1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp hỏi - một nghệ thuật lập luận

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nguyenducquyzen, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp hỏi - một nghệ thuật lập luận​
    (Tiếp theo)​
    Hỏi để chứng minh chân lý thuộc về mình
    Chất vấn về sự thiếu nhất quán của đối phương để bác bỏ luận điểm của họ và do vậy bảo vệ được mình. Những chính khách, những người ra trước vành móng ngựa rất hay dùng biện pháp này.
    Vào thập niên 30, ở Trung Quốc có sự kiện ?oThất quân tử?: Chính quyền Quốc dân đảng bắt 7 nhân sĩ yêu nước chủ trương chống Nhật, định gán cho họ tội liên kết với cộng sản chống lại chính phủ. Tại phiên toà, một trong 7 nhân sĩ này là Trâu Thao Phấn đã chất vấn như sau:
    ?oChúng tôi gửi điện đề nghị Trương Học Lương chống Nhật mà khởi tố chúng tôi câu kết Trương, Dương làm binh biến. Chúng tôi cũng gửi điện như vậy cho Chính phủ Quốc dân thì tại sao không nói chúng tôi câu kết với Chính phủ Quốc dân? Đảng Cộng sản viết thư công khai cho chúng tôi mà khởi tố chúng tôi câu kết với Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản cũng viết thư công khai cho Tưởng uỷ viên trưởng và Quốc dân đảng, vậy thì phải chăng Tưởng uỷ viên trưởng và Quốc dân đảng cũng câu kết với Đảng cộng sản?? (Tới đây, những người dự phiên toà cười vang).
    Trâu Thao Phấn đã chất vấn vào một mâu thuẫn logic để bác bỏ lời buộc tội: Cùng một hành động A, tại sao người này thì dẫn tới kết luận B, còn với người khác thì không? Do vậy, lời buộc tội không có giá trị.
    Trong cuộc sống chúng ta luôn cần tới sự lập luận. Đặt câu hỏi cũng là một cách lập luận. Có bao giờ bạn dùng câu hỏi để bày tỏ ý kiến của mình không?
    (Hết)​
    Được nguyenducquyzen sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 22/03/2003
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Ôi bác Quyzen ơi, chỉ vì cái kiểu hỏi độc đáo của bác mà biết bao chị em đã phải tạm biệt diễn đàn chỉ sau lần nói chuyện đầu tiên với bác thôi đấy. Khổ quá, hết Compaq ở TTVNOL lại đến chị K ở VNE và không hiểu sau này sẽ là ai đây?
    Có lẽ hồi trẻ bác Quyzen bị bạn gái bỏ nên về già sinh ra căm thù phụ nữ thì phải? :)
    "Những việc cần làm ngay"
  3. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác nvl!
    Hi hi... bác cũng nhận ra cái kiểu hỏi độc đáo của em à
    hi hi... nhưng mà cuối cùng thì có chị em nào bỏ đi đâu, vì có vô sống những anh hùng mã thượng nhảy vô benh vực mà.
    Hi hi.. em không có căm thù phụ nữ đâu bác ạ! mà thậm chí nhờ cái kiểu hỏi độc đáo ấy ở đây mà em mới có cơ hội quen..... hi hi... thôi em chả nói đâu
    PS: à! em sẽ tiếp tục post những tài liệu liên quan đến phương pháp Socrate mà em có lên đây cho các bác đọc nhé!
    Được nguyenducquyzen sửa chữa / chuyển vào 18:13 ngày 24/03/2003
  4. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Triết gia Socrater
    (Trích: câu chuyện triết học)
    ............Một câu sấm tại đền Delphe cho biết rằng Socrater là người thông minh nhất xứ Hy Lạp. Socrater cho rằng câu sấm này ám chỉ đến thuyết bất khả tri của ông ta: "Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi không biết gì hết". Biết đâu rằng chính những niềm hy vọng ao ước thầm kín, những khát khao đã trở thành những niềm tin đối với chúng ta? Sẽ không có triết lý nếu chúng ta không chịu khó đi một vòng quanh và quan sát lại chính chúng ta: "Hãy tự biết mình!", Socrater nói như thế.
    Trước Socrater cũng có rất nhiều triết gia. Những người với lý luận đanh thép như Thalès và Héraclite, tế nhị như Parménide và Zénon, sâu sắc như Pythagore và Empédocle. Nhưng phần nhiều những người ấy là những triết gia hướng về vật lý, họ tìm bản thể của sự vật định lý và yếu tố của thế giới bên ngoài. Những nỗ lực ấy rất đáng khen, Socrater nói, nhưng có một điều vô cùng quý giá hơn những cây cỏ, sông núi, trăng sao, đó là con người. Con người là gì? và con người sẽ đi về đâu?
    Rồi từ đó ông chuyên chú vào tâm hồn con người, tìm hiểu những định lý, hoài nghi những tư tưởng sẵn có. Người ta thường nói đến hai chữ công bằng, Socrater liền hỏi công bằng là gì? Anh hiểu gì về hai chữ ấy? Tại sao anh dám đem hai chữa ấy để giải quyết vấn đề sống chết của đồng loại? Danh dự là gì? Đạo đức là gì? Ái quốc là gì? Bản ngã của anh là gì? Đó là những vấn đề đạo đức và tâm lý mà Socrater thường tự hỏi. Có những người lấy làm khó chịu về phương pháp của Socrater, một phương pháp đòi hỏi những định nghĩa chính xác, những tư tưởng minh bạch, những phân tích xác đáng. Họ cho rằng Socrater hỏi nhiều hơn trả lời và làm rối trí con người nhiều hơn sau khi đã thụ huấn với ông.
    (Còn nữa)
  5. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    À, ra Scorate là nhà từ điển học đầu tiên của nhân loại. đẹp là gì, xấu là gì, trí thông minh là gì.
    trí thông minh là gì: cả ngàn năm qua, chưa ai có câu trả lời hoàn toàn cho nó cả. còn khối những câu hỏi như thế. Tôi đang tò mò cái phương pháp Scorate đấy.
  6. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Cuộc tranh luận xảy ra trong nhà của Cephalus, một người giàu có thuộc giai cấp quý tộc. Trong cuộc tranh luận còn có Glaucon và Adeimantus, anh của Platon, Thrasymachus, một triết gia đương thời. Socrater (mà Platon dùng như nhân vật để diễn tả những tư tưởng của chính mình) hỏi Cephalus:
    - Lợi ích quan trọng nhất mà tiền của đem lại cho ta, theo ý ông là gì?
    Cephalus trả lời: tiền của cho phép ông ta có thể độ lượng, thật thà, và công bằng. Socrater hỏi công bằng nghĩa là gì? và mở ra một cuộc tranh luận dài. Không gì khó hơn một định nghĩa, vì nó đòi hỏi nhiều khôn khéo và sáng suốt trong tư tưởng. Socrater đả phá tất cả những định nghĩa do cử toạ đưa ra cho đến lúc Thrasymachus mất bình tĩnh và la lên:
    - Socrater ông có điên không? Tại sao ông lại dẫm chân lên nhau như vậy? Nếu ông muốn biết công bằng là gì, ông phải tự trả lời chứ không được hỏi, ông không nên tự hào vì đả phá được kẻ khác.... Có rất nhiều người có thể đặt câu hỏi nhưng không thể trả lời.
    Socrater không nao núng. Ông vẫn hỏi chứ không trả lời.
    ( Trích "câu chuyện triết học", phần "Vấn đề đạo đức", trong tác phẩm "Đối thoại" của Platon)
  7. DonJuan_HN

    DonJuan_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    chủ dề này khong hay
  8. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Bác thấy không hay thì sao hả bác?
    Còn mấy bài nữa, em sẽ tiếp tục post lên sau nhé!
  9. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    ông thấy ko hay là chuyện của ông
    liên quan gì người khác lắm mồm
    mà thằng cha đó đẹp trai quá
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Em nvl rõ lẩn thẩn! Bác quyzen nhà ta trước nay được tiếng yêu phụ nữ, chỉ thích nói chuyện với phụ nữ... Đó là công lao bác ta khổ luyện mà có được thành tựu thế mà em chỉ vì không hiểu biết cộng với chút ngông cuồng đã phá tan công phu ngàn năm của bác ấy mất rồi. Hu hu bác Quý ơi!

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời

Chia sẻ trang này