1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp phòng bệnh đỏ thân trên tôm sú

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi dinhhungpc, 15/08/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhhungpc

    dinhhungpc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2016
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay ở Việt Nam căn bệnh đỏ thân trên tôm sú đang là một căn bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm. Trải qua nạn dịch tôm chết hàng loạt trong các năm qua bênh đã gậy thiệt hại đáng kể.

    Tác nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm sú
    [​IMG]

    Hình ảnh tôm sú mắc bệnh đỏ thân



    Xem thêm: bệnh tôm chết sớm

    Bệnh đỏ thân, đốm trắng là bệnh phổ biến và thường gặp trên cả tôm thẻ và tôm sú, bệnh do loại virus có tên khoa học Systemic Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV) gây ra, virus này nhiễm cảm ở một số cơ quan như: mang, biểu vì mô của vỏ, dạ dày... Nếu phát hiện tôm bị bệnh đỏ thân, trong trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay sau đó xử lý nước trong ao trước khi xả ra môi trường.

    Biểu hiện của bệnh

    • Bệnh xuất hiện ở tôm từ 4 - 15g vào thời khắc trước chu kỳ lột xác, đi kèm các biểu hiện bên ngoài rất rõ như tôm ăn yếu, hay tấp bờ, cơ thể tôm bệnh chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm.
    • Thời gian sau vỏ tôm xuất hiện những đốm trắng có kích thước 1-2 mm thấy đa số ở vỏ đầu ngực, quan sát gan tụy tôm thì thấy chuyển sang màu trắng xám. Tôm bị bệnh nặng sẽ tránh ăn, yếu bơi vật vờ vào bờ rồi chết hàng loạt trong 7-10 ngày. Nguyên do của việc tôm chết từ từ cho tới hết khác tôm sẽ chết hàng loạt bởi nguồn tôm giống khác nhau bắt buộc thời kì nhiễm bệnh lý khác nhau.


    Tôm bị nhiễm bệnh nặng gây nên tình trạng chết hàng loạt

    [​IMG]

    Phương pháp phòng bệnh đỏ thân trên tôm sú
    Xem thêm: bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

    – Trước khi thả nuôi chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật kết hợp sử dụng men vi sinh để xử lý nước và đáy ao nuôi.

    – Chọn tôm giống khỏe tại các cơ sở uy tín đảm bảo về chất lượng, khi thả giống thì thả đúng thời điểm với mật độ vừa phải.

    – Áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến, hiệu quả; hệ thống quạt nước phù hợp để đảm bảo cung cấp oxy phù hợp; theo dõi và điều chỉnh pH, độ mặn trong ao nuôi hợp lý.

    [​IMG]

    Để phòng bệnh đỏ thân nên áp dụng biện pháp nuôi tôm an toàn sinh học

    – Quản lý tốt việc cho ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm và không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, định kỳ bổ sung Vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho tôm để đảm bảo cung cấp đủ chất cho tôm luôn được khỏe mạnh.

    Để phòng bệnh đỏ thân trên tôm sú bác sỹ tôm khuyến cáo bà con nên nuôi tôm an toàn sinh học để tăng cường sức đề kháng cho tôm trước những mầm bệnh nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về cách phòng bệnh bà con liên hệ qua Hotline 19002620 để tìm ra phương pháp phù hợp nhé. Chúc bà con có một mùa vụ thắng lợi!

    Nguồn: https://bacsytom.com/benh-do-than-tren-tom-su.html

Chia sẻ trang này