1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phượt theo đoàn quân Tây Tiến, ngắm hoa Gạo dọc bờ Nậm Na (Show ảnh trang 12)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi ladiesman, 15/04/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tonycuong

    tonycuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2011
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý là thế. Cơ mà đã nói đến phụ nữ thì khó chiều lắm, sáng nắng chiều mưa giữa trưa hưng hửng. Em Min của bác lần nào đi cũng có chiều được đâu, kek:)) [r24)]e
  2. Qgpmst

    Qgpmst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    ko chiều dc mà lần nào a cũng đi về an toàn. thậm chí còn dòng khối xe. heeeee
  3. doidoivadoi

    doidoivadoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Theo e các bác nên check kĩ lại thông tin. 2 năm trc e qua Na Mèo nhưng ko thể mang xe máy qua, còn Pa Háng thì vô tư. Các bác check kĩ điều này nhé.
    Viêng Xay đẹp lắm, :)
  4. Qgpmst

    Qgpmst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn! tụi mình đã check rồi, hiện giờ mang xe máy qua vô tư.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Phát hiện gây chấn động rừng già Na Mèo

    Phát hiện gây chấn động rừng già Na Mèo
    Thứ Tư, 30.3.2011 | 07:37 (GMT + 7)
    Cái thú được đi thật xa đã đưa đẩy tôi lên tận một nhánh đầu nguồn con sông Mã – nơi góp nhặt những giọt nước đầu tiên rỉ ra từ núi đá của cả Việt Nam, nước bạn Lào để rồi cuồn cuộn đổ về xuôi.


    Trong những ngày rong ruổi trên lưng xe máy, chạy khắp huyện miền núi Quan Sơn của Thanh Hoá, tôi được nghe câu chuyện kỳ thú về ông già người Thái trong lúc đi săn đã phát hiện ra một hang động mà vẻ đẹp của nó làm bàng hoàng cả dư luận gần xa.
    Nguyên sơ đến xót ruột
    Từ đường Hồ Chí Minh, dọc theo quốc lộ 217 qua các huyện miền tây Thanh Hoa, sau gần 5 giờ xe máy (luôn để số thấp và ghì chân phanh), chúng tôi cũng đến được Quan Sơn. Dù đã có đường ôtô qua, nhưng người dân Quan Sơn còn nghèo lắm. Như anh Bạo – chiến sĩ đồn biên phòng ở cửa khẩu Na Mèo nói: “Nước mình còn nghèo, tỉnh mình rất nghèo và bà con dân tộc ở Quan Sơn này thuộc những người nghèo nhất, khổ nhất”.
    http://www1.laodong.vn/Images/2011/3/30/NaMeo1jpg-071931
    Dòng suối Sỉa đẹp đến mê lòng bắt nguồn từ Lào chảy qua cửa hang Bo Cúng rồi đổ về sông Luồng.
    Thời điểm nhà báo Xuân Quang viết phóng sự “Ám ảnh miền rừng” thì Quan Sơn đang còn thuộc huyện Quan Hoá. Khi tách ra (ngày 1.1.1997), Quan Sơn thực sự chỉ còn toàn là “sơn” (gần như đường biên giáp Lào của Quan Hoá cũ nay đã “về tay” Quan Sơn). Đó cũng là điều dễ hiểu khi Quan Sơn là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh Thanh Hoá (37 người/km2 – năm 2008).
    Qua Sơn Điện, Mường Mìn, Na Mèo, Sơn Lư, Sơn Thuỷ…, nhìn những người Thái thật thà sáng lên đồi tỉa ngô; chiều xuống suối bắt ốc, bắt nòng nọc (sau này rụng đuôi sẽ thành ếch suối) để làm bữa chiều mà thấy thắt từng khúc ruột. Tôi cũng xí xớn ở lại bản ăn cơm nếp nương đựng trong rọ đan bằng nứa với canh pặc cát nặm (tiếng người Thái là rau cải suối).
    Tôi cũng ngông cuồng bắt chước mấy anh người Mông cưỡi xe Win vượt đường suối vào Mông Xí Nọi, nhưng gần được 1/2 đường, “chiến mã” có biểu hiện không chịu được cực hình và gần hết xăng (ở đây phải đi 30-40km mới có cây xăng), nên đành xin lỗi bản người Mông – nơi còn giữ phong tục nhiều nhất. Tôi cũng đã lọ mọ tìm cả bản mới có đúng 1 điểm là gốc cây xoan để dò sóng điện thoại (bây giờ thanh niên bản đã biết mặc quần bò và dùng điện thoại – cho dù không biết số).
    Nghèo là thế, nhưng phải khẳng định là người Thái, người Mông ở đây yêu rừng lắm! Có lên và chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ của núi rừng trên này ta mới mừng thầm trong dạ: Nước mình cũng còn nhiều rừng già lắm đấy chứ! Ở bản Chanh (Sơn Thuỷ), sáng sớm gà rừng còn dõng dạc ra tận bìa rừng gáy vang cả bản, vượn hót lảnh lót trên vách đá.
    Ngày đầu tiên của hành trình, chúng tôi lang thang ở Mường Mìn, mang quần áo của các bạn sinh viên tình nguyện gửi cho các em học sinh rồi lại phóng hơn 27km lên Đồn biên phòng cửa khẩu Na Mèo để bước qua cột mốc số 327, sang tỉnh Viêng Xay của nước bạn Lào. Ngày thứ hai, chúng tôi lại vòng vo rừng núi quặt ra xã Sơn Thuỷ – lớp áo ngoài cùng bọc Quan Sơn với đường biên giới tiếp giáp với Lào.
    Cũng đúng vào thời điểm này, đáng lẽ là ngày mà theo thông lệ sẽ diễn ra lễ hội Mường Xia, rước hòn đá vía để tưởng nhớ vị tướng bảo vệ biên giới Tư Mã Hai Đào (ngày 9 – 12 tháng 2 âm lịch). Nhưng từ năm ngoái đã có sự “sắp xếp” là cứ 2 năm tổ chức một lần theo quy mô huyện và 4 năm theo quy mô tỉnh, nên bản làng ỉu xìu đến hụt hẫng. Có lẽ bị ảnh hưởng quá nhiều từ những lần lên miền ngược, thấy bà con (đặc biệt là thanh niên) thích “xem” ca nhạc nhố nhăng hơn kênh VTV5 mà tôi không đắng đót vì Quan Sơn nghèo bằng nỗi lo: Liệu rừng núi bạt ngàn, những bản sắc văn hoá quý giá ở tận miền biên ải này có ngày biến mất không?
    Từ lúc đến địa phận Quan Sơn, nhìn thấy biển chào: “Welcome to Quan Sơn!” cũng to xấp xỉ chữ tiếng Việt giống như bao địa danh khác. Trong khi hầu hết người Thái, người Mông nơi đây vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc mình và rất nhiều người mù chữ (tất nhiên), mà thấy lo cho cách lo của chúng ta với đồng bào miền núi. Có lẽ đó là quan điểm ích kỷ của riêng tôi, nhưng thực sự tôi cảm thấy bất an cho tốc độ “kinh hoá” như một cơn lũ cuốn phăng không để lại tàn tích.
    Chuyến săn gây chấn động và… lại buồn và lo
    Suốt những ngày ngao du ở Quan Sơn, đâu đâu tôi cũng nghe phong thanh một câu chuyện: “Động Bo Cúng sắp được đầu tư hơn 60 tỉ để phát triển du lịch!”. Ông Hà Văn Dậu – nguyên Chủ tịch xã Sơn Thuỷ – cũng khẳng định như đinh đóng cột về điều này.
    http://www1.laodong.vn/Images/2011/3/30/cong1suajpg-071931
    Một trong số cả trăm cảnh kỳ vĩ của động Bo Cúng. Ảnh: Chí
    Quá tò mò về cái động khiến tỉnh bỏ ra cả “một đống tiền”, tôi lại lếch thếch lôi chiếc xe máy lên bản Chanh (Sơn Thuỷ). Đường lên bản Chanh đã thuận lợi hơn rất nhiều bởi con đường biên giới chiến lược vắt qua. Dù quá quen với địa hình trên là núi dưới là suối đặc trưng ở Quan Sơn, nhưng thật sự tôi đã đôi lần giật mình vì rừng núi tiếp giáp giữa ta và nước bạn Lào đang còn rất nguyên sơ. Có lẽ đó là công lao của các chiến sĩ biên phòng hay cũng có thể vì quá xa xôi nên lâm tặc còn chưa tấn công.
    Câu chuyện phát hiện ra động Bo Cúng của ông Lương Văn Thương mà người dân khắp vùng bàn tán và do chính ông kể ra đầy thú vị, đậm sự bí ẩn của ngàn sâu. Vào thời điểm năm 1984, rừng núi còn bạt ngàn đến nỗi trai bản đi săn cũng phải tụ tập cùng nhau để tránh bị thú dữ tấn công. Riêng chàng trai người Thái tên Thương quyết đi săn lẻ. Vượt qua dòng suối Sỉa, núp sau một gốc cây vả đang thời điểm quả chín, ông Thương lên cò, chờ thú đến ăn vả rụng.
    Khi con trăng vừa ló qua khỏi vách núi thì bầy lon (cầy lon) sột soạt kéo nhau đến. Nhằm đúng chỗ có nhiều lon tập trung nhất, ông Thương bóp cò. Đoàng! Tiếng súng hoa cải khét lẹt vang lên, hai con lon trúng đạn. Tuy nhiên chỉ một con chết, 1 con bị thương cố lết vào rừng sâu. Vết máu dẫn ông Thương vào một lỗ hang bị cây cối và đất đá che khuất chỉ vừa một người qua. Càng đi sâu, lòng hang càng rộng và có những hình thù lạ mắt. Khi vừa tới nơi con lon bị thương đang cùng đường vì vũng nước, cũng là lúc ông Thương sững người vì cảnh đẹp như cõi tiên.
    Qua ánh đèn săn, hang động hiện ra nguy nga và kỳ bí khiến ông quên cả đi săn. Nhìn những nhũ đá như mây trời, như suối nước ông ngỡ mình đang mơ. Đến khi đèn gần hết pin, ông mới sực tỉnh tìm lối quay ra khỏi hang. Về đến nhà cũng là lúc con trăng chạy mất sang dãy núi bên kia, con gà rừng bắt đầu gáy te te rồi.
    Tuy phát hiện ra hang, nhưng ngày ấy có ai biết nơi heo hút này, ông Thương cũng chẳng báo cho ai. Mãi đến năm 2002, khi ra huyện để xem tivi, thấy người ta phát hiện ra Hang Ma (hang treo quan tài ở Hồi Xuân) nên ông cũng đi báo xã. Tin báo của ông Thương gây chấn động cả vùng đồi núi Thanh Hoá và sang cả Sơn La, Hoà Bình.
    Năm 2003, uỷ ban xã cử người đến trông coi. Các ông, các bà ở “dưới xuôi” lên xem thấy đẹp quá, ngay lập tức duyệt hồ sơ công nhận là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh (2009). Ông già người Thái lành như bột cũng không ngờ cái “lỗ” mình phát hiện ra bây giờ được nhiều người quan tâm thế. Họ vào hang ngắm nghía, chụp ảnh, trầm trồ. Các vị lãnh đạo thì cứ về thăm hang, đánh giá, dự kiến này nọ mà chẳng thấy ai đến hỏi thăm ông, cho dù nhà ông chỉ cách cửa hang nửa vòng quả núi.
    Bây giờ động Bo Cúng đã cử người đến trông coi, vào phải mua vé (hình như là 10 ngàn đồng, riêng chúng tôi, do nói là nhà báo nên được tự do ra vào). Ông cũng ngậm ngùi đành vậy. Ừ! Thì hang là hang của rừng núi đất này, của Nhà nước mình, nhưng ông vẫn tủi thân. Bên bếp lửa, ông Thương còn đau xót cho hang Bo Cúng hiện tại: “Bo Cúng giờ xấu đi nhiều lắm! Khách đến chơi đạp đổ và lấy cả nhũ đá về. Bản Chanh này cũng khác nhiều rồi, cây già bị mất hết rồi, nai hoẵng cũng sợ người nên bỏ lên núi cao hết. Người “dưới xuôi” tự dưng lập ra hai cái bàn thờ hai bên miệng hang rồi để cái hòm kính gì đấy để khách bỏ tiền lẻ vào. Cái hang đấy mới tìm ra à, có thần nào canh đâu mà”.
    Ông già người Thái quá thật thà gần 60 tuổi ấy chưa biết rằng, đó là cách người ta làm du lịch bây giờ, phải có “thần” mới tăng vẻ uy nghi. Và có thế, việc để thùng “công đức” mới phát huy hiệu quả. Ông Lương Văn Khương vẫn phải tự trấn an bằng việc ngày nào cũng vào thăm động. Càng ngày ông càng thấy cái “danh lam – thắng cảnh du lịch” này nó khác đi. Bây giờ, không những nhũ đá bị lấy cắp, người ta còn đem… ximăng để gắn vào những nhũ đá! Ông không biết việc mình phát hiện và công bố là đúng hay sai nữa? Và tôi, tôi cũng không biết giữa Quan Sơn thoát nghèo, bớt khổ và Quan Sơn hùng vĩ, nguyên sơ mình nên chọn điều gì nữa. Có chăng tôi quá tham lam (!?).
    TB: Xin báo với ông Lương Văn Thương một tin không biết nên vui hay buồn, sau khi về Hà Nội tôi đã tìm cách liên hệ với Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Thanh Hoá và được cho biết chưa có bất kỳ thông tin nào về việc đầu tư hơn 60 tỉ đồng như bà con xôn xao.
    ( Theo Báo laodong.com.vn)
  5. fly_to_sky

    fly_to_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Lào này khá giống tiếng Tày nhỉ!!?
    Èo. Méo hết cả mồm hic...^:)^[/QUOTE]
  6. Qgpmst

    Qgpmst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Đi chợ Sầm Nưa

    Thị xã bé nhỏ và bình dị này nằm yên bình trong thung lũng Sầm Nưa được bao bọc bởi lớp lớp lô nhô những núi là núi. Vì nằm gọn trong thung lũng, nên Sầm Nưa là một vùng tiểu khí hậu đặc biệt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một ngày. Buổi sáng ở đây thường có mưa lay phay với cái lạnh se se; buổi trưa nắng lên chói lóa, khoảng quá trưa thường có những cơn mưa giông chợt đến, chợt đi ào ạt; về chiều, tiết trời lại mát mẻ với cái nắng vàng ươm; còn đêm xuống, muốn ra đường, người ta phải khoác thêm tấm áo ấm cho đỡ lạnh, và khi ngủ thì phải đắp chăn bông…
    Ở Sầm Nưa không có chợ xanh, chợ cóc như vẫn thường thấy ở các thành phố, thị xã của VN, mà mọi giao dịch kinh tế hầu hết đều diễn ra ở một khu chợ được bố trí nằm dọc theo hai bên bờ dòng Nậm Xam, với một bên chuyên bán hàng tổng hợp và một bên chuyên bán lương thực, thực phẩm.
    Tôi được Pinh Chulakhon - nữ sinh viên người Lào (hiện đang học đại học ở VN mới về thăm nhà) dẫn đi thăm chợ và làm phiên dịch. Ấn tượng nhất với tôi chính là sự thật thà chân chất cực kỳ đáng quý của người dân Lào bình dị và mến khách…
    "Tôi nói thách, sao... không trả giá?"
    Chợ Sầm Nưa không có nhiều hàng hóa như tôi tưởng, chủ yếu là các sản phẩm thủ công truyền thống của người Lào, còn lại là hàng nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và VN. Vì đây là tỉnh có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng nhất của Lào, với những sản phẩm tinh xảo, chất lượng cao, nên nếu đi chợ Sầm Nưa mà không thăm quan các sạp hàng bán đồ thổ cẩm thì quả là một thiếu sót. Pinh dẫn tôi vào một sạp hàng chuyên bán đồ thổ cẩm lớn nhất chợ Sầm Nưa và không quên giới thiệu về nghề dệt thổ cẩm gia truyền. Pinh bảo, hầu hết những phụ nữ nổi tiếng của Lào, đặc biệt là những người dẫn chương trình trên Đài truyền hình Lào đều mua vải thổ cẩm ở Sầm Nưa về may váy áo truyền thống. "Thổ cẩm Sầm Nưa cũng nổi tiếng không kém gì lụa Hà Đông của VN đâu nhé", Pinh nói thêm.
    Khách hàng thích thú với những gian hàng chuyên bán đồ thổ cẩm ở chợ Sầm Nưa
    Cầm một tấm chăn thổ cẩm được dệt khá cầu kỳ, tôi nhờ Pinh hỏi giá. Bà chủ sạp hàng tên Malina cho biết giá mỗi chiếc chăn là 45 ngàn kíp. Nhẩm tính chỉ khoảng trên 100 ngàn đồng, tôi mua liền mấy tấm để làm quà. Bà chủ vừa gấp chăn cho vào túi vừa hỏi Pinh gì đó, rồi cả hai cùng cười. Ping bảo, chị ấy hỏi sao anh không trả giá, đây là giá nói thách thôi. Người VN hay nói thách mà… Tôi cười bảo giá thế này là hợp lý rồi, nhưng cuối cùng bà chủ cũng tự... bớt cho tôi với giá 40 ngàn kíp một tấm…
    Kế đến, tôi nhờ Pinh dẫn sang khu chuyên bán đồ bạc. Bạc là loại trang sức không thể thiếu của mỗi người dân Lào, vì vậy các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ bạc làm ăn rất phát đạt. Tôi mua một đồng bạc cổ to bằng lòng bàn tay với giá 100 ngàn kíp (250 ngàn đồng). Pinh hỏi: Anh mua để làm sưu tập à? Tôi cười bảo mua để cạo gió. Sợ Pinh không hiểu, tôi ra dấu cạo cạo vào cổ. Thấy thế người đàn ông bán hàng tên là Khansay Xayavong lắc đầu xua tay và vẫy vẫy tôi quay trở lại. Khansay giải thích với Pinh một lúc. Pinh ồ lên rồi bảo tôi lấy đồng bạc ra trả lại với lời giải thích: Khansay tưởng tôi mua đồng bạc để làm kỷ niệm chứ không biết là mua để cạo gió trị cảm, vì vậy mới bán đồng bạc này. Khansay không chắc đây là đồng bạc với 100% bạc nguyên chất, vì vậy sợ mang tiếng lừa đảo nên không bán nữa. Khansay bảo nếu muốn mua bạc một trăm phần trăm thì mình chỉ có bạc thỏi thôi. Cái này không chặt ra được, bạc cổ mà, giá đắt lắm… Khansay vui vẻ trả lại tiền cho tôi và luôn miệng nói câu xin lỗi, đồng thời hứa sáng mai sẽ mang đồng bạc hoa xòe bằng bạc nguyên chất đang cất ở nhà ra bán cho tôi để cạo gió, trị cảm…
    Những món lạ và độc
    Tôi thực sự "choáng" khi được Pinh dẫn sang bên phía bờ đông dòng Nậm Xam để đi chợ chuyên bán thức ăn ở Sầm Nưa. Choáng là bởi lần đầu tiên được chứng kiến những món ăn lạ và "độc" của người Lào được bày bán ở đây. Xen kẽ những sạp hàng bán thịt, lòng trâu, lòng bò và cả một dãy dài những măng là măng, là những món chuột khô, nhái xanh, bọ cánh cứng và các loài côn trùng na ná như bọ xít… Nhìn những con chuột khô nhăn nheo, nằm còng queo trên bàn, nói thật tôi hơi sờ sợ vì cái mùi lạ lạ của chuột xen lẫn mùi cá suối, mùi lòng bò... Tôi càng choáng hơn khi thấy những người đàn ông Lào đi xe Hummer, xe Lexus láng coóng bước xuống mua từng xâu chuột khô và nhái xanh cho vào xe mang về nhà... Thấy bộ dạng ngạc nhiên của tôi, Pinh cười bảo: "Đặc sản đấy. Ăn ngon lắm. Nhưng phải biết cách làm. Ở đây nếu là khách quý mới được mời ăn thịt chuột khô và nhái hầm măng. Chuột khô mà nướng lên uống bia thì còn ngon hơn mực nướng anh à"… Tôi cười, không tin lắm vào cái sự ngon của Pinh, nhưng thú thực tôi không đủ can đảm thử "nhắm" món này cho thỏa sự tò mò…
    Những món đặc sản chuột khô và nhái xanh được bày bán rất nhiều ở chợ Sầm Nưa
    Ở chợ Sầm Nưa có cả một dãy chuyên bán các loại xương thú rừng để nấu cao. Những người bán hàng ở đây giới thiệu có đủ các loại xương từ hổ, báo, ngựa bạch, mèo rừng, xương khỉ... và đặc biệt còn có cả ******* khô, ngà voi, sừng hươu và sừng tê giác (!). Nhưng có một điều lạ là không hề có người dân Lào nào kinh doanh những món hàng "độc" này. Hầu hết các chủ buôn đều là người từ VN sang. Họ ăn mặc như người Lào và nói tiếng Lào như gió. Khách hàng mua xương để nấu cao chủ yếu là những người từ VN, Trung Quốc sang, còn người Lào thì hình như cũng không ham hố những món hàng để bào chế ra các loại "biệt dược" này. Tôi cầm một mảnh sừng tê giác khoảng 2 lạng, hỏi ông chủ bán hàng giá bao nhiêu. Ông chủ tỏ ra ngờ nghệch lôi máy tính ra bấm bấm, xong giơ cho tôi xem con số là 9 triệu kíp (khoảng 20 triệu đồng). Tôi nghiêng đi nghiêng lại, nói bừa là cái này không phải sừng tê giác, đồng thời yêu cầu được xem chiếc sừng khác. Bất ngờ vị chủ cửa hàng "người Lào" này "bắn" ra một tràng tiếng Việt, với thổ âm của vùng Thọ Xuân, Thanh Hóa đặc sệt, quảng cáo về món hàng "độc" này. Anh ta bảo, cái này ở Lào bây giờ cũng rất hiếm, để lấy được hàng, anh ta phải lặn lội sang tận Miến Điện mới mua được (!). Tôi và Pinh cùng phì cười bỏ đi, liền bị vị chủ cửa hàng này chửi rủa với những lời lẽ rất thiếu văn hóa, khiến tôi cảm thấy thật xấu hổ với Pinh…
    Pinh bảo: "Ngày trước đi chợ Sầm Nưa không bao giờ phải trả giá, vì ai cũng thật thà, bán mua đúng giá, nhưng những năm gần đây có nhiều người VN, Trung Quốc sang làm ăn buôn bán nên người Lào cũng dần "học" được cách nói thách và trả giá khi mua hàng. Kể cũng... vui anh nhỉ". Tôi cười, chẳng biết phải nói sao trước cái sự hồn nhiên của cô gái Lào tốt bụng…
    ( Nguồn http://www.baomoi.com/Di-cho-Sam-Nua/137/4937286.epi )
  7. Qgpmst

    Qgpmst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay trong đoàn đã có một ôm kô đi dc, do vậy thiếu mất một ôm, nếu bạn còn muốn đi thì liên lạc sớm nhe!Đã PM cho bạn rùi đó
  8. langthang002

    langthang002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
  9. rat

    rat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2011
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nếu đoàn còn xuất đi thì cho mình tham gia với nhé.
    Call: 01263.746.546
  10. Qgpmst

    Qgpmst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    A cần bản đồ chi tiết thôi. bản đồ này a có nguyên một cái to vật mua ở Lao năm 2009 rùi
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đoàn đang tuyển ôm, bạn là ôm hay xế?

Chia sẻ trang này