1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phương pháp trồng vườn hoa thiên lý tại nhà

Chủ đề trong '7X Đà Nẵng' bởi vuontuong, 19/06/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuontuong

    vuontuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2016
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Hoa thiên lý là loại cây thân leo không tua cuốn thường được trồng nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Công dụng của cây hoa này tương đối nhiều. Đầu tiên được trồng làm giàn vừa để lấy bóng mát vừa có thể tận hưởng mùi hương thoang thoảng của những chùm hoa khi nở. Đặc biệt hoa và lá non của chúng còn được sử dụng để nấu ăn rất ngon và bổ.

    [​IMG]

    Mùa hè này, hãy tự tay trồng thiên lý ngay trên vườn rau xanh tại nhà, sân thượng hay thậm chí là ban công vừa được hưởng thụ bóng mát trưa hè vừa có rau sạch dinh dưỡng cho cả gia đình nhé!

    Chuẩn bị đất: Đất trồng thiên lý cũng giống đất trồng rau sạch, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu lớn hoặc bồn cây, cứ một lớp xơ dừa thì phủ một lớp đất thịt 10cm.
    Làm giàn: Quá trình làm giàn được thực hiện sau khi chuẩn bị đất xong. Người trồng có thể làm giàn bao toàn bộ diện tích trồng với độ cao 1,6 – 1,7 m.

    [​IMG]

    Giâm cành

    Khi chọn cành để giâm thường bạn nên chọn những dây thiên lý bánh tẻ già thân to và da màu xám. Những dây thiên lý như thế này sẽ cho tỷ lệ đâm chồi cao hơn những dây non và xanh.
    Sau khi đã chọn được những dây thiên lý đạt tiêu chuẩn, cắt những dây này thành những đoạn ngắn dài chừng 20 đến 25 cm để thuận tiện cho việc giâm cành.
    Với những đoạn cây giống dùng để ươm này bạn nên chấm hai đầu vừa cắt vào hỗn hợp tro bếp hoặc tàn hương để chúng không bị chảy nhựa sau đó mới đem đi ươm trồng.
    Cắm những cành vừa chuẩn bị vào túi đất. Sau đó phun tưới ẩm cho toàn bộ cành đem giâm vào đất. Chú ý với những loại túi kín như thế này thì bên dưới bạn nên đục vài lỗ nhỏ để nước có thể thoát và làm thông thoáng đất không bị bí sẽ làm cành bị úng nước.
    Sau khi giâm cành thiên lý xuống giá thể đất, bạn vén cao túi lên và buộc lỏng túi lại. Trong môi trường này cây vừa giữ được độ ẩm vừa có độ kín gió để kích thích cành đâm rễ và chồi mới. Để những túi như thế này ở nơi râm mát như dưới gốc cây. Chỉ 1 tuần sau bạn sẽ thấy chúng nảy mầm nhanh chóng.
    Sau khoảng một tuần từ lúc được giâm trong giá thể, những cành giâm nào khỏe mạnh nhất sẽ bắt đầu ra rễ và cho ra những chồi non mới từ các đốt trên thân. Mỗi cây con sẽ có một bầu đất riêng biệt để phát triển hoàn chỉnh trước khi đem trồng ra nơi ở mới và làm giàn cho chúng leo.

    [​IMG]

    Tưới nước: Thiên lý là loại cây trồng không chịu tưới nhiều nước, nhưng nếu thiếu nước cây sẽ cằn cỗi, sinh trưởng và ra hoa kém,dễ nhiễm sâu rầy. Ở giai đoạn đầu trồng thiên lý con cần nhiều nước để phát triển bám giàn. Sau khi trồng có thể tưới nước ngày 1-2 lần, sau đó giảm dần vài ba ngày tưới một lần nhưng vẫn phải đảm bảo đủ độ ẩm, nhất là thời kỳ cây sắp và đang ra hoa. Có thể tưới theo rãnh dưới gốc và thỉnh thoảng dùng vòi xịt xịt nhẹ lên mặt tán (nhất là những hôm trời nắng nóng) vừa tăng độ ẩm môi trường kích thích bông lý ra nhiều đồng thời có tác dụng rửa trôi bớt bụi bặm, bệnh bồ hóng và các loại rệp, nhện gây hại trên lá.

    Tuy là cây ưa ẩm những lại không chịu được úng ngập do đó sau mỗi trận mưa to bạn nên tiêu úng thoát nước để đất được thông thoáng. Cây sẽ phát triển dần dần và bám giàn. Lúc này bạn sẽ làm giàn cho cây thiên lý leo lên. Một dây thiên lý trưởng thành có thể dài từ 2 đến 3 m.

    [​IMG]

    Tỉa cành: Khi cây nằm trên giàn 50cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh tỏa kín giàn. Tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. Thường xuyên cắt tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để diệt mầm bệnh và chống rét.
    Khi dây leo lên dàn thì bấm ngọn cho cây phân cành,khi cành phát triển mạnh tiếp tục bấm các ngọn cành để cây phân cành nhiều hơn sẽ cho ra hoa nhiều hơn.

    Nhiệt độ : trồng thiên lý cần phải chú ý tối thiểu là 20 – 350C; chịu rét kém, nhiệt độ không khí dưới 10oC cây sẽ không phát triển.

    [​IMG]

    Diệt trừ sau hại

    Rệp: Với loại sâu bệnh này, người dân phải kiểm tra mỗi ngày, nếu ít nên bắt bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ, bà con phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có nên dùng tăm nhọn đẩy rệp ra xử lý.
    Nấm đen thường phát triển trên lá và dây hoa thiên lý. Bệnh sẽ làm cho cây chảy nhựa và suy yếu. Người dân có thể phòng nấm đen bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy nấm đen, người trồng nên hái toàn bộ lá có nấm rắc vôi bột và đem chôn, pha nước vôi quét vào dây có nấm.

    Vậy là bạn đã có thêm một loại cây trồng mang nhiều lợi ích cho hệ thống trồng rau sạch của mình rồi nhé!

Chia sẻ trang này