1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PR là gì ?????

Chủ đề trong 'PR' bởi franchisevn, 13/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntip

    ntip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Hix, post bài mà chẳng có ai hồi âm. Chắc mọi người không hưởng ứng lắm.
  2. linh_hon_phieu_duxxxx

    linh_hon_phieu_duxxxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    434
    Đã được thích:
    0
    bài viết của bác hay lắm
    nh e vãn chưa hiểu đc bản chất của PR là j
    bác có thẻ nói rõ cho e bít đc k ạ
    hay cho e mấy cái link để e nghiện cứu cái đc k ạ
    thanks bác nhìu lắm
  3. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Hồi âm gì giờ bác...em đọc đến lòi cả mắt ra....đọc 2 lần mà cũng chẳng hiểu mô tê cái PR nó là sao, chỉ biết là PR thì phải làm những việc như thế đoá thôi.
    Bác có thể gom nó lại thành 1 câu ngắn ngắn thôi mà lột tả cái PR trần trụi ra được không?
  4. But_chi_new

    But_chi_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    1.313
    Đã được thích:
    0
    PR làm đủ mọi trò, thương hiệu này nọ hay để mọi người hiểu hơn về DN mình cũng chỉ để chung 1 mục đích: Bán được nhiều hàng. Vậy bản chất của PR là bán hàng.
  5. ntip

    ntip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    To But_chi_new: khong phai dau ban ah. Giao tiep voi muc dich tang doanh so cho san pham khong phai la PR dau. Co mot khai niem rieng goi la Marketing Communication dành để gọi cho việc giao tiếp với mục đích đó. PR nói ngắn gọn lại là một công cụ quản lý các mối quan hệ của doanh nghiệp/tổ chức hay cá nhân cũng được. Mục đích chính của PR không phải tăng doanh thu. Tuy bạn có thể nói mục tiêu của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận và doanh thu. Nhưng ngày nay, doanh nghiệp có thêm các trách nhiệm xã hội và môi trường nữa. Để đạt được các trách nhiệm này đôi khi doanh nghiệp phải hy sinh các mục tiêu lợi nhuận.
    Được ntip sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 29/07/2007
  6. ntip

    ntip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    To linh_hon_phieu_duxxxx và xquangvinhx : Nếu nói ngắn gọn nhất thì PR là một công cụ để quản lý giao tiếp giữa doanh nghiệp và cộng đồng (public - mình không rõ từ cộng đồng có thực sự tương đương với từ public không, vì hình như cộng đồng thường chỉ là một xã hội bên ngoài, như vậy giống với community hơn. Trong khi Public có nghĩa rất rộng, bao gồm community và nhiều hơn thế)
    Có một điều đáng chú ý là tuy PR đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng cho tới hiện nay vẫn rất khó để định nghĩa được PR. Hiện nay, người ta thường nói tới các hoạt động PR chứ không thường nói về định nghĩa PR. Theo ý kiến của mình thì là do định nghĩa của PR hơi rộng.
    Ở đây mình xin nói chút về sự phát triển của PR nhé.
    Lịch sử:
    PR xuất hiện từ rất lâu. Có ý kiến cho rằng PR xuất hiện từ khi con người biết giao tiếp. Một trong những ví dụ về hoạt động PR từ xưa được ghi nhận khi Samuel Adams sử dụng slogans và symbols trong cuộc chiến giải phóng nước Mỹ.
    Sự xuất hiện của cụm từ "Public Relations" cũng là một câu hỏi. Có ý kiến cho rằng PR được nhắc tới lần đầu trong lễ tốt nghiệp của sinh viên trường luật Yale vào năm 1882. Có ý kiến cho rằng PR xuất hiện lần đầu vào năm 1887 trong cuốn sách "Year Book of Railway Literature" (cần nói thêm các hoạt đọng PR thửa đầu xảy ra chủ yếu trong ngành railway, với nhiều mục đích chính trị)
    Do có mối quan hệ đặc biệt với giới truyền thông, các chuyên gia PR ban đầu là những nhà báo chuyển sang làm PR.
    Năm 1900, xuất hiện doanh nghiệp PR đầu tiên tại Boston, USA.
    Chiến tranh thế giới thứ 1 là thời điểm phát triển nhất của PR cho tới thời điểm hiện nay. Dưới sự điều hành của tổng thống Roosevelt, Hoa Kì đã có nhiều nỗ lực thực hiện các hoạt động PR cho các mục đích chiến tranh.
    Edward Bernays được coi là cha đẻ của PR. Ông đã có nhiều đóng cho sự phát triển của PR. Điều quan trọng nhất là ông đã định nghĩa PR như một môn khoa học xã hội có khả năng thuyết phục (persuasion)
    Cho tới 1947, khóa học đầu tiên về PR xuất hiện tại trường Boston University, Hoa Kì
    Hiện tại:
    3 quá trình phát triển của PR (manipulation, Information và Mutual Influence and understanding) trở thành trung tâm cho lý thuyết và hoạt động PR. Hiện nay, PR được ghi nhận trong tất cả các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều các hoạt động PR được thực hiện bởi các nhà quản lý được đào tạo trogn lĩnh vực khác.
    Cuộc cách mạng công nghiệp và kỹ thuật mở rộng các hoạt động PR. Ngày nay, doanh nghiệp và môi trường tương tác gần (closer) hơn. Các thành phần xã hội trở nên phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau hơn. Dẫn tới là các kỹ thuật và công cụ PR trở nên phức tạp và phát triển hơn.
    Hoa Kỳ là cái nôi của PR và vẫn là nơi PR phát triển nhất. Theo US Bureau of Labour Statistics, có khoảng 150''''000 chuyên gia PR hoạt động trong nước này. Cũng theo phòng này, PR được cho là ngành phát triển nhanh nhất trong khoảnh thời gian 1998-2008.
    Tương lai:
    So với các ngành khác, PR vẫn được cho là sinh sau đẻ muộn, nhiều người cho rằng PR có cơ hội để phát triển rất lớn.
    Trong cuốn sách "Public Relations: A shift from textual to visual communication" Janeen Smith đã viết " Tương lai của PR là không có giới hạn. Đó là lí do phần lớn mọi người vẫn chưa thể hiểu chính xác đó là gì ngày hôm nay. Cái khó khăn nhất về PR, trong nhiều lúc, lại là làm sao để ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra PR là gì và tại sao lại cần thiết cho doanh nghiệp.
    Dự đoán trong tương lai, PR sẽ phát triển trở thành 1 ban riêng biệt trong doanh nghiệp. Hiện nay, các hoạt động PR được thực hiện hàng ngày trong doanh nghiệp, nhưng được gắn với Marketing, Human Resource hay Customer Services... Nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ coi PR như một công cụ giao tiếp, mà bỏ quên rằng PR cũng là một công cụ quản lý.
    Sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của PR. Dựa trên mô hình giao tiếp 2 chiều cân bằng (2-way symmectric) hiện này, các chuyên gia PR sẽ trở nên chủ động hơn (proactive) trong các hoạt động chuyên nghiệp của họ.

    PS: Mình có điều kiện được đọc các sách về PR trong trường mình. Nếu tìm online, bạn có thể vào www.prsa.org ở đó có 1 phần nói về các lý thuyết PR. Hoac ban co the vao http://www.online-pr.com/ de link toi cac muc khac ban can tim.
    Được ntip sửa chữa / chuyển vào 19:12 ngày 29/07/2007
  7. ruthamcau

    ruthamcau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Chính xác.Ngắn gọn nhưng hiệu quả.
  8. But_chi_new

    But_chi_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    1.313
    Đã được thích:
    0
    Nếu hiểu bán hàng chỉ là bán hàng hóa của DN sản xuất ra thì quá hạn hẹp. Có khi mục tiêu KD của DN không phải là Kinh doanh hàng hóa đó mà DN đó đang bán. Và về bản chất, chính DN cũng là một thứ hàng hóa. Ở cấp độ thấp thì tuyển nhân viên là một hình thức bán DN. Ở cấp độ cao hơn thì là CP hóa DN đưa nó lên sàn hoặc mua bán sát nhập nó.
    Các DN hoạt động, mục tiêu tối thượng là tích tụ tư bản --> mở rộng thị phần ---> tích tụ tư bản ---> độc chiếm thị phần.
    Hy sinh lợi nhuận ư, tất nhiên nó chỉ trong mục tiêu ngắn hạn thôi. Trên TG chưa thấy 1 DN nào dám đặt mục tiêu dài hạn là bỏ tiền túi để làm các nghĩa vụ xã hội hay môi trường. Có làm các nghĩa vụ ABC cũng phải trích từ ngân sách marketing, R&D .... chứ có ông kễnh nào đi vay ngân hàng để tài trợ tiền cho một chương trình dù nó có hoành tráng ý nghĩa cỡ nào đi nữa để rùi phá sản ko? Khi DN làm ăn thua lỗ, chi phí đầu tiên phải xem xét cắt bỏ là chi phí marketing, PR.
    Còn về các nghĩa vụ xã hội, môi trường ư. Nói văn hoa thế thôi, thực ra vì làm cách đó là cách hiệu quả nhất để mở rộng thị phần. Nếu trong ngành thằng nào cũng xả nước thải thẳng ra sông mà ko sao thì cũng ko ông nào dại đi đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đâu.
    Tôi không có điều kiện đọc nhiều sách về Pr nhưng một tuần cũng vài đơn vị làm về PR mò đến xin tài trợ này nọ. Chương trình nào cũng hay, cũng ý nghĩa nhưng nếu ko phù hợp với mục tiêu KD của DN. Đối tượng của chương trình ko là đối tượng bán hàng của chúng tôi thì cũng bye bye, rất vui nhưng chúng ta hẹn gặp lần sau
    Được but_chi_new sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 30/07/2007
  9. franchisevn

    franchisevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Bài của Ntip viết rất tổng quát và tạo cho người đọc nền tảng về PR. Mình thấy là rất hay ... thank NTIP . Nhưng mình thấy rằng để có thể chỉ ra rõ ràng việc mà 1 PR cần làm cung không đơn giản, bởi vì ngoài việc quan hệ truyền thông, xử lý khủng hoảng, định hướng người tiêu dùng... còn cần phải dựa vào chiến lược Mar tổng thể của các doanh nghiệp. Mình thấy quan trọng là một PR cần làm là đó là truyền thông xây dựng thương hiệu trong tâm trí của khách hàng mục tiêu (ý kiến chủ quan thôi nhé) ,và với mục tiêu đó thì sử dụng các công cụ truyền thông : báo chí truyền hình để có các dư luận theo ý muốn về doanh nghiệp của mình. Ngoài ra theo dõi và quản trị các nguồn tin..... Còn mảng PR nội bộ ta sẽ nói sau về nó[:D
    Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu
  10. nara

    nara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Tuy em chưa hiểu lắm về PR nhưng đọc bài viết của bác ntip thấy rất cụ thể, mỗi tội nghe cái định nghĩa cao siêu quá ! ^ ^
    Bạn em cũng làm PR cho 1 cái tập đoàn j đó, em ko nhớ, nhưng nói chung em thấy ko cần phức tạp hóa mọi vấn đề, nó đi từ bước cơ bản, lúc đầu làm việc nhóm những việc nhỏ thôi đã, rồi dần dần tích lũy kinh nghiệm, mối quan hệ , phát triển lên . Nếu cả một quá trình dài như thế em nghĩ sẽ đạt được kết quả mong muốn và cái nghe "cao siêu" như bác ntip giải thích !

Chia sẻ trang này