1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PMU 18 . Trách nhiệm ở ai ? Có thể bịt lỗ hổng tham nhũng bằng 1 nghị định ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 17/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    PMU 18 . Trách nhiệm ở ai ? Có thể bịt lỗ hổng tham nhũng bằng 1 nghị định ?

    Tôi xin mở đầu bằng 1 đoạn trên báo chí ngày hôm nay để chúng ta có thể thảo luận .
    ==============

    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/10/83512/

    Sửa Nghị định quản lý vốn ODA, bịt lỗ hổng tham nhũng
    17/04/2006 10:33
    Vụ tham nhũng, đánh bạc... xảy ra ở PMU 18 và Bộ GT-VT được giới chức nước ngoài coi là vụ tham nhũng lớn nhất. Các nhà tài trợ đang quan tâm 2 vấn đề: Chính phủ sẽ xử lý tham nhũng thế nào; chỉnh sửa Nghị định 17 về quản lý sử dụng ODA ra sao để vốn vay không chạy vào túi quan tham.

    Có còn kiểu trách nhiệm đùn đẩy cho nhau?

    Theo thứ trưởng Bộ KH&ĐT Cao Viết Sinh, để việc quản lý, sử dụng vốn ODA hiệu quả, trách nhiệm các bộ cũng rõ ràng hơn, Bộ KH&ĐT đã trình Nghị định 17 sửa đổi lên Chính phủ. GS-TS Nguyễn Mại-Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng cho biết, nhóm chuyên gia cao cấp đang thẩm định Nghị định này.

    Hai vấn đề được đặt ra trong quản lý và sử dụng vốn ODA được đề cập đến là trách nhiệm của các bộ về quản lý ra sao? Liệu tình trạng các bộ đổ lỗi cho nhau khi xảy ra sự cố như PMU 18 có còn tiếp diễn? Nghị định sửa đổi lần này nhấn mạnh thêm vai trò của Bộ KH&ĐT với tư cách cơ quan đầu não trong quản lý ODA: ?oBộ KH&ĐT giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ODA? với hàng loạt các quy định cụ thể. Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao?cũng được quy định rõ. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn, các quy định về trách nhiệm thì rất rõ, song trước vụ tiêu cực tại PMU 18 vừa xảy ra, Bộ KH&ĐT lại nhận lỗi quá ?okhiêm tốn?!

    ?oViệc nhận lỗi, trách nhiệm trước vụ tiêu cực tại PMU 18 của các Bộ KH&ĐT, Tài Chính, Uỷ ban kinh tế ngân sách của Quốc hội những ngày qua hoàn toàn xa lạ với những cuộc ?otranh cãi? bất phân thắng bại để khẳng định ?oquyền anh, quyền tôi? giữa đại diện các bộ trong khi soạn thảo Nghị định 17??-Một chuyên gia từng tham gia soạn thảo Nghị định 17 (ban hành năm 2001) cho biết như thế. Ngay khi có Nghị định 17, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn ODA lớn hơn, nhưng lại cộm lên vấn đề quản lý, phân bổ thế nào; rồi một cuộc tranh cãi nữa diễn ra giữa 2 bộ KH&ĐT và Tài Chính. Tranh cãi lớn đến mức Quốc hội phải can thiệp bằng Luật ngân sách (năm 2003) với nhiều quy định giao nhiệm vụ chủ yếu cho Bộ Tài chính.

    Theo các chuyên gia, ngay ở Nghị định 17 chưa sửa đổi, trách nhiệm của các bộ về quản lý ODA đã rất rõ ràng, nhưng thực hiện thì nhiều ?olăn tăn?. Việc sửa đổi nghị định 17 lần này, vấn đề trách nhiệm các bộ đặt ra gay gắt hơn, các nhà tài trợ trông chờ một sự rõ ràng và tính thực thi cao.

    Theo ông Hoàng Phước Hiệp-Vụ trưởng Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), việc quản lý nguồn vốn có yếu tố nước ngoài hiện nay được quy định cả ở Luật ngân sách và cụ thể ở Nghị định 17. Việc sửa đổi phải đối chiếu giữa 2 văn bản luật này mới tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Theo ông Hiệp, khi PMU 18 xảy ra tiêu cực trong sử dụng ODA thì các bộ quản lý vốn ODA đương nhiên có trách nhiệm lỏng quản lý. Nếu theo Luật ngân sách thì cả Uỷ ban kinh tế ngân sách của Quốc hội cũng thiếu trách nhiệm giám sát chứ không chỉ các bộ.

    Bổ sung 1 đồng ODA cho dự án cũng do Chính phủ quyết?

    Hầu hết các dự án sử dụng vốn ODA để xây cầu đường thời gian qua đều phải, bổ sung vốn. Đây là kẽ hở của tiêu cực. Để ?okhoá tay? các chủ dự án của PMU, Nghị định mới sửa đổi đã xoá bỏ quy định thủ trưởng cơ quan chủ quản có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung nội dung dự án làm thay đổi tổng vốn quá 500.000 USD.

    Quy định: Bộ KH&ĐT chủ trì tổ chức thẩm định và trình Chính phủ trường hợp điều chỉnh nội dung dự án làm ?ođội? chi phí quá 1 triệu USD?cũng đã được thay thế. Chính phủ sẽ quyết định mọi trường hợp điều chỉnh, bổ sung nội dung dự án, thay đổi kết qủa vượt tổng vốn vay ODA bằng ngoại hối đã phê duyệt. Nghị định mới cũng buộc các dự án, chương trình phải đấu thầu theo quy định của điều ước quốc tế là nội dung mới ngăn chặn tình trạng chỉ định, thông thầu dễ gây thất thoát.

    Quy định về theo dõi, đánh giá dự án cũng khác trước; đặc biệt sẽ có thêm hình thức đánh giá đột xuất để chống đối phó, phát hiện sai phạm kịp thời hơn. Đánh giá tác động của công trình đối với phát triển KT-XH cũng sẽ tiến hành trong vòng 3 năm thay vì 5 năm như trước đây.

    Tuy nhiên, theo ông Kyoshiro Ichikawa-chuyên gia cao cấp về đầu tư của JICA (Nhật Bản) thì việc sửa đổi chính sách liên quan đến thu hút vốn ODA cần coi trọng tính hệ thống. Ông Ichikawa nói, các cơ quan chức năng của Việt Nam phải đặc biệt coi trọng hoạt động thanh kiểm tra, bởi nếu làm mà không kiểm tra thì cũng bằng không. Vụ PMU 18 xảy ra một phần do yếu khâu kiểm tra, giám sát?

    Theo VNN
  2. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Tạm thời xin gạt bỏ các yếu tố chính trị sang 1 bên , chúng ta hãy nhìn vấn đề rộng ra dưới con mắt quản lý hành chánh và theo trình tự thời gian .
    1/ Qua các thông tin về việc để quên xách tay tại sân bay của ông Nguyễn Văn Lâm phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
    , chúng ta thấy ngay 1 sự trâng tráo và hạ cấp .
    1 lãnh đạo tầm mức như thế mà có thể chạy show để nhận chục phong bì sau 1 chuyến đi với giá rẻ tương đương với 1 em gái bia ôm , thua cả cái lá đa của em Yến Vy !
    Một lối bào chữa , giải trình rẻ tiền : Thay mặt đoàn nhận tiền của các cơ quan và địa phương, lãnh đạo rủ nhau vi phạm luật cấm nhà nước : Chung tiền rủ nhau mua sừng tê giác .
    Một sự bao che giữa các cấp lãnh đạo :Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Nội chính T.Ư trước sự việc trên .
    Vụ việc trên tuy nhỏ nhưng đánh giá cả 1 cơ chế điều hành, lẽ ra, Ban Nội chính phải có biện pháp xủ lý thích đáng hơn là bao che .
    2/ PMU 18 chắc chắn không phải là vụ tham nhũng lạm quyền duy nhất, chẳng qua là nó " điểm " được chọn lựa , dù là vì lý do gì đi nữa khi vụ việc được phanh phui, chúng ta cũng thấy rõ ra những khiếm khuyết trong việc quản lý ở cấp thượng tầng về tài chánh .
    Vài chục cái xe được mua rồi đem cho mượn khơi khơi mà cho đến nay vẫn chưa phát hiện hết đưa đến những câu hỏi về luật tài chánh và ngân sách .
    Có bạn nào ở đây cho biết thêm về luật ngân sách và tài chánh hiện nay ra sao ? Quốc hội có trách nhiệm công khai ngân sách hàng năm của chính phủ và các nguồn vốn vay mượn từ nước ngoài ?
    3/ Cũng qua báo chí, không thể chối cãi được nhược điểm của tình trạng độc đảng, vì thiếu đối lập nên một sự việc rõ ra như thế mà vẫn bị lấp liếm bao nhiêu năm nay ; cháy nhà ra mặt chuột, 1 tình trạng gia đình trị , phe phái xôi thịt trong các cơ chế " hái ra tiền " cùng nhau ăn cắp tài sản của con cháu sau này bằng những món nợ vay mượn để thi nhau phung phí .
    Trên đây chỉ mới là các điểm căn bản .
  3. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Tổng nợ nước ngoài của Việt Nam vào năm 2005 là 15,5 tỷ USD- khoảng 30% GDP. Nếu xét trên bình diện số liệu thông thường, con nợ có tên là Việt Nam vẫn chưa đến mức nguy ngập như Argentina hay Mexico cách đây ít năm (nợ nước ngoài <50% GDP). Hội nghị CG 2005 công bố các cam kết tài trợ khoảng 3,8 tỷ USD trong năm 2006- giá trị giải ngân các dự án ODA trong năm 2006 vào khoảng 2,5 tỷ USD. Con số này được dự kiến là sẽ được duy trì ổn định cho đến năm 2012, sau đó sẽ giảm dần- khi Việt Nam được xem là đã vượt ra khỏi nhóm kém phát triển được ưu tiên nhận ODA. Như vậy nợ nước ngoài sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới đây, đạt 30 tỷ USD vào năm 2010-2012.
    Con cháu của các vị lãnh đạo ngày hôm nay, và có thể là nhiều thế hệ nữa sẽ phải trả món nợ 30 tỷ này.
    Tôi hoàn toàn tán đồng với nhận xét của Tiến sỹ Lê Đăng Doanh gần đây cho rằng ?oPMU 18 là hệ quả của các sai lầm của hệ thống, không đơn giản là vấn đề của chỉ 1 ban quản lý PMU 18?. Và cũng vì lẽ đó, e rằng hy vọng của ông Cao Viết Sinh rằng chỉ bằng 1 nghị định mà xoay chuyển được tình hình quản lý các dự án ODA là hão huyền.
    Trong những năm vừa qua, quản lý và sử dụng vốn ODA của Việt Nam đã phạm phải những sai lầm chết người. Người ta đã xé lẻ nguồn vốn và nguồn lực ODA dưới chiêu bài ?ophân cấp quản lý? cho các bộ, ngành và chính quyền địa phương. ODA về giao thông thì giao về cho Bộ GTVT quản lý và thực hiện, ODA giáo dục giao cho Bộ Giáo dục ..vv. Điều nghịch lý ở đây là các cơ quan bộ- ngành này lại không chịu trách nhiệm trả nợ vay!. Hàng năm Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm cân đối ngân sách và thu xếp trả nợ từ tiền của dân đóng thuế. Ở đời có gì ngon lành hơn là tiêu tiền đi vay, nhưng người khác trả nợ!. Đương nhiên ODA đã trở thành 1 miếng bánh vô cùng ngon lành cho các quan chức và những cơ quan, hay cụ thể hơn là các xếp của các cơ quan này. Chính vì mô hình quản lý khép kín và thiếu tính trách nhiệm như vậy, trong thời gian vừa qua vai trò của các cơ quan quản lý chuyên ngành về ODA như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính là vô cùng mờ nhạt.
    Thực ra, người ta đã chia nhau cái bánh ODA để tiện đường tham nhũng trong suốt những năm qua. Tôi dám cá là trong số gần 2000 cái PMU tồn tại ở VN, PMU 18 chưa phải là ban quản lý dự án be bét nhất!, ít ra nó còn xây được vài đoạn đường, cây cầu. Ở những dự án khác, người ta đã tiêu hàng trăm triệu USD mà sau khi dự án kết thúc, tình hình còn tệ hơn trước khi có dự án!. Những dự án giáo dục tiểu học, giáo dục đại học của Bộ Giáo dục là một ví dụ.
    Theo tôi, nếu cứ chia sẻ các dự án ODA về các bộ ngành- địa phương như hiện nay, những câu truyện ?oPMU 18? sẽ không bao giờ kết thúc. Việc cần nhất trong các việc cần làm vào thời điểm hiện nay là phải tách ngay các PMU ra khỏi các bộ, ngành để quy về một mối trực tiếp do Thủ tướng quản lý và chịu trách nhiệm (Mô hình Cục hoặc Tổng cục Mua sắm công cộng trực thuộc văn phòng thủ tướng tại một số nước rất đáng được học tập.). Cơ quan này sẽ có trách nhiệm quản lý thực hiện (thực ra là quản lý mua sắm) đối với tất cả các PMU, điều tiết nguồn vốn vay- trả theo hạn mức hàng năng được Quốc hội phê duyệt ..vv.
  4. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Nợ nhiều quá!!! Nhưn gmà cháu có ý kiến này: tịch thu truy tru tài sản của mấy ông như ông Dũng ra mà trả. Mỗi năm nhà nưóc nên đạt chỉ tiêu khui ra một số vụ kiểu PMU sao cho đủ số tiền trả nợ.
    Còn cháu, cháu không trả đâu ạ. Nhà có mỗi con trâu cày cấy sinh nhai, chả nhẽ phải bán đi góp phần trả nợ giùm mấy ông như ông Dũng sao????
  5. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Nợ nhiều quá!!! Nhưn gmà cháu có ý kiến này: tịch thu truy tru tài sản của mấy ông như ông Dũng ra mà trả. Mỗi năm nhà nưóc nên đạt chỉ tiêu khui ra một số vụ kiểu PMU sao cho đủ số tiền trả nợ.
    Còn cháu, cháu không trả đâu ạ. Nhà có mỗi con trâu cày cấy sinh nhai, chả nhẽ phải bán đi góp phần trả nợ giùm mấy ông như ông Dũng sao????
    [/QUOTE]
    Con số nợ anh LVHA đưa ra có sai lệch với thông tin bên ngoài, tổng nợ của VN là trên 25 tỷ và kể từ năm nay, phải trả mỗi năm 2 tỷ .
    Vì không có tiền trả nên VN phải đi vay nợ mới để trả nợ cũ !
    Theo phương cách này, chẳng bao lâu nữa VN sẽ nợ đến hơn 60 tỷ .
    Nguồn thu chính yếu cho đến nay của VN vẫn là bán tài nguyên , bán mãi rồi cũng cạn .
    Chia đều cho 80 triệu dân cũng chả bao nhiêu đâu nhỉ ....
    Mục đồng có mấy con trâu .
    Một con gá nợ , ba con kéo cầy .
    Lúa non trông tưởng rằng đầy .
    Có đem bán sạch cũng chẳng đầy bụng quan ...
    Tịch thu tài sản theo đề nghị của Mục đồng chẳng thấm đâu cháu ạ, Cứ cái kiểu phong bì của ông Lâm thì thủ tục bia bọt, bia ôm khoản đãi để đưa được cái phong bì cũng tốn gấp năm, gấp 10 lần số tiền bên trong đấy .
    Được NiMarxniJesus sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 18/04/2006
  6. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Từ những sai lầm ( hay yếu kém, không thích ứng ) về cơ cấu chia xẻ quyền lực .
    80 triệu dân hiện nay đều phó thác quyền làm chủ của mình vào đảng với 2 triệu đảng viên . Đảng lãnh đạo và chia xẻ quyền lực qua các cơ cấu nhà nước , dân chúng được tham gia bầu cử các đại biểu của mình cũng do mặt trận tổ quốc chọn lọc , giới thiệu . Nói chung là đảng chi phối hoàn toàn mọi sinh hoạt chính trị và hành chánh .
    Người cầm đầu chính phủ tức thủ tướng không có trọn quyền chọn lựa, bãi miễn các thành phần trong chính phủ ( Các bộ ) mà cũng là do đảng đưa ra.
    Chúng ta thấy một nghịch lý ngoài đời là chưa biết chắc ai sẽ là thủ tướng nhưng đã đoán biết khá chắc chắn là ai sẽ làm bộ trưởng ở một số bộ . Ông nào được đại hội đề cử làm thủ tướng mặc nhiên phải chấp nhận các bộ trưởng này vào thành phần chính phủ của mình . Do đó, Thủ tướng không thể chịu trách nhiệm về tư cách và việc làm của bộ trưởng .
    Vậy thì ai , cơ cấu nào sẽ chịu trách nhiệm về những hệ quả từ các bộ trưởng ?
    Vụ PMU 18 vừa qua , Thủ tướng chính phủ có chịu trách nhiệm không ? Nếu là ở 1 quốc gia có lề lối tổ chức khác, chắc chắn là sự việc sẽ kéo theo đi cả 1 chính phủ, thậm chí là đưa đến giải tán cả 1 quốc hội ( Như tại Canada tháng 1-2006 )
    Vì thế, có nên cho răng PMU 18 và rất có thể là hàng trăm PMU khác xảy ra là vì cách thức tổ chức nhà nước của chúng ta hiện nay không còn thích hợp nữa ? ( Có thể chấp nhận được trong thời chiến mà thôi ) .
    Để chặn đứng nhứng PMU tương tự, không phải chỉ là giao phần vụ của 1 cơ cấu này qua 1 cơ cấu khác như LvHa đưa ý kiến mà phải là mở rộng quyền dân với báo chí và tự do ngôn luận, với đối lập và tôn trọng đối lập . Thưc hiện dân chủ đúng nghĩa .
  7. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Bạn lấy đâu ra con số trên 25,5 tỷ USD nợ nước ngoài thế?, Nếu chưa biết chính xác về số liệu thì xin tìm đọc báo cáo của dự án VIE 01/010 về đánh giá và tăng cường năng lực quản lý nợ nước ngoài. Thực ra tính cả các khoản nợ Liên Xô và các nước đông Âu cũ thì khoảng suýt soát 20 tỷ USD- nhưng khoản nợ này đã được giảm trừ đến 70-80%, và khấu trừ thêm khoản tiền xóa nợ của câu lạc bộ Paris- thì con số nợ thực của Việt Nam vào khoảng 15,5-16 tỷ USD. Đành rằng tình hình là bi quan, nhưng cũng không nên phóng đại lên quá như thế!.
    Còn về giải pháp để xử lý tình hình hiện nay, thiết nghĩ cần phải nghĩ đến một giải pháp khả thi trong điều kiện hiện tại. Chứ còn cứ nghĩ theo kiểu "đập bỏ béng đi" rồi làm lại- e rằng nói dễ, khó làm!. Mà có làm được thì lại "nồi da nấu thịt", thà chẳng làm còn hơn.
  8. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Tính cho đến cuối 2005, Nợ nước ngoài chiếm 36% GDP . Không phải khoảng 30% như bạn viết đâu !
    Nguồn tin :
    http://english.vietnamnet.vn/biz/2005/10/505533/
    National debt accounts for 36% of GDP
    09:50'' 29/10/2005 (GMT+7)
    VietNamNet - By the end of 2005, Vietnam?Ts total debts, including debts in government bonds, will account for 36% of GDP, according to Deputy Minister of Finance Tran Van Ta.

    Tài liệu của CIA : http://www.cia.gov/cia/publications/factbook/geos/vm.html
    VN nợ nước ngoài gần 20 tỷ tính đến năm 2005 .
    Cón số nợ bạn nói là của năm 2004 : http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/4130.htm
    Không ai chủ trương xoá đi làm lại cả mà là 1 cuôc đổi mới thực sự đang hy vọng diễn ra trong đại hội đảng lần này .
  9. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Thêm vài tin vè các PMU khác :
    http://www.thanhnien.com.vn/Phapluat/2006/4/19/145895.tno

    PHÁP LUẬT


    Dấu hiệu tham nhũng ở hàng loạt PMU 01:17:00, 19/04/2006Mạnh Quân

    Vừa qua, cơ quan chức năng đã bước đầu làm rõ nhiều sai phạm tại một số dự án lớn do các Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải (PMU) như PMU 1, PMU Thăng Long, PMU Giao thông 9... Dù không thể so sánh với mức độ nghiêm trọng tại PMU 18, các vụ việc trên cũng gây thất thoát không nhỏ và càng cho thấy rõ những người lãnh đạo ngành giao thông vận tải đã buông lỏng quản lý đến mức nào.

    Và lời " than " của Thủ tướng chính phủ :
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=133458&ChannelID=3
    Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo cho rằng mô hình tổ chức bộ máy của ta chưa hợp lý, không phải chỉ ở địa phương mà còn ở cấp trung ương. Đó cũng là một nguyên nhân khiến chế độ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm không rõ ràng. Thủ tướng Phan Văn Khải xen vào ngay: ?oChuyện chấp nhận cho ông Đào Đình Bình từ chức bộ trưởng đâu phải thủ tướng quyết được đâu. Phải xin ý kiến Bộ Chính trị vì ông Bình là ủy viên trung ương. Rồi còn phải ra Quốc hội nữa?.
    =============
    Hy vọng các nhà lãnh đạo đất nước nhận thức ra những sai lầm trong cơ cấu tổ chức và quy định trách nhiệm , quyền hạn .
  10. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Sao lại chia đều đưọc hả chú! Nhà cháu cũng như bao gia đình khác cả năm làm lụng vất vả quy ra chưa đưọc 300 đô nếu đem góp trả nợ ODA (Ông Dũng Ăn) thì chúng cháu ăn bằng cỏ à? Mà kể cả có ăn đưọc cỏ thay cơm đi nữa thì cỏ bây giờ cũng đâu có nhiều, cỏ ngon cỏ mật cỏ đẹp các ông to ông ấy gom thu về sân gôn hết rồi. Mà chú này, nhà cháu có mỗi một con trâu chứ không có đến mấy co nnhư chú nói đâu ạ
    Cháu nghĩ cứ tịch thu trưng thu là đủ ạ. Quan trọng là Đ khẽ nghiến răng nén nhột một tí thì bà con nghèo chúng cháu đỡ phải gồng mình nghiến răng nhai cỏ mất cả phần trâu ạ.
    Được mucdong sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 19/04/2006

Chia sẻ trang này