1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp thiền của dòng Trúc Lâm - Hoà thượng Thích Thanh Từ

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 15/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamtuocvy

    lamtuocvy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp thiền của dòng Trúc Lâm - Hoà thượng Thích Thanh Từ

    Dòng Trúc Lâm do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi xướng (với mục đích khôi phục dòng Trúc Lâm thời Trần) có lẽ là dòng thiền có quy mô lớn nhất VN hiện nay với hệ thống các thiền viện trải khắp 3 miền, số lượng tăng ni rất đông đảo.

    Sau đây em xin giới thiệu phương pháp cơ bản của dòng thiền này, gồm 3 phần chính sau:

    1. Nhập
    Bao gồm các biện pháp chuẩn bị cho quá trình thiền.

    2. Trụ
    Trong quá trình thiền chủ yếu sử dụng 3 phương pháp:
    + Sổ tức quán
    + Tuỳ tức
    + Tri vọng

    3. Xả thiền

    Cứ sơ sơ như vậy, lần sau em sẽ trình bày chi tiết hơn.
  2. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Tại hạ thắc mắc rằng dòng Thiền Trúc lâm bị mai một từ khi nào mà phải "khôi phục" nhỉ ? Xin chư vị huynh đài chỉ giáo giúp cho. Thành tâm cảm tạ !
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Em giới thiệu dòng Trúc Lâm của cụ Thanh Từ nên vẫn dùng câu từ trên trang web của họ, bác vào đây đọc nhé:
    http://www.truclamthienvien.com/postcard.htm
    Bác có thông tin nào về việc dòng Trúc Lâm chưa hề bị mai một từ thời Trần đến nay thì post lên để anh em học hỏi nhé.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    SỐNG THIỀN MỘT NGÀY
    TẠI TRÚC LÂM THIỀN VIỆN ĐÀ LẠT
    http://www.thuvienhoasen.org/songthienmotngaytaitruclam.htm
    (muốn xem bài viết đầy đủ và ảnh, các bác hãy click vào đây)
    Những hồi chuông vang vọng từ Hồng Chung Lâu âm âm dội vào màn sương đêm sánh đặc. Một ngày mới bắt đầu ở Trúc Lâm Thiền Viện ?" Đà Lạt bằng hồi chuông khai phiên toạ thiền lúc 3g30 sáng
    Muốn nhắm mắt nhưng vẫn thấy rõ chính mình, muốn đối mặt với bức tường mà thấu triệt cả vũ trụ thì đừng làm du khách. Trúc Lâm Thiền Viện không có bóng du khách mới thật cõi thiền. Muốn vậy, hãy khoác chiếc áo tràng màu xám của một thiền sinh vào sống đôi ngày trong Thiền Viện.
    Du khách thường xuyên lui tới chốn này chỉ quanh quẩn ở Khu Ngoại viện. Hết vào chánh điện thắp hương bái Phật, họ lại lũ lượt kéo nhau chụp hình lưu niệm ở tháp chuông Hồng Chung Lâu hay gác trống Đại Cổ Các. Chắc rằng không phải ai cũng mang theo thành tâm trong hành trang.
    Cái đoạn ?oCố tả cố hữu / A thích thích địa / Náo quát quát địa? (Ngó tả ngó hữu / Lau chau mồm mép / Ồn ào náo động) trong bài kệ Hữu cú vô cú (Câu có câu không) của vua Trần Nhân Tông ?" ***** Trúc Lâm Thiền phái ?" dường như từ 8 thế kỷ trước đã tiên đoán sự bùng nổ của dịch vụ tour!
    Nội viện của Trúc Lâm là một thế giới khác.Khuất sau một rừng thông nhỏ bên trái Khu Ngoại viện, thế giới của trầm mặc vô ưu bắt đầu từ Khu Nội viện tăng, bao trùm khu tịnh thất của Hoà thượng Viện trưởng và trải dài xuống ngọn đồi xa bên dưới của Khu Nội viện ni. Tuy cách biệt nhau, hai khu nội viện này đều có chung một kiểu quy hoạch với trung tâm là một Thiền đường là nơi toạ thiền chung. Bao quanh là khu nhà ở (Tăng đường hay Ni đường), nhà ăn (Trai đường) và xa hơn là những khu Thiền thất dành cho các thiền sư và thiền sinh thay phiên nhập thất từ 49 ngày cho đến 3 tháng. Qua khỏi khu Thiền thất là vườn rau và vườn cây hồng. Trên nền xanh viên mãn của vườn rau và rừng thông, những thân hồng trụi lá, trơ cành trắng ngời lên như một biểu tượng khổ hạnh.
    Ngay từ khi khánh thành Trúc Lâm Thiền Viện tháng 3.1994, Nội viện đã là nơi chuyên tu, ?onội bất xuất ngoại bất nhập?. Với những kẻ tu tập không chuyên như chúng ta, khu nhà khách 2 tầng bên phải chánh điện là chính chốn nương náu tạm thời để quên lãng ưu phiền tục luỵ. Gọi là tạm thời, nhưng một khi đã khoác lên người chiếc áo tràng xám là ta đã thấy mình thành một con người khác, sống một cuộc đời khác.
    Sau phiên toạ thiền đầu tiên, toàn bộ mọi người tập trung ở Khu Ngoại viện để quét dọn, làm vệ sinh cảnh quan trước khi khách tham quan bắt đầu viếng chùa. Không kể bữa ăn sáng nhẹ (gọi là ?otiểu thực?) lúc 6g15, mọi thiền sinh dù ngắn hạn hay chuyên tu đều chỉ ăn mỗi ngày một bữa duy nhất (gọi là ?othọ trai?) vào buổi trưa. Đừng ngạc nhiên nếu không thấy có bữa ăn chiều trong thời khoá biểu ở đây. Ngoài giờ toạ thiền hay nghỉ ngơi, mọi người sẽ tham gia lao động vào buổi sáng trước bữa ăn trưa và tụng kinh sám hối trước phiên toạ thiền buổi tối.
    Cái khoảnh khắc những tia nắng hừng đông đầu tiên xuyên thấu qua Hồng Chung Lâu và Đại Cổ Các, từ từ toả rộng và nhuộm chín Trúc Lâm Thiền Viện trong một ánh vàng lộng lẫy là phần thưởng chỉ dành cho những ai sống trọn một ngày thiền ở đây. Những du khách bình thường sẽ chẳng bao giờ chiêm ngưỡng được cảnh tượng kỳ diệu ấy. Mặt hồ Tuyền Lâm dưới chân núi trở thành tấm gương phản chiếu những lớp sương khói chuyển sắc từ tím sang hồng. Đỉnh núi Voi phía chân trời đội trên đầu những vầng mây ngũ sắc rực rỡ và mặt trời vút hiện ra loé sáng.
    Tôi đứng trên Hồng Chung Lâu, đọc đi đọc lại bài kệ của Sư tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà khắc trên quả chuông đồng:
    ?oChim nhẩn nha kêu liễu trổ dày,
    Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay.
    Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế,
    Cùng tựa lan can ngắm núi mây?.
    Trúc Lâm Đà Lạt chỉ là 1 trong số 30 thiền viện mà Hoà thượng Thích Thanh Từ đã sáng lập từ Bắc chí Nam và cả ở Mỹ, Úc, Pháp, Canada từ năm 1971, nhưng tôi tin rằng chỉ có ở đây mới có cái khoảnh khắc bình minh thoát tục ấy. Và cũng là cái khoảnh khắc giác ngộ. Ánh sáng khai mở đầu ngày trên đỉnh núi Phụng Hoàng khiến ai cũng phải bừng tỉnh một tâm thức mới. Tôi cũng nhận ra một điều mới mẻ cho riêng mình: Thỉnh thoảng cũng cần sống thiền một ngày để có sức đương đầu với tục luỵ một đời.
    Bài Hoàng Thảo - Ảnh Phan Quang
  5. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Dòng thiền Trúc Lâm Yên tử đã từng bị ngoại bang phá huỷ nhiều lần , theo em được biết thời kỳ nhà Minh đô hộ nước ta , với mục đích huỷ diệt văn hoá dân tộc , chúng cũng đã san phẳng thiền viện Trúc lâm , đến thời Pháp đô hộ thiền viện lại một lần nữa bị san phẳng .
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Em xin trình bày tiếp.
    1. Nhập
    - Trải Toạ cụ, đặt bồ đoàn lên toạ cụ (cũng có thể ko cần toạ cụ).
    Toạ cụ là 1 tấm đệm vuông, dày khoảng 5 cm, mỗi cạnh dài khoảng 70-80 cm.
    Bồ đoàn hình trụ tròn, đường kính khoảng 20cm, cao khoảng 20 cm, khi ngồi lên sẽ lún xuống còn khoảng 10cm.
    - Ngồi lên bồ đoàn, tư thế bán già hoặc kiết già, nới lỏng quần áo.
    - Tư thế ngay ngắn, ko quá căng cũng ko chùng.
    - Hai bàn tay ngửa, chồng lên nhau, 2 đầu ngón cái chạm nhẹ vào nhau, đặt lên 2 chân (ngang rốn).
    - Mắt mở 1/3, tầm nhìn xa ko quá 6 tấc, mặt bình thản.
    - Dùng mũi hít nhè nhẹ, tưởng tượng khí thanh sạch vào khắp cơ thể, há miệng thở ra, tưởng tưởng xả hết trược khí, bệnh khí ra ngoài. lặp lại 3 lần.
    - Thở xong ngậm miệng lại, môi và răng khép lại, lưỡi để hàm trên. Từ đây về sau chỉ thở đều bằng mũi, nhẹ nhàng.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    2. Trụ
    Có 3 phương pháp:
    2.1 Sổ tức quán
    Sổ là đếm. Tức là hơi thở. Sổ tức quán là quan sát hơi thở ra - vô, đếm từ 1 đến 10.
    Có hai cách sổ tức: Nhặt và Khoan.
    + Nhặt: Hít vào đếm 1, thở ra đếm 2... lần lượt đếm 10, rồi trở lại bắt đầu từ 1.
    + Khoan: Hít vào - Thở ra đếm 1, Hít vào - Thở ra đếm 2, lần lượt đến 10, rồi bắt đầu trở lại từ 1.
    Cứ đếm như thế trong suốt thời gian toạ thiền.
    Nếu trong khi đếm bị quên hoặc lộn số thì quay trở lại đếm từ 1.
    Sau một thời gian tu tập, hành giả đếm thuần thục không còn lộn số nữa thì bước sang giai đoạn Tuỳ tức.
    2.2 Tuỳ tức
    Tuỳ là theo, Tức là hơi thở. Tuỳ tức là theo dõi hơi thở..
    Hít vô tới đâu là biết tới đó. Hơi thở ra tới đâu, ta cũng đều biết rõ.
    Trong khi theo dõi hơi thở, nên dùng trí quán mạng sống trong hơi thở, thở ra mà không hít vào là mạng sống ko còn tồn tại. Hơi thở đã vô thường thì mạng sống của ta cũng mong manh giả tạm.
    Khi theo hơi thở đã thuần thục rồi, hành giả bước sang giai đoạn Tri vọng.
    (còn tiếp...)
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    2.3 Tri vọng
    Đầu tiên ta theo dõi hơi thở ra - vào an ổn đôi ba phút, buông hơi thở để tâm an tịnh. Vừa có vọng khởi lên liền biết, ko theo. Vọng lặng thì tâm thanh tịnh. Vọng dấy liền biết có vọng
    Cứ thế cho đến khi vọng thưa dần và im bặt. Nếu mơ màng ngủ gục thì mở mắt ra, chấn chỉnh lại trạng thái cơ thể.
    Trong lúc thiền nghe ngực nặng, tim hơi nhói là do ngồi thẳng quá, nên rùn xuống 1 chút.
    Nghe nhức xương sống gần lưng quần, đó là do ngồi cong, phải thẳng lên.
    Nếu nhức 1 bên vai, do hai vai ko ngang nhau, 1 bên bị lệch xuống.
    Nếu nhức cả hai vai là do gồng 2 tay, phải nới lỏng ra, toàn thân ở trong tư thế thư giãn
    ...
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    3. Xả thiền
    Khi xả thiền, thầm đọc bài nguyện hồi hướng:
    "Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành Phật đạo."
    Tiếp theo:
    - Dùng mũi hít vào, dùng miệng thở ra 3 lần (từ nhẹ đến mạnh).
    - Hít vào tưởng như máu huyết theo hơi thở lưu thông khắp cơ thể. Thở ra tưởng như phiền não, bệnh hoạn theo hơi thở ra ngoài.
    -Động hai bả vai lên xuống 5 lần.
    - Cúi đầu, ngước lên 5 lần.
    - xoay đầu sang phải, sang trái 5 lần
    - Cúi đầu, ngước lên 1 lần để quân bình
    - co duỗi 2 bàn tay 5 lần.
    - Cử động thân 7 lần
    - Xoa mặt 20-30 lần
    - Xoa lỗ tai 20-30 lần
    - Xoa đầu 20-30 lần
    - Xoa sau gáy 20-30 lần
    - Xoa cổ 20-30 lần
    -Tay phải đặt vào ngực, tay trái đặt vào lưng, xoa 5 lần
    - Xoa 2 bên thắt lưng
    - xoa mông
    - Xoa đùi
    - Xoa 2 ngón tay giữa cho nóng, áp vào 2 mắt 5 lần
    - duỗi chân ra, xoa nóng 2 bàn chân
    - duôic 2 chân về phía trước, thân rướn về phía trước, các ngón tay chạm đầu các ngón chân, 5 lần.
    - Dời khỏi bồ đoàn, ngồi yên vài phút thì đứng dậy lễ Phật.

Chia sẻ trang này