PR Chính Phủ Cái vấn đề này có vẻ to tát quá nhỉ mà từ khi có cái box này em để ý thấy chưa ko ai nói tới vấn đề này. Hôm nay đọc một bài thấy hay post lên đây share cho mọi người PR Chính phủ trong cơn biến động giá Những biến động bất thường của giá cả gần đây khiến nhiều người lo ngại rằng các chỉ số kinh tế vĩ mô khó mà thực hiện đúng kế hoạch. Sự biến động giá cả cho thấy vai trò của Chính phủ trong truyền thông chiến lược (một dạng quan hệ công chúng - PR) cần phải được nâng cao hơn nữa. Sức ép các mặt hàng tăng giá theo xăng dầu đang đè nặng lên lạm phát. Lạm phát: chẳng biết thế nào Trả lời câu hỏi của báo giới về dự báo lạm phát, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, đã nói ?omong phóng viên thông cảm?. Còn ông Trần Đình Thiên, Giáo sư kinh tế thuộc Viện Kinh tế VN, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thở dài: ?oChẳng biết thế nào?. Những biến động bất thường của giá cả gần đây khiến nhiều người lo ngại rằng các chỉ số kinh tế vĩ mô khó mà thực hiện đúng kế hoạch. Theo ông Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kế hoạch thị trường giá cả (Bộ Tài chính), lạm phát đến mức nào tùy thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế. Thông thường khi thị trường phụ thuộc khá nhiều vào bên ngoài, thì sự chủ động càng hạn chế. Song, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn được quyết định bởi trình độ năng lực, công nghệ, hiệu quả của nền kinh tế nước đó. ?oỞ nhiều nước, mặc dù cũng chịu tác động của giá thế giới, nhưng chỉ số lạm phát của họ chỉ ở mức 2-3%. Trong khi ở nước ta chỉ số lạm phát rất cao, điều này cho thấy hiệu quả nền kinh tế, hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của ta còn rất thấp?, ông Long nhận định. Cũng bởi năng lực của nền kinh tế không thể cải thiện ngay nên ông Thiên lo ngại về những bong bóng (nhà đất, chứng khoán, đôla Mỹ, vàng) hiện đang ám ảnh thị trường mà phần nhiều sinh ra bởi tác động của giá cả. ?oNhững suy đoán trên cơ sở kinh tế thông thường hiện không còn đủ và đúng. Nếu có những nguy cơ bùng phát, hậu quả sẽ khiến cả Nhà nước và người dân bị tổn thất?, ông Thiên lo ngại. ?oCan thiệp kiểu của chúng ta khi vào WTO sẽ phải bỏ hết nhưng tạm thời thì Chính phủ vẫn cố giữ để hỗ trợ doanh nghiệp?, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã từng nói. ?oVà điều đó trong nền kinh tế thị trường rất nguy hiểm. Nó có thể khiến nền kinh tế mất ổn định. Biến động giá cả thời gian qua đã gián tiếp nói với Chính phủ không nên nén giá thêm nữa?, ông Thiên nhận xét. Chính phủ và truyền thông Nhiều chuyên gia cho rằng chuyện nhiều người đổ xô đi mua vàng, mua chứng khoán, rồi lại đổ xô bán chứng khoán, mua Đôla Mỹ khiến thị trường liên tục chao đảo cho thấy nền kinh tế đang quá thiếu các kênh đầu tư dành cho người dân. Nhưng để tạo ra các kênh đầu tư mới cần có thời gian. Do đó, thay vì luôn nói rằng thị trường của ta sẽ được điều hành ổn định, Nhà nước nên giải thích cho người dân hiểu cần làm gì trước những cơn bão giá cả và điều đó ảnh hưởng ra sao đến họ. Cách làm đó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc đối phó tình thế hoặc đơn thuần trấn an. Làm tốt truyền thông chiến lược, Chính phủ sẽ giảm thiểu được rủi ro kinh tế chính trị và huy động được sự ủng hộ của công chúng. Tiến sĩ Dejan Vercic, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới, cho rằng các chiến dịch truyền thông cũng giống như những cuộc thảo luận giữa những nhóm người khác nhau để tìm tiếng nói chung. Với một Chính phủ, cần chọn cho mình các thông điệp và kênh để chuyển tải thông điệp hữu hiệu. ?oNền tảng dân chủ là dựa trên thông tin, trên sự quảng bá công khai, cho nên cần có thêm những cuộc đối thoại thực sự. Người lãnh đạo cần đặt ra câu hỏi, có phải mình chỉ muốn áp đặt ý chí của mình lên công chúng hay là có một cách hợp tác để cả hai bên cùng nhau phát triển những kiểu hành vi mới?, ông Vercic nói. Tiến sĩ Cecilia Cabaíero Verzosa, làm việc ở Ban Truyền thông Phát triển của Ngân hàng Thế giới, thì cho rằng truyền thông nửa vời sẽ khiến báo chí đăng tải những thông tin không chính xác và gây hiểu nhầm. Vì vậy, Chính phủ nên xác định sẽ cung cấp bằng chứng gì, những thông tin đáng tin cậy nào để đối tượng đi đến kết luận rằng ?ođiều này là tin được?. Cần làm sao để công chúng hiểu rằng lãnh đạo muốn nói: ?oTôi tin rằng điều này quan trọng; và đúng, tôi sẽ thay đổi hành vi theo cách này bởi vì khi tôi làm như vậy, sẽ có lợi cho tôi, cho con tôi, cho đất nước và cộng đồng?. Trong cơn biến động giá, khi ngay cả chuyên gia và quan chức nhà nước còn lúng túng hay khác nhau trong nhận định thì vai trò truyền thông chính thức của Nhà nước càng cần thiết hơn bao giờ hết. (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn) Source: www.dantri.com.vn
Quan điểm của tôi về PR ( nguyên nghĩa: Public Relation ). Đối với Việt nam thì phải là Personal Relationship. Trong đó có chia ra các nội dung: - MR: Media Relation: quan hệ với từng cá nhân phóng viên báo chí truyền hình & những nhân vật làm về truyền thông ( có ai quen được tất cả PV ko??? ). - CR: Customer Relation: ko cần giải thích gì nhiều, đọc qua pần CRM thì biết. - GR: Gov Relation: quan hệ quan chức chính quyền địa phương & TW. - IR: Internal Relation: Quan hệ nội bộ, liên quan đến Team Work, Team Building & Working Attitude. Còn gì nữa thì ko biết, nhờ các bạn chỉ giáo. Vì vậy tại VN thì GR là 1 nội dung quan trọng cần phải được chú ý phát huy tác dụng. Tks & hearing.
Liệu đây có phải là 1 bài PR chính phủ ko các bác ? Tiền cotton mệnh giá 100.000 đồng bị từ chối Tiền cotton vẫn có giá trị lưu hành như tiền polymer. (Ảnh: Vneconomy). Thời gian gần đây một số người bán hàng kiên quyết không nhận loại tiền cotton mệnh giá 100.000 đồng vì lý do lâu rồi không thấy và ít người sử dụng. Số khác thì từ chối vì hoang mang trước thông tin về vụ lừa đảo, cắt ghép tiền cotton tuồn vào hệ thống ngân hàng. Cục Phát hành và Kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước) hôm qua khẳng định, tiền cotton 100.000 đồng vẫn có giá trị lưu hành, song song với tiền polymer cùng mệnh giá. Theo cơ quan này, từ chối tiền trong giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp các đồng tiền bị nhàu nát, bẩn; rách rời hay liền mảnh được can dán lại? thì các tổ chức, cá nhân được phép không nhận, bởi đồng tiền đã không còn đủ tiêu chuẩn lưu thông. Người sở hữu đồng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được đổi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước theo quy định. Cục Phát hành và Kho quỹ cho biết việc đình chỉ lưu hành đồng tiền phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, thời hạn thu hồi tiền đình chỉ lưu hành thống nhất trong cả nước. Tiền giấy cotton 100.000 đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành vào lưu thông kể từ 1/9/2000. Đến 1/9/2004, cơ quan này phát hành thêm loại polymer có cùng mệnh giá và thông báo cả hai loại đều có giá trị lưu thông. Theo S.LVnExpress/Nông thôn Ngày nay http://www11.dantri.com.vn/Sukien/2007/4/174382.vip
Chính phủ Thái Lan thuê PR cải thiện hình ảnh Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont. Ảnh: AFP. Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont hôm qua cho biết sẽ chi 600 nghìn USD để thuê một công ty quan hệ công chúng cải thiện hình ảnh của chính phủ lâm thời trong vòng 3 tháng. Tướng Surayud cho biết công ty PR được thuê sẽ thay chính phủ Thái làm rõ chính sách của nước này. "Công ty đó sẽ giải thích về chính sách của Thái Lan với người dân Mỹ và các quốc gia khác", ông nói. "Khoản tiền đó không lớn lắm nhưng chúng tôi phải làm những gì cần làm. Như thế còn tốt hơn không làm gì". Tuy nhiên, Ngoại trưởng Tharit Charungvat nói rằng Thái Lan chỉ chi 165 nghìn USD cho chiến dịch cải thiện hình ảnh kéo dài 3 tháng mà thôi. "Đó vừa là hành động mà cũng vừa là phản ứng để người ta hiểu rõ hơn về đất nước này", Tharit nói và không tiết lộ tên của công ty quan hệ công chúng đó. Kế hoạch PR này được hé lộ sau khi một nhóm vận động hành lang của Mỹ chuyên ủng hộ ngành công nghiệp dược của Mỹ tấn công Thái Lan trong một mẩu quảng cáo trên tờ Wall Street. Nhóm USA for Innovation cáo buộc chính phủ Thái Lan "áp dụng những biện pháp hà khắc" đối với các công ty nước ngoài và "đánh cắp tài sản của Mỹ vào mục đích quân sự" và gây khó khăn đối với việc cấp phép cho dược phẩm Mỹ. Mai Trang (theo Reuters, BBC) http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2007/05/3B9F58AB/
mình cũng đang viết một bài về chủ đề này nhưng xem ra khó quá vì xem chừng PR ở việt vẫn còn quá mới mẻ...các bác giúp tui đc ko?
CR: Customer Relation: ko cần giải thích gì nhiều, đọc qua pần CRM thì biết. Bac co the giai thich cho em cai ( CRM) nay khong ?, em cung dang may mo ve PR nen vo duoc may thong tin cua Bac nen nhu bat duoc vang.