1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PIANO-Hãy cho tôi biết kinh nghiệm của các bạn nhé!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi quaythu, 31/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quaythu

    quaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    PIANO-Hãy cho tôi biết kinh nghiệm của các bạn nhé!

    Tôi là đàn ông, đã 34 tuổi rồi... không biết một chút gì về kiến thức cơ bản âm nhac... lại muốn đi học Piano. Muốn học từ lâu rồi nhưng kô có điều kiện, hôi nhỏ thì mơ hồ, nhà có đàn mà kô chịu học vì mải chơi... giờ thấy nuối tiếc... cách đây 10 năm tôi học Trống.... nhưng Trống chỉ chú trọng về nhịp phách, nên thầy giáo dạy trống trước đây cũng kô hướng dẫn về nhạc lý cơ bản.

    Đi mua được quyển Nhạc lý cơ bản thực hành.... về tự đọc được 1 buổi thì hôm sau bắt đầu đi học đàn buổi đầu tiên.

    Cô giáo tôi nói kô nên đọc quyển Nhạc Lý cơ bản đó... vì nó sẽ làm cho tôi loạn, rối rắm... sẽ khó học hơn... và tôi sẽ phải kô quan tâm đến cuốn sách đó nữa... thay vào đó là tôi tập trung vào phương pháp của cô giáo tôi (cô giáo tôi sn 1958)

    Các anh có kinh nghiệm tốt cho người lớn đi học Piano như tôi xin cho ý kiến.

    Tôi quyết tâm học cho bằng được.... cũng mong anh em động viên tôi nữa... tôi xin cảm ơn.
  2. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì thường dạy lý thuyết song song trong quá trình dạy thực hành luôn.
    Tôi không hiểu bạn nêu nên vấn đề về cô giáo của bạn nghĩa là sao. Nhưng đúng là nếu chỉ đọc lý thuyết thì sẽ thấy rối rắm thật đấy. Cũng có những bạn lớn tuổi khi mới đến học tôi đã hỏi về cấu tạo hợp âm trưởng, thứ, hay Gam là cái gì v.v... Để giải thích tất cả những vấn đề đó ngay một lúc quả thật cũng khá lằng nhằng. VD: phải lý giải với bạn ấy về cung, quãng, quãng 3T, 3t, cách kết hợp các quãng để tạo ra hợp âm v.v...
    Vì vậy, tôi nghĩ rằng có những điều bạn cứ thực hành đi, có thể lúc đầu bạn chưa hiểu lắm, nhưng sau đó lý thuyết sẽ soi sáng cho bạn và ngược lại.
    Một thực tế là những người học đàn lớn tuổi dù rất hiểu việc học đàn là giải trí, đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng lại cũng rất thích gấp rút chơi được tác phẩm hoành trang. Hê hê ... trong khi tôi lại thường yêu cầu người lớn chơi bài của trẻ con. VD: đàn gà trong sân, nói gì với mẹ, ba mẹ là quê hương v.v ...
  3. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì thường dạy lý thuyết song song trong quá trình dạy thực hành luôn.
    Tôi không hiểu bạn nêu nên vấn đề về cô giáo của bạn nghĩa là sao. Nhưng đúng là nếu chỉ đọc lý thuyết thì sẽ thấy rối rắm thật đấy. Cũng có những bạn lớn tuổi khi mới đến học tôi đã hỏi về cấu tạo hợp âm trưởng, thứ, hay Gam là cái gì v.v... Để giải thích tất cả những vấn đề đó ngay một lúc quả thật cũng khá lằng nhằng. VD: phải lý giải với bạn ấy về cung, quãng, quãng 3T, 3t, cách kết hợp các quãng để tạo ra hợp âm v.v...
    Vì vậy, tôi nghĩ rằng có những điều bạn cứ thực hành đi, có thể lúc đầu bạn chưa hiểu lắm, nhưng sau đó lý thuyết sẽ soi sáng cho bạn và ngược lại.
    Một thực tế là những người học đàn lớn tuổi dù rất hiểu việc học đàn là giải trí, đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng lại cũng rất thích gấp rút chơi được tác phẩm hoành trang. Hê hê ... trong khi tôi lại thường yêu cầu người lớn chơi bài của trẻ con. VD: đàn gà trong sân, nói gì với mẹ, ba mẹ là quê hương v.v ...
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hòan toàn theo ý kiến cô giáo của bạn, và onggiadaukho .
    Học Piano thật ra là Tập Piano .
    Một câu lý thuyết âm nhạc hay lý thuyết Piano phải tập hàng giờ
    và để tạm được, thì cũng vài ngày, mà đạt tiêu chuẩn chuyên
    nghiệp thì có thể vài năm. Ví dụ cong các ngón tay chẳng hạn,
    thì nói một câu, nhưng người mới tập phải vài tháng, nhưng
    cong như thế nào với từng câu nhạc, thì phải vài năm.
    Ngưòi mới tập thường tập những bài trẻ con, và những đoạn
    trích từ những tác phẩm nổi tiếng, và viết lại cho dễ theo trình
    độ.
    Theo kinh nghiệm tôi, tập đàn Piano khi chưa đủ 10 tuổi, thì một
    năm đầu vẫn chưa biết đọc nhạc, phần vì cha tôi dạy lướt qua
    chỗ làm sao đọc nhạc, rồi cũng chẳng để ý xem tôi có biết đọc
    hay không nữa. Sau mấy năm thì tôi chơi hết 2 cuốn classical
    rồi mà chẳng biết gam là gì, nhịp là gì. Cho đến nay, tôi phải tự
    tìm hiểu mà học những cái đó, tuy rằng gam và quãng vẫn chưa
    thuộc được các tên gọi . Ấy thế mà một bản nhạc có sẵn, tôi có
    thể viết các bè cho mấy nhạc cụ chơi với nhau được, mà còn
    linh động cho tay nghề cúa từng người nữa . Riêng về tay đàn
    Piano thì không tiến được là bao . Trừ những bài đã học thời
    niên thiếu, những bài mới thì tôi học rất chậm, và phải luyện khá
    lâu (tính giờ phảI vài chục giờ, tính ngày thì phải cả tháng) mới
    chơi được . Có điều tôi chơi khá hay, có tình, chứ không như
    máy như mấy người có bằng cấp . Có thể nói, mỗi nốt nhạc tôi
    chơi có một nhịp riêng cho nó. Gần năm chục năm với Piano
    rồi còn gì? Bạn đừng mong vài tháng hay một năm mà chơi
    được một bài dễ với tình cảm đúng với nó . Tuy vậy, qua một
    tháng đầu, bạn đã có tình với Piano ngay rồi đấy.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hòan toàn theo ý kiến cô giáo của bạn, và onggiadaukho .
    Học Piano thật ra là Tập Piano .
    Một câu lý thuyết âm nhạc hay lý thuyết Piano phải tập hàng giờ
    và để tạm được, thì cũng vài ngày, mà đạt tiêu chuẩn chuyên
    nghiệp thì có thể vài năm. Ví dụ cong các ngón tay chẳng hạn,
    thì nói một câu, nhưng người mới tập phải vài tháng, nhưng
    cong như thế nào với từng câu nhạc, thì phải vài năm.
    Ngưòi mới tập thường tập những bài trẻ con, và những đoạn
    trích từ những tác phẩm nổi tiếng, và viết lại cho dễ theo trình
    độ.
    Theo kinh nghiệm tôi, tập đàn Piano khi chưa đủ 10 tuổi, thì một
    năm đầu vẫn chưa biết đọc nhạc, phần vì cha tôi dạy lướt qua
    chỗ làm sao đọc nhạc, rồi cũng chẳng để ý xem tôi có biết đọc
    hay không nữa. Sau mấy năm thì tôi chơi hết 2 cuốn classical
    rồi mà chẳng biết gam là gì, nhịp là gì. Cho đến nay, tôi phải tự
    tìm hiểu mà học những cái đó, tuy rằng gam và quãng vẫn chưa
    thuộc được các tên gọi . Ấy thế mà một bản nhạc có sẵn, tôi có
    thể viết các bè cho mấy nhạc cụ chơi với nhau được, mà còn
    linh động cho tay nghề cúa từng người nữa . Riêng về tay đàn
    Piano thì không tiến được là bao . Trừ những bài đã học thời
    niên thiếu, những bài mới thì tôi học rất chậm, và phải luyện khá
    lâu (tính giờ phảI vài chục giờ, tính ngày thì phải cả tháng) mới
    chơi được . Có điều tôi chơi khá hay, có tình, chứ không như
    máy như mấy người có bằng cấp . Có thể nói, mỗi nốt nhạc tôi
    chơi có một nhịp riêng cho nó. Gần năm chục năm với Piano
    rồi còn gì? Bạn đừng mong vài tháng hay một năm mà chơi
    được một bài dễ với tình cảm đúng với nó . Tuy vậy, qua một
    tháng đầu, bạn đã có tình với Piano ngay rồi đấy.
  6. quaythu

    quaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Những ý kiến thật quý báu, tôi xin cảm ơn các anh.
    Tôi kô mong học nhanh nhanh chóng chóng để đánh được các bản nhạc hoàn chỉnh... và giờ đây tôi có nhiều thời gian để dành cho việc học tập... và âm nhạc là sở thích.
    Vì đã lớn tuổi đi học bập bẹ những bước đầu tiên, sự đóng góp ý kiên cua codep và laogiakhodau tôi rất quý trọng... tôi đã đọc nhiều bài của các bạn trên forum này...
    Sự khó khăn của tôi luôn mong được các bạn giúp đỡ.
    Cũng may mắn là ngón tay tôi vẫn chưa đến nỗi cứng đơ kô điều khiển nổi, vì tôi đánh máy 10 ngón rất tốt...nhưng quả thực với Piano thì tôi lóng ngóng lắm....
    Xin các bạn cho tôi kinh nghiệm tập ở nhà như thế nào... tập đánh chậm hay đánh nhanh chẳng hạn. Giờ tôi nhìn nốt nhạc chậm lắm, có lúc đờ đẫn ra để nhớ nó là nốt gì nữa...
    Chẳng mong được làm trò các bạn... nhưng cũng xin được làm học trò qua forum này... tôi sẽ báo cáo thường xuyên những bài học của tôi nếu được các bạn đồng ý.
    Còn về Tình với Piano.... thực sự tôi vẫn cảm giác... có người chơi kô tốt về kỹ thuật nhưng ngược lại tiếng đàn có hồn lắm.... có người chơi rất tốt nhưng có lúc tôi nghe lại chẳng cảm nhận gì....
    Có phải tâm hồn của người chơi đàn chuyền cảm xúc xuống các ngón tay... và các ngón tay tạo nên âm thanh đẹp và cảm xúc ...........
  7. quaythu

    quaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Những ý kiến thật quý báu, tôi xin cảm ơn các anh.
    Tôi kô mong học nhanh nhanh chóng chóng để đánh được các bản nhạc hoàn chỉnh... và giờ đây tôi có nhiều thời gian để dành cho việc học tập... và âm nhạc là sở thích.
    Vì đã lớn tuổi đi học bập bẹ những bước đầu tiên, sự đóng góp ý kiên cua codep và laogiakhodau tôi rất quý trọng... tôi đã đọc nhiều bài của các bạn trên forum này...
    Sự khó khăn của tôi luôn mong được các bạn giúp đỡ.
    Cũng may mắn là ngón tay tôi vẫn chưa đến nỗi cứng đơ kô điều khiển nổi, vì tôi đánh máy 10 ngón rất tốt...nhưng quả thực với Piano thì tôi lóng ngóng lắm....
    Xin các bạn cho tôi kinh nghiệm tập ở nhà như thế nào... tập đánh chậm hay đánh nhanh chẳng hạn. Giờ tôi nhìn nốt nhạc chậm lắm, có lúc đờ đẫn ra để nhớ nó là nốt gì nữa...
    Chẳng mong được làm trò các bạn... nhưng cũng xin được làm học trò qua forum này... tôi sẽ báo cáo thường xuyên những bài học của tôi nếu được các bạn đồng ý.
    Còn về Tình với Piano.... thực sự tôi vẫn cảm giác... có người chơi kô tốt về kỹ thuật nhưng ngược lại tiếng đàn có hồn lắm.... có người chơi rất tốt nhưng có lúc tôi nghe lại chẳng cảm nhận gì....
    Có phải tâm hồn của người chơi đàn chuyền cảm xúc xuống các ngón tay... và các ngón tay tạo nên âm thanh đẹp và cảm xúc ...........
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đánh máy và chơi Keyboard mà phím không nặng (mass
    hay momentum) hay sức ỳ chống lại ngón tay, thì luyện bạn
    cái nhanh của ngón tay, nhưng không giúp chơi nhạc có cảm
    tình .
    Piano có phím gỗ, đầu kia gắn chì cho nặng . Digital Pinao
    có weighted keys thì làm bằng nhựa, bên dưới bằng đồng cho
    nặng . Theo vật lý, thì khối lượng (mass) có sức ỳ, và dự trữ
    năng lượng . Trong kỹ thuật đàn Piano, thì phím nặng cần
    phải có ngón tay khoẻ mới trị nổi, nhưng lại cho được những
    âm thanh vang to và ấm (gõ được giây dài và nặng) . Ngón tay
    to khoẻ thì chơi được những nốt trầm (phím nặng hơn gõ lên
    giây thô dài 2 mét, quấn đồng nặng) nhưng cũng phải tinh tế
    không đập lên những nốt cao quá mạnh (phím rất nhẹ, vì giây
    đàn mỏng và không quá 20 centimet).
    Chơi có tình cảm thì tình cảm bắt nguồn từ bản nhạc rồi xuống
    đến các ngón tay . Để tập Piano, phải chơi chậm trước, rồi
    nhanh dần lên đến tốc độ vừa với tình cảm cúa bản nhạc . Rất
    nhiều học sinh bị tật chơi quá nhanh - tức là nhanh hơn khả
    năng ngón tay của mình có thể chơi được, và có thể nhanh hơn
    linh hồn của bản nhạc . Họ chơi như vậy vì trong đáy lòng họ, họ
    sợ kém kỹ thuật . Họ cần biết kỹ thuật ở chỗ ngón tay bấm xuống
    phím thế nào, chứ không phải chỉ ở chỗ nhanh mà thôi . Vì thế
    tiếng đàn của họ nông, và không đều . Có nhiều nốt nghe không
    rõ . Có những lúc các ngón tay bị rối vướng vào nhau . Để thí
    nghiệm một người khống chế tốt ngón tay của mình, cho họ
    chơi một bài mà họ cho rằng họ đã chơi thật nhuần nhuyễn .
    Sau đó vặn Metronome đến một nhịp thật chậm . Nếu họ chơi
    được, thì họ đã biết khống chế ngón tay theo tốc độ . Sau đó,
    đề nghị họ chơi theo tay cầm nhịp của mình . Trong đó không
    những tốc độ, mà còn cả mạnh nhẹ nữa . Khi thử, ta nên cố
    tình điều khiển trái ngược tình cảm đi xem họ có theo được
    không . Ví dụ, đáng lẽ chỗ đó phải mạnh, thì ta đòi họ phải chơi
    nhẹ, và chỗ đáng lẽ phải chơi nhẹ, thì bắt họ phải chơi mạnh .
    Trở lại bài học, bạn nên xin cô giáo chơi bài hết sức tình cảm
    các bài tập của mình, nói rõ chỗ nào chậm lại, nhanh lên, mạnh
    vào, và nhẹ đi, để thấy được cái hồn cúa bản nhạc . Sau đó, bạn
    tập kỹ thuật được rồi, chuyển sang tập bài mới, thì các bài cũ
    ôn lại để tập theo tình cảm . Khi tập tình cảm, cũng nên thay đổi
    tốc độ và độ mạnh khác đi nhiều vẻ để tìm tòi xem như thế nào
    thì bài hay hơn . Trong các kỳ thi quốc tế, người ta chấm cái tâm
    hồn của mình có hợp với bản nhạc (tức là tác giả) chứ các
    người dự thi thì khỏi phải chê kỹ thuật .
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đánh máy và chơi Keyboard mà phím không nặng (mass
    hay momentum) hay sức ỳ chống lại ngón tay, thì luyện bạn
    cái nhanh của ngón tay, nhưng không giúp chơi nhạc có cảm
    tình .
    Piano có phím gỗ, đầu kia gắn chì cho nặng . Digital Pinao
    có weighted keys thì làm bằng nhựa, bên dưới bằng đồng cho
    nặng . Theo vật lý, thì khối lượng (mass) có sức ỳ, và dự trữ
    năng lượng . Trong kỹ thuật đàn Piano, thì phím nặng cần
    phải có ngón tay khoẻ mới trị nổi, nhưng lại cho được những
    âm thanh vang to và ấm (gõ được giây dài và nặng) . Ngón tay
    to khoẻ thì chơi được những nốt trầm (phím nặng hơn gõ lên
    giây thô dài 2 mét, quấn đồng nặng) nhưng cũng phải tinh tế
    không đập lên những nốt cao quá mạnh (phím rất nhẹ, vì giây
    đàn mỏng và không quá 20 centimet).
    Chơi có tình cảm thì tình cảm bắt nguồn từ bản nhạc rồi xuống
    đến các ngón tay . Để tập Piano, phải chơi chậm trước, rồi
    nhanh dần lên đến tốc độ vừa với tình cảm cúa bản nhạc . Rất
    nhiều học sinh bị tật chơi quá nhanh - tức là nhanh hơn khả
    năng ngón tay của mình có thể chơi được, và có thể nhanh hơn
    linh hồn của bản nhạc . Họ chơi như vậy vì trong đáy lòng họ, họ
    sợ kém kỹ thuật . Họ cần biết kỹ thuật ở chỗ ngón tay bấm xuống
    phím thế nào, chứ không phải chỉ ở chỗ nhanh mà thôi . Vì thế
    tiếng đàn của họ nông, và không đều . Có nhiều nốt nghe không
    rõ . Có những lúc các ngón tay bị rối vướng vào nhau . Để thí
    nghiệm một người khống chế tốt ngón tay của mình, cho họ
    chơi một bài mà họ cho rằng họ đã chơi thật nhuần nhuyễn .
    Sau đó vặn Metronome đến một nhịp thật chậm . Nếu họ chơi
    được, thì họ đã biết khống chế ngón tay theo tốc độ . Sau đó,
    đề nghị họ chơi theo tay cầm nhịp của mình . Trong đó không
    những tốc độ, mà còn cả mạnh nhẹ nữa . Khi thử, ta nên cố
    tình điều khiển trái ngược tình cảm đi xem họ có theo được
    không . Ví dụ, đáng lẽ chỗ đó phải mạnh, thì ta đòi họ phải chơi
    nhẹ, và chỗ đáng lẽ phải chơi nhẹ, thì bắt họ phải chơi mạnh .
    Trở lại bài học, bạn nên xin cô giáo chơi bài hết sức tình cảm
    các bài tập của mình, nói rõ chỗ nào chậm lại, nhanh lên, mạnh
    vào, và nhẹ đi, để thấy được cái hồn cúa bản nhạc . Sau đó, bạn
    tập kỹ thuật được rồi, chuyển sang tập bài mới, thì các bài cũ
    ôn lại để tập theo tình cảm . Khi tập tình cảm, cũng nên thay đổi
    tốc độ và độ mạnh khác đi nhiều vẻ để tìm tòi xem như thế nào
    thì bài hay hơn . Trong các kỳ thi quốc tế, người ta chấm cái tâm
    hồn của mình có hợp với bản nhạc (tức là tác giả) chứ các
    người dự thi thì khỏi phải chê kỹ thuật .
  10. quaythu

    quaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Thật là điều tôi kô bao giờ nghĩ đến, nếu quả thực như vậy thì thật là gian khổ.. nhưng khi đã quyết tâm thì tôi có theo học hết khả năng của mình... những kinh nhiệm của CoDep cho tôi không bao giờ tôi quên, tôi sẽ ghi nhớ trong đầu... hì.. giờ tôi đang học đến bài Nhịp 2 phách trong cuốn Methode Rose... tôi đang cố gắng bắt nốt trên khuông nhạc để hiểu nhanh, tín hiệu nhận được từ mắt chuyền xuống các ngón tay đánh cho đúng cũng thật là khó... nhưng cứ tập nhiều thì tôi cũng thấy mình đánh sai ít đi..... Ngày mai tôi sẽ sắm được cái Piano cũ rồi... thật là hồi hộp và lo âu... lo âu rằng mình có làm được trò trống gì kô đây :)

Chia sẻ trang này