1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pink Floyd's The Wall: A Complete Analysis

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi Purple_Haze, 07/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Comfortably Numb
    "Comfortably Numb" là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của PF trong The Wall. Mê man vì ma tuý và hồi ức, Pink được ông bầu tìm thấy trong phòng khách sạn và bị lôi đến buổi trình diễn của hắn. Tiếng hát (Roger Waters) trong đoạn 1 và đoạn 2 là của ông bầu hay của bác sĩ, nhưng bác sĩ thì có vẻ có lý hơn. Lão bác sĩ này cố làm hồi tỉnh Pink, cố làm hắn cử động, hỏi hắn xem hắn còn nhận biết được gì không, kiểu như "Hello, is there anybody in there?/ Just nod if you can hear me./ Is there anyone home?". Câu hỏi của cái người cố tìm Pink, cố lay tỉnh Pink "is there anybody in there?" giống như một câu trả lời cho câu hỏi Pink đã hỏi trong đoạn trước: "Is there anybody out there?"
    Lão bác sĩ sau đó bảo Pink lão sẽ làm giảm sự đau đớn của hắn nếu hắn có thể nói cho lão biết hắn đau ở đâu. Hay nhất trong đoạn này là tiếng hát của Waters, vang vọng âm âm như sóng biển, như thể vẳng đến trong giấc mơ, thật sự giống như một tiếng gọi xuyên qua sương mù, qua hỗn mang của trí óc Pink. Vào lúc này, Pink (David Gilmour) cất tiếng hát, nói rằng hắn chẳng hề thấy đau đớn và tiếng nói của bác sĩ đang dần nhoà đi. Như thể Pink rơi vào hồi ức, hắn thấy những hình ảnh của tuổi thơ "A distant ship['s] smoke on the horizon." và tiếng nói của bác sĩ "only coming through in waves". Hắn có thể thấy hình như bác sĩ đang nói, nhưng chẳng thể nhận thức nổi là lão đang nói gì. Tiép đó Pink lại rơi thẳng xuống những kỷ niệm thơ ấu. Hắn nói về cơn sốt thuở bé, căn bệnh mà trong phim, ở bài hát Mother, khiến cậu bé Pink tự hỏi: "Am I really dying?". Rồi hắn miêu tả căn bệnh "My hands felt just like two balloons." Lúc đó hắn cảm thấy mình sưng lên và bồn chồn. Bây giờ hắn cũng cảm thấy như thế (hậu quả của ma tuý) và bác sĩ không thể hiểu nổi. "I have become comfortably numb." Pink đã bị tê liệt bởi sự đau đớn thể xác và đau đớn do các kỷ niệm đang vây quanh hắn mang lại. Ma tuý đã khiến hắn tê liệt về thể chất, và bức tường mà hắn dựng lên đã khiến hắn tê liệt trước mọi vấn đề của cuộc sống.
    Trong phim, ở đoạn điệp khúc của bài hát, Pink tìm thấy một con chuột đồng và mang nó về nhà. Bà mẹ phát hoảng và bắt cậu bé vứt nó đi. Pink mang con chuột vào nhà kho để nó trên một cái nệm cỏ khô. Sau đó, khi Pink quay lại thì con chuột đã chết. Pink xách đuôi con chuột lẳng nó xuống sông. Có thể nhiều người sẽ hỏi tại sao lại có cái cảnh với con chuột chả dính dáng gì đến câu chuyện ở đây? Tôi nghĩ cảnh này cho thấy căn bệnh đã suýt giết chết Pink thuở nhỏ đã ảnh hưởng đến hắn đến mức nào. Nó cũng cho thấy cái khía cạnh trắc ẩn ở Pink, điều mà chúng ta không thấy nữa khi hắn lớn lên. Cảnh này cũng có thể giải thích bởi lý thuyết tâm lý - động học của Freud. Con chuột tượng trưng cho chính Pink Một cách vô thức, hắn gán cho cái sinh vật bé nhỏ ấy MỌI CẢM XÚC mà hắn từng cảm thấy, đặc biệt là những cảm xúc từ cái chết của cha. Hắn đã học được từ bà mẹ rằng biểu lộ những cảm xúc ấy là tội lỗi (bà mẹ từ chối con chuột, khiến Pink phải giấu nó trong nhà kho). Khi con chuột bị chết, một phần của Pink cũng chết theo. Hắn thấy cuộc sống không đẹp đẽ và tươi vui, trái lại nó đầy chết chóc và thất vọng, Thế thì hắn làm gì với những cảm xúc ấy? Hắn vứt bỏ chúng, như vứt con chuột chết, xuống dòng nước ngầu bùn. Các nhà phân tâm học cho rằng nước (đặc biệt là trong giấc mơ) tượng trưng cho vô thức. Như thế, khi Pink vứt con chuột xuống nước, hắn đã THỰC SỰ đẩy những cảm xúc của hắn vào vô thức, một cách tự bảo vệ mà người ta gọi là sự ức chế.
    Thật đáng ngạc nhiên về số lượng email tôi nhận được về con chuột! Dưới đây là thêm một vài cách giải thích khác: Marco cho rằng con chuột là "một dạng ảo ảnh bị bóp méo, một thứ để hắn trút hy vọng của hắn vào đó. Hắn đã mang nó cho mẹ hắn, người vùi dập con vật bé nhỏ. Rồi Pink tìm thấy nó chết, tất cả hy vọng của hắn tan vỡ và bị ném xuống sông". Con sông, theo tôi, là biểu tượng chính của vô thức, vậy thì giải thích theo Marco nghĩa là những hy vọng tan vỡ và ảo tưởng của hắn đã bị tống vào vô thức. Chúng bị dồn nén cho đến khi chúng bùng nổ ra một cách mãnh liệt nhất. Allen Myers cho rằng con chuột là một biểu tượng về Pink. Khi Pink tìm thấy con chuột, nó ốm yếu và hắn chăm sóc nó. Tuy nhiên khi Pink ốm, mẹ hắn gọi bác sĩ rồi để hắn lại một mình trong bóng tối.
    Trong đoạn 2, bác sĩ bắt đầu nói chuyện với Pink dang hôn mê. Lão tiêm cho Pink một mũi để giảm đau, nhưng cái mũi tiêm này có vẻ không những không làm giảm đau mà làm hắn đau thêm. Chắc bạn nhớ tiếng thét của Pink sau mũi tiêm. Tôi đồ rằng cái thứ thuốc đó là Narcan, một chất chống thuốc phiện (opiate antagonist) thường được tiêm cho những người lạm dụng heroin phải đi cấp cứu. Nó cắt cơn phê của họ rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người ta đang đau đớn vì các hoang tưởng (bức tường, chứng tự kỷ) thì chẳng giúp gì được. Sau đó lão bác sĩ lôi Pink đứng dậy, xem mũi tiêm đã ổn chưa. "That'll keep you going through the show." Thông thường, "the show" là ẩn dụ của cuộc sống, nhưng trong đoạn này, tôi nghĩ nó đơn thuần là buổi trình diễn của Pink.
    Pink tiếp tục bài hát, vẫn chìm đắm trong hoài niệm. "When I was a child I caught a fleeting glimpse/ Out of the corner of my eye." Trong chớp mắt ấy hắn nhìn thấy cái gì? Thật khó biết. Tôi cho rằng trong thoáng chốc hắn đã thấy được bức tường và ảnh hưởng của nó trên cuộc đời hắn. Nó cũng giống như một dạng xuất thần: hắn nhìn thấy bức tranh khổng lồ về thế giới trong mọi mối tương quan của nó. Dường như nó ngụ ý trong giây phút ấy, lần đầu tiên Pink nhìn thấy thế giới không hề đẹp đẽ tươi vui. Mới là đứa trẻ, hắn đã dự cảm thấy cuộc đời là khắc nghiệt và tàn nhẫn (rất giống như tiếng hát cảnh báo trong "The Thin Ice").
    Một giải thích khác của Casey thì cho rằng trong chớp mắt ấy hắn thấy lại tuổi thơ và hắn tưởng như tìm lại được người cha. Hắn vẫn hy vọng ông còn sống. Sau đó, hắn lớn lên, cuối cùng chấp nhận sự thật là người cha đã chết. Khi còn là đứa trẻ, trong chớp mắt hắn thấy được hiện thực cuộc sống và cái chết đen tối. "The child is grown,/ the dream is gone." Cậu bé Pink trong trắng lớn lên và những giấc mơ, những hy vọng tan biến.
    Còn Bill Romanelli thì cho rằng trong chớp mắt ấy hắn nhìn thấy cuộc sống, thế giới không có bức tường. Mọi người trên thế giới trong giây phút nào đó đều mong được trở lại tuổi nhỏ thơ ngây, để có thể nhìn lại cuộc đời bằng đôi mắt trẻ thơ. Tất cả chúng ta, khi còn là đứa trẻ, đều đó có cái chớp mắt như thế. Nhưng chỉ thoáng chốc thôi, bởi sự trong trắng trẻ thơ chỉ kéo dài cho đến khi chúng ta 3 hay 4 tuổi, và một vài người trong chúng ta thậm chí đã ý thức đầy đủ về bản thân trước khi tròn 2 tuổi. Điều đó có nghĩa là chỉ có 2 năm của cuộc đời (chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi) chúng ta sống yên ổn, được chăm nom và không lo nghĩ. Chúng ta không bị loạn trí bởi vật chất, cái tôi và những thứ tương tự. Chúng ta tin tưởng tất cả mọi người, tin tuyệt đối. Và rồi thời gian đó qua đi. Đứa trẻ lớn lên, giấc mơ (về một thế giới không có bức tường nào) qua đi.
    Trong phim, có những đoạn nhanh quay Pink bị mặc quần áo và lôi đến buổi trình diễn, đi qua một hàng dài những người như cha, thầy giáo, bác sĩ, lính tráng và tất cả những thứ góp phần xây nên bức tường của hắn.

    ... totally in purple ...

  2. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    The Show Must Go On
    "The Show Must Go On" là một bài hát khác cũng bị cắt không cho vào phim. Đây là một giai điệu ngắn trong đó Pink đặt câu hỏi về tình cảnh mới của hắn. Hắn nói về những thứ hắn đã không còn nhận biết được kể từ khi xây lên bức tường. "I didn't mean to let them take away my soul..." Tiếp đó hắn tự hỏi liệu hắn đã quá già và mọi thứ đã quá muộn chưa để bắt đầu lại từ đầu, để đập tan bức tường và quay trở về với cuộc sống mà hắn đã rời bỏ, hay liệu hắn có nên tiếp tục cố gắng chăng khi cái chết đã ẩn trong góc nhà chờ đợi. Đây có lẽ cũng là một sự chiêm nghiệm về việc tự sát. Pink đã nhận thấy cái gánh nặng tàn ác hắn đang phải chịu và tự hỏi liệu tự tử quách đi có tốt hơn không, và bằng cách đó chấm dứt luôn "the show". Và cuối cùng, hắn quyết định, giống như buổi hoà nhạc, "show" diễn cuộc đời của hắn phải tiếp tục.

    ... totally in purple ...

  3. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    In The Flesh
    "In The Flesh" (chú ý là ở đây không có dấu hỏi ở cuối) đưa chúng ta đến với buổi hoà nhạc của Pink. Không giống như bài hát "In The Flesh?" lúc đầu, bài này không phải về sự ra đời, mà là về cuộc sống; nó cho thấy con người có thể rồ dại và mù quáng đến chừng nào khi nghe lời những kẻ giật dây họ, và những kẻ đó có thể sử dụng quyền lực của mình một cách nham hiểm đến thế nào. Trong bài hát, Pink buồn rầu thông báo với đám khán giả của hắn: "Pink isn't well, he stayed back at the hotel.". Nói cách khác, Pink cũ đã bị bỏ lại đằng sau, và một Pink mới, sản phẩm của bức tường, đã leo lên dành quyền độc tài. Để kiểm tra sự tận tâm của các fan hâm mộ, Pink ra lệnh cho những kẻ thiểu số đứng quay mặt vào tường, tuyên bố tất cả bọn đồng tính luyến ái, Do Thái, ma cô đều đáng bị bắn chết. NHƯNG ĐỪNG NGHĨ ĐÂY LÀ BÀI HÁT PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC. Bài hát này cho thấy, như đã nói ở trên, những kẻ lãnh đạo chuyên chế điều khiển đám đông như thế nào, giống như Pink, trở thành một dạng Hitler, chỉ huy những kẻ đi theo hắn và cố gắng tiêu diệt những người thiểu số.
    Một cách giải thích khác: Pink đã hát bài này là vì, hãy nghe hắn giải thích, những lời của hắn có nghĩa là "Vậy đó, cha tao đã chết, vợ tao bỏ đi, và cuối cùng tao kiếm được một nơi yên ổn để nằm dài yên lặng, nhưng thay cho việc mặc xác tao ở đó hay giúp đỡ tao, bọn mày dựng tao dậy và BÂY GIỜ bọn mày còn muốn tao trình diễn cho cái đám đông chết tiệt những kẻ không rõ mặt này mà tao chả biết là ai? TỐT! Tao sẽ trình diễn... BẰNG CÁCH CỦA TAO!" Đắng cay và giận dữ, Pink đã ném sự thù hằn của hắn vào đám đông hâm mộ.
    Một biểu tượng lại xuất hiện trở lại trong bài hát là cây búa. Thay cho chữ thập ngoặc phát xít, Pink sử dụng búa. Như tôi đã nói ở phần trước, những cây búa, trong bài hát và trong phần còn lại của album, đại diện cho sự áp bực bằng bạo lực. Nghĩa là nếu mày không quy phục, mày sẽ bị đàn áp cho đến khi quy phục. Trong trường hợp này, những cây búa dùng để đập tan các nền tảng đạo đức của xã hội (như phát xít đã làm) và xây lên lòng căm thù.
    Tôi đã nhận được một email về The Wall như sau:
    "Năm 1977, trong tour diễn album Animals, có tên là In the Flesh Tour, trong buổi trình diễn cuối cùng, Roger gần như phát điên bởi cái đám đông kinh khủng trong sân vận động. Trong buổi trình diễn đặc biệt ấy ở Montreal, Quebec, Canada, một fan hâm mộ ở ngay hàng đầu đã khiến Roger nổi giận. Gã này, như sau đó đã trả lời phỏng vấn, không quan tâm lắm đến buỏi trình diễn mà chỉ bắt chước những fan khác xung quanh hắn quấy rầy Roger. Và một lúc trong buổi trình diễn, Roger đã túm lấy gã, tát vào mặt. Sau đó, Roger cảm thấy ân hận về những gì mình đã làm. Ông nhận ra vào một lúc nào đó, đám đông đã làm ông phát điên, khiến ông không còn cái cảm giác riêng tư đối với những người hâm mộ mà ông từng có trước khi trở nên nổi tiếng. Ân hận về điều này, Roger bắt đầu nghĩ đến điều gì có thể khiến ông không lặp lại hành động ấy nữa, và rồi từ từ, một ý niệm về The Wall đã được hình thành".

    ... totally in purple ...

  4. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Run Like Hell
    "Run Like Hell" là sự tiếp nối của "In The Flesh". Nó là lời cảnh báo của Pink tới tất cả những kẻ không đi theo hắn hay khác hắn. "You better make your face up in your favorite disguise," Pink đe doạ rằng những kẻ khác hoặc phải theo luật chơi của hắn, hoặc phải giả vờ theo luật chơi của hắn, hoặc nhanh chóng cuốn xéo, vì tất cả những kẻ không thích nghi được với hắn sẽ được gửi về nhà "...in a cardboard box.".
    Bill Romanelli viết: "Trong thế chiến 2, những người Do Thái dưới chế độ phát xít phải sống tập trung trong những khu riêng của các thành phố. Trong phim, bài "Run Like Hell" theo ý tôi là sự tái hiện một sự kiện được gọi là "Krystalnacht" hay "đêm pha lê", cái đêm quân phát xít tấn công vào các khu Do Thái, bắn giết va cướp phá. Người ta gọi đó là "đêm pha lê" vì trong đêm ấy, những mảnh kính vỡ tung toé trên đường phố và vỉa hè đã sáng lên lấp lánh dưới ánh trăng. Gợi lại Krystalnact ở đây, giống như phát xít đã tuyên bố với người Do Thái: chúng mày không giống chúng tao, sẽ không bao giờ giống chúng tao nên chúng mày phải bị tiêu diệt. Nếu chúng mày nghĩ có thể trốn thoát được, thì cuốn xéo đi". Đó cũng chính là thông điệp của Pink.

    ... totally in purple ...

  5. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Waiting For The Worms
    "Waiting For The Worms" là bài hát thứ 3 và cuối cùng về chủ đề độc tài chuyên chế. Nó bắt đầu với lời nói của Pink rằng không ai có thể khiến hắn ở lại sau bức tường nữa. Chuyện đó qua rồi. Điều đó cho thấy Pink đã bắt đầu tìm đường để thoát khỏi nhà tù tự tạo của hắn. Bây giờ, Pink đang kiên nhẫn ngồi "...in a bunker" sau bức tường và đợi cho những con giun đi đến, đợi tri giác và sự tỉnh thức hay đợi cái chết và sự thối rữa của Old Pink? "In perfect isolation here behind my wall." Pink đã có những gì hắn từng muốn, sự cô lập tuyệt đối, điều hắn đã tìm kiếm khi xây lên bức tường, và trong sự cô độc ấy, hắn đã nhận chân ra toàn bộ ý nghĩa của thế giới.
    Lúc này, cái khía cạnh độc đoán của Pink lại xuất hiện. Đi dọc phố với những tín đồ trung thành của hắn, Pink gào lên những điều đe doạ kinh hoàng đối với mọi người. Hắn tự cho phép hắn làm thế vì hắn NỔI TIẾNG. "Waiting to turn on the showers and fire the ovens." Lời ca này chính là sự ám chỉ rõ ràng nhất về Hitler và Thế chiến 2, cuộc chiến dã khiến 6 triệu người Do Thái bị giết bằng hơi ga rồi bị đốt trong các lò thiêu người. Một cách tượng trưng, Pink đã trở thành chính cái thứ gây nên cái chết của cha hắn, cái quyền lực do Hitler nắm giữ, quyền lực đàn áp và bạo ngược. Dường như những điều này không diễn ra trong cuộc đời thực, mà chỉ trong trí óc hỗn loạn của Pink, khiến hắn tự nghĩ mình chính là Thượng đế.
    Ryan Meekins viết: "Dòng chữ 'waiting for the final solution' chính là viết về sự tàn sát người Do Thái. Giải pháp cuối cùng là màn thứ 3 và cuối cùng của Hitler trong cuộc chiến của hắn, trong đó hắn thấy rằng hắn không thể thắng. Giải pháp cuối cùng về cơ bản là quyết định của hắn dồn toàn lực tiêu diệt những người Do Thái. Chính thời gian này là lúc nhiều người Do thái bị giết nhất".
    Sagi viết: "Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít là từ ý tưởng của một chính trị gia người Anh tên là Sir Oswald Mosely người đã lập ra Đảng phát xít Anh. Ông thường hay đi diễn thuyết bằng loa (như Pink trong phim). Một vài khẩu hiệu chiến đấu của ông được xuất hiện trong 'Waiting For The Worms'.

    ... totally in purple ...

  6. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Stop
    Pink vứt bỏ những cử chỉ hống hách của mình để nhận ra tinhf canhr cuar han. Hắn nói hắn muốn về nhà và từ bỏ cuộc chơi, hắn muốn tự tử và từ bỏ cuộc sống. Cái lý do duy nhất hắn vẫn còn quanh quẩn trong nhà tù, trong thân xác, trong cuộc đời này, là vì hắn muốn biết liệu hắn có có lỗi gì không trong tất cả những gì hắn đã làm: xây lên bức tường, tê dại trước cuộc sống, trở nên tàn ác. Hắn muốn biết có phải hắn là kẻ duy nhất đáng trách trong tất cả những điều đó? Điều đó cho thấy Pink đã có những cảm xúc "of an almost human nature," được đưa ra trong The trial.
    Trong phim, Pink ngồi trong toalet, đọc những bài thơ trong cuốn sổ nhỏ màu đen của hắn. Nếu chú ý, bạn sẽ nghe được Pink đang đọc (hát) "Do you remember me? How we used to be? Do you think we should be closer?" chính là lời ca của "Possible Pasts" trong album "The Final Cut". Nhiều người cho rằng "The Final Cut" là phần tiếp nối của The Wall. Thật vậy, trong album này có nhiều chủ đề tương tự, thậm chí nhiều bài dường như hát về Pink như "The Final Cut", cái tính cách tôi cảm thấy giống như Pink ấy là khi hắn chuẩn bị rạch cổ tay bằng dao, thì nghe thấy tiếng chuông điện thoai: "I held the blade in trembling hands, prepared to make it but...just then the phone rang. I never had the nerve to make the final cut." Trong toilet, Pink cũng thì thầm lời ca của một bài hát khác trong album solo của Roger Waters "The Pros and Cons of Hitchhiking" (được Roger viết ra vào cùng thời gian với The Wall). Những lời đó là: "And I put out my hand just to touch your soft hair/ To make sure in the darkness that you were still there/ And I have to admit/ I was just a little afraid, oh yeah/ But then..."

    ... totally in purple ...

  7. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    The Trial
    Có quá nhiều thứ có thể nói về bài hát này. Vì mặc cảm tội lỗi, Pink ra trước toà án lương tâm, nơi hắn cố gắng thể hiện những "feelings of an almost human nature." Nhân chứng đầu tiên bị gọi ra trước công tố viên là ông thầy giáo của Pink, kẻ đã phàn nàn rằng đáng ra lão đã cho Pink vào khuôn phép nếu "bleeding hearts and artists" không can thiệp vàp. Ông thầy biến đi sau khi ném lại câu chú thích cuối rằng lão vẫn có thể "hammer him today."
    Tiếp đó là 1 đoạn hát ngắn của Pink về cơn điên của hắn. "Crazy...toys in the attic. I am crazy." Nhân chứng tiếp theo được gọi là vợ của Pink, người lên án hắn đã làm tan vỡ cuộc hôn nhân của họ. "You should have talked to me more often than you did, but no! You had to go your own way have you broken any homes up lately?" Cũng như ông thầy, cô vợ hừng hực lửa căm thù: "Just five minutes Worm your honor, him and me alone."
    Nhân chứng cuối cùng là mẹ của Pink, người vẫn cứ tiếp tục bộc lộ bản chất che chắn quá đáng của mình. "But I never wanted him to get in any trouble. Why'd he ever have to leave me?" Mẹ của Pink chấm dứt lời chứng của mình với lời cần xin quan toà để cho bà mang Pink về nhà. Và Pink lại cất tiếng hát về cơn điên của hắn.
    Quan toà đã sẵn sàng kết án, cho rằng chưa từng thấy kẻ nào đáng bị kết án hơn Pink. Cái điều làm quan toà phẫn nộ là cách đối xử vô lý của Pink đối với "exquisite wife and mother" (chú ý là ông thầy giáo không được nhắc đến). Bản án: Pink không được phép trốn sau bức tường nữa. Hắn phải phá sập bức tường để không còn có thể "comfortably numb" đối với thế giới quanh mình
    Bản án này có cả khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực. Tích cực, ấy là Pink không thể tiếp tục tự giam hãm mình và có thể trở lại với cuộc sống. CÒn tiêu cực, là Pink sẽ hoàn toàn trần trụi không có gì bảo vệ trước những thô bạo của cuộc đời. Không còn mảnh tường nào che chắn, nghĩa là không còn chút gì để bảo vệ hắn trước sự thù hằn của đời sống
    Trong suốt phiên toà, ta thấy Pink như con búp bê vô hồn. Hắn không hề để tâm rằng hắn có thể bi. kết án. Hắn chỉ là con búp bê bị ném qua ném lại giữa những người buộc tội và thỉnh thoảng rên rỉ ("crazy, over the rainbow") nhưng không hề lên tiếng tự bảo vệ vì hắn biết một cách tuyệt đối chắc chắn rằng hắn chỉ có thể tự trách mình về mọi nỗi đau khổ.

    ... totally in purple ...

  8. Purple_Haze

    Purple_Haze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Outside The Wall
    "Outside The Wall" có lẽ là về những người mà kẻ tù nhân sau bức tường yêu thương thì đúng hơn là về Pink. "The ones who really love you" đang đi lại bên ngoài bức tường, cố tìm cách liên lạc với người ở bên trong. Những người đang cố gắng với cả tấm lòng để tìm gặp người bên trong đôi khi cũng nản chi??T và bỏ cuộc, như vợ của Pink cuối cùng đi ti`m 1 ngwoif khác khi chồng cô không đáp lại tất cả những cố gắng của cô mong đem hắn ra khỏi bức tường nặng nề. "it's not easy banging your heart against some mad bugger's wall."
    Phần đáng nhớ nhất trong bài hát đối với tôi là cảnh được thêm vào trong phim. Những đứa trẻ nhặt nhạnh các mảnh đá, mảnh vữa từ bực tường đã sụp rồi kéo chúng đi trên những chiếc xe tải đồ chơi. Khi xem cảnh này, tôi thực sự bối rối. Chúng nhặt những mảnh vỡ đó để vứt đi, hay đó lại là hình ảnh tượng trưng cho những viên gạch trong những bức tường của chính chúng?
    Raven đã chỉ cho tôi thấy một đứa trẻ trong cảnh cuối đang cầm 1 ly coctail Molitov. "nó nếm ly rượu và đổ nó đi. Đó lại là 1 con người bắt đầu biết căm ghét, đã nếm thử vị đắng của lòng thù hận, nhưng sau đó, không giống như Pink, đổ nó đi thay cho việc uống nó"

    ... totally in purple ...

  9. gaiguy

    gaiguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Hic hic, chuối thì kệ em, sao bác lại đòi mod xoá đi, bác chuối thì có. Hehe, mod mà xoá là em đập chết ăn thịt ngay. Rõ ràng The Wall mà không nhắc tới Trần Lập thì còn gì là The Wall nữa, toàn nhắc tới cái thằng Pink dở hơi biết bơi nào ý. .
    Mà cái con mẹ The Mask nào cũng rỗi hơi, ngồi dịch cái thổ tả này, nhờ
    Bác mà mắng em nữa thì em ứ thèm vào Rock club nữa
    ------------------------------------------------------------
    see me, feel me, touch me, heal me
    see me, feel me, touch me, heal me......
    Được gaiguy sửa chữa / chuyển vào 00:11 ngày 19/10/2002
  10. Orion-the-HunteR

    Orion-the-HunteR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Hè hè chào thầy dùi gaiguy, cho hỏi khí không phải, ông tắm chưa đấy ?...Này đừng có viện cớ nghe "Wish You Were Here" xong là cảm thấy người ngợm sạch sẽ đâu đấy, kinh bỏ mẹ, he he he

    And if the band you're in starts playing different tunes,
    I'll see you on the Darkside of the Moon...

Chia sẻ trang này