1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương Pháp Thiền Vô Vi

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi canhsanhotrang, 13/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    niệm A Di Đà Phật là bên pháp môn Tịnh Độ . Niệm hoài rồi tâm cũng yên tịnh. Còn bài kệ của thầy thì không nên thay vào . Nếu nghĩ trong đầu là " Thở vào tâm tĩnh lặng ... " thì vọng tưởng ấy làm tâm hết tĩnh lặng rồi.Thỉnh thoảng cười thế này hoặc thế này cũng tốt , đừng thế này là được
    Được doi_la_vay sửa chữa / chuyển vào 18:13 ngày 30/03/2005
  2. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp luyện tập theo thái cực quyền : Nếu bạn nào muốn tập thì nên đi học thầy là tốt nhất, ko thì mua sách về học.
    Còn bản thân mình thì tập như vầy:
    Thời gian:lúc sáng sớm trước khi vận động hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ, mới tập mỗi lần 15 phút.
    Tư thế: Ngồi kiết già hoặc buông lỏng 2 chân xuống nghế, các cơ ko gồng, các khớp xương giãn ra, toàn thân buông lỏng tự nhiên, người ngồi tĩnh lặng, hít thở theo phương pháp sau: Sâu, dài, đều , im , tự nhiên. Tâm tĩnh.
    Lưu ý: Thân chủ đã bị tẩu hoả , phế công đã lâu rồi!
  3. lacuong

    lacuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    CSHT nên tìm hiểu cẩn thận trước khi khẳng định nhé. Bạn lưu ý cái chỗ phần tôi in đậm ấy
    "sau đó cũng đã được nhà nước công nhận và cho duy trì đến hôm nay"
    Còn sau đây là một tài liệu rất đáng nên tham khảo nếu muốn theo Pháp Lý Vô Vi của ông Lương Sĩ Hằng:
    http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/020-daoxuathon.htm
    Được lacuong sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 03/04/2005
  4. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bạn canhsanhotrang nên giới thiệu rõ để mọi người biết phương pháp thiền vô vi là một pháp môn trong đạo Phật hay là đạo khác,mục đích chính là gì , giải thoát hay chỉ cần một cuộc sống tốt đẹp hơn?. Chúng ta biết là không chỉ đạo Phật mà ngoại đạo như yoga , ấn độ giáo,một số đạo khác cũng có thiền. Người ta thích đạo nào thì theo tôi không có ý so sánh cái nào hay hơn.
    Đạo Phật ngày nay phát triển khá nhiều pháp môn mới,không loại trừ một vài trường hợp ngoại đạo mượn giáo lý đạo Phật hoặc người theo đạo Phật nhưng thêm thắt bên ngoài vào. Cái này Phật tử ngại nói vì sợ người ta hiểu lầm là đạo này chê đạo kia hay pháp môn nọ không ưa pháp môn kia.
    Thực ra tôi thấy là lạ từ lâu nhưng không tiện nói ra . Gọi là toạ thiền nhưng niệm Phật A Di Đà suốt như bên tịnh độ . Ngồi nằm tuỳ ý không ngồi kiết già như bên pháp môn thiền.Một vài động tác nhắc nhớ đến yoga.Mục đích tập cái này , theo bạn nói là có sức khoẻ và chống stress thôi ư.
  5. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Phuơng Pháp Chiếu Minh ( Nằm Thở )
    Đây là một phương pháp giúp chúng ta tống khứ các chất nặng trược đã thâm nhập vào cơ thể qua con đường ăn uống. ( Và đối với những người ăn chay, khi thực hành phương pháp này, cơ thể dễ nhẹ nhàng hơn những người ăn mặn.
    Các bạn có thể thực hành hai ba lần trong ngày, nếu các bạn có thời gian. và chỉ thực hành trong lúc bụng đói. vì trong lúc no nằm ngữa rất khó chịu, và thở cũng rất khó khăn.
    Cách Tập :
    Nằm trên một mặt phẵng cân bằng, không lồi lõm, và được cách ly mặt đất bởi một cái giường hoặc chiếu, hoặc một tấm trãi nào đó không bị lún xuống do sức nặng của cơ thể. thả lõng toàn thân, hai tay buông xuôi theo chiều cơ thể, và hai lòng bàn tay úp xuống , đừng ép sát cánh tay vào người quá sẽ không được thoãi mái. không nằm trước gió và mở quạt, máy điều hoà thì có thể .
    Bắt đầu thở :
    bạn tập trung vào giữa đỉnh trán, hãy nghĩ là mình chuẩn bị hít vào một không khí trong lành, va nhớ khi hít vào bạn phải hít bằng bụng, không hít bằng ngực như cách hít thở bình thường. bụng bạn sẽ to phình lên từ từ và theo dõi hơi thở xuống đến rún thì bắt đầu thở ra , khi thở ra thì bạn nghĩ đang đưa các chất nặng nề ô uế ra khỏi cơ thể ,hơi thở đi ra một cách nhẹ nhàng và thong thả, không ngừng lại ở thời điểm nào cả. Và khi hít vào cũng vậy, các bạn tránh hít mạnh quá và hơi thở đi không đều, bị vướng hoặc dừng lại .( hít vào và thở ra nhẹ nhàng như nhau, và đều đặn. )
    Bao nhiêu thì đủ :
    một lần thực hành , là phải cố gắng tập tròn một chu kỳ như sau :
    -hít vào và thở ra chính là một lần, bạn sẽ đếm thầm như vậy theo thứ tự từ 1 đến 10 .
    - vòng thứ hai thì bạn đếm từ 1 đến 9.
    - Vòng thứ ba bạn sẽ đếm từ 1 đến 8.
    - vòng thứ tư từ 1 đến 7
    - vòng thứ năm từ 1 đến 6
    - vòng thư sáu từ 1 đến 5
    - vòng thứ sáu từ 1 đến 4
    - vòng thứ bảy từ 1 đến 3
    - vòng thứ tám từ 1 đến 2
    - vòng thứ chín 1
    Vậy là bạn đã hoàn thành một chu kỳ thở chiếu minh của mình.
    Có một điều thật quan trọng xin các bạn nhớ rõ. Trong lúc thở tuyệt đối không dẫn hơi thở đi sâu xuống qua khỏi rốn. điều đó hoàn toàn có hại cho phương pháp tập. Vùng dưới rốn trước đây CSHT cũng đã giới thiệu cùng các bạn nơi đó được gọi là vùng Hoả hậu. Nếu thâm nhập vùng này hoả sẽ bốc lên và làm cho chúng ta phát dục, nóng nẫy, thiếu sự trầm tĩnh, và hành động dễ hồ đồ thiếu sự chính xác của lý trí. Nhưng không phải vì vậy mà các bạn sẽ lo lắng, và không dám thực hành. bởi vì chúng ta chiếu minh trong tư thế nằm, nên khả năng đi xuống của hơi thở cũng khó nếu các bạn không cố tình dẫn xuống sâu hơn khỏi rốn. Vì vậy chúng ta cần để hơi thở đi một cách nhẹ nhàng và không vướng vấp, do cố hít vào mạnh quá, hoặc thở ra nhanh quá hay chậm quá.
    Trở ngại ban đầu dễ gặp nhất trong lúc bạn thực hành là ngũ quên và đếm sai. Không sao cả các bạn ạ, các bạn có thể đi lại từ đầu, hoặc cố gắng hơn một chút vào lần thực hành kế tiếp , vài lần như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ không còn đếm sai nữa. và các bạn đừng thở chậm quá sẽ dễ rơi vào giấc ngũ.
    Một điểm nữa trong lúc tập nếu thấy ngứa, hoặc tê tê trên người, thì cố gắng vượt qua , vì lúc đó chính là trược khí trong cơ thể toát ra. nếu bạn dừng lại hoặc phản ứng, thì nó sẽ quay trở vào cơ thể, và buổi tập xem như không còn tác dụng. ( CSHT có thể nói với các bạn la không đến nỗi khó vượt qua quá đâu ). Bạn nào ăn nhiều chất thịt cá hơn rau quả ( và với số lượng nhiều hơn bình thường ) thì triệu chứng này rất thường xãy ra trong quá trình thở chiếu minh. ( nên các bạn đừng ngạc nhiên )
    Chúc các bạn thật sự có những buổi thực hành thành công, và thấy được kết quả qua chính sự thay đổi của bản thân.
    thân ái
  6. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Tôi cũng tập luyện gần như vậy, nhưng hơi khác. Nó như sau: nằm ngồi đưọc cả, tôi thì thường ngồi bán già, 2 vai bất động nhưng cơ thể phải để tự nhiên, lưng thẳng, nếu ai lưng không thẳng thì ngồi dựa vào tường cho thẳng cũng được. hít vào, thở ra, về nguyên tắc giống như bạn, nhưng khác ở cách đếm số. Cứ đém từ 1 rồi tăng dần lên, đến khi nào đầu óc phân tâm nghĩ sang chuyện khác thì lại đếm lại từ đầu. Luyện tập dần như vậy, con số mình đếm được đến càng cao thì càng tốt. Hiện nay tôi thường tập phương pháp này. Tôi có một bài thiền của Yoga nữa, cũng rất hay trong đó nó tập trung dòng suy nghĩ theo 6 luân xa trong cơ thể (trừ đỉnh đầu), nhưng hiện tôi vẫn tập theo phương pháp thở nên chưa tập bài thiền này.
    Các bác có nhận xét gì về phương pháp thở của tôii và phương pháp chiều minh?
  7. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Trời sao đếm như đếm cừu vậy.Tớ thấy nhiều người hay ngồi kiết già ( bên yoga gọi là hoa sen hoa súng gì đó ) vì ngồi bán già dễ hơn nhưng không tốt bằng kiết già.Mà họ ngồi trên nền cứng lưng vẫn thẳng không cần dựa dẫm cái gì hết.
    Bạn tập trung cao vào đếm số hoặc việc gì đó nên các ý nghĩ vẩn vơ khác tạm lắng xuống,hình ảnh âm thanh bên ngoài cũng bớt tác động .Vụ này có lợi nếu đang học mà nhà bên nó karaoke.Nhưng tâm chưa có yên .
    Bạn thử lên một chùa nào đấy hỏi một sư thầy nào đó xem , các thầy kinh nghiệm vụ này lắm
  8. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Thân chào tất cả các bạn.
    CSHT trước là cám ơn tất cả các bạn, đã lên tiếng trong loạt bài viết của mình, nhưng các bạn ơi, sự hiểu biết của CSHT cũng trong giới hạn, chỉ có cái tâm tròn đầy thật sự muốn chia sẽ cùng các bạn, những gì mình đã trãi qua trong thực hành và thu nhận được điều tốt. nếu còn thiếu xót điều gì trên con đường mình đang đi, xin được đón nhận từ các bạn... CSHT đã xem nơi này thật sự thiêng liêng , trong cả từng lời của các bạn. Vì vậy xin hãy nhẹ nhàng chia sẽ cùng nhau, đừng hóm hĩnh ví von nhiều điều mà CSHT cũng không hiễu được thì mình lại ngần ngại không thể tiếp tục được....mong các bạn thật tâm giúp mình hoàn thành loạt bài của chủ đề này nhe. Thật sự CSHT đang rất bận, nhưng nhất định mình sẽ hết sức cố gắng để chia sẽ cùng các bạn tất cả những gì mình đã biết. Và học những gi chưa được biết từ các bạn nữa.
    Thân ái
  9. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói hay quá, văn chương quá, bút pháp điêu luyện quá. Nếu bài viết của bạn cũng được như vậy thì thật là tuyệt vời quá. Nếu tấm lòng của bạn cũng được như vậy thì...ko còn gì có thể nói hơn được nữa!
    Tiếc thay.....
    Được neufriend sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 12/05/2005

Chia sẻ trang này