1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PIANO-Hãy cho tôi biết kinh nghiệm của các bạn nhé!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi quaythu, 31/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quaythu

    quaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì chắc chắn cô giáo của tôi là người cổ điển rồi, vì cô ấy lớn tuổi,nhẹ nhàng, trầm tính, người Hà Nội gốc ngày xưa, nhìn vào phong cách gia đình tôi cảm nhận được điều đó.
    Vậy có lẽ tôi quyết tâm học hết Methode Rose rồi tiếp tục theo định hướng của mình được không ạ?
    Hôm nay tôi học bài mới, mấy bài mới này tay trái chơi nhiều hơn tay phải, quả thực là khó quá, nhưng tôi nghĩ cứ tập nhiều là được.
    Hôm nay tôi trả bài hôm trước, vì tôi cũng tập chăm chỉ ở nhà, nên cô giáo hài lòng và nói:
    - Thực sự lần đầu tiên cô gặp, cô không tin tưởng vào em lắm, vì em lớn tuổi rồi, chắc là em bốc đồng nên muốn học thôi. Giờ đây thấy em nghiêm túc học đàn thì cô rất mừng, em cố gắng lên, cô sẽ dạy em nhanh hơn bình thường đấy!
    Thật vui khi được cô giáo động viên.
    Thật vui được CoDep và onggiakhodau luôn trò chuyện với tôi, chia sẻ với tôi những ý kiến quý báu. Xin CoDep và onggiakhodau cùng giúp đỡ tôi, động viên tôi cố gắng, tôi rất cần sự động viên, và nếu tôi kô học được thì thật là xấu hổ.
  2. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì việc học đàn thì "cổ điển" chiếm phần lớn khối lượng giáo trình của tôi. Bởi để chơi được nhạc cổ điển đòi hỏi phải có nền tảng kỹ thuật cơ bản tốt, cũng như người học sẽ được làm quen nhiều với các hình thức âm nhạc cũng như các tác phẩm nổi tiếng khác. Sau 3, 4 năm luyện tập liên tục các em đã có thể chơi được những tác phẩm tương đối hay một chút như Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ, Polonese, Sonata 10 của Mozart, Pour Elisé...
    Có nhiều em học sinh của tôi về sau này khi đã có nền tảng cổ điển tốt, các em đã có thể nghe các bài hát nhạc trẻ từ tivi (VD phim "giày thuỷ tinh", "bản tình ca mùa đông" v.v... ) và tự bắt chước chơi theo thoải mái. Phải nói thật là mấy vụ này mình còn "ngố" hơn học sinh, bởi cứ bật ti vi mà thấy phim Hàn là chuyển kênh
    Tóm lại, theo tôi mới bắt đầu thì bạn hãy nên làm quen với âm nhạc theo hướng cổ điển với sự hướng dẫn của giáo viên. Khi đã có nền tảng vững vàng về kỹ thuật, về tai hoà thanh ... bạn có thể chủ động chọn cho mình đường hướng âm nhạc phù hợp với sở thích của bạn.
    Chúc bạn thành công.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nhầm chữ cổ điển rồi .
    Classical phải nói là căn bản thì đúng hơn là cổ hủ .
    Cổ hủ hay truyền thống, Tra***ional, là những bài dân ca .
    Trong trường lớp, Classical là môn bắt buộc cho trẻ em, chứ
    không phải cho người cổ hủ . Các nhạc sỹ cũng học Classical
    để trau giồi kỹ thuật, vì chỉ có Classical mới có kỹ thuật cao thôi.
    Nói thế không có nghĩa ai học Classical đều có kỹ thuật cao cả,
    như tôi chẳng hạn, chỉ có thể dạy được sơ cấp. Nhạc Classical
    ngày nay vẫn được sáng tác và chơi khắp thế giới, nhưng nhạc
    Tra***ional phải đi vào rừng sâu núi thẳm gặp những người
    được ông bà truyền lại cho mà còn giữ được, thì mới có .
    Bà giáo của bạn nói đúng . Tôi cũng có kinh nghiệm như vậy .
    Học sinh lớn tuổI bao giờ cũng hăng hái được vài tháng đầu,
    nhưng trẻ con thì đi học theo áp lực của cha mẹ .
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên, theo kinh nghiệm của tôi, người lớn có thể ngốn xong
    cuốn Methode Rose sau 3 tháng, rồi có thể tiếp tục theo
    Classical cho đủ 1 năm, thì căn bản mới vững vàng.
    Trong khi đó, nếu học nhạc mới ngay từ ban đầu, thì chỉ 6 tháng
    đã có thể biểu diễn lấy tiền được rồi . Vừa biểu diễn chuyên
    nghiệp, vừa tìm thày cổ điển học thêm, thì càng tốt.
    Hai lối đi đó đều được, nhưng ở Hà Nội thì hay theo lối trên,
    còn ở SaiGòn thì theo lối dưới.
    Nhà thờ bạn có cô gái SaiGòn chơi Piano . Tôi không thể chơi
    được như cô ta, nhưng những bài sách vở tôi chơi, dù không
    khó lắm, cô ta chơi cũng khá vất vả . Mỗi khi có hội hè gặp gỡ
    trước công chúng, tôi chơi Violin, cô ta chơi Piano, thì vui
    lắm. Ai thích bài gì chúng tôi cũng chiều hết, từ nhạc vàng, đến
    nhạc mới, nhạc Mỹ . Những thể loại này đối với tay piano của
    tôi thì lệch tủ, nhưng Violin thì tự do phóng túng không cần
    theo đuôi bài hát, nên nhịp nào cũng không thành vấn đề .
  5. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Hê hê ...
    Để 6 tháng có thể kiếm được tiền thì đồ nghề còn thiếu một số thứ: Kính đen và nón rách
    Bac Codep oi !
    Em và bác có lẽ dừng lại thôi, để bác ấy yên tâm học đê.
    Sự học là vô cùng, người nào xác định đích đến đâu sẽ học tới đó.
  6. quaythu

    quaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, cảm ơn 2 bác. Tôi sẽ cố gắng học chăm, kô bỏ dở vì khó... vì nếu tôi bỏ dở, nhìn thấy cái đàn để lù lù ở nhà thì tôi xấu hổ cả với nó lẫn người thân và chính bản thân mình. Thôi cũng thường xuyên vào đây để xin 2 bác ý kiến. Mong 2 bác đừng chối từ tôi... sự thực tôi kô có ai để học ngoài cô giáo của mình, và 1 tuần chỉ được học có 2 buổi thôi.... tôi cần sự giúp đỡ của 2 bác!
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nếu bạn hỏi gì, chỉ cần nói tên bài, nhịp số mấy là được, khỏi
    cần đưa hình lên . Nếu trong Methode Rose, thì nói số trang,
    số bài, và số nhịp .
    Có lẽ không cần thiết hỏi chúng tôi đâu, vì bạn đã có thày rồi .
    Trừ những bài cao cấp, các thày không khác nhau đâu . Chả
    lẽ bạn còn sợ thày dấu nghề sao?
    Bỏ tiền mua đàn, bỏ tiền thuê thày dạy đàn là 2 yếu tố quyết
    định thành công . Chắc chắn rồi . Có thể đóng topic lại chứ nhỉ ?
  8. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Học thế này là hơi bị chuyên nghiệp đấy.
    Tôi dạy học sinh thông thường là 1 buổi/1 tuần thôi.
    2 buổi/ tuần chỉ dành cho học sinh luyện thi thôi.
  9. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    hì hì cho cháu bon chen tí....
    Học gì thì học định hướng gì thì định hướng những cái cần trong mọi thể loại âm nhạc đó là 1 nền tảng kỹ thuật vững vàng. Vì thế trước mắt bác cứ học xong quyển Rose đi đã, học xong quyển này thì kỹ thuật 2 tay mới qua bước abc thôi. Còn phải chơi nhiều bài cổ điển nữa thì mới có 1 căn bản tốt được.
    Căn bản tốt ở đây ko chỉ là tay đàn nhanh chậm, mà còn là khả năng kết hợp 2 tay nhanh, thị tấu nhanh.
    Nếu vững vang cái đó rồi (vd bác lôi quyển Classic 1a ra, nhìn mấy bài dễ dễ nếu thị tấu 1phát được luôn thì cơ bản bác vững rồi đấy) thì bác muốn tiếp tục theo thể loại nào cũng dễ cả. Có thể đi tiếp cổ điển, chuyển hướng đệm hát, nhạc nhẹ...v..v....
    Chỉ lưu ý 1 số điều sau khi tập luyện:
    Khi chơi 1 bản nhạc luôn luôn đọc nhẩm giai điệu để cho tiếng đàn và tên nốt ăn sâu vào đầu mình, về sau chỉ cần nghe tiếng đàn đã biết là nốt gì. Rất quan trọng nếu về sau bác muốn chơi nhạc nhẹ và đệm hát.
    Các bài trong quyển Methose Rose theo tôi cảm nhận thì ko hay và ko cuốn hút lắm nên khi tập 1 thời gian dài có thể gây ra cảm giác chán nản. Bác phải cố gắng vượt qua... Nói chung là tinh thần quyết tâm phải thật vững!!
    1 yếu tố quan trọng quyết định học nhanh hay chậm đó là khả năng nhìn nốt nhạc nhanh. Cái này bác có thể tập luyện thường xuyên mà ko cần ngồi trước đàn, Có thể trước khi đi ngủ cầm quyển sách nhạc ra đọc các nốt nhạc trong 1 bài bất kì. Nên tập cả 2 khoá Sol và Fa. Tưởng tượng cũng như học chữ thôi, đọc nhanh thì cùng 1 thời gian đọc được nhiều cuốn truyện còn nếu cứ đánh vần từng chữ thì bao giờ mới xong 1 cuốn tiểu thuyết? Nếu chăm chỉ ngày nào cũng cầm sách đọc nốt thì chỉ 1 tuần là nhớ hết mặt nốt, về sau thành phản xạ nhìn cực nhanh luôn!
    Đấy là mấy kinh nghiệm tôi có được xin viết để bác tham khảo thêm!
    @ bác Codep: Hix học 6 tháng mà đi đánh được ở các quán bar hoặc bắt lợn kiếm tiền thì cháu chưa gặp bao giờ.... Có lẽ ngoài kính đen và nón rách còn phải mang thêm lá chắn ko thì 1 lúc có sẽ có dép, guốc, cà chua, trứng thối phi lên sân khấu bác ạ... Bác đừng nghĩ piano chơi nhạc nhe, đánh mấy cái bài Pop rẻ tiền là dễ đâu... Đánh cho hay và có 1 phong cách riêng lại càng khó. Bởi vì bản thân nó là 1 ca khúc chứ không phải tác phẩm soạn cho piano nên khi đánh bản thân người chơi đàn đã phải chuyển soạn ngay lập tức sang piano đồng thời phải làm sao cho người nghe có cảm giác vừa quen vừa lạ. Quen ở chỗ biết bài đó là bài gì, lạ ở chỗ người ta chưa từng được nghe kiểu chơi đó ở người khác hoặc cảm giác khác hẳn khi nghe tác phẩm đó lúc nó là 1 ca khúc. (tất nhiên là phải hay nhé)
  10. quaythu

    quaythu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Hì, các bác giúp tôi thế này là rất quý báu, tôi sẽ cần nhồi thêm lòng quyết tâm vào lí trí của mình, kô thể đánh trống bỏ dùi.
    Vì bác CoDep sống ở Mỹ, bác nói 6 tháng có thể là đi kiếm tiền được, theo tôi cũng không sai đâu các bác ạ, ở Việt Nam thì kô thể, nhưng ở Mỹ thì đúng đấy.
    Tôi rất cảm ơn các bác đã giúp đỡ tôi, dù chỉ là những bài viết nhỏ trong Topic này, nhưng tôi hiểu nó có giá trị rất lớn của những người đầy kinh nghiệm đi trước, tôi xin ghi lòng tạc dạ điều này... và trong quá trình tập luyện, nếu có gì khó khăn, mong các bác giúp đỡ tôi. Tôi xin cảm ơn các bác rất rất nhiều, cảm ơn bác CoDep, bác Thắng (onggiakhodau) và bác Sis.

Chia sẻ trang này