1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pl-2013

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi TuanUSA, 21/10/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    Đúng là Costa và các TĐ AT dứt điểm kém quá, cũng có 1 số cơ hội nhưng xử lý tệ quá :(, còn Chelsea trận tới thì chấn thương và thẻ phạt, lấy ai mà đá ?? RM và BM coi như CK sớm, ai thắng sẽ vô địch C1 năm nay :)
  2. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.762
    Đã được thích:
    1.525
    Tôi dự đoán cặp này lượt về sẽ lại là hòa 0-0, hoặc là 1-0. Số bàn thắng rất ít sau 2 lượt đấu
  3. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Trận tới Ivan ngốc nghếch trở lại thi đấu. Hoặc vào đá trung vệ với Carhill hoặc Luiz xuống đổi chổ cho bác Ivan lên đá trụ tiền vệ. Hai cánh 2 ông Ashley + ông TBN kia là ổn. Còn tv trụ thứ 2 thì có lẽ là phải trông cậy ông Mickey thôi. Phần trên chắc thì vẫn Willian, Oscar và Shurlles. Thêm ông thần Rùa nua73 + sân nhà có hy vọng. Hôm nay có quả phạt 18m chính diện ngon quá thì ông Luiz lại bắn rớt con chim đa đa mất. Gặp Oscar nó tương vào có khi giờ lại ca ngợi Mou. Hai quả phạt góc cũng không làm gì được dù Carhill có tét bơ chạy lên một quả đội cũng xém vào. Tại thiếu thần Rùa ấy mà.
    Ông tm 41 tuổi ra vô hơi giống Dương Hồng Sơn như chọn chổ khá hơn dê núi. Tóm tắc thì đội hình Chelsea giờ không hơn lò bóng khét tiếng SLNA là mấy....chỉ hơn ở chổ đá có đầu óc hơn.
    Hôm nay bọn Atletico bị một quả bất ngờ. Canh Oscar vô chặt thì coi như Chel hết còn bài vở gì đáng sợ. Nhưng Mou cất mịa nó đi rồi. Khổ chú Oscar cất từ trận Mèo đen tưởng quyết chiến hôm nay lại cho dưỡng thêm vài ngày nửa. Bửa tới mà Hazard, Etto, và Oscar cùng ra sân thì atletico giật mình lúng ta lúng túng có khi lại vỡ trận ấy chứ.
    Hôm nay Mou nói, hổm giờ nghe bon NA có ca chú Sim mày ghê quá. Hôm nay có vỏ gì hay ho ghê gớm cứ đánh, anh đở không đánh lại đâu....thế là chú Sim hùng hục...bở cả hơi tai...cuối cùng anh Mou mới nói chú mõi rồi à. Có thế thôi sao. Thôi tạm nhưng về ngủ nghê cho khoẻ...bửa tới anh đấm...chú ráng thủ cho chắc rồi đấm lại anh chứ đừng lay hoay 1 hồi rồi bẹp luôn như anh vỏ sĩ hạng nặng PSG nhá.
  4. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Inzaghi thì không nói, còn Paolo Rossi thì chỉ được xem qua các clip trích đoạn. Bọn báo chí khoai Tây cũng viết rằng Rossi có cái bản năng thiên tài về chọn vị trí trong vòng cấm, nên đoán mò thì chắc cũng gần với phong cách của Ỉn: không qua hoa mĩ bay ****, k hoạt động nhiều, nhưng cực cực hiệu quả.

    Quote thêm một bài phân tích khá hay về cách vận hành của Ý năm 1982. Thật lòng so sánh với kiểu phòng ngự mẫu mực của người Ý thì trò lái xe bus của Nhô, dù ngay ởInter đi nữa, vẫn k bằng được
    http://howto.ringring.vn/cam-nang/b...inh-dien-catenaccio/4196.html?ref=wt&tid=4196

    Hệ thống phòng ngự kinh điển Catenaccio
    16:44:01 ngày 23/04/2014
    Catenaccio là một hệ thống chiến thuật trong bóng đá, trong đó chú trọng đến việc phòng ngự.
    Trong tiếng Ý catenaccio có nghĩa là "cái then cửa", với ý nghĩa một hệ thống phòng ngữ có tổ chức tốt và hiệu quả để bảo vệ cầu môn.

    Lịch sử

    Hệ thống này trở nên nổi tiếng khi được huấn luyện viên người Argentina Helenio Herrera của câu lạc bộ Inter Milan áp dụng trong thập kỉ 1960. Huấn luyện viên này đã sử dụng nó để có được các trận thắng tối thiểu 1–0 trước các đối thủ ở trong giải vô địch quốc gia.

    Catenaccio chịu ảnh hưởng của một hệ thống được huấn luyện viên người Áo Karl Rappan phát minh ra – hệ thống "khoá cửa" (verrou). Ông là huấn luyện viên ở Thụy Sĩ trong các thập kỉ 1930 và 1940, đã đặt một vị trí hậu vệ gọi là "cầu thủ chốt" (verrouiller) (mà ngày nay là vị trí hậu vệ quét), đứng ngay trước thủ môn và chỉ tập trung vào phòng ngự. Huấn luyện viên của Padova là Nereo Rocco vào thập niên 1950 đã đưa hệ thống này vào Ý, sau đó được AC Milan áp dụng vào đầu thâp niên 1960.

    [​IMG]
    Hệ thống "khóa cửa" của Karl Rappan
    Rappan đưa ra hệ thống "khoá cửa" vào năm 1932 khi đang là huấn luyện viên cho Servette. Hệ thống với bốn hậu vệ cố định (ngoài hậu vệ quét) chơi theo chiến thuật một kèm một, với một tiền vệ kiến thiết ở giữa sân và hai tiền vệ cánh.

    Chiến thuật của Rocco gần với khái niệm catenaccio hơn, được áp dụng năm 1947 cho câu lạc bộ Triestina với đội hình phòng ngự triệt để phổ biến là 1-3-3-3. Với catenaccio, Triestina đã bất ngờ đoạt ngôi á quân Serie A mùa bóng đó. Một vài biến thể là 1-4-4-1 hoặc 1-4-3-2.

    Catenaccio cách tân bằng việc giới thiệu vai trò libero hay hậu vệ quét, đây là cầu thủ chơi thấp nhất trong hệ thống phòng ngự. Khi đội bóng chuyển sang lối phòng ngự phản công, cầu thủ này có thể phát động tấn công bằng những đường chuyền dài.

    Trong phiên bản của Herrera vào thập niên 1960, 4 hậu vệ một kèm một với các mũi nhọn đối phương trong khi hậu vệ quét sẽ thu hồi bóng và hỗ trợ những hậu vệ này.

    Zona Mista

    Bóng Đá Tổng Lực được sáng tạo bởi Rinus Michels vào thập niên 1970 đối nghịch với hệ thống catenaccio của Herrera vốn đã lỗi thời. Trong Bóng Đá Tổng Lực, không một cầu thủ nào giữ một vai trò cố định, bất kỳ ai cũng có thể tham gia tấn công kể cả hậu vệ. Cách phòng thủ một kèm một trở nên vô hiệu khi phải đối phó với lối chơi di chuyển liên tục. Các HLV bắt đầu sáng tạo ra một hệ thống chiến thuật mới là sự pha trộn giữa lối phòng thủ một kèm một và phòng thủ khu vực.

    Trong hệ thống phòng thủ khu vực nguyên thủy, mỗi tiền vệ và hậu vệ sẽ phụ trách một khu vực ở trên sân. Khi một cầu thủ đối phương di chuyển ra khỏi khu vực mà anh quản lý, lập tức một đồng đội khác sẽ ập vào tiếp cận. Zona Mista (tiếng Anh là "mixed zone") được tạo ra.

    [​IMG] Zouna mista
    Trong Zona Mista, có 4 hậu vệ. Một cầu thủ giữ vai trò "máy quét" tự do(sweeper) hỗ trợ những hậu vệ khác. Một hậu vệ cánh trái và hai trung vệ(centre back). Ở hàng tiền vệ, có tiền vệ phòng ngự, tiền vệ trung tâm và cầu thủ kiến thiết(playmaker, thường mang áo số 10), thêm một cầu thủ chạy cánh phải, cầu thủ này đôi khi trở thành tiền đạo thứ ba. Hệ thống Zona Mista có 2 tiền đạo. Một trung phong chơi cao nhất, tiền đạo thứ hai chơi rộng hơi lệch bên trái(bắt nguồn từ cầu thủ chạy cánh trái trong hệ thống catenaccio) có thể xâm nhập vòng cấm hoặc trở thành một tiền vệ khi cầu thủ kiến thiết phải lùi về phòng ngự.

    Một ví dụ kinh điển về Zona Mista đó là đội tuyển Ý chơi trong trận chung kết World Cup năm 1982. Cầu thủ tài năng Gaetano Scirea giữ vai trò libero, cầu thủ 18 tuổi Giuseppe Bergomi đá hậu vệ trái, Fulvio Collovati và Claudio Gentile là cặp trung vệ. Như yêu cầu của hệ thống, Gentile dù đá trung vệ nhưng khi cần có thể kéo giãn ra cánh phải. Gabriele Oriali chơi tiền vệ phòng ngự còn Marco Tardelli là tiền vệ trung tâm và Bruno Conti là cầu thủ kiến thiết. Chính Conti là người đã góp công lớn mang về chiến thắng cho Italia. Anh là người chuyền bóng cho Tardelli ghi bàn thứ hai và cũng là người tạt bóng từ cánh phải để Alessandro Altobelli(cầu thủ vào thay cho Francesco Graziani bị chấn thương) ghi bàn thứ ba. Trong trận này, Paolo Rossi giữ vai trò trung phong cắm còn Antonio Cabrini chơi như một cầu thủ chạy cánh phải.

    Catenaccio ngày nay

    Trong những năm gần đây, hệ thống catenaccio nguyên thủy dần bị lãng quên, thay vào đó là những sự tiếp cận cân bằng hơn, cụ thể đó là sự gia tăng của lối chơi tấn công dựa trên nền tảng Bóng Đá Tổng Lực.

    Hệ thống catenaccio thực sự không còn tồn tại trong bóng đá hiện đại. Hai nhân tố chính trong lối chơi này là vị trí libero và lối phòng thủ một kèm một không còn được sử dụng. Catenaccio ngày nay trở thành đối tượng chỉ trích của nhiều người cho rằng lối chơi này quá thiên về phóng ngự mà ít khi dâng lên tấn công. Lối phòng ngự tiêu cực vẫn được dùng để ám chỉ catenaccio. Ngày nay, catenaccio được các đội bóng yếu sử dụng nhằm san lấp khoảng trống kĩ thuật với các đội bóng mạnh. Việc vai trò hậu vệ quét đang dần biến mất trong bóng đá hiện đại cũng là nguyên nhân khiến catenaccio suy tàn.

    Một sai lầm thường mắc phải của nhiều người là đánh đồng catenaccio với các hệ thống phòng ngự khác. Điều này là không đúng, bởi vì catenaccio chỉ là một trong những hệ thống phòng ngự được sử dụng.

    Nói đến catenaccio người ta nghĩ ngay đến bóng đá Ý, tuy nhiên nó cũng ít dùng bởi các đội ở Serie A, những đội này thường áp dụng những hệ thống chiến thuật hiện đại hơn giống như 4-4-2. Tuy nhiên, những HLV người Ý trước đây như Cesare Maldini và Giovanni Trapattoni, sử dụng catenaccio ở cấp độ thi đấu quốc tế và cả hai đều chuốc lấy thất bại. Italia dưới triều đại của Maldini đã thua trên loạt penalty tại trận tứ kết World Cup 1998, trong khi đội bóng của Trapattoni thua sớm tại vòng 2 World Cup 2002 và thua ngay tại vòng 1 Euro 2004, mặc dù sau đó Trapattoni áp dụng thành công catenaccio giúp Benfica vô địch Bồ Đào Nha.
    Reddman4ever, soccerhalosun thích bài này.
  5. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    ZONA MISTA

    Hình minh họa: ĐTQG Italy năm 1982 trong trận đấu với Brazil.

    Zona Mista (hay còn gọi là il gioco all'Italiana - lối chơi của người Ý) là thuật ngữ dùng để chỉ lối chơi của các đội bóng Ý trong khoảng thập niên 1970-1980. Đặc điểm của Zona Mista là hàng phòng ngự có 4 hậu vệ: 1 sweeper (trong ảnh là Scirea), hai trung vệ (Gentile và Collovati), một hậu vệ cánh (Cabrini) - gần giống với Catenaccio thông thường. Khác với Catenaccio cổ điển, Zona Mista sử dụng hệ thống phòng ngự khu vực (zonal marking, dù còn ở dạng rất sơ khai: không như zonal marking sau này, ở Zona Mista hầu như chỉ có tiền vệ phòng ngự và các hậu vệ làm nhiệm vụ phòng ngự). Vị trí sweeper/libero của Zona Mista cũng khác với sweeper thông thường của Catenaccio ở chỗ họ đa năng hơn nhiều, không những có khả năng phòng thủ mà có thể lên hỗ trợ hàng tiền vệ và thậm chí là phát động tấn công - một đặc điểm mà bóng đá Ý học tập ở bóng đá Đức và Hà Lan. Đây là một bước phát triển tất yếu của bóng đá Ý, vì điểm yếu lớn nhất của Catenaccio là hàng tiền vệ quá yếu khiến cho việc kiểm soát bóng ở giữa sân không được hiệu quả, dẫn đến việc các đội bóng phải co cụm phòng thủ. Với libero có khả năng lên cao, tính tiêu cực của Catenaccio đã giảm bớt, dù về bản chất Zona Mista vẫn nghiêng về phòng thủ nhiều hơn. Ở phía trên, các cầu thủ còn lại gồm có một tiền vệ phòng ngự (Orialli), một tiền vệ tổ chức (Antognoni), một tiền vệ trung tâm (Tardelli), một tiền vệ cánh (Conti) và hai tiền đạo (Rossi và Graziani).

    Zona Mista ra đời khi Total Football (bóng đá tổng lực) làm mưa làm gió ở châu Âu. Triết lý của Total Football gần như là khắc tinh của lối đá kèm người như Catenaccio: khi do các cầu thủ đối phương liên tục đổi chỗ cho nhau, việc kèm người sẽ trở nên vô cùng phức tạp vì bạn sẽ phải chạy khắp sân để kèm cầu thủ bạn được giao nhiệm vụ kèm, dẫn tới việc đội hình bị phá hủy hình dạng và khả năng khống chế không gian cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Đỉnh điểm của thất bại là khi Ajax hạ Inter 2-0 ở chung kết cúp C1 năm 1972, sau đó đánh bại AC Milan với tỉ số 6-0 ở trận tranh siêu cúp năm 1973.

    Các HLV Ý nhận thức được điều này và họ nhanh chóng đưa ra Zona Mista, với một giải pháp cốt lõi mang tính cách mạng: phòng ngự kèm người bị loại bỏ, thay vào đó là phòng ngự khu vực. Ở phòng ngự khu vực, sân bóng sẽ được chia ra làm nhiều phần bằng nhau, mỗi cầu thủ sẽ chịu trách nhiệm phòng ngự trong khu vực của mình và khi một hậu vệ rời vị trí, đồng đội của anh ta sẽ phải phòng ngự ở cả hai khu vực cho tới khi anh ta quay về. Đây vẫn là cốt lõi của hệ thống phòng ngự khu vực ngày nay. Sử dụng Zona Mista, tại WC 1982 Italy đã đánh bại hai đối thủ sừng sỏ là Brazil và Argentina, trước khi hạ Tây Đức để lên ngôi vô địch thế giới.

    Tuy vậy, điều trớ trêu là chính sự nổi tiếng của Zona Mista đã khiến cho nó phải lụi tàn. Nhà báo Ludovico Maradei giải thích: "Ban đầu Zona Mista khá hiệu quả, nhưng rồi nó trở nên quá nổi tiếng, ở Ý ai ai cũng chơi Zona Mista trong thập niên 70 và 80." Vì tính linh động không cao nên khi được áp dụng bởi nhiều đội bóng, Zona Mista nhanh chóng trở nên cứng nhắc, đơn điệu và dễ đoán. Đội nào cũng có một số 9 trung phong, một số 11 là tiền đạo hỗ trợ. Số 10 bao giờ cũng là tiền vệ kiến tạo, bên cạnh một cầu thủ năng nổ hơn, có khả năng phòng ngự tốt là số 8. Số 7 bao giờ cũng chạy bên cánh phải, tạo điều kiện cho hậu vệ trái số 3 dâng cao. Số 6 luôn là sweeper/libero có nhiệm vụ hỗ trợ hàng tiền vệ khi cần. Hamburg đã nhận ra điều này và đánh bại Juventus trong trận chung kết cúp C1 năm 1983. 5 năm sau, Milan của Arrigo Sacchi xuất hiện và dạy cho người Ý biết thế nào là phòng ngự khu vực thực sự.
    Reddman4ever, soccerhalosun thích bài này.
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    nói đâu xa, ngay Euro vừa rồi dù Ý không còn 1 hậu vệ huyền thoại nào thì tố chất của họ vẫn còn nguyên đó, lúc Chielini bị chấn thương ý chuyển sang chơi 5 3 2 với De Rossi đá thòng, thủ cực chắc - TBN với hàng siêu tiền vệ không cách j khoan đc. Tiếc là vô tới trận CK sau dư âm trận bán kết thắng dễ ứng viên vô địch là đức, hlv mắc sai lầm nghiêm trọng không sử dụng đội hình 5 3 2 mà đá luôn 4 4 2 với Chielini chưa bình phục hẳn chấn thương, vị trí Chielini bị khoan thua ngay 2 trái liền, vỡ trận không đỡ đc trái nào hic
  7. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    mấy cái thằng báo lá cải và cổ động viên ngu dốt không biết gì về chiến thuật bóng đá mới bảo Chelsea chơi thứ bóng đá thế kỷ 19. Trận vừa rồi gặp Aletico trong tay Mou thực ra chỉ còn hai quân bài tẩy duy nhất là Oscar và Etoo là có thể tạo đột biến được, còn chú Hazard thì chấn thương không biết lượt về có bình phục hay không, mới hiệp một mà hai chú Lampard và Mikel đã lĩnh thẻ vàng treo trận lượt về thêm chú Terry và Cech chấn thương nửa vì thế trong tay chel không còn tiền vệ trụ nào nửa cho trận lượt về vì thế chỉ còn cách duy nhất là cố thủ bảo toàn tỷ số 0-0. Nhào đại lên tấn công nhở đâu lĩnh sẹo của Aletico giống trận lượt đi gặp PSG thì lượt về đổ nợ à? dưỡng hai chú này thật khỏe để dành cho trận lượt về là Ok nhất. bây giờ trận lượt về chelsea chỉ còn cách cho chú Iva vào đá cặp trung vệ với Cahill và dùng chú Luiz cùng Ramirez cho vị trí tiền vệ trụ, còn bộ ba Oscar, hazard và schuler hổ trọ cho Etoo đó là cách ổn nhất trong trường hợp này. Trận này thành bại tùy thuộc vào hai ông Iva và schwazer. mong rằng hàng công cầm bóng tốt tránh cho mấy chú hàng thủ bị ép nhiều quá mà mắc sai lầm. trận tới gặp Liv Chel sẽ cho mấy chú treo giò và không được ra sân như Matic, Salah, Mikel và Lampard đá còn mấy chú trụ cột thì dưỡng sức lại. Còn Aletico sẽ phải căng sức ở Liga vì họ vẫn còn mục tiêu vô địch trong tay bây giờ Thì Simeone sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn đội hình đây. mà Aletico thì lực lượng cũng chẳng dày lắm
  8. sinhlytubiet

    sinhlytubiet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    18
    Lần cập nhật cuối: 23/04/2014
  9. sinhlytubiet

    sinhlytubiet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    18
    Tay to quá
    Lần cập nhật cuối: 23/04/2014
  10. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Bài viết:
    5.423
    Đã được thích:
    2.705
    Mặc định phải có 1 chỗ cho William trong cách vận hành của Mou bạn ơi :P

Chia sẻ trang này