1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phytoremediation giải pháp sinh học cho môi trường.

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Vo_niem, 09/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    hạn chế
    Phụ thuộc nhiều vào hàm lượng, độ độc hại của chất gây ô nhiễm. Khi sử dụng phương pháp cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi lựa chọn.
    Hiệu quả xử lý bị giới hạn đối với những vùng ô nhiễm có hàm lượng kim loại cao, chất hữu cơ có chứa nhiều Cl, mạch carbon quá dài, và nồng độ muối vô cơ cao vì những chất này gây độc đối với vi sinh vật.
    Ở điều kiện kị khí, các chất ô nhiễm có thể đựơc phân huỷ tạo thành các chất độc hại hơn các chất ô nhiễm ban đầu. ví dụ, Tricoloroethylene (TCE)phân huỷ kị khí tạo thành vinyl chloride bền và độc hơn.

    Ưu điểm của bioremediation:
    Có thể áp dụng ngay tại nơi ô nhiễm
    Xử lý ô nhiễm trên diện rộng.
    Loại trừ được những chất thải có thời gian phân huỷ lâu dài
    Sử dụng hệ thống sinh học ít tốn kém hơn các phương pháp xử lý thông thường như thay lớp đất mặt, xử lý hoá học?
    lưu ý trong khi thực hiện bioremediation.
    Sử dụng hydrogen peroxide trong vòng kiểm soát, hàm lượng hydrogen peroxide lớn hơn 100 ppm có thể ức chế vi sinh vật trong xử lý nước ngầm.
    nước lạnh, khí lạnh hay nhiệt độ thấp sẽ làm giảm hoặc ngưng quá trình xử lý.
    Lượng oxygen thêm vào nhanh chóng đựơc vi sinh vật ở gần giếng nhập liệu hấp thụ như vậy sẽ gây ra hậu quả:
    + vi sinh vật chỉ phát triển ở khu vực gần giếng nhập liệu, điều này sẽ dẫn đến giới hạn sự tiếp xúc của vi sinh vật với các chất gây ô nhiễm ở trong vùng ô nhiễm.
    + Vi sinh vật phát triển nhiểu ở gần giếng sẽ làm chậm quá trình cung cấp chất dinh dưỡng.
    Lượng chất ô nhiễm quá cao sẽ gây độc đối với vi sinh vật.
  2. nguyenthu252

    nguyenthu252 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    oa, chủ đề hay quá. mà từ năm 2003, lúc ý em mới học lớp 6 ^^
    Em đang làm đề tài tốt nghiệp về khả năng xử lý kim loại nặng của cỏ linh lăng. có ai có chút thông tin gì cho em xin với. dùng cỏ linh lăng hình như chưa được nghiên cứu nhiều nên em chả tìm đc thông tin ở đâu cả. hix

Chia sẻ trang này