Phương pháp số (phần tử hưu hạn) + Chia kết cấu thành 3 phần tử: đứng, ngang, xiên. + Viết ma trận cứng và véc tơ tải phần tử của từng phần tử ở dạng chữ (EF, EJ, a, P, q, M). + Xếp ma trận cứng của từng phần tử vào ma trận cứng kết cấu ở dạng chữ. + Viết điều kiện biên của kết cấu. + Viết phương trình cơ bản của phương pháp PTHH sau khi xử lý điều kiện biên ở dạng chữ. + Thay số vào hệ phương trình. + Giải hệ phương trình bằng phương pháp Gauss, xác định chuyển vị ẩn. + Xác định nội lực M, Q, N tại các nút. + Vẽ biểu đồ mô men, lực cắt, lực dọc. 2. Dữ liệu tính toán TT q (KN/m) P (KN) M (KNm) a (m) b (m) h (m) 1 4 8 6 3 0.3 0.5 2 4 8 6 3 0.3 0.5 3 6 6 4 4 0.3 0.5 4 6 6 4 4 0.4 0.6 5 8 4 2 4 0.4 0.6 6 8 4 2 4 0.4 0.6 Mô đun đàn hồi của vật liệu: E=20000000 KN/m2. Hình chiếu của các thanh trên phương đứng và phương ngang: a. Mặt cắt các thanh: chữ nhật cạnh bxh. Tải trọng: lực phân bố đều cường độ q, lực tập trung P, mô men tập trung M. ai đã tưng làm qua dạng này hoặc có tài liệu chỉ cho mình với nhé ,cách viết ma trạn cứng phần tử xiên (K và F)
Bạn đang ở đâu, nếu ở Hà nội thì ra phố Hoa Lư tìm, nhiều sách về phương pháp Phần tử hữu hạn lắm. Nói riêng, phương pháp PTHH là một nhánh của phương pháp số mà thôi. Phương pháp PTHH dùng để tính toán các hệ phức tạp ứng với việc sử dụng các loại phần tử cơ bản khác nhau: Hệ thanh siêu tĩnh - phần tử thanh; hệ tấm - phần tử tấm; hệ vỏ - phần tử vỏ; hệ ứng suất phẳng hoặc biến dạng phẳng - phần tử phẳng; hệ không gian - phần tử khối. Nói sơ qua không biết bạn có làm được không. Một phần tử có 2 hệ tọa độ: Tọa độ tổng thể và tọa độ cục bộ. Ma trận độ cứng phần tử xiên được tính từ ma trận độ cứng của phần tử cùng đặc điểm kết cấu (kích thước và liên kết) trong tọa độ cục bộ, rồi nhân với ma trận chuyển tọa độ. Ma trận này có các hệ số phụ thuộc vào góc của trục phần tử trong hệ tọa độ kết cấu. PTHH là một phương pháp phức tạp, nếu chỉ dừng lại ở các bài tập như trên thì chỉ giúp ta hình dung được hình thức công việc cần làm của nó thôi. Về mục đích, lý thuyết PTHH được xây dựng cho các chương trình tính toán bằng máy tính điện tử, khi đó công việc phức tạp và có nhiều điểm khác biệt so với lý thuyết mà bạn được học. Nếu cần trao đổi gì thêm bạn có thể liên hệ với tôi qua PM trên mạng này nhé!
Sách thì trường mình cũng có nhg thầy dạy khác sách quá,cả cách làm cũng vậy nên rất khó làm. MÌnh học bên thuỷ lợi.Ví dụ như bài trên thì mình tách ra 2 phần tử xiên và ngang. Viết ma trận cứng phần tử nhg của thanh xiên thì mình ko biết chuyển về dạng thẳng. ý của mình là viết ma trận K và F rồi sau đó nhân thêm ma trận chuyển vị cos sin(cái này có công thức) hay viết luôn từ đầu. Cái này khó hiểu quá mà thầy dậy dc có vài buổi xong lại vào miền Nam làm ăn nên có khó cũng ko biết hỏi ai
Sách thì trường mình cũng có nhg thầy dạy khác sách quá,cả cách làm cũng vậy nên rất khó làm. MÌnh học bên thuỷ lợi.Ví dụ như bài trên thì mình tách ra 2 phần tử xiên và ngang. Viết ma trận cứng phần tử nhg của thanh xiên thì mình ko biết chuyển về dạng thẳng. ý của mình là viết ma trận K và F rồi sau đó nhân thêm ma trận chuyển vị cos sin(cái này có công thức) hay viết luôn từ đầu. Cái này khó hiểu quá mà thầy dậy dc có vài buổi xong lại vào miền Nam làm ăn nên có khó cũng ko biết hỏi ai
Viết ma trận của thanh trong hệ tọa độ phần tử (cục bộ) sau đó nhân với ma trận chuyển tọa độ (chú ý ko phải là ma trận chuyển vị đâu nhé)!