1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp thở 8 thì của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi VTDT, 12/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VTDT

    VTDT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Gần đây mình có đọc cuốn phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (nguyên bộ trưởng bộ y tế từ 1969 - 1974) thấy có giới thiệu về hơi thở triệt để bao gồm 8 kỳ. Mình nhận thấy đây là phương pháp thở rất hiệu quả và là một di sản lớn của tiền nhân của để lại. Cái gì hay thì nên truyền bá rộng rãi để cho nhiều người cùng tập, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Đứng ở trên quan điểm đó mình xin giới thiệu về hơi thở 8 thời đã nói ở trên.
    Hơi thở dưỡng sinh là hơi thở trọn vẹngồm 8 giai đoạn:
    1. Hít vô tối đa
    2.Giữ hơi vẫn mở thanh quản
    3. Đóng thanh quản nhốt hơi
    4.Rặn
    5.Thở ra buông xụi
    6. Ép bụng và ngực duổi hơi ra hết
    7. Đóng thanh quản , thót bụng
    8. Vẫn đóng thanh quản, phình bụng
    Đây là nguyên văn tài liệu mình gõ lại

    Mình có nghiên cứu và thực hành hơi thở 8 thì này, bác nào có nhu cầu luyện tập, có thắc mắc cứ hỏi. Mình sẽ giải đáp trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của mình (đã có đọc sách và thực hành)
  2. VTDT

    VTDT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Diễn giải về hơi thở 8 thì chút :
    1. Hít vào tối đa : cứ hít vào tự nhiên, khi cảm giác đã đầy thì ngưng. Khi ta hít đầy vào phổi thì thể tích phổi sẽ tăng, tạo sức ép đẩy cơ hoành xuống phía dưới... làm cho bụng phình ra. Ở đây có 2 cách tập :
    a. Chỉ phình phần bụng từ ức xuống đến rốn. Vùng bụng từ rốn trở xuống luôn luôn ôm vào. Cách này thích hợp cho chị em, không bị mất eo và những bác có nhu cầu giữ eo.
    b. Hít vào tối đa theo đúng nghĩa thì cơ hoành được ép xuống tối đa, sẽ làm cho vùng bụng dưới(từ dưới rốn trở xuống) phình ra, đồng thời cơ hậu môn và các vùng cơ xung quanh sẽ co lại và nâng lên làm thành cái đai, giữ cho các cơ quan nội tạng không bị xa xuống.
    Lúc này vùng bụng dưới căng tròn và có đàn tính như quả bóng được bơm căng. Lối tập này giành cho các bác không ngại mất đi hình tượng eo thon để có được công fu thật sự.

    2. Thì 2 : nín hơi vẫn mở thanh quản. Cái khó ở thì này là hiểu được thế nào thanh quản mở hay thanh quản đóng. Các bác thử kiểm tra thanh quản đóng hay mở bằng cách đang hít vào hay thở ra thì đóng thanh quản vào, lúc đó các bác sẽ không thể nào hít vào hay thở ra được nữa. Sau đó các bác lại mơt thanh quản để tiếp tục thở ra hay hít vào. Bằng bài tập này các bác sẽ biết được thế nào là thanh quản đóng, thanh quản mở. Áp dụng vào thì 2, nín hơi vẫn mở thanh quản.

    Hôm nay mình dẫn giải 2 thì trước, còn các thì khác từ từ dẫn sau. Các bác có thể vừa làm vừa suy một cách rất logic và khoa học ra cả 8 bước. Lúc đó các bác có được một vũ khí cực kỳ lợi hại để dưỡng sinh và để tu luyện rồi.
    Tập hơi thở 8 thì tốt sẽ điều khiển cơ bụng và có nội lực được như cố lão võ sư Trần Tiến biểu diễn dưới đây :
    http://www.youtube.com/watch?v=nexC-fVNhyA
  3. tungls84

    tungls84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    hôm nào giao lưu nhỉ - mình cũng quan tâm cái này ,mình bị viêm xoang ,thời tiết chuyển mùa rất khó chịu
  4. VTDT

    VTDT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Diễn giải hơi thở 8 thì (tiếp):
    3. Đóng thanh quản nhốt hơi
    4.Rặn
    Hai thì này diễn tiến như sau : khi cơ hoành nén xuống, vùng cơ chậu nâng nên, dẫn đến vùng bụng được từ từ nén căng. Áp xuất vùng bụng càng tăng thì vùng cơ chậu càng co lại hơn. Vùng cơ chậu co lại nên lấy huyệt hội âm làm trung tâm của sự co lại và nâng lên. Khi vùng cơ chậu co lại đến mức nào đó thì sẽ dẫn đến hiệu ứng đóng thanh quản nhốt hơi (không cho hơi thoát ra ngoài). Việc đóng thanh quản nhốt hơi dẫn đến hiệu ứng rặn. Cái rặn này là để vùng bụng càng thêm được nén căng tới mức tối đa mà thôi. Khi rặn thì thanh quản đóng và vùng cơ chậu vẫn phải co vào và nâng lên. Lúc này vùng bụng dưới căng tròn và đàn hồi như quả bóng cao su.
    Chú ý thực hành vừa sức, không nên cố quá .
  5. VTDT

    VTDT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Thót bụng thở ra.
    Phình bụng thở vào.
    Hai vai bất động.
    Chân tay thả lỏng.
    Êm, chậm, sâu, đều.
    Bình thường qua mũi.
    Khi gấp qua mồm.
    Tập trung theo dõi.
    Luồng ra luồng vào.
    Đứng ngồi hay nằm.
    Ở đâu cũng được.
    Lúc nào cũng được.

    http://suckhoedoisong.vn/20090327045...-khac-vien.htm


    Diễn giải :
    Đây là một phương pháp thở rất hay,nhẹ nhàng đơn giản, thích hợp cho đa số mọi người, nhất là với chị em.
    Bản chất của sự thực hành hơi thở này là sự kết hợp của 2 việc : buông lỏng cơ thể + theo dõi hơi thở(quán niệm hơi thở).
    Có một sai lầm lớn cho những hành giả thực hành quán niệm hơi thở là chỉ theo dõi hơi thở mà không để ý đến việc buông lỏng cơ thể, dẫn đến hơi thở không thông, ý loạn, cảm giác bí bức khó chịu...Nhưng nếu kết hợp cả hai việc : buông lỏng + theo dõi hơi thở thì hơi thở sẽ nuột như được miêu tả ở bài vè trên.
    Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì nên làm 3 việc cùng một lúc : (Tàng thần + buông lỏng + theo dõi hơi thở) thì sẽ đem lại hiệu quả nhất cho phương pháp này. Xin được diễn giải về việc tàng thần : bình thường nếu ánh mắt luôn nhìn thẳng hay nhìn lung tung thì tính ngoại phóng cao, sự tập trung cho việc thả lỏng và theo dõi hơi thở không đạt hiệu suất như ý muốn. Nếu ánh mắt nhìn xuống và miệng mỉm cười nhẹ như những hình ảnh đức Phật đang ngồi thiền thì sự tập trung vào việc buông lỏng và theo dõi hơi thở sẽ đạt hiệu suất tối đa.
    Sự thực hành này có thể thực hiện theo phương châm :
    (Đứng ngồi hay nằm.
    Ở đâu cũng được.
    Lúc nào cũng được). - Trích lời bác Nguyễn Khắc Viện.
    Chúc những bạn nào thực hành theo phương pháp dưỡng sinh này tinh tiến.
  6. VTDT

    VTDT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Diễn giải hơi thở 8 thì (tiếp):
    5.Thở ra buông xụi
    6. Ép bụng và ngực đuổi hơi ra hết
    7. Đóng thanh quản , thót bụng
    8. Vẫn đóng thanh quản, phình bụng

    Bước 5 : thở ra bình thường kết hợp với buông lỏng cơ thể.
    Bước 6 : Thở ra hết tối đa, mục đích là để thực hiện bước 7 cho tốt. Nếu không thở ra hết tối đa thì khi thót bụng sẽ gây tức ngực.
    Khi hít hơi vào thì theo xu hướng từ trên xuống dưới, khi thở ra và ép bụng ngực đuổi hơi thì ngược lại, co bụng và ép từ dưới lên trên. Hơi đã được đuổi ra hết thì tiến hành bước tiếp theo : đóng thanh quản , thót bụng. Lúc này cơ bụng sẽ được thót lên như clip minh họa ở dưới.
    http://www.youtube.com/watch?v=Ie4EgCWXA2I
    Do đã đuổi hơi ra hết nên chỉ cần đóng thanh quản, mở ***g ngực là bụng sẽ thót lên. Mâu chốt của bước này là khi thót bụng lên phải đóng thanh quản, khóa chặt vùng cổ gáy, hơi không dồn lên não đột ngột gây cảm giác khó chịu.
    Bước 8 : vẫn đóng thanh quản, phình bụng ra, mức độ phình ra đạt đến khi bụng trở về trạng thái bình thường là được. Bước 7 và bước 8 có thể được lặp lại nhiều lần cho đến khi nào có nhu cầu hít vào thì lại hít vào và bắt đầu chu kỳ mới. Mấu chốt của bước 7 và 8 là việc đóng thanh quản. Khi thót bụng lên thì thanh quản đóng chặt hơn, khi phình bụng thì thanh quản vẫn đóng nhưng không chặt bằng lúc thót bụng. Việc điều khiển thanh quản đóng chặt hay bớt chặt hơn sẽ tạo ra sự thót bụng và phình bụng một cách nhịp nhàng.
    Trên đây là diễn giải đầy đủ về phương pháp thở 8 thì của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng theo kinh nghiệm thực hành của mình để mọi người tham khảo. Bác nào thấy hợp thì có thể bắt tay vào rèn luyện. Nếu ai thực hiện được cả 8 bước thì trên phương diện dưỡng sinh có thể tạm coi là cao thủ. Ngoài ra người mới tập có thể chia ra từng thời kỳ sẽ nói tới ở sau....

Chia sẻ trang này