1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PR Club

Chủ đề trong 'PR' bởi antigod, 08/10/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. GentleRiver

    GentleRiver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hi all !
    Thay mặt nhóm 1 tui nhiệt liệt biểu dương chú Hoàng vì tinh thần nhiệt tình. Các mẫu thiết kế của chú nói chung là khá ấn tượng, tuy nhiên để chọn được cái cuối cùng cho PRC thì còn phải bàn thêm. Cá nhân chị thì thích cái cuối cùng hơn, hai cái kia nhìn hơi loằng ngoằng!
    PRC của chúng ta đang lớn mạnh với tốc độ chóng mặt đấy nhỉ. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải chung sức xây dựng cho PRC một đường lối phát triển đúng đắn, phải không mọi người ?
  2. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Nhất trí với chị gái xinh đẹp
    Bỏ qua mọi chuyện để cùng giúp ban chủ nhiệm điều hành
    PR C có hiệu quả
    Nếu được xin nâng cốc.
  3. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Cái này chắc là Mar em ạ.
    Chắc cái này em phải hỏi bác ninhdj ,bác này kinh nghiệm đầy mình.Sư phụ trước mắt mà ko biết.
  4. tom_nongdan

    tom_nongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đi vào đây thấy topic này hay quá nên xin làm thành viên, khi nào có hoạt động gì mong được tham gia cùng. Mong được làm quen và học hỏi mọi người
    YM: tom_nongdan
    Email: tom.nongdan@gmail.com
  5. Linh_Thames

    Linh_Thames Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà!
    Cả nhà có thể phân tích giúp em sự khác biệt và mối tương quan giữa PR và Adv được không?
    Có thể kết hợp 2 cái này với nhau để mang lại chương trình hiệu quả. Có nghiã là 2 trong 1 ý, chứ không phải việc ai người ấy chạy trong một chương trình đâu.
    Cái này hôm trước bác Chatchatboom đã nói hôm offline nhưng chưa rõ ý.
  6. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Mối tương quan ở đây ,ý chị muốn nói là giống nhau và khác nhau?Gửi chị bài báo này hôm trước em đọc được trên trang http://www.massogroup.com
    Quảng cáo và PR nên độc lập?

    Đó là quan điểm của một giám đốc marketing không muốn nêu tên, đăng trong tạp chí CMO xuất bản ở Mỹ vào đầu tháng 8. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này của ông. "Quảng cáo và PR (public relations - giao tế) là hai nghiệp vụ vừa rất giống nhau vừa lại khác xa nhau. Những công việc mà hai bộ phận này thực hiện không khác nhau lắm,
    Sự tranh giành ảnh hưởng giữa bộ phận quảng cáo và PR có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công ty.
    và người ta có thể nghĩ rằng những nhân viên làm việc tại hai bộ phận này hẳn phải giữ được một mức độ tôn trọng và tin cậy lẫn nhau nào đó.
    Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Cả hai bên chưa bao giờ tìm cách để làm thân với nhau. Gần đây, tôi có tham gia một số buổi họp giữa hai bộ phận PR và marketing của công ty và vô cùng ngạc nhiên khi thấy họ thiếu tinh thần hợp tác với nhau. Người ta có thể dễ dàng cho rằng những khác biệt về tính cách khiến họ khó có thể làm việc với nhau. Còn tôi, tôi lại tin rằng về bản chất hai công việc này có một cái gì đó khó tương hợp với nhau. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến điều này và tìm một giải pháp cho vấn đề.
    Theo tôi, quảng cáo và PR có điểm giống nhau nhưng cũng có mặt khác nhau. Đây không phải là quan điểm phổ biến nhưng tôi tin rằng nó cần được xem xét nghiêm túc trong thời đại tốc độ và chuyên môn hóa này.
    Trước tiên, tôi phải thừa nhận rằng những người lãnh đạo hai bộ phận này đều là những người có năng lực xứng đáng. Họ có khả năng truyền thông và thuyết phục tuyệt vời.
    Trong thế kỷ vừa qua, bộ phận PR tập trung phần lớn nỗ lực nhằm tìm cách gây ảnh hưởng tới báo chí và thực hiện các hoạt động quảng bá hấp dẫn. Edward Bernays đã trở thành ông tổ của ngành PR hiện đại khi ông tổ chức một chiến dịch quảng cáo bài bản cho chuyến lưu diễn tại Mỹ của công ty vũ công ba lê Nga nổi tiếng Ballet Russes vào năm 1915, và quảng bá thành công cho các thương hiệu hàng đầu như General Motors và Procter & Gamble.
    Tuy nhiên, ngành quảng cáo thì không có người khai sinh ra. John Powers được xem là siêu sao viết quảng cáo đầu tiên vào năm 1880 khi ông được thuê viết quảng cáo cho John Wanamaker, một trong những nhà doanh nghiệp đầu tiên sáng lập ra ngành kinh doanh bán lẻ quần áo nam giới, và sau đó được xem là ?ocha đẻ của quảng cáo trung thực?. J. Walter Thompson đưa ra khái niệm giám đốc phụ trách khách hàng (quảng cáo) vào năm 1885, và Ernest Elmo Calkins đề xướng vai trò chỉ đạo nghệ thuật (art direction) vào năm 1895.
    Những nhân vật xuất chúng trong ngành quảng cáo và PR có rất nhiều điểm giống nhau. Họ đều là những người bán hàng bậc thầy trong thời đại marketing đại chúng lúc bấy giờ, với khả năng tạo ra các thông điệp (message) bằng bất cứ phương tiện cần thiết nào nhằm tạo dấu ấn đối với khách hàng và sau cùng giúp bán được sản phẩm.
    Đó cũng là thời đại có sự hợp tác thực sự trong lĩnh vực marketing. Cả hai bên quảng cáo và PR đều có mặt trong các buổi gặp gỡ lớn với khách hàng và cùng nhau giải quyết các vấn đề, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và xây dựng mối quan hệ bền vững. Cả hai đều nhận được chỉ đạo rõ ràng từ một nguồn và sử dụng mọi phương tiện có trong tay để cùng nhau giải quyết vấn đề.
    Tuy nhiên, từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi xảy ra. Công việc kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Các tổ chức trở nên cồng kềnh hơn. Con người cũng tiến bộ nhanh hơn. Và người tiêu dùng càng có nhiều quyền lựa chọn. Phải chăng tất cả những điều này đòi hỏi cần phải có một nỗ lực thống nhất hơn để đơn giản hóa và cải tiến việc truyền thông trong nội bộ và với bên ngoài ?
    Tuy nhiên, đối với nhiều công ty thì lại xảy ra điều ngược lại. Tôi đã thấy ngày càng có nhiều cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa hai bộ phận PR và quảng cáo trong nội bộ các công ty khi cả hai đều muốn tìm cách tranh giành địa vị và kinh phí. Ngành PR được chia thành hai lĩnh vực lớn: Quảng bá công ty và quảng bá sản phẩm. Đây là hai lĩnh vực rất khác nhau và cần được vận hành riêng biệt. Quảng cáo, vốn là một bộ phận của marketing, thì báo cáo trực tiếp với giám đốc marketing. Trong khi đó, bộ phận PR lại không làm điều này.
    Theo tôi, nên tách chức năng PR ra làm đôi, với các chuyên viên phụ trách riêng về quảng bá công ty và quảng bá sản phẩm. Chuyên viên phụ trách quảng bá sản phẩm cần báo cáo trực tiếp với bộ phận marketing. Ý tưởng này đã gây ra tranh cãi và làm nhiều giám đốc marketing và giám đốc điều hành cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nó đã có hiệu quả rất lớn đối với một số công ty nhỏ và vừa.
    Do đó, tôi cho rằng đã đến lúc các công ty khác, đặc biệt là những công ty có kinh phí lớn, nên bắt đầu thử nghiệm xem sao. Chúng ta cần có cái nhìn mới đối với thực tiễn sinh động và hãy để cho việc tranh luận nảy sinh."
  7. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Tiện thể gửi cho mọi người bài báo này luôn.
    Quảng cáo có thể trung thực chăng?
    ?oĐi buôn nói ngay không bằng đi cày nói dối? - câu thành ngữ dân gian này có lẽ không được công bằng cho lắm nhưng lại rất đáng để cho các nhà kinh doanh phải suy nghĩ, bởi lẽ doanh nghiệp phải thường xuyên ?onói? với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình. Quảng cáo, với tư cách là những tuyên bố, những cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng, rất đáng được chúng ta suy xét kỹ lưỡng về nội dung nhưng tiếc rằng lại thường bị coi nhẹ. Nhà quảng cáo thường chú trọng nhiều hơn đến hình thức. Mâu thuẫn giữa quảng cáo và thực tế là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều sản phẩm tàn lụi trên thị trường.
    Một khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã gây thất vọng cho người tiêu dùng thì việc giải quyết hậu quả là cực kỳ khó.
    Cũng xin trích dẫn một ví dụ về vấn đề này: phần lớn những người làm quảng cáo chuyên nghiệp có lẽ đều đã đọc qua cuốn ?o22 quy luật bất biến của marketing? (22 Immutable Laws of Marketing) của hai tác gia nổi danh là Al Ries và Jack Trout. Tuy nhiên, có lẽ rất ít người đọc quy luật thứ 23 in ở trang bìa cuối của bản tiếng Anh - đó là Quy luật Trung thực (Law of Candor).
    Đại ý, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không đáp ứng được những mong đợi mà quảng cáo đã tạo ra trong đầu khách hàng thì sớm muộn sản phẩm đó sẽ thất bại vì đối thủ cạnh tranh luôn biết phải làm gì với sai lầm của bạn. Có thể nói các công ty lớn trên thế giới phát triển được như vậy là nhờ lòng tin mà họ có được nơi khách hàng.
    Những hậu quả của quảng cáo ?othiếu trung thực? là: khách hàng cảm thấy mình bị lừa và, hoặc ồn ào hoặc lẳng lặng, từ bỏ, quay lưng lại với sản phẩm. Quá trình này thường không diễn ra ?otắp lự? mà từ từ khiến doanh nghiệp khó nhận ra ngay. Câu chuyện không chỉ dừng ở đây mà nó còn được ghi dấu trong tâm trí họ, nó được tổng kết thành một ?obài học? - bài học này chính là liều thuốc độc tiêu diệt thương hiệu đã được quảng cáo kia đồng thời được dùng làm ?onền? để khách hàng xem xét thương hiệu của đối thủ, nếu thương hiệu của đối thủ không mắc phải lỗi tương tự thì thương hiệu đó sẽ được nâng cao hơn, tô đậm hơn trong nhận thức khách hàng mà không phải tốn một xu quảng cáo nào - đây chính là tình trạng của nhiều thương hiệu nội địa trong tương quan với các thương hiệu quốc tế có uy tín.
    Không ai nghĩ rằng chúng ta nên quảng cáo kiểu đơn điệu và ?okhiêm tốn? cho các sản phẩm của mình, nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng trước khi đưa thông điệp ra thị trường, bởi lẽ chúng ta không có cơ hội thứ hai để ?osửa lỗi? đã gây ra trong tâm trí khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình. Một khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã gây thất vọng cho người tiêu dùng thì việc giải quyết hậu quả là cực kỳ khó, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do thì các chuyên viên còn cho là bất khả thi. (Đây là một lý do ra đời chiến lược ?ođa thương hiệu?, khi một thương hiệu nào đó có ?ovấn đề? thì thay vì sửa lỗi, người ta loại nó luôn không luyến tiếc và đưa thương hiệu mới ra thị trường, nhờ đó uy tín của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều).
    Thực tế cho thấy ?ophản quảng cáo? - tức là công khai một điểm yếu ?ovô hại? của sản phẩm để ngầm khẳng định một ưu điểm của sản phẩm đó là một chiến lược đã được đưa vào sách giáo khoa. Tuy nhiên, chiến lược ?othuốc đắng? (một nhược điểm) - ?ogiã tật? (ưu điểm đi kèm) này cần phải cực kỳ sáng tạo và cao tay thì mới có hiệu quả tốt. Kiểu quảng cáo này có sức mạnh ở chỗ nó khiến người tiêu dùng dễ dàng tin vào chủ thương hiệu (chứ không phải là sản phẩm) và theo đó có thể dễ dàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm thuộc hàng xa xỉ thường lấy nhược (giá cực cao) làm ưu (khẳng định chất lượng hoặc đẳng cấp). Hiện chưa thấy thương hiệu Việt Nam nào dám ?ochơi thử? kiểu này.
    Việc chúng ta nên làm là phải tìm được những khác biệt vượt trội so với đối thủ - việc tìm kiếm này nói chung không phụ thuộc vào phương diện kỹ thuật của sản phẩm như nhiều người nghĩ mà lại tùy thuộc vào những mong đợi thầm kín của khách hàng tiềm năng về sản phẩm đó. Cụ thể hơn, sự khác biệt có tìm ra được hay không phụ thuộc nhiều vào mức độ hiểu biết khách hàng của nhà kinh doanh và khả năng sáng tạo linh hoạt của người thực hiện quảng cáo (tức là người tạo ra quảng cáo cho sự khác biệt đó). Khác biệt này có thể không phải là độc nhất nhưng phải có thực.
    Ví dụ: có nhiều công ty bán áo sơ mi chất lượng cao nhưng công ty của bạn có khác biệt là sản phẩm chỉ dùng vải 100% cotton mà không có pha sợi tổng hợp thì bạn cần tập trung mạnh để quảng cáo về những lợi điểm của loại áo này và thực hiện thật tốt các cam kết đã được quảng cáo. Đối thủ cũng có thể có loại áo như vậy nhưng bạn là người ?ochuyên nghiệp? và bạn có thể dùng đặc tính này để cạnh tranh mà không cần phải quảng cáo quá rườm rà.
    Các sản phẩm Việt Nam không phải là không có những cơ hội, là lúc này vấn đề chất lượng cũng không phải là không thể giải quyết được. Điều đáng tiếc là đa phần các thương hiệu của chúng ta lại đang được quảng cáo theo những cách thức tài tử, sáo mòn, thiếu sáng tạo và gần đây do thị trường ngày một đông đúc, quảng cáo nói chung ngày một ồn ã nên chúng ta có khuynh hướng thổi phồng quá mức, dùng những thông điệp quá kêu, thậm chí những cách thức thiếu trung thực để ?ocâu kéo? khách hàng.
    Kết cục của cách quảng cáo thiếu bài bản, thiếu chuyên nghiệp là đại đa số các thương hiệu của chúng ta mới chỉ dừng lại ở chỗ ?ođược người đời biết đến? chứ chưa có ?ocá tính? đi kèm - bởi lẽ những thông điệp, những cam kết để tạo ra ?ocá tính? luôn bị khách hàng lẳng lặng ?otrừ phần trăm? mà không bao giờ nói thẳng với doanh nghiệp. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến khi gặp đối thủ chuyên nghiệp là thương hiệu của ta lập tức có vấn đề, không thể chống đỡ rồi bị thôn tính hoặc dần mai một.

    (theo TBKTVN )
  8. chatchatboom

    chatchatboom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    2
    Bạn có thể liên hệ với team leader để lấy tài liệu tôi đã cung cấp cho các team về PR. Dưới đây là trích một đoạn trong tài liệu đó, hy vọng bạn có thể thoả mãn.
    10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR

    Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc hay đang cố gắng quảng bá công ty của mình, bạn có thể có rất nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa Quảng cáo và PR.
    Đây là hai lĩnh vực rất khác nhau cho dù chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, bị coi là một hoặc coi như nhau. Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác biệt giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng ( PR).
    1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí
    ? Quảng cáo:
    Công ty của bạn phải trả tiền cho phần ?ođất? quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.
    ? PR:
    Việc của bạn là phải ?okiếm? được các phần ?ođất? miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.
    2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo
    ? Quảng cáo:
    Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.
    ? PR:
    Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.
    3. Thời hạn
    ? Quảng cáo:
    Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.
    ? PR:
    Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.
    4. Khách hàng khôn ngoan
    ? Quảng cáo:
    Khách hàng biết ngay khi họ đọc một quảng cáo là: ?ongười ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!?
    Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.
    ? PR:
    Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.
    Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.
    5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin
    ? Quảng cáo:
    Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.
    ? PR:
    Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
    6. Trong nhà hay Trên phố
    ? Quảng cáo:
    Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.
    ? PR:
    Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp ?otrong nhà?. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các ?ođầu mối? quan trọng tại các báo, đài.
    7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết
    ? Quảng cáo:
    Bạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.
    ? PR:
    Bạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.
    8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế
    ? Quảng cáo:
    Một số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.
    ? PR:
    Trong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.
    Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty. Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.
    9. Các sự kiện đặc biệt
    ? Quảng cáo:
    Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.
    ? PR:
    Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.
    10. Phong cách viết
    ? Quảng cáo:
    Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.
    ? PR:
    Bạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức ?okhông được phép? nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.
  9. GentleRiver

    GentleRiver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, chỉ một câu hỏi của Linh_Thames mà bác chatchatboom và ku Tú nhào vô trả lời búa xua.. Bạn Linh tha hồ mà tham khảo nhá (nhất bạn đấy!)
    Bà con ơi, sao mấy hôm này cái box này của chúng ta lại đìu hiu thế nhỉ?Các member chạy đâu hết rồi?
  10. Ken_Hoang

    Ken_Hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Dear bull,
    Theo em nghĩ để đẩy mạnh doanh số và thương hiệu thì cần cả PR và Marketing.
    Em gợi ý cho bác một vài điểm:
    1. Muốn tăng doanh số thì việc đó cũng không phải là khó khăn, việc khó hơn là đẩy mạnh thương hiêu, position trong khách hàng mà thôi.
    2. Bác chỉ nên lần mò lại những quyển sách principles về marketing và PR để xem về những mô hình, những bước mà một quy trình Marketing và PR nên theo, tốt nhất là nên research xem cái khách hàng cần ở một nhà hàng là gì? Có nhiều khách hàng đến với nhà hàng là do thức ăn ngon ? Hay do quan hệ với chủ quán? Hay do trang trí ở nhà hàng mang một phong cách đặc biệt? Hay do service (phục vụ) quá tốt (cái này em chưa thấy ở Hà Nội có quán nào tốt cả)....
    3. Chủ quán có thực sự dám làm hay không? Bỏ ra một số vốn lớn để cải tổ lại cách thức làm việc cũng nhu chu trình làm việc (nếu cần thiết) hay không?
    .....
    Đó là những ý chính cho bước đầu để có thể vừa tăng doanh số và đẩy mạnh thương hiệu trong thời gian lâu dài.
    Note: có thể trong thời kì đầu sẽ chưa có lợi nhuận ngay (thậm chí lỗ)... nhưng sẽ được bù đắp xứng đáng cho lợi nhuận lâu dài. Vì đa số mọi người làm ăn kinh doanh rất short-term, nên cũng khá khó khăn nếu muốn xây dựng một thương hiệu thực sự mạnh.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này