ vừa đau đầu vừa thích thú, bỡi lẽ chúng đa dạng biết chừng nào.
    Vậy mà cùng với những năm tháng ở học đường, những câu hỏi của chúng ít và nhạt dần. Tốt nghiệp phổ thông, chúng gần như chỉ còn suy nghĩ bằng cái đầu của kẻ khác. Cuối cùng, sau khi học xong đại học, phần lớn trở nên giống nhau như đúc. Có thể nói không ngoa rằng đến cả sự nhợt nhạt, cam chịu, cũng như những thói hư tật xấu của chúng như giả dối, ích kỷ... cũng giống nhau một cách đáng sợ.
    Ở đây tôi không muốn vơ đũa cả nắm, không muốn phủ nhận sạch trơn. Nhưng những kẻ ít ỏi tiếp tục đặt câu hỏi, tiếp tục trăn trở với những vấn đề của cuộc sống thì được coi là "hâm", là vĩ cuồng hay hay thơ mộng hơn thì là "người trên mây, trên gió".
    Với quan niệm như trên, theo tôi, ở Việt Nam chưa có giới trí thức mà chỉ có một số nhà trí thức riêng rẽ. Trong số các nhà Nho xưa, cũng như các vị Tiến sĩ ngày nay, phần lớn vẫn chỉ đơn thuần là những "bồ sách". Về thực chất, họ mới chỉ là nửa trí thức, khá nhất cũng chỉ đóng vai trò truyền bá các tri thức - mà trong rất nhiều trường hợp là những thứ được lượm lặt một cách ngẫu nhiên, vừa không chính xác, vừa phiến diện và cũ kỹ - trong một hệ thống giáo dục áp đặt như chúng ta vừa nghiên cứu ở trên.
    Ngô Tự Lập
    Bài đăng trên talawas với tên ?oGiáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại?
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Người Việt xấu xí: ?oSợ? những vật lạ
    Đứng trước vật thể lạ, bạn nghĩ sao?
    * Khuê Văn.
    Bạn thử nghĩ xem, nếu người Việt chúng ta nhặt được vật đó, thái độ sẽ thế nào?"
    Khi nhìn thấy vật đó, người Việt sẽ chạy đi tìm nhiều người khác cùng đến xem. Sau khi phỏng đoán xem vật đó là gì, một cuộc tranh cãi khủng khiếp đã diễn ra, chỉ vì không ai chịu công nhận tuyên bố của kẻ khác. Ai cũng cho rằng mình đúng. Rồi mệt mỏi, bất phân thắng bại, mỗi người về tự làm một vật giống với vật mà họ đã trông thấy theo trí tưởng tượng của riêng mình. Kết quả là có rất nhiều vật trông có vẻ giống với vật lạ mà họ thấy nhưng vật kia là gì thì họ vẫn không thể biết được. Ðối với người Việt thì "vật kia là gì?" có vẻ không quan trọng bằng việc ai đoán đúng.
    Thảo Hảo.
    "Có nên mang về không? Có nên hét lên cho mọi người biết là nó "lạ" không?" Ta tự hỏi.
    Bởi vì ta đã biết bố mẹ chúng ta hình như hơi sợ những cái gì là "lạ", họ cho rằng hệ tiêu hóa của chúng ta còn non nớt. Nếu chúng ta hét lên, họ giấu béng vào tủ, và chúng ta cũng mất luôn cả cái cơ hội gọi bạn bè đến mà thảo luận về bản chất cũng như tên gọi của cái vật lạ kia.
    Nếu bạn thường xuyên sống trong tâm trạng "không-để-bố-biết-mình-nhặt-được-vật-lạ", thì lâu dần, bạn sẽ mất thói quen ngắm nghía vật lạ ngay cả khi nó nằm hẳn trong lòng bàn tay. Trong khi con cái nhà người ta, được bố mẹ khuyến khích đi tìm cái lạ, sẽ băng rừng, vào núi, mang về những thứ lóng lánh để mà tự hào. Cũng có khi mang về, bố mẹ nó sẽ cho nó biết, vật này thường lắm, chẳng lạ đâu con, khiến nó thất vọng vứt đi, thì ít nhất cái cuộc hành trình đi tìm cái lạ của nó cũng đã là một phần thưởng.

    Thế đấy, người Việt Nam ta là con nhà lành, bố mẹ cẩn thận (có lý do). Cẩn thận dạy con tránh vật lạ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, với những bài văn không được đi chệch lối, sách đọc tham khảo thì chỉ nên đọc tác giả này (tức là thầy) mà đừng đọc tác giả kia, không thì điểm kém. Cẩn thận tránh ngắm những triển lãm nhìn-mãi-không-hiểu-ý; tránh cho nhau đọc những từ ngữ mạnh bạo, tình tính dục gì đó - những cái có thể đề cập đến tận đáy sâu con người; Ở tầng nông, lửng lơ thôi, vì đáy sâu là đáy lạ, không ai xuống tận nơi thẩm tra được.
    Chúng ta đã được giáo dục để tránh xa cái lạ, đến mức gán cho cái lạ đến 70% là nguy hiểm. Trước những vật thể lạ, chúng ta không dại mà cầm lên ngay, dí sát vào mắt tìm tương quan thị giác như người Pháp, càng không mạo hiểm lắc lắc bên tai tìm tiếng nhạc như người Ðức, càng quyết không đập vỡ xem cái bản chất, cái tận cùng của nó là gì, như chú Tây Ban Nha...(những cái này tôi lấy ở đọan trích trong bài của Khuê Văn, chứ "lạ" thế, tự tôi không nghĩ ra.)
    Không, chúng ta không liều mạng thế. Việc trước nhất, ta phải ghi nhớ: đã lạ là nhiều phần nguy hiểm. Nên nếu thấy vật lạ, chúng ta cần rủ vài người cùng đến xem cho có nhiều kẻ cùng phạm tội. Ta đứng từ xa, và quyết không đưa ra ý kiến rõ ràng. Bởi vì, nếu ý kiến của ta hay, anh bên cạnh sẽ ăn cắp mất (và đăng trên báo khác), nếu ý kiến của ta nhỡ đâu không đúng, thế thì mất mặt ta. Mà thật ra, ta không phát biểu bởi vì ta cũng không chắc được lời ta nói ra là đúng hay là sai, là hay hay là dở. Về vật lạ, ta cần có một cơ quan thẩm định, với những nhân vật ta biết thẩm định còn dở hơn ta, họ hẹn 2h nhưng 6h vẫn chưa thấy tới. Nhưng ta phải đợi họ đến, vì không thì ai là người chịu trách nhiệm trước cái vật lạ khốn kiếp tự nhiên rơi xuống cuộc đời đều đặn và an nhàn này.
    Thế rồi ta oán vật lạ... Lạ làm gì không biết cơ chứ!
    Cơ quan thẩm định rồi cũng tới, khi tất cả đều đã mòn mỏi. Và vì họ cũng là người Việt Nam, cho nên họ cũng sẽ im lặng, vì họ cũng hoang mang như ta...
    Tất cả sẽ đợi như thế. Trăng sẽ lên. Trong ánh trăng bàng bạc mà cô độc ấy, vật thể lạ trên mặt đường tan dần, tan dần. Nó teo tóp lại, lộ rõ vẻ vô hại, bợt bạt dần đi, mang theo cả cái bí mật trong lòng, trôi đi mất cả xuất xứ.
    Và chúng ta ra về, hội đồng giám định về trước vì có xe con. Chúng ta ra về sau, lòng hơi buồn buồn, vì mãi vẫn không có ai sờ được đến vật lạ đó, ngửi tới nó, thậm chí đá vào nó một cái. Và nhất là, trong lòng ta lại tiếc rẻ, nếu biết nó không hại như thế này, thì lúc nãy mình đã liều khen một câu, rồi mang về, bán.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Người Việt xấu xí: ?oSợ? những vật lạ
    Đứng trước vật thể lạ, bạn nghĩ sao?
    * Khuê Văn.
    Bạn thử nghĩ xem, nếu người Việt chúng ta nhặt được vật đó, thái độ sẽ thế nào?"
    Khi nhìn thấy vật đó, người Việt sẽ chạy đi tìm nhiều người khác cùng đến xem. Sau khi phỏng đoán xem vật đó là gì, một cuộc tranh cãi khủng khiếp đã diễn ra, chỉ vì không ai chịu công nhận tuyên bố của kẻ khác. Ai cũng cho rằng mình đúng. Rồi mệt mỏi, bất phân thắng bại, mỗi người về tự làm một vật giống với vật mà họ đã trông thấy theo trí tưởng tượng của riêng mình. Kết quả là có rất nhiều vật trông có vẻ giống với vật lạ mà họ thấy nhưng vật kia là gì thì họ vẫn không thể biết được. Ðối với người Việt thì "vật kia là gì?" có vẻ không quan trọng bằng việc ai đoán đúng.
    Thảo Hảo.
    "Có nên mang về không? Có nên hét lên cho mọi người biết là nó "lạ" không?" Ta tự hỏi.
    Bởi vì ta đã biết bố mẹ chúng ta hình như hơi sợ những cái gì là "lạ", họ cho rằng hệ tiêu hóa của chúng ta còn non nớt. Nếu chúng ta hét lên, họ giấu béng vào tủ, và chúng ta cũng mất luôn cả cái cơ hội gọi bạn bè đến mà thảo luận về bản chất cũng như tên gọi của cái vật lạ kia.
    Nếu bạn thường xuyên sống trong tâm trạng "không-để-bố-biết-mình-nhặt-được-vật-lạ", thì lâu dần, bạn sẽ mất thói quen ngắm nghía vật lạ ngay cả khi nó nằm hẳn trong lòng bàn tay. Trong khi con cái nhà người ta, được bố mẹ khuyến khích đi tìm cái lạ, sẽ băng rừng, vào núi, mang về những thứ lóng lánh để mà tự hào. Cũng có khi mang về, bố mẹ nó sẽ cho nó biết, vật này thường lắm, chẳng lạ đâu con, khiến nó thất vọng vứt đi, thì ít nhất cái cuộc hành trình đi tìm cái lạ của nó cũng đã là một phần thưởng.

    Thế đấy, người Việt Nam ta là con nhà lành, bố mẹ cẩn thận (có lý do). Cẩn thận dạy con tránh vật lạ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, với những bài văn không được đi chệch lối, sách đọc tham khảo thì chỉ nên đọc tác giả này (tức là thầy) mà đừng đọc tác giả kia, không thì điểm kém. Cẩn thận tránh ngắm những triển lãm nhìn-mãi-không-hiểu-ý; tránh cho nhau đọc những từ ngữ mạnh bạo, tình tính dục gì đó - những cái có thể đề cập đến tận đáy sâu con người; Ở tầng nông, lửng lơ thôi, vì đáy sâu là đáy lạ, không ai xuống tận nơi thẩm tra được.
    Chúng ta đã được giáo dục để tránh xa cái lạ, đến mức gán cho cái lạ đến 70% là nguy hiểm. Trước những vật thể lạ, chúng ta không dại mà cầm lên ngay, dí sát vào mắt tìm tương quan thị giác như người Pháp, càng không mạo hiểm lắc lắc bên tai tìm tiếng nhạc như người Ðức, càng quyết không đập vỡ xem cái bản chất, cái tận cùng của nó là gì, như chú Tây Ban Nha...(những cái này tôi lấy ở đọan trích trong bài của Khuê Văn, chứ "lạ" thế, tự tôi không nghĩ ra.)
    Không, chúng ta không liều mạng thế. Việc trước nhất, ta phải ghi nhớ: đã lạ là nhiều phần nguy hiểm. Nên nếu thấy vật lạ, chúng ta cần rủ vài người cùng đến xem cho có nhiều kẻ cùng phạm tội. Ta đứng từ xa, và quyết không đưa ra ý kiến rõ ràng. Bởi vì, nếu ý kiến của ta hay, anh bên cạnh sẽ ăn cắp mất (và đăng trên báo khác), nếu ý kiến của ta nhỡ đâu không đúng, thế thì mất mặt ta. Mà thật ra, ta không phát biểu bởi vì ta cũng không chắc được lời ta nói ra là đúng hay là sai, là hay hay là dở. Về vật lạ, ta cần có một cơ quan thẩm định, với những nhân vật ta biết thẩm định còn dở hơn ta, họ hẹn 2h nhưng 6h vẫn chưa thấy tới. Nhưng ta phải đợi họ đến, vì không thì ai là người chịu trách nhiệm trước cái vật lạ khốn kiếp tự nhiên rơi xuống cuộc đời đều đặn và an nhàn này.
    Thế rồi ta oán vật lạ... Lạ làm gì không biết cơ chứ!
    Cơ quan thẩm định rồi cũng tới, khi tất cả đều đã mòn mỏi. Và vì họ cũng là người Việt Nam, cho nên họ cũng sẽ im lặng, vì họ cũng hoang mang như ta...
    Tất cả sẽ đợi như thế. Trăng sẽ lên. Trong ánh trăng bàng bạc mà cô độc ấy, vật thể lạ trên mặt đường tan dần, tan dần. Nó teo tóp lại, lộ rõ vẻ vô hại, bợt bạt dần đi, mang theo cả cái bí mật trong lòng, trôi đi mất cả xuất xứ.
    Và chúng ta ra về, hội đồng giám định về trước vì có xe con. Chúng ta ra về sau, lòng hơi buồn buồn, vì mãi vẫn không có ai sờ được đến vật lạ đó, ngửi tới nó, thậm chí đá vào nó một cái. Và nhất là, trong lòng ta lại tiếc rẻ, nếu biết nó không hại như thế này, thì lúc nãy mình đã liều khen một câu, rồi mang về, bán.
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện
    Tác giả: Bàn Tân Định
    Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.
    Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này. Thành ra, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp. Chỉ cần xem qua những lần tranh luận trên các đài truyền hình (ở Úc chẳng hạn), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận (nhất là các chính trị gia) thay vì đương đầu với lý luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số lớn chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia, được xuất hiện trên ti-vi để bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một lần đóng kịch không hơn không kém. Nó là một kịch bản ngớ ngẩn đã được dàn xếp sẵn. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn. Thực ra, họ xuất hiện để được ghi nhận, để được [nói theo tiếng Anh] là ?oto be seen?. Đối với các chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia loại này, ?oto be seen? là một phương tiện sống còn của họ trong xã hội, là một cách nói ?oTôi vẫn còn đây?. Điều này có nghĩa là càng xuất hiện nhiều trên ti-vi nhiều chừng nào càng đem lại lợi ích cá nhân cho họ. Thành ra, ti-vi ngày nay đã trở thành một tấm gương cho những anh chàng Narcissus hiện đại phô bày bộ mặt của họ, chứ không cống hiến gì nhiều cho một xã hội dân chủ.
    Mà cũng chẳng riêng gì ở Úc, tình trạng nghèo nàn về tranh luận này đã và đang xảy ra ở Âu châu. Trong mấy tháng gần đây, giới khoa học Âu châu đang lên cơn sốt ?oHolocaust? (cuộc tàn sát người Do thái, trước và trong thế chiến thứ II). Bất cứ một nhà khoa học nào, nghệ sĩ nào dám chất vấn những quan điểm ?ochính thống? về thực phẩm, về bệnh AIDS, về cuộc xung đột ở Kosovo, về sự kiện hôm 11/9 ở Mỹ, hay về môi trường đều bị dán cho một nhãn hiệu là bạn của Nazi. Giáo sư Bjorn Lomborg mới lên tiếng chất vấn những con số thống kê về môi trường liền bị gắn cho nhãn hiệu ?ogiống như Nazi?. Những ai dám chất vấn mối liên hệ giữa vi khuẩn HIV và bệnh AIDS liền bị tố cáo là ?omuốn cho thế giới này có một Holocaust thứ hai?. Thật vậy, ở Âu châu ngày nay xuất hiện một xu hướng mà những quan điểm đã được xem là ?ochính thống? thì không ai được chất vấn. Cái xu hướng này nó đang ăn sâu vào xã hội và giới truyền thông đến nổi một nhà trí thức Anh phải than phiền là nếu không ngăn chận, nó có cơ đem xã hội Âu châu quay trở lại thời Trung cổ, thời mà không ai dám chất vấn những gì Vatican phán.
    Trong cộng đồng người Việt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận trong cộng đồng đã trở thành những cuộc chửi lộn, mà trong đó người tham gia tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là bản thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lý lẽ của người đó
    Tức là, thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ.
    Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những luật lệ hay qui tắc quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Từ nhiều thế kỷ qua, giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những ?ongụy biện.? Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.
    Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức ?okhoa học? này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lí lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lí luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể nhận dạng ra chân-giả.
    (còn tiếp)
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện
    Tác giả: Bàn Tân Định
    Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.
    Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này. Thành ra, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp. Chỉ cần xem qua những lần tranh luận trên các đài truyền hình (ở Úc chẳng hạn), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận (nhất là các chính trị gia) thay vì đương đầu với lý luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số lớn chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia, được xuất hiện trên ti-vi để bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một lần đóng kịch không hơn không kém. Nó là một kịch bản ngớ ngẩn đã được dàn xếp sẵn. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn. Thực ra, họ xuất hiện để được ghi nhận, để được [nói theo tiếng Anh] là ?oto be seen?. Đối với các chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia loại này, ?oto be seen? là một phương tiện sống còn của họ trong xã hội, là một cách nói ?oTôi vẫn còn đây?. Điều này có nghĩa là càng xuất hiện nhiều trên ti-vi nhiều chừng nào càng đem lại lợi ích cá nhân cho họ. Thành ra, ti-vi ngày nay đã trở thành một tấm gương cho những anh chàng Narcissus hiện đại phô bày bộ mặt của họ, chứ không cống hiến gì nhiều cho một xã hội dân chủ.
    Mà cũng chẳng riêng gì ở Úc, tình trạng nghèo nàn về tranh luận này đã và đang xảy ra ở Âu châu. Trong mấy tháng gần đây, giới khoa học Âu châu đang lên cơn sốt ?oHolocaust? (cuộc tàn sát người Do thái, trước và trong thế chiến thứ II). Bất cứ một nhà khoa học nào, nghệ sĩ nào dám chất vấn những quan điểm ?ochính thống? về thực phẩm, về bệnh AIDS, về cuộc xung đột ở Kosovo, về sự kiện hôm 11/9 ở Mỹ, hay về môi trường đều bị dán cho một nhãn hiệu là bạn của Nazi. Giáo sư Bjorn Lomborg mới lên tiếng chất vấn những con số thống kê về môi trường liền bị gắn cho nhãn hiệu ?ogiống như Nazi?. Những ai dám chất vấn mối liên hệ giữa vi khuẩn HIV và bệnh AIDS liền bị tố cáo là ?omuốn cho thế giới này có một Holocaust thứ hai?. Thật vậy, ở Âu châu ngày nay xuất hiện một xu hướng mà những quan điểm đã được xem là ?ochính thống? thì không ai được chất vấn. Cái xu hướng này nó đang ăn sâu vào xã hội và giới truyền thông đến nổi một nhà trí thức Anh phải than phiền là nếu không ngăn chận, nó có cơ đem xã hội Âu châu quay trở lại thời Trung cổ, thời mà không ai dám chất vấn những gì Vatican phán.
    Trong cộng đồng người Việt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận trong cộng đồng đã trở thành những cuộc chửi lộn, mà trong đó người tham gia tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là bản thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lý lẽ của người đó
    Tức là, thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ.
    Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những luật lệ hay qui tắc quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Từ nhiều thế kỷ qua, giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những ?ongụy biện.? Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.
    Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức ?okhoa học? này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lí lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lí luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể nhận dạng ra chân-giả.
    (còn tiếp)
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nhóm 1. Thay đổi chủ đề
    1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có ?ocông hiệu? nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
    Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như ?oÔng nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,? hay ?oÔng ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam?. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một nhân vật khác, chẳng hạn như ?oVậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler và Stalin đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.?
    Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó. Ví dụ: ?oAnh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.?
    Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: ?oAnh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.?
    2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như ?oIsaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.? Đây không hẳn là một lí lẽ hư, nó có thể có liên hệ đến một nhân vật có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, nếu người ta thảo luận về lĩnh vực đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu ?oÔng Hawking (Stephen Hawking, nhà Vật lý Lý thuyết đương đại nổi tiếng người Anh) kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ?, và ?oÔng Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được.? Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?
    3. Lợi dụng quyền lực nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Ví dụ như ?oMột viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.?
    4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như ?oNixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,? hay ?oTại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?? Thực ra, ?obảnh bao? và ?omồ hôi trên trán? chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.
    5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: ?oAnh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không??
    6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng. Chẳng hạn như trong câu này ?oĐược rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không,? đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!
    (còn tiếp)
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nhóm 1. Thay đổi chủ đề
    1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có ?ocông hiệu? nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
    Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như ?oÔng nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,? hay ?oÔng ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam?. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một nhân vật khác, chẳng hạn như ?oVậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler và Stalin đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.?
    Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó. Ví dụ: ?oAnh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.?
    Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: ?oAnh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.?
    2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như ?oIsaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.? Đây không hẳn là một lí lẽ hư, nó có thể có liên hệ đến một nhân vật có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, nếu người ta thảo luận về lĩnh vực đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu ?oÔng Hawking (Stephen Hawking, nhà Vật lý Lý thuyết đương đại nổi tiếng người Anh) kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ?, và ?oÔng Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được.? Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?
    3. Lợi dụng quyền lực nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Ví dụ như ?oMột viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.?
    4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như ?oNixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,? hay ?oTại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?? Thực ra, ?obảnh bao? và ?omồ hôi trên trán? chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.
    5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: ?oAnh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không??
    6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng. Chẳng hạn như trong câu này ?oĐược rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không,? đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!
    (còn tiếp)
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông
    7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu ?ochân lí thuộc về kẻ mạnh?. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như ?oNhững ai không tin vào Kinh thánh sẽ bị thiêu cháy dưới đáy địa ngục?, hay ?oThôi được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi có giấy phép mang súng chưa nhỉ??
    8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như ?oAnh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,? hay ?oTôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay rồi đấy.?
    9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu ?oA hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật?. Ví dụ: ?oNếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,? hay ?oAnh phải tin vào Thượng đế, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa? (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu Thượng đế hiện hữu!)
    10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu ?oBất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho nhà nước,? chữ ?olương tri? được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.
    Hết phần I
    Sống chiến đấu vì khoa học muôn năm

Chia sẻ trang này