1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pinned:

Chủ đề trong '1983 - Hội Ỉn Sài Gòn' bởi bot_kysirong, 11/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bot_kysirong

    bot_kysirong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Đứng trước một sự cố bất thường, đã bao giờ bạn vội vã nghĩ ngay rằng ?omình đang stress, đang phải khổ sở lắm đây"? Khi đó bạn sẽ tự cho mình cái quyền hoặc lầm lì, cáu gắt, hoặc thờ ơ bỏ mặc nhịp sống bên ngoài, hoặc cười nói ồn ào, quần áo xốc xếch, hoặc lái xe bạt mạng, uống rượu, gây gổ với mọi người... Nếu trả lời: "Tôi đã từng như vậy" thì, xin lỗi, bạn chỉ là một kẻ hèn nhát!

    "Ối ối, tôi đang stress lắm đây..."

    ?oThì để... xả stress mà! Phải vậy chứ không mình điên lên mất!? Nhưng lúc nào đó nghiêm khắc tự nhìn lại, bạn sẽ thấy 2/3 lý do bị cho là stress - bị "nặng đầu" ?" đều xuất phát từ những chuyện hết sức nhỏ nhặt đời thường: điểm kém trong khi từ trước đến giờ năng lực học rất tốt, bị bạn gái - người yêu đối xử lạnh nhạt, đến ngày thi áp lực học tập căng thẳng...

    Bản lĩnh của thanh niên ngày nay lẽ nào đương đầu với những sự cố đầu đời bằng lối lý giải đơn giản, nhút nhát đó? Stress không phải là cách giải quyết vấn đề. Stress càng không phải là cái phao để bạn bám víu rồi nhìn vào đó yêu cầu mọi người hãy vớt mình ra khỏi "bể khổ? (?!)

    Bình tĩnh coi lại những cú stress, chẳng hạn với chuyện sổ điểm không như ý, bạn thử suy nghĩ tích cực xem mình từng có bao nhiêu phần trăm số điểm khá tốt. Một vài điểm xấu đó mình cố gắng hơn chứ có đáng để... mất mặt không? Chúng ta dại gì lấy phần trăm nhỏ nhoi đó làm viên đá đè nặng lên người mình?

    Mốt được nhiều bạn hay công khai xài nhất là ?ostress do áp lực học tập?. Đúng là lúc đó chúng ta phải đối mặt với chất ngất bài vở, nhưng nên xem lại có phải vì thời gian trước mình cứ thả sức học theo lối ?onước đến chân mới nhảy", đến khi thi mới thấy ngán ngẩm vì môn nào cũng phải ôn lại từ đầu?

    Loại thứ hai là ?ostress vì tình cảm gia đình, bè bạn?. Trong một vài tình huống đặc biệt, đúng là nó tác động đến tâm lý người trong cuộc, nhưng những người vượt qua nó hiệu quả luôn luôn là những người tỉnh táo, biết chọn thời gian để giải quyết vấn đề chứ không chọn che đậy vấn đề bằng stress.

    H. (sinh viên năm 2 Trường ĐH Kinh tế) thường xuyên bị stress, thẳng thắn thừa nhận: "Mỗi khi nói bị stress trong chuyện học tập, tình cảm, mình thấy... người lớn hẳn ra. Thậm chí là sành điệu?.

    Vậy nhé, người ta lợi dụng stress, lôi stress ra để làm thước đo cho những giá trị ảo. Sống lờ đờ, học lờ đờ, nhưng nói ra ?oTôi bị stress? thì lại có vẻ văn minh đấy. Và khi bạn cố dựng lên cơn stress ảo là khi những sự việc bế tắc, chẳng bao giờ giải quyết được sẽ xuất hiện càng nhiều. Nhiễm lối sống bốc đồng, bất cần, rồi sa chân lỡ bước... có thể sẽ là những nấc thang tiếp theo của sự hèn nhát ấy.

    (Theo Tuổi trẻ)


    - Suy cho cùng thì tiền cũng không mua được mọi thứ.
    - Suy cho cùng con người mãi mãi là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính nó.
    - Suy cho cùng thì việc gì cũng có 2 mặt của nó ?!!
    -... hết chỗ viết rồi.

Chia sẻ trang này