1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PR Club

Chủ đề trong 'PR' bởi antigod, 08/10/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Loi_cu_ta_ve

    Loi_cu_ta_ve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    8.845
    Đã được thích:
    0
    Bác làm ăn nói kỹ hơn về việc những thứ em đánh dấu đỏ được không?
    Ở đây em thấy PR quá đề cao vai trò của mình, theo em PR là con dao 2 lưỡi, sử dụng ko cẩn thận rất dễ đứt tay....
    PR thực chất là quảng cáo.....Em hiểu hơi thô thiển vì em là dân ngoại đạo, có người nói" khi người ta có 1 cái búa thì tất cả những thì khác là cái đinh" có lẽ đúng !!
    sử dụng PR qua các phương tiện truyền thông như báo chí, tất nhiên phải mất chi phí , phiền các bác làm bên báo chí thống kê giúp em nhé:
    Chi phí để đăng 1 trang quảng cáo điện thoại nokia khoảng 50 triệu cho 2 số ( hình như thế )
    Chi phí ngoại giao để thuê 1 nhà báo viết bài cho 1 số khoảng bao nhiêu?
    Nhất là khi báo chi không hiểu rõ về sản phẩm, nhiều khi doanh nghiệp không kiểm soát được thông tin, như thế rất dễ gây ra dư luận không tốt......
    Em là dân ngoại đạo , xin các bác chỉ dạy thêm.......
  2. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Dạ thưa bác Lỗi Cũ Ta Về những cái bác nói chúng em cũng đã làm cả rồi ạ.Những cái đấy bọn em đã bàn xong từ hôm họp 6-11 rồi.Bọn em không muốn đưa những điều đấy lên đây là vì có những "phần tử quá khích" cứ thích vào gây rối,gây ra tranh luận không cần thiết.Làm trệc đường lối của PR Club.Ở trên đây chúng em chỉ bàn về những việc liên quan tới PR và những buổi họp của PR thôi bác ạ.
    Chính vì thế em mới bảo những thành viên mới hãy contact với em để em giới thiệu với họ về PR Club.
    Còn bác nói dân PR pro ít tham gia thì bác đã nhầm bởi vì trong PRClub có bấc CN và 4 vị team leader đều là dân pro cả,Ngoài ra phần lớn cũng đang làm cho các cty quảng cáo.
    Em hi vọng buổi họp lần sau bác sẽ đi họp để hiểu rõ hơn về PR Club.
    Dãu sao thì em cũng cám ơn lời nhắc nhở của bác.
  3. Loi_cu_ta_ve

    Loi_cu_ta_ve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    8.845
    Đã được thích:
    0
    Theo em , PR chỉ là 1 công cụ của người làm Marketing thôi....
    Không nên quá đề cao PR mà hạ thấp giá trị của Quảng cáo...Giống như người làm tướng khi lâm trận phải biết tuỳ cơ mà ứng biến, lấy vô chiêu để thắng hữu chiêu, trong một lúc ý tưởng chợt nảy ra trong đầu nhưng có khi phải được đào tạo bài bản, lấy hữu chiêu để thắng vô chiêu, ra đòn là trúng đích....
    Mỗi công cụ có một điểm mạnh và điểm yếu riêng, em đã đọc cuốn " Quảng cáo thoái vị và Vaf PR lên ngôi rồi"
    Tuy nhiên, cuốn sách có vẻ quá đề cao PR đến mức phi lý....Em lấy ví dụ, quảng cáo nhiều sẽ phản tác dụng, vậy dùng PR nhiều có phản tác dụng không?
    Một ví dụ là các nhà thuốc đông y liên tục đăng tin cảm ơn của bệnh nhân. Đấy chả là PR thì là giè, nhưng bây giờ dân ta cảnh giác rồi, toàn lang băm hết...
    Nguy hiểm hơn, PR làm sai lệch thông tin. Bác thử hình dung xem, trước đây có thằng phóng viên viết bài về siêu thị của em như thế này nhé:
    " Siêu thị kinh doanh hàng nghìn mặt hàng rất phong phú, được lấy từ Trung Quốc và Hà Nội....""
    Mấy hôm sau, vì bài báo chết tiệt đó , quản lý thị trường lên tóm cổ, tịch thu hết đồ Trung Quốc của em....Nhưng cũng may em cảnh giác, bảo nhân viên cất hết hàng TQ đi nên họ không thu được nhiều lắm........
    Thế đấy, PR nguy hiểm thật......
    Được Loi_cu_ta_ve sửa chữa / chuyển vào 12:03 ngày 10/11/2005
  4. IDtoday

    IDtoday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Chúng em đồng ý với bác. PR Club lập ra không nhằm mục đích, cũng không dại gì gièm pha, đè bẹp quảng cáo (và khẳng định là không thể làm được luôn). PR Club để mọi người hiểu hơn về PR, bổ sung cho nhau kiến thức và kinh nghiệm. Nói trước bước chẳng qua, thế nên, Club mới manh nha và cả nhà đang phấn đấu.
    Em không thể đồng ý với bác điều này, vì đây không phải bản chất hoạt động PR:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Thế đấy, PR nguy hiểm thật......
    Nguy hiểm hơn, PR làm sai lệch thông tin. [/QUOTE]
    Bác biết tại sao không? Chả có cái bội thực nào mà lại hoàn toàn tốt cả. Quảng cáo, marketing hay PR, hay branding hay vân vân vân.
    Thú thực, em khó mà thấy thông tin quảng cáo đúng 100% (trừ thông tin cơ bản về doanh nghiệp, sản phẩm và các thông tin xác minh bắt buộc khác kẹc kẹc). Độ dung sai cũng còn tuỳ, nhưng không bị đòi hỏi actual tuyệt đối, phải không ạ?
    Còn PR. Em cho rằng trung thực là nguyên tắc số 1. Những thông tin sai lệch mà bác thấy cũng có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng em khẳng định, tuyệt đối không phải là mục đích tự thân và cao nhất của PR. PR là thứ lâu dài. Sai nhiều thì hỏng. Hỏng uy tín người làm PR. Hỏng uy tín tổ chức.
    Mà tại sao phải tìm ra 1 thứ quan trọng nhất giữa những thứ vừa nói ở trên nhỉ? Chúng tương hỗ cho nhau cơ mà.
    Nếu buổi off sau, bác quá bộ tham gia và nếu Club tồn tại dài dài, bác sẽ thấy chương trình của Club sẽ có những presentation và một số hoạt động tôn vinh quảng cáo, như TVC chẳng hạn...

    Được idtoday sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 10/11/2005
  5. Minhletuan

    Minhletuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Trả lời bạn loicutave:
    Thực tế để nói về điểm khác biệt của PR và Marketing mình đã chuẩn bị một bài nói chuyện dài cho một buổi Off của PR club. Còn để nói rõ sự khác biệt giữa PR và Marketing thì bạn nên tìm hiểu cụ thể. Thực tế mình chỉ có thể upload lên mạng những kiến thức chung nhất về PR, còn để trả lời tất cả các câu hỏi thì không thể vì bọn mình còn phải làm việc để nuôi sống bản thân hàng ngày. Về việc PR Club có dân Pro không, thì bạn hãy định nghĩa cho mình thế nào là Pro. Bởi hiện nay ai ai cũng nói làm việc chuyên nghiệp, nhưng thế nào là chuyên nghiệp thì chẳng ai nói được cả. Tôi đã làm và cộng tác với một số công ty PR chuyên nghiệp ở trong nam, ngoài bắc. Gặp gỡ các chuyên gia về quảng cáo, marketing, solution nhưng chẳng ai dám khẳng định mình là chuyên nghiệp cả. Nếu bạn muốn học lý thuyết về PR bạn hãy tham gia vào các khoá học tại phân viện báo chí tuyên truyền, các lớp của Mass communication ... nhưng giữa thực tế và lý thuyết là một khoảng cách xa vời. Chính vì vậy 70% các chương trình PR năm 2004 kể cả của các tập đoàn đa quốc gia là do các công ty PR không chuyên nghiệp của Việt Nam làm cả đấy.
    Nếu có gì bạn có thể liên hệ với các leader của PR club để chúng ta trao đổi thêm.
    Cám ơn sự góp ý của bạn rất nhiều.
  6. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tranh luận sôi nổi quá
    Để tóm tắt các quan điểm tranh luận hiện nay tôi xin ví von 1 chút cho dễ hiểu:
    -Quảng cáo là tay phải còn PR là tay trái. Ta cần cả 2 tay.
    -Quảng cáo là tay phải còn PR là ngón út của tay trái (về doanh số thì có vẻ đúng)
    -Dùng tay phải hay tay trái hay cả hai tay ("song thủ hỗ bác" của Quách Tĩnh) là còn tùy ngành và tùy tài của người dùng đến đâu.
    -Quảng cáo giống như thuốc Tây có tác dụng nhanh còn PR như thuốc bắc phải lâu ngày mới ngấm. Nếu cần "dập" dịch thì phải dùng thuốc Tây còn nếu muốn tăng sức đề kháng thì nên uống thuốc bắc.
    Xin lưu ý là PR và QC giống nhau ở chỗ đều phục vụ mục đích cuối cùng của 1 công ty thương mại là kiếm tiền. Còn khác nhau, ngoài tác dụng nhanh chậm, ở chỗ Qcáo là hoàn toàn là tiếng nói của công ty vì thế phải trả tiền để được nói. Còn PR là tiếng nói của công ty nhưng ko mất tiền đăng/phát và đã qua sự xử lý của bên thứ 3 (báo chí...nên có thể là con dao 2 lưỡi).
    Còn việc có thể trả tiền cho phóng viên để viết bài đăng về công ty thì được xếp vào "quảng cáo trá hình" và bị đạo đức nghề nghiệp báo chí lên án và người đọc xa lánh, ko phải là PR xịn.
    Dù Qcáo hay PR thì tôi nghĩ vẫn cần có 1 vđề đạo đức nghề nghiệp chung: nếu sản phẩm của bạn là 1 con cú (hiểu là chất lượng tồi tệ, độc hại...) thì đừng có dùng kỹ thuật QC/PR để biến nó thành con công. Đây là phạm trù của ngành...ảo thuật.
  7. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Em cũng thử lấy ví dụ cho bác về PR và Quảng Cáo nhé.Chắc các bác biết cái quảng cáo của Dove nó củ chuối như thế nào.Vậy mà nó cứ phát đi phát lại cực kì gây phản cảm cho người xem,Hay như ngay gần đây là vụ Knorr nó vừa bị dính vụ "Knorr đảm đang" thi ngay lập tức nó tăng thời lượng quảng cáo trên TV rõ la nhiều,gây cho ngừoi xem cái cảm giác là nó lừa dối ngừoi tiêu dùng, nó giống như kiểu " thanh minh là 10 lần thú tội".
    Còn bác hãy xem lại chiến dịch PR của honda đi,nó kéo dài suốt năm.Nó xuất hiện trên truyền hình liên tục nhưng ko hề gây phản cảm cho ngừoi xem.Cả năn nay đi đâu cũng thấy nhan nhản là "Tôi yêu Việt Nam" ,rồi dạy lái xe an toàn, thời trang an toàn giao thông...nó thực sự đã tạo được lòng tin cho người người tiêu dùng về sự an toàn,và chất lượng của Honda.
  8. bull1102198x

    bull1102198x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Cũng cảm nhận có cái gì đó hơi hơi......
  9. Loi_cu_ta_ve

    Loi_cu_ta_ve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    8.845
    Đã được thích:
    0
    Bác nói là 70% các chương trình PR năm 2004 là do các công ty không chuyên nghiệp của VN làm...Bác làm ơn kể giúp em 10 chương trình PR trong tháng này ở Hà Nội do các công ty không chuyên thực hiện được không?
    Cảm ơn bác nhiều !!
    To PR club: Bác nào gửi giúp em điều lệ , hoặc nội dung hoạt động của PR club được không? Thanks.....
    xin gửi vào mail: ngominhduc271281@yahoo.com
  10. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Trật tự mới trong tiếp thị
    Điều gì làm cho PR trở thành vũ khí tối thượng trong cuộc chiến thu phục nhân tâm? Đó là sức mạnh của một bên thứ ba: các phương tiện truyền thông...
    Câu đầu tiên của lời mở đầu quyển sách "Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi" * (của Al Ries và Laura Ries) nói rằng 30 năm trước, Al Ries cũng là đồng tác giả một loạt bài báo đăng trên tạp chí Advertising Age dưới nhan đề ?oThời đại của định vị đã đến?.
    Nhắc lại điều 30 năm trước để đi ngay đến một ý tiếp theo: ?oNếu ngày nay cũng có những loạt bài tương tự như vậy cho tạp chí đó, thì đầu đề của nó sẽ phải đổi thành ?oThời đại của quan hệ công chúng đã đến?.
    Thật vậy, nhìn vào đâu cũng thấy sự chuyển dịch từ tiếp thị định hướng quảng cáo sang tiếp thị định hướng quan hệ công chúng. Điều gì đã khiến quảng cáo không thích ứng được với một thế giới đang thay đổi?
    Trước nay, hầu hết sản phẩm hay dịch vụ đều được tiếp thị theo một chiến lược gồm bốn bước:
    1. Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.
    2. Nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ mới đó nhằm đảm bảo là nó đưa đến cái có lợi nhất cho khách hàng.
    3. Thuê một đại lý quảng cáo tung ra thị trường sản phẩm/dịch vụ mới đó bằng một chiến dịch quảng cáo ?obùng nổ?.
    4. Sau một thời gian quảng cáo sẽ tạo ra một thương hiệu đầy sức mạnh cho sản phẩm/dịch vụ mới.
    Bốn bước nói trên là một qui trình mà mọi nhà quản lý được đào tạo bài bản đều biết: phát triển (development), nghiên cứu (research), quảng cáo (advertising) và thương hiệu (branding). Về mặt lý thuyết, qui trình gồm bốn bước nêu trên chẳng có gì sai. Nhưng về mặt thực tế, có một mắt xích yếu ở đây là quảng cáo.
    Nhờ vào sự bùng nổ thông tin, quảng cáo có mặt hầu như ở khắp hang cùng ngõ hẻm của địa cầu. Sự hiện diện cùng khắp của quảng cáo nhằm ?ocài đặt? hình ảnh thương hiệu vào trong tiềm thức của con người đã lên đến một mức độ quá liều khiến tạo ra hiệu ứng ngược.
    Giờ đây, người ta buộc phải ?otự vệ? trước quảng cáo bằng cách ?ocài đặt? sự ngờ vực trở thành một chế độ mặc nhiên trong tâm trí trước mọi thông tin do quảng cáo cung cấp. Hay nói như trong Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi: ?oQuảng cáo là thứ mà bạn đã tự mình rèn luyện để tránh xa nó?! Quảng cáo trở thành mắt xích yếu trong qui trình vì đã đánh mất sức mạnh trong việc đưa một thương hiệu mới đi vào lòng người.
    Không chỉ có thế. Sáng tạo là từ các nhà quảng cáo tự hào nói về công việc của mình. Tự hào đó đã đi quá xa đến mức nếu yêu cầu một hãng quảng cáo nổi tiếng thiết kế mẩu quảng cáo đơn giản, ?onói thẳng nói thật? về sản phẩm hay dịch vụ thì rất có thể khách hàng sẽ bị từ chối với lý do ?okhông có sáng tạo gì cả?!
    Rốt cuộc, những ngân sách khổng lồ đã được chi ra để đổi lấy ?onhững cuộc săn lùng cái mới mẻ và khác biệt? như thế này:
    - Khai thác ?ovườn thú?: Energizer chọn con thỏ, Coca-Cola chọn gấu trắng Bắc cực, Cadillac chọn con vịt, BMW chọn con rùa...
    Kết quả thế nào? Có thể kể ra đây một trong nhiều trường hợp có trong sách: thỏ Bunny của Energizer nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết đến Energizer và Energizer chiếm 29% thị trường Mỹ trong khi Duracell chiếm đến 38%.
    - Những thông điệp quảng cáo ?ođộc đáo? nhưng chôn vùi thông tin mới, thật sự cần truyền đạt.
    Chẳng hạn: lời quảng cáo chiếc xe Sierra Denali của Hãng GMC: ?oChúng tôi không phát minh lại bánh ôtô. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng cả bốn bánh xe ắt phải lái được?. Cái bị chôn vùi ở đây là: ?oĐó là chiếc xe tải nhẹ đầu tiên và duy nhất trên thế giới có tay lái truyền lực xuống cả bốn bánh?.
    - Những mẩu quảng cáo đầy giá trị nghệ thuật nhưng không giúp gì cho việc bán được hàng!
    Chẳng hạn: chiến dịch ?oCái gì vậy?? của Hãng Budweiser đã giành được giải thưởng Grand Prix tại Cannes rồi giải Sư tử đồng cho ?oBạn đang làm gì đó??.
    Trên thực tế, lượng tiêu thụ bia Budweiser giảm hằng năm trong một thập kỷ qua, từ 50 triệu thùng trong năm 1990 xuống còn chưa tới 35 triệu thùng trong năm 2000. Câu trả lời cho ?oCái gì vậy?? của bia Budweiser là bia Bud Light, với doanh số tăng từ 12 triệu thùng năm 1990 lên 32 triệu thùng năm 2000! (Những mẩu quảng cáo ?ophản cảm? thì không biết còn tai hại đến đâu!).
    Còn nữa. Các công ty ?odotcom? bùng nổ từ cuối những năm 1990 dựa vào quảng cáo để tìm một chỗ đứng trên mạng toàn cầu đã nhận được kết quả gì? Hầu hết là bi kịch! Pet.com, trang web bán sản phẩm dành cho thú cưng, đã thuê một đại lý quảng cáo tạo ra một con rối bít tất mà tạp chí Advertising Age gọi là ?omột nghệ sĩ quảng cáo đích thực đầu tiên được tạo ra trên lãnh địa chấm com?.
    Con rối bít tất thành công vang dội, giành được nhiều giải thưởng và danh tiếng từ người tiêu dùng, giới truyền thông, tiếp thị... Nhưng, ?ochỉ có một điều duy nhất thiếu vắng trong câu chuyện cổ tích này là doanh số?. Trong vòng có sáu tháng trời ngắn ngủi, Pet.com đã chi tiêu cho quảng cáo gấp ba lần thu nhập 22 triệu USD và không phải chờ lâu để suy sụp và phá sản! Danh sách còn dài với eToys, Gadern.com, Value America...
    Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi không phủ nhận vai trò của quảng cáo mà chỉ ra trật tự mới: ?oBây giờ PR ngồi vào vị trí của người cầm lái và sẽ dẫn dắt, chỉ đường cho các chương trình tiếp thị?.
    Nói rõ hơn là: ?oBất cứ một chương trình tiếp thị mới nào cũng phải bắt đầu từ thông tin đại chúng và chỉ sau khi đạt được các mục tiêu của PR mới chuyển sang quảng cáo (...). Mục tiêu của quảng cáo không phải nhằm xây dựng thương hiệu mà là để bảo vệ thương hiệu, một khi thương hiệu đó đã được xây dựng bằng các phương tiện khác, trước hết đó là quan hệ công chúng hoặc sự ủng hộ của bên thứ ba?.
    Điều gì làm cho PR trở thành vũ khí tối thượng trong cuộc chiến thu phục nhân tâm? Đó là sức mạnh của một bên thứ ba: các phương tiện truyền thông đại chúng. ?oHầu hết người ta chỉ ?obiết? những gì họ đọc, nghe, hay nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hoặc là những gì họ biết được từ những người mà họ tin tưởng?. Và để được một bên thứ ba nói đến, trước hết phải có ?ocái mới mẻ và khác biệt?.
    Trong cuộc chiến giành giật sự quan tâm của khách hàng, một sản phẩm hay dịch vụ không có chứa đựng thông tin mới sẽ thua! Chính vì thế, PR mới cần đến sự sáng tạo và sự độc đáo: ?oPR cần sự mới mẻ theo nghĩa là nó cần định vị sản phẩm hay dịch vụ là mới và khác biệt. Tất cả phải là tin thích hợp để đăng báo?, tờ New York Times tuyên bố. Một khi thông tin về cái mới đó được xuất hiện trên những tờ báo uy tín trong lĩnh vực, sức tác động của nó là rất lớn.
    Nhưng PR không chỉ có vậy. Nếu chỉ có vậy PR đã không thể thành công trên hàng loạt ?omặt trận?: xây dựng thương hiệu mới; xây dựng lại thương hiệu cũ; xây dựng thương hiệu giáo dục, địa lý; đặt lại tên thương hiệu...
    Một cuộc thăm dò ý kiến kiên trì tiến hành năm này qua năm khác, khảo sát về các cuộc bầu cử địa phương và trên toàn nước Mỹ, đã đưa cái tên Quinnipiac, một trường đại học tư nhỏ ở Hamden, Connecticut vào tâm thức của thị trường. Đó là PR!
    Có thể kết luận bằng đoạn trích này trong sách: ?oChiến tranh và tiếp thị có nhiều điểm giống nhau. Các tướng lĩnh quân sự đi vào cuộc chiến ngày nay với những vũ khí của ngày xưa thì sẽ chẳng khác gì các tướng chỉ huy tiếp thị đi vào cuộc chiến ngày nay với công cụ quảng cáo mà lẽ ra họ phải dùng PR?.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này