1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Poaceae(Graminaceae) and Asteraceae...? Bớ ông vil và odonata !!!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi caccac, 20/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caccac

    caccac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Poaceae(Graminaceae) and Asteraceae...? Bớ ông vil và odonata !!!

    Tôi vẫn biết đây là box CÔNG NGHỆ sinh học nhưng ở đây tôi gặp được những người làm công tác nghiên cứu cơ bản thuộc lĩnh vực HỆ THỐNG như các thành viên vil, odonata và cảm thấy yêu hơn rất nhiều đối với ngành sinh học cơ bản cổ điển nhưng không cổ lổ này. Tuy nhiên theo dõi hoạt động của box trong thời gian vừa qua tôi thấy ông hai lúa vil đã biệt tích giang hồ cùng với cây mía của ông ấy (gửi mess cũng không nhận được reply) và ông odonata thì đang lãng du ở tận đâu đâu với lũ chuồn chuồn, không biết có còn vào ra ttvnonline hay không ? (xin e-mail cũng không cho làm gì bí mật kinh thế !!!) Tôi đã đọc các bài tổng quát về taxonomy and phylogeny of angiospermaes (magnoliophyta) theo quan điểm của takhtajan của các ông ấy gửi cho và có một số vấn đề cần quan tâm nhiều hơn chẳng hạn: nếu có thể so sánh Asteraceae dòng Asternae của Asteridae là đỉnh cao nhất của Dicotyledoneae (Magnoliopsida) và Poaceae (Graminaceae, Gramineae) thuộc Liliidae (dòng Commelinae) là đỉnh cao nhất của Monocotyledoneae (Liliopsida) thì taxon nào tiến hoá hơn hay nói cách khác: vị trí nào là đỉnh cao nhất của Magnoliophyta (do các bài viết trên viết dưới dạng tổng quát nên rất khó nhận xét và tôi không có được các outline). Nếu ai am hiểu và quan tâm đến lĩnh vực khô khan này xin trả lời giúp.
  2. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Hello,
    Không phải tôi biến đi đâu đề tìm bắt chuồn chuồn, tôi hiện vẫn ở HN thôi. Thời gian này thời tiết ngoài Bắc đột nhiên lạnh quá khiến tôi rất lo lắng cho đợt thực địa tháng tư tới. Dẫu cũng biết rằng đó là đầu mùa mưa nhưng với cái kiểu phản ứng không thiện chí của thời tiết bây giờ thì tôi e rằng bọn côn trùng sẽ không chịu hoá vũ sớm cho. Hơn nữa dạo này tôi mới kiếm được ít tài liệu về dragonfly của một tác giả đã có kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu về khu hệ Odonata của Thái Lan, nên tôi cũng mải mê phân tích đống specimens ở tỉnh Quảng Nam. Không chỉ có thế, máy tính của tôi thì vừa mới bị teo cơ, nên cũng không có công cụ để vào mạng, lên cơ quan thì cũng không có thời gian mấy. Nói chung có rất nhiều lý do cực kỳ khách quan, chuyện email thì chả phải bí mật gì, nhưng tôi nghĩ có gì thi trao đổi ở luôn đây, rồi cả mọi người cũng biết, cùng bàn luận thì cũng hay hơn!
    Ok, tôi đã đọc bài viết của bạn Caccac, nếu không có gì thì tôi xin tóm tắt lại như thế này không biết có đúng hay không: Bạn đang muốn so sánh về mức độ "cao thủ" giữa hai họ Cúc và họ Hoà thảo?
    Tôi cũng nói qua một chút về hai đối tượng này để chúng ta có cái nhìn khách quan, mà thực ra thì đó là những cái tôi được biết, có gì không đúng thì cứ góp ý thoải mái, tôi học thực vật cũng lâu lâu rồi:
    Họ Cúc (Asteraceae), một kiểu "thiên hạ đệ nhất vô địch" trong những cây hai lá mầm (Dicotyledoneae), ok! Với kiểu hợp nhất các hoa lại để trở thành một cụm hoa lớn có đối xứng toả tròn (có thể nói một bông hoa cúc mà ta vẫn gọi là tập hợp của nhiều bông hoa cúc) và lại còn phân chia chức phận cho từng đơn vị tham gia (Vd: vòng ngoài cùng có cánh tràng to - hấp dẫn côn trùng v.v..). Với cái kiểu "quan hệ cộng đồng" khăng khít và gắn bó giữa các hoa với nhau, họ Cúc đã trở nên khá "thánh đạt" trong lĩnh vực thu hút côn trùng và đã có được một số lượng khá phong phú cac loái. Tất nhiên tiến hoá của cụm hoa chỉ là một vấn đề, còn nhiều vấn đề khác thể hiện "trình độ đỉnh cao" của họ này, kiểu như việc có thân thảo (tôi nói đến dạng sống chứ không đề cập tới họ Hoà thảo, hơi liên quan đến sinh thái một chút nhưng nếu cái gì tôi cũng ôm lấy để giải thích thì tôi sợ tôi cứ phải type mãi, mỏi tay quá rùi). Vậy là có thể tóm tắt, họ Cúc là cây hai lá mầm và được xem như là một nhóm thành công nhất trong nhóm bằng kiểu thích nghi thụ phấn nhờ côn trùng.
    Bây giờ ta xem mặt đối lập của họ này, một "anh chàng lang thang" đi theo một hướng khác và cũng đã "gặp may" trong việc thể hiện "bản lĩnh sinh tồn" của mình. Đối lập với hai lá mầm, tất nhiên là một lá mầm (mono-) còn hướng thụ phấn nhờ gió là một lĩnh vực phát triển không kém thụ phấn nhờ côn trùng mặc dù ra đời sau (đấy là tôi chỉ nhắc đến thực vật có hoa thôi, không chơi kể về bọn thông, hay tùng bách gì nhá! Vì đa số bằng chứng đều cho rằng thực vật đầu tiên có hoa là được thụ phấn nhờ insects). Quay trở lại vấn đề, Poaceae cũng có những đặc điểm thể hiện khả năng thích nghi cao của mình ngoài biến đổi về cơ quan sinh sản là hoa, Vd: thân thảo (vẫn là dạng sống đấy nhá!), cây một năm (chiến thuật chết đi sống lại nhưng con cháu được nhờ và có thể vượt qua được mùa khắc nhiệt, cái này cũng là một kiểu dạng sống và họ Cúc cũng làm điều này khá điêu luyện)v.v...
    Xong việc diễn giải về hai cái nhóm này, bây giờ đến vấn đề so sánh, tất nhiên cây một lá mầm thì tách ra từ một nhóm 2 lá mầm cổ xưa nào đó, vậy nên nếu xếp theo kiểu hệ thống học, hay xét theo cây phát sinh chủng loại thì anh chàng họ Cúc sẽ là cháu đích tôn, còn anh chàng họ Lúa thì lại chỉ là hàng hậu bối (thứ sinh). Đành rằng những đặc điểm thư sinh thì ra đời sau nhưng không thể nói là ai nằm trên ai được. Dù rằng không có nhiều đặc điểm thứ sinh bằng họ Lúa nhưng họ Cúc cũng biến đổi cũng không phải ít và cũng thành công. Vậy nên nếu xét theo khả năng tồn tại thì rất khó nói anh nào ăn thua anh nào. Chính cũng bắt nguồn từ suy nghĩ này mà tôi đã có lần nói đến vấn đề đơn vị cơ bản nào đó để có thể so sánh về khả năng tồn tại của một nhóm sinh vật nào đó.
    Quay trở lại vấn đề so sánh ở đây, ông bạn của chúng ta đang đề cập tới việc so sánh giữa những mặt đối lập, xin lỗi vì cái này nghe hơi giống môn triết học nhưng tôi sẽ trở lại vấn đề ngày lập tức đây. Khi nói tới các đỉnh cao trên thì bạn lại đề cập tới đỉnh cao của thực vật 2 lá mầm và thích nghi tốt với thụ phấn nhờ côn trùng, còn thực vật 1 lá mầm thì thích nghi tốt với thụ phấn nhờ gió. Nhưng nếu bạn so sánh thực vật hai lá mầm thụ phấn nhờ côn trùng (tiến hoá cao và thành công nhất) với thực vật một là mầm cũng thụ phấn nhờ côn trùng (tiến hoá thành công nhất), bạn sẽ thấy ngay một cặp so sánh khác, đó là họ Cúc Asteraceae và Phong lan Orchidaceae. Thế đấy, rất khó có thể so sánh mức độ ăn thua giữa những siêu sao kiểu này về khả năng thích ứng và tồn tại. Đấy là chưa kể tới ở môi trường này, anh này làm vua, nhưng ở môi trường khác, anh ta chỉ là hàng tép riu, thậm chí không thể ngóc đầu lên được. Ví dụ, bạn hãy chuyển nhà của Phong lan ra giữa sa mạc, anh ta sẽ phải chấp nhật một sự thật là tuyệt chủng, chả còn cách nào khác, nhưng ở đó, xương rông, hay một vài loài hoà thảo có thể tồn tại ngon ơ, việc tương tự cũng sẽ phải xảy đến nếu bạn đưa những cây hoà thảo ưa sống ở thảo nguyên đầy nắng và gió vào những khu rừng ẩm nhiệt đới, nắng thì hiếm hoi (vì bị bọn ở cao che mất), còn gió, hi` thôi khỏi phải bàn, còn độ ẩm thì "đập chết" đổ ẩm ở thảo nguyên v.v..
    Tất cả những cái trên khiến ta nghĩ tới việc làm thế nào để so sánh khả năng sinh tồn hay đánh giá được tầm quan trọng của mỗi nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái. Có lẽ tôi đã nói tới một giải pháp là chúng ta cần tìm một đơn vị, và đơn vị đó cần phải tổng quát và phù hợp một cách chính xác, gắn bó chặt chẽ với khả năng sinh tồn của nhóm. Vấn đề này tôi xin hẹn lúc khác và dịp khác vì quả thật tôi vẫn chưa có một câu trả lời nào hoàn toàn chính xác, nó mới bất đầu bằng những suy diễn mà chưa được kiểm chứng thực tế, thậm chí tôi cũng chưa thể khẳng định tính khả thi của đơn vị tiêu chuẩn mà tôi đang nghĩ tới. Vậy thôi nhỉ? Chúc vui vẻ!
    Odonata
  3. caccac

    caccac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Khi tôi mới xuất hiện trên box này và xin hệ thống của takhtajan tôi đã nhận một loạt các papers online về taxonomy and phylogeny of angiospermaes của bác vil gửi cho, tôi dịch, đọc, thích thú, hiểu và lại không hiểu. Tôi vẫn biết sự so sánh này vấn đề không đơn giản và khâm phục những tâm huyết ''cần tìm một đơn vị, và đơn vị đó cần phải tổng quát và phù hợp một cách chính xác, gắn bó chặt chẽ với khả năng sinh tồn của nhóm'' của bác odo. Tuy việc đúc kết một CHUẨN SO SÁNH trong taxonomy đối với vegetabilia đang và sẽ được tiếp tục làm rõ nhưng theo tôi phải thực hiện được một phép so sánh về ''mức độ cao thủ'' giữa 2 taxon này mặc dù đi theo 2 hướng khác nhau. Tôi xin trình bày rõ hơn: Asteraceae là hàng ''đích tôn'' thuộc Asteridae (mà subclassis trên lại phát sinh từ Saxifragales thuộc Rosidae,...Dileniidae,...Magnoliidae) theo hướng chơi với insects còn Poaceae (Graminaceae) thì lại theo hướng wind thuộc superordo commelinanae của Liliidae (mà subclassis Liliidae lại cùng tổ tiên với Alismatidae tức cùng đi ra từ bà tổ nào đó gần gũi với Nymphaeales thuộc Magnoliidae tức Poaceae được ra sau như ông đã trình bày) và cả hai đều chiếm vị trí thiên hạ đệ nhất của 2 taxon lớn: Di- (Mag) và Mono- (Lili). Xét một cách toàn diện trong Angiospermatophyta (Magnoliophyta) thì chỉ có Asteraceae là hầu như đạt được các tính chất tiến hoá cao nhất về cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản (cái này ông đã trình bày) và chiếm ưu thế tuyệt đối về số species: 20.000, còn Poaceae thì bên cạnh những tiến hoá rất cao về hệ thống mạch, đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng cũng như đặc cụm hoa thuộc gié (bông) và cấu tạo hoa thích nghi cao độ với lối thụ phấn nhờ gió còn mang những tính chất cổ xưa nhiều hơn như hạt phấn kiễu 1 rãnh, phôi bé và hạt giàu nội nhũ 3n,...Thế, phải chăng Asteraceae là đĩnh cao nhất của hệ thống Angios-. Đấy là ý kiến của tôi. Sẽ rất phi lý nếu không có một top tiến hoá nào hay ít ra thì cũng có đồng quán quân chứ.
    Xin bác odo tiếp tục cho ý kiến còn quan điểm của bác Vil là thế nào ? Ý kiến mọi người khác thì sao ? bác odo là bạn bè có liên hệ được với bác vil không ? Ông hai lúa Vil này hành tung quá bí hiểm, lại gửi bài cho tôi lại bằng O.E. thì chịu không lần theo dấu vết được.
    Xin nói rõ hơn một chút về tôi: tôi là bà chứ không phải ông đâu đấy nhé.
  4. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Chào,
    - Giới tính được tôi ghi nhận từ cái mũi tên nằm bên phải của user Caccac, tôi không thể biết đó là female nếu như lại sử dụng ký hiệu đó, vì tôi chỉ nhận biết sự việc thông qua việc quan sát, khả năng là male cao hơn so với khả năng female, tôi không lường được chuyện là có người là female nhưng lại cứ thích gán cái ký hiệu rất sinh học và rất rõ ràng, hình của một cái mũi tên thay vì dấu + cho giới tính của họ, nếu tôi không học Sinh học thì đã đi một lẽ khác.
    - Về vấn đề nhìn nhât một cái đỉnh cao của thực vật có hoa hay thực vật hạt kín. Ok, đúng là thực vật một lá mầm có nguồn gốc từ bộ Súng là một giả thuyết đươc nhiều người công nhận. Nhưng hình như hạt phấn của Poaceae là có một lỗ cực chứ sao lại là một rãnh nhi? Tôi đã có lần được xem người ta phân loại thông qua hạt phấn rối mà, tôi không tin là tôi lại nhớ nhầm, còn nữa, hồi học thực vật tôi cũng hơi hơi quan tâm tới phân tích pollen. Mà cứ cho là hạt phấn của họ Cúc có 3 rãnh và sù sì (một đặc điểm rất thứ sinh) như đó lại nhằm mục đích cho việc thụ phấn nhờ côn trùng (để có thể bám dinh vào côn trùng trong khi truyền phấn). Như họ lúa thì chả cần điều này vậy nên họ này không cần phải "tiến hoá" theo hướng đó, và lựa chọ giữ nguyên cái kiểu thô sơ đó cũng có thể là một cách tiến hóa. Hơn nữa, nếu ta xem xét đặc điểm nguyên thuỷ của họ Lúa như hạt phấn và nội nhũ, ... liệu nó có quan trọng hơn đặc điểm nguyên thuỷ của họ Cúc là có rễ cọc, thân không phát triển kiểu lóng như họ Hoà thảo, hay lá tràng, nhị, nhuỵ vẫn còn nguyên si chú không như bên Hoà thảo (mọi thứ tiêu biến đi khá nhiều), và còn nhiều điều nữa về sự biến đổi của bó mạch v.v... Noi chung là trong số các đặc điểm, rất khó có thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào, và vì vậy không thể so sánh kiểu số học được. Không những thế, khi so sách hai taxon, ta còn gặp phải một trở ngại, đó là mặt phẳng thời gian mà tại đó ta đang so sánh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, ta hãy thử nghĩ về kỷ Jura, khi đó thú, mặc dù là nhóm phát sinh sau, và bò sát thì được coi là phát triển chính thống từ nhánh chính. Tại thời điểm đó tât nhiến số lượng loài bò sát và khủng long chiếm tuyệt đại, áp đảo hoàn toàn thú. Vậy nhưng, nếu so sánh 2 taxon này ở thời điểm hiện tại, thì ta có thể thấy rõ ràng nhóm nào áp đảo và tiến hoá tốt hơn nhóm nào, tình thế đã hoàn toàn ngược lại. Điều đó cho thấy số lượng loài của nhóm chưa hản đã là điều kiện tiên quyết để thể hiện sự thịnh trị của nhóm loài đó. Điều này có thể được thấy rất rõ, ví dụ, bạn đang xem xét họ Cúc ở Việt Nam chẳng hạn, nhưng Orchidaceae là đông nhất, rồi đến Fabaceae, Euphorbiaceae ... Còn nữa, đa dạng về thành phần loài chỉ là một trong những chiến thuật và là hệ quả của đa dạng môi trường sống và khả năng thích nghi mềm mỏng. Ví dụ như loài người chúng ta, mặc dù không đa dạng bằng những nhóm thú khác nhưng lại giữ vị trí khá cao, nếu không muốn nói đến vị trí cao nhất, đây lại là một chiến thuật kiểu khác.
    Không những thế, ngai vàng của họ Cúc trong giới thực vật có hoa không được ủng hộ khi mà chính Poaceae chứ không phải ai khác có vùng phân bố (thích nghi sinh thái) rộng hơn. Mặc dù cũng là nhóm phân bố rộng nhưng ở những vùng đất ngập nước thì họ này thua xa họ Poaceae. Trong khi ta có thể gần như bắt gặp Poaceae ở mọi nơi. Ngoài ra Poaceae cũng thể hiện sự đa dạng về dạng sống của mình không chỉ với thân thảo, mà ta còn thấy các loài tre nứa, có thân mọc cao, là đặc điểm thư sinh của đặc điểm thứ sinh thân thảo, trong khi họ Cúc mới dừng lại ở thân thảo.
    Nếu bạn cứ nhất thiết phải cho là có một nhân vật thống trị hay tuyệt đỉnh về mặt phát triển thì tôi buộc phải nói rằng việc đó không được thực tế vì bạn đang so sánh mà lại không có cùng đơn vị. Nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng cây phát sinh chủng loại thì đừng nhầm lẫn với việc nói cái này tiến hoá hơn cái kia. Bạn so sách về mặt nguồn gốc của các taxon không giống với việc so sánh khả năng chiếm lĩnh và các lợi thế trong sinh tồn của các nhóm sinh vật, có nghĩa là việc vẽ nên cây phát sinh và việc cho điểm (tìm nhóm có điểm cao nhất là dạng sơ khai của việc chấm điểm các nhóm sinh vật với điều kiên môi trường tại một thời điểm) là hoàn toàn khác nhau.
    Mà chưa hết, ngay Orchidaceae, cũng là một nhóm thích nghi cao, cũng đi theo hướng thụ phấn nhờ côn trùng, cũng có số lượng loài lớn và đa dạng, lại có kiểu biến đổi hoa đối xứng hai bên chuyên hoá (kiểu toả tròn rõ ràng nguyên thuỷ hơn rồi), thân và rễ biến đổi theo rât nhiều hướng khác nhau (thứ sinh là cái chắc), tại sao không được bạn chú ý tới, và chả có lý do gì nếu bạn đã so sánh Poaceae với Asteraceae thì Orchidaceae lại không được tham gia.
    Tôi láy một ví dụ khác, bạn rất khó có thể trả lời là kiểu thích nghi của chim và của thú, cái nào mạnh hơn cái nào, cái nào tiến hoá cao hơn. Đó là hai nhánh khác nhau và không cùng đơn vị. Nếu bạn định tìm cái nào ra đời trước cái nào, thì việc đó đơn giản hơn. Hơn nữa, nếu bạn có ý định đo khoảng cách của sự biến đổi giữa 2 dạng so với một dạng nguyên thuỷ tổ tiên chung nào đó thì tôi phải nói rằng điều này rất khó và nhiều lúc là không thể. Vì rất khó có thể biết chính xác được tất cả các chuỗi biến đổi của một nhóm sinh vật, mà ta chỉ có thể ước lượng được vận tốc của một vài nhóm dễ thấy mà thôi. Và vì khi so sánh 2 loài có cùng tổ tiên tại cùng thời điểm nên giá trị độ dài thời gian là như nhau, mức độ khác nhau của các dạng trung gian mới khác nhau nhưng để xác định và hình dung ra toàn bộ chuỗi biến đổi rất khó thực hiện, vậy nên so sánh độ dài về mặt biến đổi rất khó khăn, chưa kể tới có những biến đổi quan trọng hơn những biến đổi khác và rất khó xác định xem nó quan trong hơn bao nhiêu lần.
    Việc bạn có thể khẳng định lúc này chỉ là: họ Cúc có nhiều đặc điểm thứ sinh hơn các họ khác thuộc hai lá mầm và vì chúng cũng có khả năng thích nghi cao hơn các họ khác (cũng trong 2 lá mầm) nên có thể coi chúng la nhóm thống trị trong nhóm 2 lá mầm tại thời điểm hiện tại (vì trong tương lai, biết đâu một nhánh khác sẽ lại "vượt đèn đỏ" như kiểu nhóm thú vượt khủng long) sẽ là người thống trị. Việc so sánh giữa các nhánh tách biệt theo các chiều hướng khác nhau rất khó khăn và nhưng bằng chứng của bạn có thể bị bác bỏ bởi bất kỳ người nào ủng hộ sự thống trị của một nhóm khác vì tất nhiên họ Cúc mà bạn đang bảo vệ chưa thể có đầy đủ tất cả các ưu điểm. So sánh hơn nhất sẽ chỉ diễn ra nếu như không còn một đặc diểm nào làm họ Cúc trở nên "yếu thế" và việc này dường như không đi đến đâu.
    Việc tạo cho mình một phong cách (bằng cách ra vẻ ủng hộ một quan điểm nào đó) không hoàn toàn trùng khớp với việc xác định một chân lý, mọi thứ có thể thay đổi cùng với nhận thức của chúng ta, vậy nên bạn không cần phải áy náy về việc mình không có chính kiến. Chấp nhận hiện thực, có gắng xem xét vấn đề hợp logic là cách có vẻ hay hơn.
    - Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói tới là ông Vil, nói thật là tôi cũng chả hơn gì bạn Caccac hay bất cứ ai khác ở đây, tôi cũng chỉ liên lạc với ông này một số lân qua mail và thỉng thoản mess mấy dòng, "tình bạn" giữa tôi và ông này chưa chắc đã mặn nồng hơn mọi người, tôi chỉ biết đó là một người ủng hộ và quan tâm tới những vấn đề hơi hơi giống của tôi khá sớm so với người khác ở đây. Ông ta mất tích thế nào hay có cách nào lôi cổ được lão già này ra thì tôi cũng chịu.
    Odonata
  5. vil

    vil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Bạn caccac thân mến ! tôi vừa gửi cho bạn bài của tôi...dịch về nguồn gốc và tiến hoá của angiosperms trong đó có một số vấn đề có liên quan đến các dòng tiến hoá cũng như sự so sánh giữa các dòng tiến hoá này. Tuy nhiên việc vấn đề chủ yếu mà bạn đặt ra ở đây là so sánh về mức độ tiến hoá của Asterceae và Graminaceae thì có lẽ giống như bạn đang so sánh giữa ...km và kg cái nào lớn hơn vậy. Vì sao thì ông odonata đã giải thích, tôi không nói nữa.
    À hà ! ông odo dạo này tham gia nhiều dự án quá. Xin chia vui nhé. ''Lão già'' mà ông nói ở trên đang ngập trong chai, lọ, ống, hoá chất,... không ngóc đầu lên được. Thấy ông đi chơi mà ham, có dịp nào đó tui ra Bắc nhớ chia cho một vài ''quả'' làm chơi đở buồn nhé, ít ra thì được xách bộ đồ nghề xịn của ông cũng oách lắm rồi, không chừng tôi còn bắt cho ông vài con chuồn chuồn ác chiến ấy chứ. Chúc sức khoẻ và thật nhiều niềm vui.
    Oryza sativa L.
  6. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Chà, ông Vil, giờ mới xuất hiện. Dự án khỉ gì đâu, chỉ là tình cờ gặp được ông bạn cùng có hứng thú với nhóm này thôi mà! Tuy nhiên tôi phải nói rằng bất cứ khi nào có thể, tôi rất hân hạnh được cùng ông đi thực địa. Nhưng tôi phải nói thật rằng, nếu đi mà không cùng mục đích thì rất khó đi cùng nhau. Tôi thì bây giờ chỉ quan tâm tới suối và các thuỷ vực nhỏ nước ngọt thôi, còn những chỗ khô ráo thì tôi phải thú thực là bây giờ không có nhiều hứng thú, không thể có dragonfly ở những chỗ quá khô được.
    Cả ngày hôm nay lang thang trên cánh đông Mường Thanh chói chang đầy nắng gió. Có lẽ ngày mai tôi sẽ đi Phe Luong, một hồ nước ấm. Hôm qua vừa đi Pa Khoang, có khá nhiều loài thông thường nhưng cũng tóm được một vài loài rất lạ, có thể là loài mới, tôi bây giờ vừa vui vừa mệt. Con gái ở Điện Biên thì cũng khá xinh xinh làm mình hơi mất tập trung "nghiên cứu", ha ha...
    Nói chung cho đến giờ tôi mới hiểu ra một điều, nếu muốn trở thành một người có tình cảm với bọn Odonata thì còn cần phải yêu vắt và ruồi vàng nữa. Thật là kinh khủng nếu thiếu những con vắt trơn tuồn tuột, đũng là một ấn tượng hãi hùng. Còn ruồi vàng ở Tây Bắc này ư, hi`, trong không khác con ong là mấy, nhưng khi tôi bắt thử vài con thì rõ ràng là diptera chứ không phải hymeno, và tôi bị vài nốt làm hỏng hết cả nhan sắc ở cánh tay.
    Thôi tôi phải biến đây, đi bộ gần một km mới có một chỗ vào internet.
    Tôi nhắc lại vài điều mà ông Vil vẫn chưa trả lời tôi, đó là tình hình địa hình ở khu vực hiện tại ông sinh sống thế nào, có nhiều thuỷ vực nước ngọt sạch không? Fauna of dragonfly ở đó thế nào? Ông làm ơn cho tôi biết với! Tôi muốn đi khảo sát thêm ở miền Trung và miền Nam. Dù rằng nếu không có gì thay đổi, cuối tháng này tôi sẽ vào Quảng Bình! Vẫn như các lần trước, nếu ai ở khu vực này thì liên lạc với tôi, biết đâu có thể gặp gỡ.
    Có lẽ có gì sẽ tâm sự sau, giờ tôi phải đi bộ trở lại 1km để còn "đi ngủ".
    Chào tất cả mọi người!
    Odonata

Chia sẻ trang này