1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp thiết kế bằng mô hình - mời các bác tham gia

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi dinerless, 24/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, cách đây 7 năm mình đã vứt file 3D cho 1 chú KSXD chạy SAP - công trình của mình là 1 tấm bê tông cong n chiều, rộng quãng 9m và dầy 200mm, để làm xong "nó" na ná 1 tấm vải. Thời đó SAP đã có khả năng không chỉ cho bạn biết là "nó" đứng được không mà còn chỉ cho bạn nếu gẫy thì sẽ gẫy từ điểm nào, toạ độ x,y,z của điểm đó, nếu lật thì lật ở điểm nào, theo góc bao nhiêu, hướng nào, và nhiều thông tin nữa... Riêng tính lật, thì (hình như) CAD cũng tính được, thầy dậy CAD của mình cách đây 15 năm có nhắc tới nhưng không dùng nên quên rồi. CAD thời đó còn kéo con trỏ bằng phím mũi tên lên xuống, chuột là thứ xa xỉ, vậy mà còn tính được, không nhẽ CAD bi h kém hơn!
  2. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Bạn đã làm việc ở văn phòng Võ Trọng Nghĩa một năm . Bạn đã có những ảnh mô hình rất đẹp, có lẽ bạn sưu tập tài liệu từ văn phòng này phải không! Tôi chỉ phán đoán như vậy thôi. Các mô hình của bạn trên blog đều của Nhật, Bạn có vẻ rất thích kiến trúc ở Nhật. Ở đấy Tôi thấy đưọc cách làm kiến trúc của Người Nhật, rất cám ơn Bạn! Và hầu như ở các trường đại học của Nhật đều làm việc như vậy. Chúc Bạn đi học Kiến trúc ở Đức thành công.
    Trong topic trước bạn Having-bath có viết:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thời tiền sử người ta làm nhà bằng cành cây và lá chuối không cần bản vẽ, mãi sau này mới có có giấy có bút để vẽ! cả một quãng thời gian dài trong lịch sử và cho đến tận bây giờ và mãi sau này giấy bút vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng ! tuy vậy thì tờ giấy và cái bút cũng chỉ là công cụ để diễn đạt hoặc kéo dài năng lực tư duy không gian chứ nó không phải là một "PHƯƠNG PHÁP", với mô hình cũng vậy nó cũng chỉ là một công cụ để diễn đạt hoặc kích thích khả năng tư duy không gian mà thôi. Người ta đã không nói "phương pháp thiết kế bằng bút và giấy thì người ta cũng sẽ không nói "phương pháp thiết kế bằng mô hình" .Giai đoạn đầu của khâu thiết kế người ta không làm mô hình giống thật hoặc những gì quen thuộc với bạn mà thường làm dưới dạng "graphic" hoặc "ký hiệu" .điều đó không đơn thuần là chuyện rút ngắn thời gian làm hoặc là kiểm chứng khả năng tư duy mà nó còn có một nhiệm vụ khác vô cùng quan trọng đó là giải thoát bạn khỏi những ký ức thị giác quen thuộc gò bó,đẩy bạn vào những cuộc phiêu lưu hình học thậm chí vượt cả ra ngoài cái mà bạn gọi là "kiến trúc" (còn tiếp}
    @kts_june, @daysleeper__ Sao lại nói lại ý của Anh này làm gì!!! Chắc Anh này ghê gớm lắm phải không, có lẽ là một trong những kiến trúc sư tốt đây, Ai cũng di theo Anh ta mà phát biểu, sao không đưa ra quan điểm của mình, thảo luận mà, mạnh dạn lên chứ ( cái này cũng là điểm yếu của KTS việt nam đây- các bác đừng vin vào đây để đập Em nghe). Bạn Having-bath này , Tôi rất thích cái cụm chữ vàng vàng của Anh đấy, Anh có thể viết thêm về nó được không! Tôi chợt nhớ đến BIGNESS. Trước đây Anh ndmt có dịch khái niêm về BIGNESS trong sách S,M,L,XL của Rem Koolhaas và Bruce Mau (văn phòng OMA) , trong đó có năm nguyên lý:
    1. 1. Vượt qua hệ nguyên tắc vốn dĩ nào đó, một công trình trở thành một công trình lớn (Big Build). một thực thể như thế không còn bị điều khiển bởi những phản ứng kiến trúc tích cực riêng lẻ ( single architectural gesture)hay thậm chí bất kỳ một kết hợp nào của những phản ứng đó (any combination of architectural gesture). Tính không lệ thuộc này tạo nên sự độc lập của những thành phần của nó nhưng đó không phải là một sự phân mảnh : những thành phần đó vẫn nằm trong một toàn thể (whole) .
    2.
    3.
    4.
    5.Đồng thời tất cả những gẫy vỡ đó, với tỉ lệ, với sự kết hợp của kiến trúc, với truyền thốïng, với những quy cách có tính chuẩn mực, nói chung là với những gẫy vỡ, những gián đoạn sâu xa nhất: Bigness không còn là thành phần của bất kỳ một tập hợp đô thị nào, nó là chính đô thị. (Bigness is no longer part of any urban tissue)
    It exists); at most, it coexists.
    Its subtext is **** context. trích ndmt đã dịch.
    Anh có thể cho vài lời về liên quan giữa: vượt cả ra ngoài cái mà bạn gọi là "kiến trúc" và BIGNESS được không? Rất hân hạnh được nói chuyện về vấn đề này!
    Còn nữa: Anh nói về mô hình hay lắm, sao không nói tiếp để mọi người chờ...........
    @dinerless: Tôi sẽ phụ hoạ cùng Anh về topic này, Bây giờ bận lắm, đang kiếm cơm mà! Chúc Anh sức khoẻ! Sẽ quay lại sau!
  3. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    Bạn nào có nhu cầu hiện thực hoá từ mô hình thành sản phẩm 3D thì PM cho mình, mình có người bạn vừa nhập máy scan các vật thể thực thành các đối tượng 3D, rất hữu ích cho nghiên cứu về mô hình
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
  5. popart1

    popart1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi bạn hiểu sai ý mình rồi,
    Ý mình nói ở đây là : làm mô hình ít nhất mình cũng hình dung phần nào được kết cấu,khả năng chịu lực của công trình ngay lập tức, và có thể đưa ra giải pháp kiến trúc, kết cấu .... ngay mà không cần phải dùng máy tính, còn nếu dùng máy tính thì công trình nào bây giờ người ta tính không ra.
  6. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Ở trên các bạn nói về:
    - Dùng mô hình cùng máy scan 3D
    - Dùng mô hình để xem xét cấu trúc và kiểm tra chịu lực
    Thế còn việc dùng mô hình trong thiết kế không gian?
  7. Lucia

    Lucia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Anh có thằng em học ở nước ngoài, có khách hàng nhờ thiết kế, cũng học đòi làm mô hình. Đây này, khách hàng đã tự thiết kế rồi đây này, có "ý tưởng" cả rồi đấy, lại có cả link tham khảo thiết kế tương tự nữa, đủ hết đồ chơi,
    [​IMG]
    http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/Khong-gian-song/2006/05/3B9E9847/
    cứ dựa vào đấy mà "phát triển" thì không chịu, lại chỉ gửi bản vẽ sơ sài, với lại vài cái pics mô hình xộc xệch, các bạn xem,
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Mình rất ủng hộ ý kiến của bạn, nhưng mình thấy nói như đây thì hợp lý hơn.
    Nói là phương pháp thiết kế bằng mô hình cũng không sai nhưng nếu nói như vậy sẽ có người nói là còn những phương pháp khác nữa... không làm mô hình cũng có công trình ,mà nếu như vậy thì đó là phản khoa học .... sẽ không mang lại hiệu quả cao được, sẽ không có một công trình tới nơi tới chốn điều này chỉ xảy ra đối với những công trình là hàng chợ. Không thể so sánh 3D với mô hình được vì nó không thể nào bằng được mô hình về tính bao quát, làm mô hình các bạn có thể hình dung được kết cấu, không gian, nó đứng vững hay ngã. Còn vẽ 3D thì bạn không thể nào biết được là nó có ngã không vì lúc nào nó cũng đứng... Mình nói thật thẳng thắn có lời lẽ nào đụng chạm tới ai mong các bạn bỏ qua nha...

    [/QUOTE]
    Đừng có sùng bái mô hình quá như thế. Làm sao có thể kết luận được là những công trình không làm mô hình là hàng chợ, là phản khoa học được? Làm mô hình (trong giai đoạn tìm ý) chỉ có lợi khi thiết kế các không gian đăc biệt, phức tạp mà các hình chiếu khó thể hiện, dựng 3d lâu và khó, kiểu như các công trình của Hadid. Mà không phải vì thế mà không cần vẽ 3d, CAD và các phần mềm khác. Gehry phải dùng phần mềm thiết kế máy bay để "mô hình hóa" cái bảo tàng Guigenheim. Càng các công trình như vậy lại càng cần phải dựng 3d và công nghệ CAD/CAM.
    Với các không gian phức tạp mà phải sử dụng đến mô hình để tìm ý thì nói chung công nghệ XD ở VN chưa đáp ứng được. Kiểu không gian như như vậy chắc phải dùng nghệ tiền chế trong công xưởng rồi lắp ghép tại công trường. Mà để tiền chế như vậy chắc cũng phải dùng CAD/CAM, tức là từ mô hình 3d xuất thẳng ra máy để cắt. gọt, uốn... không cần thông qua bản vẽ.
    Với các công trình có công nghệ XD cổ đại (tường gạch, kết cấu bê tông cốt thép), không gian không quá đặc biệt như đến 90% các công trình ở VN thì không làm mô hình cũng vẫn ra được công trình tốt. Làm mô hình chỉ ở giai đoạn cuối cùng của thiết kế cơ sở và để phục vụ cho trí tưởng tượng kém cỏi của khách hàng là chính.
    Được rachmaninoff sửa chữa / chuyển vào 09:37 ngày 29/07/2007
  9. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Đừng có sùng bái mô hình quá như thế. Làm sao có thể kết luận được là những công trình không làm mô hình là hàng chợ, là phản khoa học được? Làm mô hình (trong giai đoạn tìm ý) chỉ có lợi khi thiết kế các không gian đăc biệt, phức tạp mà các hình chiếu khó thể hiện, dựng 3d lâu và khó, kiểu như các công trình của Hadid. Mà không phải vì thế mà không cần vẽ 3d, CAD và các phần mềm khác. Gehry phải dùng phần mềm thiết kế máy bay để "mô hình hóa" cái bảo tàng Guigenheim. Càng các công trình như vậy lại càng cần phải dựng 3d và công nghệ CAD/CAM.
    Với các không gian phức tạp mà phải sử dụng đến mô hình để tìm ý thì nói chung công nghệ XD ở VN chưa đáp ứng được. Kiểu không gian như như vậy chắc phải dùng nghệ tiền chế trong công xưởng rồi lắp ghép tại công trường. Mà để tiền chế như vậy chắc cũng phải dùng CAD/CAM, tức là từ mô hình 3d xuất thẳng ra máy để cắt. gọt, uốn... không cần thông qua bản vẽ.
    Với các công trình có công nghệ XD cổ đại (tường gạch, kết cấu bê tông cốt thép), không gian không quá đặc biệt như đến 90% các công trình ở VN thì không làm mô hình cũng vẫn ra được công trình tốt. Làm mô hình chỉ ở giai đoạn cuối cùng của thiết kế cơ sở và để phục vụ cho trí tưởng tượng kém cỏi của khách hàng là chính.
    Được rachmaninoff sửa chữa / chuyển vào 09:37 ngày 29/07/2007
    [/QUOTE]
    Thôi khỏi mô hình mô hiết chi hết, đi vẽ mấy cái phối cảnh 3d để lừa ai được thì lừa! Con kiếm cơm nữa mà, học thuật thì được cái gì? Rốt cuộc chỉ có mấy thằng điên mới lên đây bàn học thuật này nọ!
  10. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Hồi hộp quá , chờ mãi mà chả thấy cái PP thiết kế = MH nó ra làm sao . Hay viết tạm PP thiết kế = Tay lên anh em xem thử cái.

Chia sẻ trang này