1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp thiết kế bằng mô hình - mời các bác tham gia

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi dinerless, 24/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến, những ngày đầu trứng nước của TTVN, từ khi nó dùng giao thức dial-up trên Windows 3.11 nối vào số máy 823xxxx của FPT, TTVNer đã gửi cho nhau 1 phần mềm làm thơ với rất nhiều options: Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú, Song Thất Lục Bát....
    Đến bi h những tiền bối văn học và lập trình (với sự hỗ trợ của lõi kép và GigaRAM) của TTVN vẫn chưa thể phát minh ra dòng thơ mới hậu 8086...
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Noone can foretell the future but everyone can imagine it !
  3. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    ha ha ha!
    Thời của nông nghiệp (Cổ đại, Trung cổ) -> MAD = Model Aided Design (Thiết kế với hỗ trợ của mô hình)
    Cách mạng công nghiệp -> TAD = T-square Aided Design (Thiết kế với hỗ trợ của thước T)
    Cách mạng thông tin hiện nay -> CAD = Computer Aided Design
    Cách mạng tri thức (dự báo) -> BAD = Brain-sauce Aided Design (Món sốt não chua ngọt )
    Vậy chính ra MAD là cổ nhất còn gì. Có gì mới mẻ đâu nhỉ.
  4. zodiacleo

    zodiacleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    bác dzị nói nhiều , thành ra nhạt và lắm lời. nếu bác ko đưa ra được điều gì mới và hay hơn thì cũng ko nên phá ngang topic như vậy.
    em rất tôn trọng bác và biết bác là người tâm huyết với ngề , và là đàn anh đáng kính của bọn em. mong bác bỏ qua cho em nói thẳng.
    Được zodiacleo sửa chữa / chuyển vào 21:54 ngày 13/08/2007
  5. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Em hiểu là bác Zi không muốn nói thẳng ra nhưng bác ấy cho rằng topic đang trao đổi cái "phương pháp" không tồn tại.
    Có thể mọi người cùng chứng minh được một điều là không có "phương pháp" mà chúng ta đang trao đổi, cái đó cũng tốt. Ý kiến phản đối hay chê bai thậm chí chửi bới vẫn là ý kiến.
    Có vài cái ảnh của Ghery, chắc nhiều bác trên này cũng từng xem:
    Ý niệm
    [​IMG]
    Mô hình nghiên cứu (Study model)
    [​IMG]
    Công trình
    [​IMG]
    Đây là đường link công trình của Ghery
    http://www.arcspace.com/architects/gehry/riscal_winery2/riscal2.html
    Ví dụ trên không nhằm chứng minh tồn tại "phương pháp" chúng ta đang bàn nhưng nó cho thấy các công trình như vậy mô hình là cái không thể thiếu, bản vẽ là không đủ.
    Ví dụ dưới đây cho thấy tác giả đã từ một ý niệm, thông qua quá trình xây dựng các mô hình để tìm ra một ý tưởng
    Ý niệm
    [​IMG]
    Mô hình phát triển
    [​IMG]
    Ý tưởng
    [​IMG]
    Các bác tham khảo thêm tí tẹo đường link này
    http://www.aainter3.net/eli/2006/10/
    Chúc cả nhà tranh luận vui vẻ.
    Được dinerless sửa chữa / chuyển vào 22:36 ngày 13/08/2007
  6. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Hai bạn thân mến, tớ rút gọn thế này nhé:
    - Tớ không phá, chỉ có ý đề nghị "change" cái tên topic cho đúng với nghĩa của nó hơn: mô hình (M) hỗ trợ (A) thiết kế (D)
    - Cái công cụ này là tồn tại, bản thân tớ không phê phán cái nào: H(hand)AD, TAD, CAD hay MAD tớ đều yêu và đã sờ, tớ không có động cơ để ghét!
    @zodiacleo: Nói thẳng đáng quý, nhưng trong trường hợp này, tớ thấy dinerless tinh ý hơn
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Cái "phương pháp làm việc với mô hình" chẳng qua là một pattern/trình tự/kiểu mẫu để suy luận mà mỗi người tự lập ra trong quá trình thiết kế mà trong đó có sự hiện diện của mô hình. Nói chung nó cũng đi từ não mà ra cả, trong đó các mô hình tại các giai đoạn suy nghĩ khác nhau được tạo ra để đánh dấu, so sánh, bàn bạc, thử nghiệm, kiểm chứng, đánh giá tiến độ, đánh giá các bước, tính toán tiến lùi, lựa chọn đường hướng và chiến thuật, ...
    Liên tưởng công cụ vào phương pháp cũng có lý của nó. Chẳng qua người viết mong muốn tìm ra được cái gì đó đáng để gọi là "phương pháp". Chỉ cần biết rằng Công Cụ và Phương Pháp là hai cái khác nhau là được. Mô hình chỉ là công cụ thôi, mô hình không phải là một phương pháp. Nhưng nó có thể tạo ra phương pháp, và đó chính là cái mình đang suy nghĩ.
    Vậy có nghĩa là mình đang nói về các kiểu làm việc với mô hình. hay nôm na là "Phương pháp thiết kế dùng mô hình" là vậy. Từ ngữ có giới hạn của nó, chỉ cần mình hiểu theo cách "Xem xét phương pháp làm việc khi có sự hiện diện của mô hình" là đủ. Đúng thế, mô hình vẫn là mô hình, còn phuơng pháp là phương pháp.
    Nói về các làm việc trong thiết kế, thì có hai ông Dickerson và Robertshaw hồi 1975 đã phát biểu là: một hoạt động thiết kế gồm 4 bước:
    - Chuẩn bị (thông tin/kiến thức gì cần có?)
    - Ấp ủ (tiêu hoá các thông tin, tìm ra các kịch bản)
    - Làm sáng tỏ (mổ xẻ chúng)
    - Kiểm chứng (nhìn và đánh giá, cảm nhận)
    (thanks Beyond_S)
    Cách làm việc này nhìn chung từ trước đến giờ vẫn thế, cho dù dùng mô hình, bút thước, máy tính hay tưởng tượng trong đầu. Có thể gọi đó là cái khung cơ bản trong khi làm việc thiết kế. Cái thú vị có lẽ nằm ở chi tiết, chính là cái hình như mọi người thường hay bàn bạc trên này. Nếu ai có hứng thú thì họ sẽ bàn thêm về chi tiết, còn không thì nắm một câu chung cũng đủ.
    Tớ thì thấy mô hình hữu ích nhất trong giai đoạn kiểm chứng, tiếp đến là giai đoạn làm sáng tỏ, rồi thứ ba là giai đoạn ấp ủ, còn lúc chuẩn bị thì hầu như không giúp gì, vì đã có gì đâu mà hiện thực hoá, hình ảnh hoá, không gian hoá.
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 08:32 ngày 14/08/2007
  8. onfoot

    onfoot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Theo em, bác HH định đề cập đến kiến trúc Topology. Một số công trình trong giai đoạn thiết kế không thể biểu hiện bằng toán học thông thường ( bây h các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để có thể biểu diễn chúng bằng toán học 1 cách gần đúng nhất). Các công trình loại này được tạo thành do sự biến dạng các mặt ( được xây dựng và cảm thụ dễ dàng nhất là qua các mô hình máy tính).
    Các bác có thể tìm hiểu kỹ hơn trong tạp chí Kiến trúc tháng 8/07.
    Vài lời mạn đàm.

Chia sẻ trang này